Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!

Join the forum, it's quick and easy

Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!
Quán Thời Gian
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dzoãn Mẫn và ca khúc Biệt Ly.

Go down

Dzoãn Mẫn và ca khúc Biệt Ly. Empty Dzoãn Mẫn và ca khúc Biệt Ly.

Bài gửi  minhthanh Wed Sep 05, 2012 6:16 pm

Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn không chỉ là tác giả của ca khúc "Biệt Ly" khá nổi tiếng, mà là một trong những nhạc sĩ khởi xướng phong trào tân nhạc những năm 30. Cũng như nhiều nhạc sĩ thời tiền chiến, ông có một mối tình đầu thật đẹp và rất lãng mạn.
NGUYÊN VŨ

Dzoãn Mẫn và ca khúc Biệt Ly. DzoanMan

Đó là một ngày mùa thu, hoa sữa Hà Nội, bắt đầu lên men. Trên đường đi học về, chàng gặp nàng, trong đám những nữ sinh Trường Đồng Khánh áo trắng, tóc dài. Nàng giản dị nhất trong số họ, đôi mắt buồn, nước da trắng mịn. Nàng chỉ liếc nhìn chàng có một lần nhưng đó là cái nhìn "định mệnh" đối với một lãng tử si tình.
Lúc ấy Dzoãn Mẫn đang học trường Sư phạm dưới thời Pháp. Học gần hết 4 năm thì có lệnh giải tán trường Sư phạm, ai muốn đi dạy học thì phải học tiếp một năm nữa ở trường Bưởi. Chuyển trường, ngày nào chàng cũng phải vòng xe qua cổng trường nàng để nhìn nhau một lần. "Tình trong như đã" nhưng còn ngăn cách về lễ giáo nên hai người chỉ thầm yêu, trộm nhớ nhau mà thôi. Có lần, chàng mạnh dạn đến hỏi nàng một câu nhưng nàng bẽn lẽn cùng đám nữ sinh ùa vào lớp. Trời bỗng đổ mưa khiến chàng chịu ướt. Trong ô cửa lớp học có ánh mắt bồi hồi dõi theo người lầm lũi trong mưa.
Họ yêu nhau trong niềm giao cảm lặng lẽ. Ra trường, Dzoãn Mẫn không đi dạy học mà làm công chức ở Sở Tài chính. Chàng vẫn sáng tác nhạc và dạy guitare. Cho đến một ngày, gia đình chàng "đặt vấn đề" với gia đình nàng, khi đó nàng 22 tuổi và không còn là nữ sinh trường Đồng Khánh nữa.

Dzoãn Mẫn và ca khúc Biệt Ly. Image017

Chàng hơn nàng một tuổi. Hai gia đình đều là công chức nên cũng khá "môn đăng hộ đối". Hai người được xem là một cặp uyên ương rât đẹp đôi. Ngày nào cũng vậy, chàng chở nàng đi làm rồi lại đón nàng về (ra trường, cô nữ sinh Đồng Khánh trở thàng giáo viên). Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ, chàng đi theo Cách Mạng, nàng ở nhà chăm sóc gia đình. Mãi đến năm 1946 họ mới sinh con trai đầu lòng và cũng là duy nhất, nhưng niềm hân hoan chưa trọn vẹn thì phải chịu cảnh ly tán, chàng lên khu ATK ở Tuyên Quang theo Bộ Y tế, nàng cùng đứa con nhỏ tản cư ở Phú Thọ. Xa cách, lòng họ như lửa đốt. Nhiều lần, nàng phải đi bộ 5 ngày tìm đến thăm chàng. Tám năm trời xa cách, đến khi tiếp quản thủ đô họ mới được đoàn tụ.
Cuộc sống trở lại nhịp điệu quen thuộc, nàng lo công việc của một người vợ, một người mẹ. Còn chàng yên tâm với nhiệm vụ của anh văn công Đoàn Văn công nhân dân (Nhà hát Ca múa nhạc bây giờ) cho đến khi chuyển về Trường âm nhạc làm một giáo viên xướng âm. Những năm tháng này, Dzoãn Mẫn ít sáng tác bởi công việc chiếm khá nhiều thời gian, hơn nữa những rung động của một thời lãng mạn trong cậu thư sinh trường Bưởi ngày nào không còn nữa, thay vào đó là những lo toan cho cuộc sống đời thường. Cho đến khi nghỉ hưu, nhạc sĩ Dzoãn Mẫn mới có thời gian dành cho sáng tác. Từ năm 1990 đến bây giờ, ông phổ thơ gần 50 ca khúc.
....
(sưu tầm trên Internet)

Biệt Ly
Dzoãn Mẫn


Biệt ly nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay

Biệt ly sóng trên giòng sông
Ôi còi tàu như xé đôi lòng
Và mây trôi nước trôi
Ngày tháng trôi cùng lướt trôi

Mấy phút bên nhau rồi thôi
Đến khi bóng em mờ khuất
Người về u buồn khắp trời
Người ra đi với ngàn nhớ thương

Mấy phút bên em rồi thôi
Dáng em sống trong hồn tôi
Xa cách ta còn tìm đâu ngày vui

Biệt ly ước bao đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ
Thành sầu tiễn đưa

Biệt ly ước mong hoàng hôn
Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa
Đành sống vui cùng gió sương



Thái Thanh trình bày

Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn sinh năm 1919 tại Hà Nội. Cha ông là người mê nhạc cổ truyền dân tộc, chơi đàn bầu và thích nghe hát ả đào, chèo, ca Huế. Từ nhỏ, Dzoãn Mẫn đã được thân phụ "truyền" cái tình yêu đối với âm nhạc, chơi được đàn tứ và một vài nhạc cụ truyền thống khác. Lớn lên, Dzoãn Mẫn dần bị cuốn hút vào dòng nhạc phương Tây, mà chủ yếu là nhạc Pháp đang thịnh hành ở VN bấy giờ.
Từ một nhạc công, Dzoãn Mẫn trở thành nhạc sĩ thuở sơ khai của nền âm nhạc VN hiện đại. Chưa đến tuổi 20, Dzoãn Mẫn đã lần lượt cho ra đời nhiều tình khúc lãng mạn như Gió thu (1973), Tiếng hát đêm thu (1938), Một buổi chiều thu (1939) và đặc biệt là Biệt ly (1939). Một tình khúc buồn đến nao lòng và cũng đẹp đến nao lòng, da diết trên từng lời ca nốt nhạc. Dù bị cuốn theo những biến động của lịch sử, Biệt ly vẫn đứng vững trong lòng khán - thính giả ái mộ sau 60 năm đầy thăng trầm thử thách. Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn nhớ lại: "Tôi viết Biệt ly năm tôi vừa 20 tuổi. Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng cỏ, Hà Nội. Nhà ở gần ga nên tôi thường hay ra ga chơi, chứng kiến nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga, nhất là những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh phải ly biệt. Ðiều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định sáng tác một bài hát về đề tài chia ly."

Thảo luận với tác giả

- Thưa nhạc sĩ, có người cho rằng ông viết Biệt ly xuất phát từ một mối tình lãng mạn thời trai trẻ, đúng không?
- Không phải Biệt ly xuất phát từ một tình cảm cá nhân đâu. Tôi không ly biệt tiễn đưa một mối tình nào cả. Có thể dựa vào nội dung bài hát mà nhiều người suy đoán thôi. Tôi viết Biệt ly trong hoàn cảnh chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người VN sang làm thợ hoặc lính...cho các thuộc địa khác của Pháp. Sân ga Hàng cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa đón tàu đi, tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người đi - kẻ ở. Buồn lắm. Ðau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa "không hẹn ngày về" ấy đã tác động mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi. Và ca khúc Biệt ly đã nhanh chóng ra đời.
- Chắc ông còn nhớ ấn tượng lần đầu tiên tình khúc Biệt ly được biểu diễn chính thức? Ca sĩ nào đã thể hiện bài hát này?
- Lần đầu Biệt ly được công bố trước đám đông khán giả là vào năm 1940 ở Hà Nội. chị Phụng, một ca sĩ ở ngõ chợ Khâm Thiên là người đầu tiên hát. Không còn nhớ rõ nghệ danh, tôi chỉ nhớ tên gọi thân mật chị Phụng - một giọng hát được nhiều người Hà thành yêu mến.
- Kể từ lần đầu tiên ấy cho tới nay, ông thấy những ca sĩ nào hát Biệt ly có hồn nhất, hay nhất?
- Từ năm 1945 trở về sau, do hoàn cảnh đất nước chìm trong chiến tranh, Biệt ly tạm ngưng không biểu diễn nữa. Mãi đến năm 1988 nó mới chính thức được hát trở lại trên các sân khấu trong Nam ngoài Bắc, được đưa vào chương trình "Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam" công diễn ở Nhà hát TP. Hà Nội. Cùng với Biệt ly, nhiều ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Ðặng Thế Phong, Ðoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý cũng được biểu diễn trở lại. Tôi nghe khá nhiều ca sĩ hát Biệt ly, nhưng có lẽ Lan Ngọc ở trong Nam và Thùy Dung ở ngoài Bắc này là thể hiện được cái ý, cái tình mà tôi muốn gửi gắm.
- Thưa nhạc sĩ, trước khi sáng tác nhạc, ông đã đến với âm nhạc như thế nào? Ông có chịu ảnh hưởng khuynh hướng sáng tác nào không?
- Có thể nói rằng, thế hệ những người làm âm nhạc chúng tôi là thế hệ tự học, tự mày mò, tự tìm kiếm. Chúng tôi không may mắn được học hành chính quy như các anh chị em sau này. Thời ấy chúng tôi chủ yếu học và tham khảo văn hóa, âm nhạc Pháp. Nên có thể nói, cả thế hệ nhạc sĩ tiền chiến đều chịu ảnh hưởng âm nhạc Pháp, âm nhạc phương Tây. Giống như Ðặng Thế Phong hay Ðoàn Chuẩn, trước khi sáng tác nhạc tôi là một nhạc công biểu diễn nhiều nơi ở miền Bắc.
- Nghĩa là ông hoàn toàn tự học âm nhạc, không trực tiếp "thọ giáo" một ông thầy nào?
- Ồ, có chứ. Tôi có theo học một ông thầy dạy nhạc người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp. Thời gian tôi theo học khoảng 4 tháng. Kiến thức đa phần là về phối âm, phối khí. Tôi nhớ sau một thời gian dạy nhạc và nghe một vài tác phẩm đầu tay của anh em chúng tôi, thầy Banal có nhận xét đại ý rằng:" Các anh làm nhạc theo khúc thức phương Tây, nhưng có cảm giác như đó không phải là phương Tây mà vẫn là của các anh!"
- Theo ông, những nhạc sĩ nào thời tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất?
- Hai anh Lê Thương và Ðặng Thế Phong. Nhạc sĩ Lê Thương với ba bản Hòn vọng phu mà người Việt nào cũng yêu mến. Còn Ðặng thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Ðáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc VN.

Phan Hoàng


Nhạc phẩm đã phổ biến:

Gió Thu (1937)
Tiếng Hát đêm Thu (1938)
Sao Hoa Chóng Tàn
Biệt Ly
Cô Lái Thuyền
Một Hình Bóng
Một Buổi Chiều Thu
Gío Xa Khơi
Nhạc Chiều
Trở Lại Cùng Anh
Gọi Nghé Trên đồng
Thu đến


(Hoanvu Sưu tầm)
minhthanh
minhthanh
Admin

Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết