Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!

Join the forum, it's quick and easy

Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!
Quán Thời Gian
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhóm nhạc LÊ MINH BẰNG.

Go down

Nhóm nhạc LÊ MINH BẰNG. Empty Nhóm nhạc LÊ MINH BẰNG.

Bài gửi  minhthanh Fri Nov 09, 2012 6:12 pm

Lê Minh Bằng là bút hiệu chung của ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ Anh Bằng bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1966.
Theo tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh trên tờ Nghệ Thuật xuất bản ở Canada, lúc đầu khi thành lập Nhóm Lê Minh Bằng (1966)thì ba người nhạc sĩ này đã họp lại và bàn bạc với nhau về đường lối sáng tác những bản nhạc của nhóm mình. Đó là làm sao mà sáng tác ra loại nhạc hợp với mọi tầng lớp dân chúng từ thành thị tới thôn quê, để ai cũng có thể thưởng thức được. Như vậy những bài hát này phải có lời ca trong sáng, giản dị, dễ nhớ và dễ thuộc lòng. Giai điệu và tiết tấu cũng nên đơn giản để dễ tập đàn, dễ tập hát (như điệu boléro, rumba slow, slow rock, boston…chẳng hạn). Nói tóm lại là nhạc và lời phải thật dễ thương, âm điệu uyển chuyển khiến người nào nghe một lần là còn nhớ thoang thoảng trong lòng. Vì là bước đầu thử nghiệm, nên cả nhóm không biết là những bài hát này sẽ thành công hay không, sẽ được nhiều người ưa thích hay chê bai? Để tránh trường hợp thất bại xảy ra có ảnh hưởng đến tên tuổi của cả ba nhạc sĩ này, thì cách tốt nhứt là chọn ra vài cái biệt hiệu khác nhau để ký tên lên các bài hát mới thử nghiệm này. Nhưng kết quả thật quá bất ngờ, đến nổi cả ba người nhạc sĩ này không tin rằng đó là sự thật. Vì sau khi những bài hát của nhóm tung ra, số lượng các bản nhạc in (music sheets) bán được khắp nơi đã tăng nhanh vùn vụt (sẽ kể thêm ở đoạn sau) và nhóm Lê Minh Bằng đã thành công vượt bực.

Trong nhóm Lê Minh Bằng này, người lớn tuổi nhất là nhạc sĩ Anh Bằng.

Nhóm nhạc LÊ MINH BẰNG. Image002de
Nhạc sĩ Anh Bằng
Tên thật của ông là Trần An Bường và sinh năm 1925 tại thị trấn Điền Hộ thuộc tỉnh Ninh Bình gần ranh giới tỉnh Thanh Hóa. (cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía nam). Theo học Trung học ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn .

Nhóm nhạc LÊ MINH BẰNG. Image048bd
Nhạc sĩ Minh Kỳ.

Kế đó là nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930 tại Huế. Ông thuộc dòng dõi hoàng tộc và tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, có vai vế ngang hàng với vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy)

Nhóm nhạc LÊ MINH BẰNG. Image002ke
Nhạc sĩ Lê Dinh
Trẻ nhất trong nhóm là nhạc sĩ Lê Dinh (tên thật là Lê Văn Dinh) sanh ngày 8 tháng 9 năm 1934 tại làng Vĩnh Hựu thuộc tỉnh Gò Công. Ông ghi tên học hàm thụ âm nhạc với trường Ecole Universelle de Paris khi còn học Trung học ở Gò Công. Năm 22 tuổi, ông sáng tác bài hát đầu tiên là “Làng Anh, Làng Em”. Ông học trường Cao Đẳng Vô Tuyến Điện Sài Gòn (1953-1955), dạy học (1955-1957) và làm công chức cho đài phát thanh Sài Gòn từ năm 1958.

Trước khi thành lập nhóm Lê Minh Bằng thì mỗi nhạc sĩ cũng đã tự mình tạo nên tên tuổi trong làng âm nhạc thời đó với số lượng và chất lượng của những tác phẩm nổi tiếng như Nỗi Lòng Ngưòi Đi, Nếu Vắng Anh, Tango Dĩ Vãng, Hẹn Anh Đêm Nay, Hận Tình, Còn Nhớ Hay Không…(Anh Bằng), Biệt Kinh Kỳ, Lá Vàng Rơi, Năm Ngọn Núi Ngũ Hành, Thương Về Miền Trung, Nhớ Nha Trang, Thương Về Miền Đất Lạnh…(Minh Kỳ), Tấm Ảnh Ngày Xưa, Cánh Thiệp Hồng, Nỗi Buồn Châu Pha, Chiều Lên Bản Thượng, Xác Pháo Nhà Ai, Ga Chiều ...(Lê Dinh)

Những hoạt động chính yếu của Nhóm Lê Minh Bằng:

(1)-Mở lớp dạy nhạc có tên là “Lớp Nhạc Lê Minh Bằng” ở tại số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Cả ba nhạc sĩ này thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm pháp) và thực hành (luyện giọng, xướng âm). Thế nào là lên tông, xuống tông, thăng, giáng, nhịp đôi, nhịp ba, tại sao bài hát này là âm giai trưởng, âm giai thứ? Giờ lý thuyết của thầy Minh Kỳ rất là nghiêm trang, kỷ luật. Học viên không được đùa giỡn với nhau mà phải chăm chú lắng nghe phần lý thuyết khô khan này. Nhưng đến giờ của thầy Anh Bằng và Lê Dinh thì lớp học rất vui, khi các thầy cầm đàn guitar đệm những bài ca cho học viên thực tập. Có khoảng chừng một trăm học viên nam nữ theo học và sau này đã có những ca sĩ nổi tiếng như Kim Loan, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh (ngày xưa, không phải MQ ở hải ngoại sau này), Hải Lý, Trang Mỹ Dung, Nhật Thiên Lan, Thu Thủy ...có rất nhiều học viên đã bỏ cuộc giữa đường, tìm nghề khác thích hợp hơn.

(2)-Thành lập ban nhạc mang tên là Sóng Mới chuyên trình diễn trên Đài Phát Thanh Sài Gòn (số 3 đường Phan Đình Phùng).

(3)-Cố vấn cho ông Nguyễn Tất Oanh, giám đốc hãng dĩa hát Asia và nhà xuất bản Sóng Nhạc ở số 37 đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ để thu thanh vào dĩa nhựa và ấn hành các bản nhạc rời để tung ra thị trường.

(4)-Phụ trách trong việc tổ chức Chương Trình Tuyển Lựa Ca Sĩ được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát Thanh Sài Gòn thực hiện và được trực tiếp truyền thanh trên toàn quốc vào mỗi sáng Chủ Nhựt. Cuộc thi này rất hào hứng từ hàng chục năm rồi và đã lựa chọn được những ca sĩ tên tuổi thắng giải như Tùng Lâm, Duy Khánh (Tăng Hồng), Hùng Cường, Vân Hùng, Hoàng Yến, Bích Thủy …Đầu tiên là thí sinh trải qua phần phúc khảo, ba tháng sau vào phần bán kết và sau đó là phần chung kết. Ai hát được đúng nhịp và đừng bỏ cuộc nửa chừng của bài hát thì được ban giám khảo cho điểm trung bình là 13 điểm (theo thang điểm tối đa 20). Xen kẽ chương trình thi là các màn phụ diễn văn nghệ của các nghệ sĩ chuyên nghiệp của nhóm Lê Minh Bằng và vài nhóm khác.

(5)-Sáng tác, xuất bản và phổ biến các tác phẩm âm nhạc được ký tên với nhiều bút hiệu khác nhau như Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường. v.v. ….Lợi tức thu được từ việc xuất bản và phát hành những bản nhạc sáng tác chung này là những món tiền khổng lồ thời bấy giờ. Đây chính là sự thành công to lớn nhứt của nhóm Lê Minh Bằng. Thành công ở địa hạt này cho đến nay vẫn còn là “huyền thoại” mà nếu không nghe chính những nhạc sĩ này kể ra rõ ràng, thì ít có ai tin rằng đó là sự thật.

Nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm Lê Minh Bằng:

Điều đầu tiên mà mọi người vẫn thường hay thắc mắc là trong một bản nhạc của nhóm Lê Minh Bằng thì ai là người viết nhạc và ai là người viết lời (tức là giai điệu và ca từ)? Theo sự tiết lộ của thi sĩ Nguyên Sa, là một người bạn rất thân với nhạc sĩ Anh Bằng, qua một bài viết trước kia thì hầu như nhạc sĩ Anh Bằng là người sáng tác tất cả những bài hát của nhóm Lê Minh Bằng. Ông sáng tác trọn vẹn cả nhạc lẫn lời của các bài ca. Hai nhạc sĩ kia là Lê Dinh và Minh Kỳ chỉ góp ý và sửa chữa chút ít mà thôi trước khi cho phổ biến. Sự phân công về nhiệm vụ của từng người cũng rất lạ lùng và rất thuận tiện tùy theo nghề nghiệp và sở thích của mỗi người.

Nhạc sĩ Anh Bằng là người trầm lặng, ít nói, không thích xuất hiện trên sân khấu hay trước đám đông. Ông thích dành nhiều thì giờ cho việc suy tư, yên lặng sáng tác theo tâm hồn nghệ sĩ của ông. Ông có một tâm hồn hết sức bén nhạy, dễ xúc cảm và cực kỳ lãng mạn (theo lời Nguyên Sa). Nên ông lãnh phần sáng tác các ca khúc cho nhóm. Còn nhạc sĩ Lê Dinh là công chức ở đài phát thanh Sài Gòn, nên ông có dịp theo dõi, liên lạc với các ban nhạc cộng tác với đài. Ông cũng góp ý và giúp cho việc phát thanh, phổ biến những sáng tác mới theo yêu cầu của khán giả khắp nơi liên lạc về đài. Riêng Minh Kỳ nhiệm vụ giao dịch với các nhà in để thúc hối họ in ra kịp thời hạn những bản nhạc cần gởi đi các đại lý, cửa hàng văn hóa phẩm để bán.

Ở đây cũng cần phải nhắc lại về việc sản xuất và tiêu thụ âm nhạc cách đây hơn 40 năm rất là khác xa với thời đại hiện giờ. Ở nước ta thời đó, số lượng máy hát dĩa và dĩa nhựa còn khá mắc tiền, nên việc bán những dĩa nhựa còn rất hạn chế. Đa số dân chúng khắp nước từ thị thành tới thôn quê yêu thích tân nhạc đều nghe nhạc từ đài phát thanh và tìm mua những bản nhạc về tập hát, tập đàn. Những bản nhạc này (music sheet) được in trên giấy cứng xếp lại làm đôi, kích thước bề dài là 30 phân, bề ngang là 22 phân (tức là khổ giấy A3 hiện nay). Nhạc và lời được chép vào 2 trang trong (trang ruột), còn trang 1 tức là bìa bản nhạc thì được vẽ hình, hoặc chụp hình ca sĩ và viết tựa bài nhạc, tên tác giả. Trang bìa sau (tức trang 4) là để in mục lục các bài nhạc cùng tên tác giả hoặc cùng nhà xuất bản. Những nhà xuất bản nổi tiếng thời đó là Tinh Hoa Miền Nam, Sống Chung, Á Châu, Minh Phát, An Phú. Nếu ai không có tiền mua ấn bản của các nhạc phẩm thì họ mua tập vở học trò có kẻ hàng sẳn, kẻ thêm nét mực đậm lên các hàng là có được những khuôn nhạc để tìm mượn các bài hát và chép lại để dành cho việc tập đàn, tập hát.

Mỗi một bản nhạc như vậy được bán với giá 5 đồng. Có nhiều bài hát của nhóm Lê Minh Bằng vừa xuất bản lần đầu 10,000 ấn bản đã bán sạch hết trong tuần lễ đầu tiên. Các đại lý liên lạc yêu cầu tái bản thật nhanh để tung ra thị trường. Thành công vượt bực trong những nhạc phẩm của nhóm Lê Minh Bằng là “Chuyện Tình Lan Và Điệp”. Đi đâu cũng nghe có người ca:


“Tôi kể người nghe chuyện tình Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng, Lúc tuổi còn thơ, tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca, Thuở ấy Điệp vui như bướm trắng, say đắm bên Lan, Lan như bông hoa ngàn”

Trên đài phát thanh, khán giả yêu cầu phát thanh “Chuyện Tình Lan và Điệp” hàng ngày, hàng tuần, liên tiếp trong nhiều tháng trường. Khán giả yêu cầu “Lan & Điệp” mười lần thì các bài hát khác chỉ yêu cầu có một lần mà thôi. Các bản nhạc in ra không đủ bán. Nhà in Tương Lai ở đường Trần Hưng Đạo có bao nhiêu máy in cũng được sử dụng để in “Chuyện Tình Lan và Điệp 1,2,3” ròng rã suốt ngày đêm. Tổng cộng là gần 4 triệu năm trăm ngàn bản nhạc được in ra trong vòng hai năm.
Mỗi bản nhạc là 5 đồng thì công ty Lê Minh Bằng đã thu về được gần mười lăm triệu đồng bạc ,sau khi trừ đi những phí tổn linh tinh. Tỉ giá hối xuất lúc đó là 70 đồng thì bằng một đô-la Mỹ. Như vậy tính sơ sơ thì cả ba nhạc sĩ này cũng kiếm được hơn 200,000 dollars Mỹ vào thời đó rồi.
Nhạc sĩ Anh Bằng đã kể cho thi sĩ Nguyên Sa biết là “dạo đó tiền vào như nước”. Đúng là một huyền thoại khó quên.
Sau khi bán các bản nhạc này thì họ lại còn bán được bản quyền cho nhà sản xuất dĩa nhạc Asia để thu thanh vào dĩa nhựa. Không phải chỉ có Chuyện Tình Lan Và Điệp, Đêm Nguyện Cầu là bán mạnh, mà tiếp theo còn có rất nhiều bài khác như Gõ Cửa, Căn Nhà Ngoại Ô, Nhật Ký Hai Đứa Mình, Phượng Hồng Phượng Tím, Linh Hồn Tượng Đá, Đêm Vũ Trường, Tình Đời, Sầu Tím Thiệp Hồng, Một Chuyến Xe Hoa, Hai Sắc Hoa Ti-Gôn, Tango Dĩ Vãng, Huế Xưa, Kiếp Cầm Ca, Xin Còn Gọi Tên Nhau …Có bài phải in ra hơn 100,000 ấn bản mới đủ để phát hành khắp miền Nam lúc đó.

Với sự thành công của nhóm Lê Minh Bằng như vậy thì không phải là họ độc chiếm thị trường âm nhạc theo kiểu “một mình một chợ” dù là họ đã ký tên với rất nhiều bút hiệu khác nhau. Họ cũng phải cạnh tranh với rất nhiều nhạc sĩ nổi danh khác chuyên môn sáng tác những bài hát theo thể điệu boléro, rumba như Lam Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Hoài Linh....và đặc biệt nhất là Trúc Phương. Đây là một nhạc sĩ trẻ vừa xuất hiện với một hào quang sáng chói và chỉ một thời gian ngắn đã lấn át các đàn anh nêu trên. Nhạc của Trúc Phương cũng chỉ là nhạc phổ thông quần chúng, nhưng lời ca thì rất đẹp, rất nên thơ vượt trội các nhạc sĩ đương thời. Nên không lâu sau đó các bài hát của Trúc Phương như Tàu Đêm Năm Cũ, Nửa Đêm Ngoài Phố, Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm, Ai Cho Tôi Tình Yêu …đã được đón nhận khắp nơi.
Liền sau đó có ba nhạc sĩ cũng hợp tác thành một bộ ba y chang như nhóm Lê Minh Bằng là nhóm Trịnh Lâm Ngân, cũng có những cách thức làm việc từa tựa nhóm kia. Họ là nhạc sĩ Trần Trịnh, nhạc sĩ Nhật Ngân và một người bạn là Lâm Đệ, vốn là con trai của một trung tâm thu thanh (trong đó phần sáng tác chính là do nhạc sĩ Nhật Ngân đảm trách). Nhóm ba người Trịnh Lâm Ngân này cũng tung ra được gần ba chục bài hát rất nổi danh như Xuân Này Con Không Về, Qua Cơn Mê, Yêu Một Mình, Hờn Anh Giận Em, Tình Kỷ Nữ … Nhưng họ không thành công lắm trên phương diện thương mại và không tạo nên “huyền thoại” bằng nhóm Lê Minh Bằng.

theo Duy Khiêm.
Nguồn: trungtamasia .com

minhthanh
minhthanh
Admin

Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết