Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!

Join the forum, it's quick and easy

Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!
Quán Thời Gian
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương

Go down

BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương Empty BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương

Bài gửi  minhthanh Tue Sep 18, 2012 11:47 am

BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương 9a8e746b
Nhạc sĩ Lê Thương

Tên thật Ngô đình Hộ, sinh ngày 08 tháng 01 năm 1914, tại phố Hàm Long Hà Nội, Theo học trường Nhân Bắc tại Hà Nội. Là một tu sĩ hoàn tục. Năm 1935 hành nghề dạy học. Ðược sinh trưưởng trong một gia đình bố mẹ là những nghệ sĩ cổ nhạc, nên Lê Thương yêu thích âm nhạc từ nhỏ và đã ca hát trong thời còn ở nhà trường. Sau khi đổi về dạy tại Hải Phòng, Lê Thương cùng các nhạc sĩ Văn Cao, Hoàng Phú, Phạm Ngữ, Canh Thân, Hoàng Qúy lập nhóm nhạc đồng Vọng . Ca khúc đầu tay của Lê Thương có thể là bản Tiếng đàn âm Thầm viết năm 1934.

Năm 1940, ông rời Hải Phòng vào Bến Tre rồi lên Sài Gòn, dạy Sử địa tại một số trường trung học tại Sài Gòn và trở thành công chức, làm việc tại Trung Tâm Học Liệu, bộ Quốc Gia Gíao Dục, của Việt Nam Cộng Hòa. đồng thời dạy nhạc sử tại trường Quôc Gia âm Nhạc Và Kịch Nghệ Sài Gòn.

Ca khúc của Lê Thương bao gồm nhiều chủ đề : thiếu nhi, tình quê hương, tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, truyện ca và hài hước, ở chủ đề nào ông cũng thành công và để lại những ca khúc bất tử.

Ngoài âm nhạc, Lê Thương còn gia nhập vào ban kịch của Thế Lữ năm 1930, và ban kịch Sầm Giang của Trần Văn Trạch ở Sài Gòn . Lê Thương đã sáng tác ca khúc cho nhiều kịch bản, và viết nhạc phim cho hảng phim Mỹ Vân .

Về đời sống tình cảm, gia đình, Lê Thương có 9 người con với một phụ nữ, học tại Pháp trở về Sài Gòn . Bà Lê Thương không tham gia vào những sinh hoạt văn nghệ của chồng. đằm thắm thương yêu, chăm sóc chồng con là chức năng của người đàn bà gốc Hưng Yên này. Ngoài ra nhạc sĩ Lê Thương có hai người tình, đủ để làm tươi mát cho cuộc sống nghệ sĩ. Người tình đầu là một cô hát ả đào nổi tiếng ở Hà Nội. Người thứ hai là một vũ nữ tại Chợ Vườn Chuối Sài Gòn.

Vào thập niên 90, ông bị mất hẳn trí nhớ và qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1996 tại Sài Gòn, hưởng thọ 83 tuổi.

Tác phẩm đã phổ biến:

Bản đàn Xuân
Bông Hoa Rừng (thơ Thế Lữ)
Cô Bán Bánh (nhạc nhi đồng)
Con Mèo Trèo Cây Cau (nhạc nhi đồng)
Đây Nhi đồng Ca
Đàn Bao Tuổi Rồi
Hoa Thủy Tiên
Hòa Bình 48 (nhạc hài hước)
Học Sinh Hành Khúc
Hòn Vọng Phu 1, 2, 3
Làng Báo Sài Gòn (nhạc hài hước)
Lòng Mẹ Việt Nam
Lời Vũ Nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư)
Lời Kỹ Nữ (thơ Xuân Diệu)
Lịch Sử Loài Người 1, 2
Liên Hiệp Quốc (nhạc hài)
Một Ngày Xanh
Nàng Hà Tiên
Người Chơi độc Huyền
Nhớ Lào
Nhớ Thày Xưa
Ông Ninh ông Nang
Sao Hoa Chóng Tàn
Thằng Bé Tí Hon
Thằng Cuội
Thu Trên đảo Kinh Châu
Tiếng Thu (thơ Lưu Trọng Lư)
Tuổi Thơ
Tiếng đàn đêm Khuya
Trên Sông Dương Tử
Tiếng Thùy Dương (Ngậm Ngùi của Huy Cận)
Thằng Bé Tí Non (nhi đồng ca)
ông Nhang Bà Nhang (nhi đồng ca)
Truyền Kỳ Việt Sử (nhi đồng ca)
Thiếu Sinh Ca
Thằng Cuội

minhthanh
minhthanh
Admin

Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012

Về Đầu Trang Go down

BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương Empty Re: BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương

Bài gửi  minhthanh Tue Sep 18, 2012 12:00 pm

BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương 858bb0f4

BẢN ĐÀN XUÂN

Đàn xuân tủi lòng nẩy cung đợi mong
Reo ai oán trong khuê phòng
Tình tang tang tính tính tình
Tình tang tang tính tính tình
Lạnh lùng hơn gió ngoài đồng
Ngồi se chỉ hồng
Hỏi ai hiểu không
Tiếng oanh muốn nhắn lời thay những tiếng ngân
Như chiếc bóng người chưa dám nhắc chân
Chờ tin thơ chim hoàng oanh đưa
Còn xa bay trong áng sương mờ.

Đàn ca cảnh vườn
Nhủ hoa thả hương
Hương hoa luyến theo cung đàn
Tình tang tang tính tính tình
Tình tang tang tính tính tình
Để cùng bay khắp trần hoàn
Lời hoa kể rằng
nhiều đêm rạng trăng
Thấy ai ướm má hồng ru những tiếng êm
Hoa cũng muốn trời cho có trái tim
Để yêu riêng nhân tình hoa
Và xuân tươi, tươi đến muôn mùa

Đàn bao tuổi rồi, đàn ca chẳng ngơi
Bao giây đứt trong quãng đời
Tình tang tang tính tính tình
Tình tang tang tính tính tình
Của tình duyên số mạng người
Đàn ca nửa lời
Để cung nhẹ lơi
Có dây nắn tiếng cười dây nắn tiếng than
Dây nắn tiếng trầm dây nắn tiếng vang
Tuỳ theo dây tơ tình tơ duyên
Và theo dây lưu luyến u huyền.



Ngọc Quỳnh trình bày

BẢN ĐÀN XUÂN - Lê Thương Db5a55a3
Phạm Duy và Lê Thương, chốn miền Nam, ngày xa xưa...

Vào thời kỳ chuẩn bị và thành hình của Tân Nhạc Việt Nam, những nhạc phẩm có giá trị không phải chỉ đến từ thành phố nghìn năm văn vật là Hà Nội. Tại Hải Phòng, Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú (sau này đổi tên là Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân... cũng đã tụ họp thành một nhóm ca nhạc sĩ trẻ để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng, hay theo ban kịch đi hát tại Hà Nội, Vĩnh Yên... Họ cũng còn là những hướng đạo sinh (người trừ Lê Thương làm nghề thầy giáo, sau khi đã bỏ dở đường tu nhà dòng) và hay tổ chức đi cắm trại hay đi hát tại các tỉnh lân cận bằng xe đạp.

Lê Thương là người có nhiều nhạc tình nhất trong bọn. Ông khởi sự bằng những bài như Tiếng Ðàn Ðêm Khuya, Một Ngày Xanh, Bản Ðàn Xuân, Thu Trên Ðảo Kinh Châu ... Ông còn là người soan nhạc có nhiều tâm hồn thi sĩ nhất trong đám người tiền phong của nền Tân Nhạc. Lời ca của Lê Thương là những lời thơ tuyệt vời ngay từ lúc này cũng như mãi mãi về sau. Trong khi nhạc tình của các nhạc sĩ trẻ khác dùng nhiều câu, nhiều chữ thật sáo thì tình khúc của Lê Thương mới mẻ, thi vị hơn nhiều. Ví dụ bài Bản Ðàn Xuân mà tôi đã hát trên các sân khấu từ Bắc vào Nam trong những năm tháng tôi làm người du ca đầu tiên của nền Tân Nhạc :

Ðàn Xuân tủi lòng
Nảy cung đợi mong
Gieo ai oán trong khuê phòng
Tình tính tang, tang tính tình
Tình tính tang, tang tính tình
Lạnh lùng hơn gió ngoài đồng...

Trước hết, trong một bài hát về mùa Xuân như Bản Ðàn Xuân này, giống như các bạn đồng thời của mình, Lê Thương cũng mượn thiên nhiên để tỏ tình, nhưng trong ca khúc, ông đã nhân cách hóa sự vật : thiên nhiên là ông, ông là thiên nhiên. Những chữ lót, chữ đệm mà ta thường thấy trong dân ca cổ truyền như "tình tính tang, tang tính tình" được ông đua vào Tân Nhạc một cách rất hợp thời, hợp cảnh. Nét nhạc ngũ cung có thêm một bán âm thoáng qua, không có hại gì cho mầu sắc rất quê hương của ca khúc. Tiến trình giai điệu rất đẹp, có một câu nhạc chủ đạo được nhắc lại hai lần, vươn lên anacrouse (chỗ hứng khởi nhất của ca khúc), rồi tuần tự đi xuống, nghỉ ngơi ở cuối bài. Tối thiểu thì tôi cũng thấy, về sau, có hai bài bị ảnh hưởng nét nhạc Lê Thương. Ðó là Buồn Tàn Thu của Văn Cao và Chinh Phụ Ca của Phạm Duy... Chưa kể những bài khác của các tác giả khác. Tôi thích các câu ca trong Bản Ðàn Xuân :

Ngồi xe chỉ hồng
Hỏi ai hiểu không ?
Tiếng oanh muốn nhắn lời hay những tiếng ngân
Như chiếc bóng người chưa dám nhấc chân
Chờ tin thơ chim hoàng oanh đưa
Còn xa bay trong áng sương mờ...


Tiếng đàn xuân do Lê Thương gảy lên, sau khi đến với thiếu nữ trong khuê phòng, sẽ tới thăm cảnh vườn, để nhủ hoa thả hương. Hoa sẽ lên tiếng :

Lời hoa kể rằng
Nhiều đêm rạng trăng
Thấy ai ướm má hồng
Ru những tiếng êm.
Hoa cũng muốn trời cho có trái tim
Ðể yêu riêng nhân tình hoa
Và Xuân tươi, tươi đến muôn mùa


Bài hát tiếp tục :

Ðàn bao tuổi rồi
Ðàn ca chẳng ngơi.
Bao dây đứt trong quãng đời
Tình tang tang tính tính tình
Tình tang tang tính tính tình
Của tình duyên số mạng người.
Ðàn ca nửa lời
Ðể cung nhẹ lơi
Có dây nắn tiếng cười, dây nắn tiếng than
Dây nắn tiếng trầm, dây nắn tiếng vang
Tùy theo dây, tơ tình tơ duyên
Và theo dây lưu luyến u huyền...

Phạm Duy
(Biên Khảo:Nhạc Việt Tân Nhạc, Những Năm Ðầu Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình Nhóm Hải Phòng)





minhthanh
minhthanh
Admin

Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết