Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!

Join the forum, it's quick and easy

Quán Thời Gian
Hân hoan đón mừng quý khách đến với Quán Thời Gian!
Quán Thời Gian
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

XUÂN THÌ - Phạm Duy

Go down

XUÂN THÌ - Phạm Duy Empty XUÂN THÌ - Phạm Duy

Bài gửi  minhthanh Sat Jan 12, 2013 12:19 pm

XUÂN THÌ - Phạm Duy 091106103538yemdao28386

Xuân ca bất tận

Trong các bài ca Xuân của Phạm Duy, Xuân Thì là một ca khúc độc đáo.
Chuẩn bị mừng Xuân đón Tết, chúng ta nên nghe lại ca khúc này. Ðó là tiếng Xuân ca bất tận, có thể hát trong bốn mùa vì là Xuân trong lòng người, không là mùa Xuân của đất trời thời tiết.
Phạm Duy sáng tác bài này cách đây hơn nửa thế kỷ, vào đầu thập niên 1950, có lẽ do chiến sự đã tạm lắng đọng trước khi kết thúc thật bi thảm tại miền Bắc. Quỳnh Giao ngờ rằng Mùa Xuân nở hoa trong lòng người nghệ sĩ khi hòa bình mong manh chợt ló dạng giữa đêm. Ðây là bài hát Xuân trước khi có ánh trời hồng ấm áp của bình minh. Có khi chỉ là một khao khát trong mơ.
Xuân Thì được soạn trên âm giai Mi thứ (E minor), với hai đoạn chuyển cung Mi trưởng.
Vào đầu, dòng nhạc mang âm hưởng Nhật Bản (si - do - mi - fa thăng - sol) man mác nét cổ sầu ở những nửa cung với nốt láy, nhưng lại chuyên chở một ý Xuân bất ngờ: tình xuân chớm nở, ban đêm, khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời.
Trình bày đoạn nhạc mở đầu này, ca sĩ phải hát liền hơi theo phép “niêm” (légato) để diễn đạt được nỗi niềm quyến luyến, bịn rịn nhớ thương điều gì đó rất gần gũi quý báu mà vẫn xa vời.
Khi chuyển sang Có người thương nhớ những lời yêu mến nhau, nhạc điệu chợt mềm mại tươi sáng, không gian như giãn mỏng nhờ âm giai Mi trưởng diễn tả tiếng kinh chiều mơ hồ vọng lại. Nỗi sầu và cả tiếng kinh cầu đều lãng đãng trong hư không. Có cảnh chiều Xuân nào thê thiết và nhuốm mùi tâm linh đến thế không?
Nhịp ba bốn dịu dặt khoan thai của ý nhạc rất hợp với kết cấu lục bát của lời ca, điểm xuyết ở nốt láy trong các câu tám được tác giả diễn thành chín hay mười chữ. Về ý thơ, Phạm Duy thần tình vẽ ra những đốm hồng của hoa đào nở trên vết mòn chiến xa. Chiến tranh đã tàn, đã khuất, nhưng hình ảnh cây súng cô đơn và đóa hoa lung linh trên vết hằn binh lửa của thiên nhiên để lại cho chúng ta xiết bao ngậm ngùi. Hình ảnh “giã từ vũ khí” rất Ðông Phương này được tác giả diễn tả rất khéo bằng nét nhạc da diết âm hưởng Nhật Bản.
Qua đoạn chuyển cung thứ nhì, Phạm Duy đưa cung La trưởng trong sáng (Ðường đi êm quá!) trở về Mi trưởng, từ giấc mơ thanh bình sang tiếng thơ ngợi ca Mùa Xuân thái hòa và lại đột ngột dội lên cung La thứ làm ý nhạc dồn dập cảm xúc: Mùa Xuân thái hòa mang hình ảnh của người mẹ cho con bú, gợi nhớ thơ Hoàng Cầm trong Ðêm Liên Hoan. Nhưng rồi hình ảnh hiền hòa ấy liền bị xóa nhòa trong tiếng nhạc sát phạt (La thứ) rất chỏi với ý thơ, như một nhắc nhở về phong ba bão táp bên ngoài cõi êm đềm của trẻ thơ say sưa bú mẹ (chuyển về âm giai trưởng).
Trở về điệp khúc với nét nhạc mang âm hưởng Nhật Bản lúc đầu, Phạm Duy khéo dùng những nốt láy:

Tình ra núi Bắc (ý) non Ðông,
Duyên về tới chốn (ý) Nam sông, Tây (y) rừng.
Gọi đàn chim trắng như bông,
Tin lành mang xuống (ứ) khắp vùng trên nước ta.


Nghệ thuật của Phạm Duy giúp người hát dễ trình bày nhẹ nhàng uyển chuyển cho đúng tinh thần légato của bản nhạc. Luyến và láy đi cùng một hơi liên tục nhịp nhàng. Lời ca Phạm Duy trong đoạn này là một tổng hợp tuyệt vời của ca dao, với tình và duyên trải rộng trên không gian, gọi đàn chim trắng đưa tin Xuân đến mọi người.
Bài Xuân ca này là một họa phẩm đẹp. Chỉ hoa đào phơn phớt hồng trên rãnh bùn chiến xa và những đốm bông trắng của bầy chim vui báo tin Xuân. Chỉ hai màu rất nhạt mà đã rực rỡ cảnh Xuân, vì ước mơ thanh bình đã sáng dần, sáng dần. Làm trăng tà cũng tan loãng trong nỗi khát khao tình yêu trên phím nhạc, khi mùa Xuân đã ló dạng cùng tin vui.
Và lời ca của đoạn kết thật thích hợp với nét nhạc diễn tả sức mạnh thăng hoa của tình thương qua câu:

Người ôm nhân loại trong mình,
Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men.


Lời ca và nét nhạc của bài ca đã hòa quyện tuyệt vời trong câu kết ấy. Mỗi lần trình bày, lại muốn rưng rưng nước mắt vì cảm xúc. Nỗi hân hoan trước cái Ðẹp khiến ta muốn rạng rỡ nụ cười, nhưng cái Ðẹp quá mong manh và trông đợi quá lâu khiến ta phải “cười tuôn nước mắt”.
Xuân Thì khởi sự từ một cảm quan bất chợt đến giữa đêm. Khi trời gần sáng tỏ thì tình Xuân đã trải rộng trên đất nước, chan hòa trên cả nhân loại, thành tình yêu nhân thế. Phạm Duy có rất nhiều tuyệt phẩm khiến chúng ta nâng niu trân quý. Nhưng, khi nghĩ về khúc ca Xuân mình yêu thích nhất của ông, Quỳnh Giao nhớ đến Xuân Thì, một ca khúc được cả ý lẫn nhạc.
Ngày Xuân hát lên khúc Xuân Thì của ông, mình còn như ôn lại bài học đầu đời: hãy yêu mến người, rồi được đời mến yêu...

Quỳnh Giao


Khánh Ly trình bày
minhthanh
minhthanh
Admin

Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết