Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!

Join the forum, it's quick and easy

Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!
Quán Thời Gian
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một buổi chiều mơ - Dzoãn Mẫn

Go down

Một buổi chiều mơ - Dzoãn Mẫn Empty Một buổi chiều mơ - Dzoãn Mẫn

Bài gửi  minhthanh Wed Sep 05, 2012 6:49 pm

Nhạc sĩ (NS) Dzoãn Mẫn sinh năm 1919 tại Hà Nội. "Biệt ly" là nhạc phẩm gắn liền với tên tuổi Dzoãn Mẫn từ những năm 1939. Nhưng ít ai biết rằng ông còn một nhạc phẩm để đời nữa, mang nhịp điệu Boston: Một buổi chiều mơ...

Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn:
"Tôi là người còn lại của nhóm Tricéa"

Một buổi chiều mơ - Dzoãn Mẫn Image019

- Thưa NS Dzoãn Mẫn, ca khúc "Một buổi chiều mơ" có câu: "...Xưa nàng đứng bên song lầu cao chưa đóng... Mình tôi đứng bên thềm nhìn lầu thắm êm đềm...". Người đẹp ấy là ai? Thực hay mộng?
- Đó là mộng! Năm 1937, tôi đang định viết một ca khúc nhẹ nhàng nhịp 3/4 thì ngẫu nhiên được xem một cảnh trong một phim Pháp có ca sĩ nổi tiếng lúc đó là Tino Rossi đóng: Ca sĩ vừa hát vừa tự đệm ghi-ta một dạ khúc rất hay, giọng ca vọng lên tầng hai một nhà trước mặt, bóng dáng một cô gái tóc vàng đang chăm chú nghe. Bài hát vừa kết thúc thì trên gác cao nàng cũng đóng cửa! Hình dáng đó đã giúp tôi làm bài hát ngay tối hôm đó. Có vậy thôi.
- Đa số ca sĩ trẻ "ngại" hát nhạc tiền chiến, vì nhạc tiền chiến không còn hấp dẫn với họ nữa hay vì họ sợ hát không hay bằng những ca sĩ lớp trước?
- Cả hai lý do nêu ra đều đúng. Tôi chỉ xin thêm đôi lời. Tôi không vơ đũa cả nắm và công nhận rằng phần đông ca sĩ trẻ hiện nay không đi sâu phân tích, tìm hiểu ý đồ của người sáng tác. Khi hát không thể diễn tả được tình cảm của bài hát, nhất là trong hoàn cảnh đất nước ngày nay khác xa thời trước. Ở đây, tôi không chỉ nói riêng đối với các bài tiền chiến mà cả các bài ca cách mạng, các bài ca kháng chiến, v.v...
- Ngày nay, nhiều NS trẻ sáng tác rất nhiều ca khúc và được báo đài giới thiệu. Nhưng những ca khúc đó "đến một cách ồn ào, rồi lặng lẽ ra đi". Xin NS vui lòng cho một nhận xét về hiện tượng này?
- Trong mấy năm gần đây, báo chí lên tiếng phê bình rất nhiều về những sáng tác của nhiều tác giả ca khúc trẻ hiện nay, tôi xin miễn nhắc lại, mà chỉ nói đặc điểm chính là: giai điệu tẻ nhạt, đều đều, khi hát lên đôi khi nghe như nói, tiết tấu thì dùng quá nhiều đảo phách, nghịch phách, giật gân, nội dung lời hát nhiều khi khó nghe, chối tai đối với những người thực sự yêu mến nghệ thuật ca hát - lý do là bị ảnh hưởng quá nhiều vì những bài hát ngoại lai mà anh em cho là mới !!!
Thật ra không là mới đâu! Ngay cả ở giữa những năm 30 của thế kỷ trước, nhất là ở các vũ trường, các bài hát ngoại quốc loại này không phải là hiếm, chúng tôi nghe phát ngán lên rồi. Nhưng bù lại, họ lại có những ca khúc rất tình cảm, rất nghệ thuật, lôi cuốn chúng tôi là những thanh niên trẻ đang tập làm tân nhạc, lấy đó làm mẫu mực, nhưng có cái khác là làm thế nào cũng cố xen vào một số nét có tính dân tộc Việt Nam.
Tiện đây, tôi cũng xin nhắc lại một cuộc phỏng vấn của một nhà báo ở Hà Nội dành cho tôi cách đây 6 - 7 năm: Vào khoảng năm 1938 tôi và bốn bạn trẻ yêu nhạc đang tập làm tân nhạc có theo học một sĩ quan Pháp phụ trách một dàn nhạc kèn quân đội Pháp đóng ở trong thành cổ Hà Nội. Ông dạy chúng tôi hòa thanh và giảng những nguyên tắc chính về phối khí mà trong sách dạy sáng tác có trình bày cặn kẽ mà chúng tôi tự học không hiểu được. Học được 6 tháng thì ông ấy phải về Pháp. Trước khi đi, ông có nhận xét về những ca khúc của chúng tôi sáng tác. Ông nói: "Các anh sáng tác theo đúng cấu trúc của các ca khúc châu Âu từ cách lấy chủ đề đến các câu nhạc. Nhưng... tôi vẫn thấy đây không phải là những bài hát châu Âu mà là... vẫn của các anh!". Ý của ông ấy là các bài hát vẫn có gì đó là của Việt Nam, và ông ấy khuyên chúng tôi cứ nên làm như vậy!
Trở lại các bài hát của một số bạn trẻ hiện nay, tôi rất tin rằng các bạn sẽ tìm ra nhiều cái mới phù hợp với đất nước chúng ta đang đổi mới, nhưng căn bản phải giữ được bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Trân trọng cám ơn NS.

NS Dzoãn Mẫn cùng với cố NS Văn Chung, Lê Yên thành lập nhóm tân nhạc Tricéa từ năm 1939. Tricéa là 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ tiếng Pháp: Collection Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés, có nghĩa là: "Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc của nhóm người viết nhạc Annam".


Trần Hữu Ngư thực hiện
(theo Thanh Niên Thứ Ba ngày 02/03/2004)


Lan Ngọc trình bày
minhthanh
minhthanh
Admin

Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết