THÁNG TƯ - Mơ đi tắm suối Mường
Trang 1 trong tổng số 1 trang
THÁNG TƯ - Mơ đi tắm suối Mường
Chẳng biết ăn cái trứng nhạn vào thì có mát lòng mát dạ được tí nào chẳng, chớ thật tình ở miền Nam yêu quý, sang đến cái tháng tư này trời nóng quá, ăn gì vào miệng cũng không ngon.
Anh cứ thử tưởng tượng một con lộ dài như đường Công Lý chẳng hạn, chạy từ Chợ cũ cho đến Tân Sơn Nhứt, sơ sơ cũng mươi cây số dài, vậy mà chỉ có vài chỗ có ba cái cây cho ta bóng mát còn thì toàn là nắng, nắng suốt ngày, nắng như điên, thế mà anh lại lên cơn yêu Sài Gòn muốn đi nhởn nha ngắm cảnh thì khỏi phải ước đoán, lúc về, nếu không thành lợn quay ít ra anh cũng “trúng”, phải cạo gió rồi uống Càn khôn tán, Căn cơ tán vài ba phong là xoàng.
Miền Nam mến thương ơi, thương mến miền Nam thì lúc nào cũng có thữa, nhưng muốn tìm những lý lẽ độc đáo để khen cái nắng chói chang ấy thì quả thực không thể nào khen nổi. Ấy là tại vì nắng khổ đến thế nào cũng vấn cứ chịu được đi, nếu mình không dư tiền để đi nghỉ mát Vũng Tàu, Long Hải; nhưng bực nhất là có hôm đang nóng vỡ đầu như thế thì trời lại giáng một trận mưa đột ngột làm cho nhiều khi không kịp tìm một nơi ẩn trú, cứ phải đi đại ngoài đường như một triết nhân, mặt mũi tèm nhem, quần áo lướt thướt, mà về đến nhà thì sổ mũi nhức đầu, ơn ớn lạnh nơi xương sống. Cái bịnh tê thấp chẳng biết có phải một phần phát sinh vì mưa nắng thất thường, vì khí hậu ở đây nóng ghê náng gớm mà bên trong thì lại ẩm thấp chẳng? Mình vào ở đây thấy tê thấp nhiều quá cũng đâm ra trợn, ăn thức gì cũng phải nghe ngóng xem sao, mặc dầu ai cũng biết miền Nam yêu quý còn món ăn đem lại cho người viễn khách những hương vị tân kỳ độc đáo.
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng,
Về ruộng ăn cá, về đồng ăn cua.
Cua cá nhiều, hình như cũng chẳng lợi lắm cho người tê thấp cho nên người Bắc sành ăn vào đây chỉ mơ ước có một thứ trứng nhạn mà thôi. Nhưng mơ là một chuyện mà được ăn lại là chuyện khác, có phải người nào muốn ăn cũng được ăn đâu. Đó là vì vào tháng tư, ở miền Nam, tại các đảo ven bờ biển trong vịnh Thái Lan có những khu rừng sác trù mật mà các loài chim biển thường về làm tổ và sinh con đẻ cái. Đó là mùa chim nhạn đẻ trứng…
Tháng tư cơm gói ra Hòn
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai.
Đồn rằng ăn cái trứng nhạn này mát ruột mà lạnh hạ đờm mà lại thong tiểu tiện nên nhiều người vào đây ao ước lắm, nhưng vì không thuận tiện trong sự giao thong một mặt, lại không thể lòn Hang Mai mặt khác, nên đành cứ phải sống nhăn ở thủ đô ăn cơm gạo Mỹ hột tròn chin trăm đồng một tạ và uống rượu với xoài xanh hay mận rồi nằm gối đầu tay không nhìn én nhạn bay qua như Cao Bá Nhạ mà lại nhìn sang cái mái tôn nhà hàng xóm suốt ngày vặn rađiô nhức óc và dăm thì mười hoạ mới thấy trời, khi nào Mỹ thả hoả châu trong đêm tím.
Không. Nói thế mà thôi, chớ anh nào nghiện trái cây thì ở đây cũng thú vị, anh có thể an xoài xả láng – mà đủ các loại: xoài cát, xoài tượng, xoài ang ca, xoài roi; để các thứ; xoài chin cây, xoài nhuộm, xoài ngâm khá đá – ăn mận kỳ thích thì thôi. Thêm nữa, lơtuma ăn ngon như bở mặc dầu hơi bí và nghẹn cổ nếu ta ăn hơi hấp tấp; vú sữa từ giêng hai đến tháng này vẫn còn đầy rẫy trong chợ, bên lề đường; anh làm bà ly nhậu với các thứ đó và nhìn ra trời nắng chói chang, lấy tay bóp lấy đầu nhức quá và ngâm một bài “Bạch Tuyết thi”, ấy thế mà cũng có lúc tưởng mình là một thứ tiên ở hạ giới rồi.
Ấy là nói những lúc anh cao hứng vì có rượu nó “đưa” đi, mình cảm thấy hùng hồn phấn khởi. Về nhà, lăn ra giường ngủ một giấc thật dài, đến khi tỉnh dậy thì thấy trăng chiếu vào giường. Anh nhớ lại bài thơ cũ:
Thấy trăng chiếu đầu giường,
Tưởng mặt đất mờ sương,
Ngửng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Anh nhớ cố hương không phải là không có cớ. Vào cữ này, ở Bắc Việt, trời cũng bắt đầu nóng, nhưng không nóng như thế này. Cái nóng ở Bắc cũng làm cho rôm sảy nó đốt người ta một cách khó chịu, nhưng đương đi ngoài nắng mà vào chỗ râm thì da thịt ta cảm thấy bình thường ngay, chớ không điên cuồng, rồ dại lên. Anh muốn tắm, và tắm thì thấy mát da mát thịt liền. Ở đây, có khác: anh đương nóng, nghĩ bụng về đến nhà phải tắm liền, nhưng vừa cởi quần áo anh thấy sởn gai ốc, và có khi suy đi nghĩ lại một chút, có người ngại mà thôi không tắm nữa, đợi đến hôm sau cũng được.
Nói về mấy cái thú ở đời, có nhà thi sĩ đã cho cái tắm là một cái thú ngang với cái thú đi chơi những vùng đất đẹp mùa xuân, cái thú uống rượu hoàng hoa mùa thu và cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông. Người tỉnh rượu lúc canh tà, nhìn trăng rồi cúi đầu nhớ cố hương, lúc ấy them cái thú tắm suối của một ngày xa xôi ở xứ Mường vùng Việt Bắc, them không biết thế nào mà nói.
Đó là những ngày tay chống gậy, vai mang ba lô, anh lang thang trên các nẻo đường đất nước để sống cái đời lý tưởng: vừa hôm qua mới ở Đọi Đệp ngủ trên mặt đất lạnh, ăn tô phở vịt thì chiều hôm sau đã ở trên đỉnh núi vùng Hoàng Su Phò với một gia đình Mèo; sớm ngày vừa thấy ở trong một thung lũng Ngũ Châu thì chiều tối đã ngồi hút thuốc vặt ở Thường Sơn, Cẩm Thuỷ.
Làm sao mà quên cho được những ngày sống từ Hoà Bình đến Ngũ Châu, Lang Chính, Quảng Hoả, Bái Thượng, Ngọc Lạc…Vào cái khoảng tháng từ này đây, trời bắt đầu nóng, ngày nào mình cũng đi tắm suối ở xứ Mường và cho đến nay vẫn còn ghi ở trong long biết bao nhiêu kỷ niệm xanh một màu núi tím, nước xanh. Cứ vào giờ ngọ, trai gái dắt nhau đi tắm, máng nước bắc từ trên đỉnh núi xuống. Con gái Mường, con trai Kinh vẫy vùng trong những vũng nước ở chân núi, trông xa y như thể là thần tiên cổ Hy Lạp tả trong tập “Tiếng hái nàng Bilitis” của Pierre Louys: nước thì xanh, nùi thì tím, hoa trên sườn núi đỏ màu cánh sen mà các cô nàng thoát y lại trắng như ngó sen, tóc rủ xuống lưng, đen như mực tàu…Người con trai Kinh lạc loài vào giữa các tiên nữ ấy, thoạt đầu thấy ngượng ngùng, nhưng sau quen đi cảm thấy ghiền tắm suối và không ngại đùa giỡn và té nước vào các cô nàng vây lấy anh ta như trong một hội hoa đăng trên thượng giới.
Ông thi sĩ nào đó từng đề cao cái thú tắm Lục Hà Trì mùa hạ không biết có được hưởng thụ cái sướng tê người của anh chàng văn nghệ Bắc Việt không, chứ tắm như thế đó ai mà không nghiện.
Muốn cách gì, cứ đến trưa là phải lo sửa soạn đi tắm rồi, không thế thì không chịu được: Tắm như thế không phải là tắm cho cái than thể tục tằn này mà là tắm luôn cho cả đôi mắt, tắm nốt cả cái tâm hồn phiền toái của mình vì vừa tắm, vừa ba lơn, vừa trò chuyện, mình mới thấy cô gái Mường đáng yêu biết chừng nào, chân thực biết chừng nào.
Bất cứ cái gì cũng làm cho cô sung sướng và cười lăn cười lộn: một miếng xà phòng, vật thử có là bao, nhưng đem cắt từng miếng nhỏ bằng ngón tay biếu mỗi cô một miếng thì đã là cả một trời hạnh phúc.
Cố nào cũng muốn tắm cho anh và cô nào cũng có một đôi ba điều để chỉ bảo cho anh biết: chỉ có người Mường tắm thế này thôi, chớ người Mán không có tắm nhiều, còn người Thái ở trên đỉnh núi cao từ thuở bé đến già không có nghĩa gì, mà cả cái phép tắm bằng sữa, tắm bang đầu thơm của các ông hoàng bà chúa hiện nay không nước mẹ gì so với các cô nàng cao cấp người Mường ngày trước: đi tắm, các cô có chừng mười, mười lăm nữ tì đi theo, kẻ mang quần áo, người mang gương lược. Cái suối tắm được vây kín lại. Tắm xong thị nữ đưa cô nàng vào một nhà mát dựng lên gần đó, đặt lên một cái ghế cao bằng trúc mà chỗ ngồi có đục sẵn những lô thong hơi. Trong khi kẻ chải đàu, người xoa nắn, một vài thị nữ khác đã sửa soạn sẵn một lư hương cổ đặt ở dưới ghế; trong lư hương, có đốt trầm, rễ nhang bài và nhiều thứ hoa thơm khác phơi khô, tất cả cháy riu riu, âm ỉ, đủ cho một ngọn khói nhẹ nhàng bốc lên, lọt qua ghế trúc để thấm nhuần vào da thịt, vào long, vào tóc của cô nàng.
…Ngày nào tắm, cũng cứ phải đủ nghi thức ấy. Lần lần, toàn thể da thịt, long tóc của cô nàng thành ra một thứ trầm hương thự thụ đến nỗi không cần phải “thực thi”, chỉ nghĩ thôi, mình cũng đã thấy người đẹp trầm xông xạ ướp đó mát rời rợi đến chừng nào và bất cứ ngửi vào đâu cũng thơm biết ngần nào…
Nghĩ đến thế, không tài nào ngủ được, mà lại càng thấy người mình đã nóng, lòng ruột mình lại càng nóng thêm lên. Bao nhiêu chuyện xa xưa vớ vẩn ở đâu kéo lại, giăng tơ trong óc mình như mạng nhện.
Phải rồi, vào mùa này đây, hoa gạo bắt đầu nở đỏ chói ở ven hồ Hoàn Kiếm, rơi xuống nước xanh, rụng xuống cỏ xanh, ve sầu lột cánh đã kêu rền rền vào buổi trưa; và cứ chiều chiều dân Hà Nội kéo nhau đu dạo quanh hồ, trải chiếu lên cỏ hay dắt nhau đứng giữa cầu Thê Húc nhìn ra những phố Pônbe, Tràng Tiền hay Hàng Đào, Ngõ Hồ, Cầu Gỗ lập loè nghìn vạn con mắt điện màu sang chói.
Tháng tư đầu mùa hạ.
Tiết trời thật oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả
Nỗi ấy tỏ cùng ai.
Tình này buồn cả dạ!
Mấy câu thơ ấy, học thuộc lòng khi còn nhỏ bé ở một ngôi trường trăng giữa phố Hàng Vôi – Không biết có phải của cụ Bảng Mộng không nhỉ, chẳng hiểu tại sao đêm nay lại đến với tôi? Mà tại sao có lúc tôi quên phứt mất rồi, mà đêm nay tự nhiên lại nhớ rành mạch không quên một chữ?
Nhớ đến như thế, tức là nhớ lại cả một thiếu thời lúc còn mặc cái áo maga đi học, vừa đi vừa tung chiếc giày do Đức Mậu lên trời vì đi giày nóng chân quá, giẫm đất nó thảnh thơi, mát mẻ hơn. Ồ, “tiết trời thật oi ả” nhưng tại sao chỉ vì thấy “tiếng dế kêu thiết tha” và “đàn muỗi bay tơi tả” mà cụ Bảng “buồn cả dạ” và không biết “tỏ nỗi ấy cùng ai”?
Đến bây giờ nằm nghĩ lại một cách thong mình, thấu đáo, tôi thấy không vô lý gì hơn, vì nhớ đến “tháng tư đầu mùa hạ”, tôi không thấy buồn một chút nào.
Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu với những buổi bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong thả như trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả trời đất trong như là pha lê mà cái than mình nhẹ tênh tênh như là có cánh.
Anh có thể đi dạo như thế chừng nửa tiếng đồng hồ rồi mới về tắm rửa và làm công chuyện. Đời ngọt ngào trầm lặng và thong thả. Chứng chín mười giờ, nắng hoe lên, trời bắt đầu nong nóng, nhưng đời sống trầm lặng không làm cho anh đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Vừa làm việc, anh vẫn có thì giờ pha một ấm nước trà tàu để nhắp giọng cho đỡ khát nước cả ngày. Anh có thì giờ trò chuyện tâm tình với các bạn quen và nếu anh mệt, tôi mời anh làm như tôi khi còn nhỏ, bắc một cái chõng tre, tìm một chỗ mát nhất trong nhà, ngửa mặt nhìn lên trời xem mấy bay, ăn củ khoai lang vàng đầy nhựa rồi thiu thiu nhủ lúc nào không biết…
Êm ái thay những giấc ngủ sang tháng tư có gió mát đem lại cho ta những giấc mộng thiên thần. Cứ nghĩ rằng người ta ở đời chịu bao nhiêu khổ luỵ, lo bao nhiêu thứ “bà rằn”, trải bao nhiêu nỗi buồn thương vô nghĩa, rồi rút cục lại làm nên thiên tứ đỉnh chung, giàu thiên ức vạn tải, buông xuôi hai tay xuống cũng là hết, hết cả, không hơn gì một anh nghèo rớt mùng tơi không có tấc đất cắm dùi, không có cả vợ cả con để chia lo sẻ buồn…thì mình lại càng thấy hưởng được phút nào nhàn nhã, sống được phút nào thong thả với nội tâm mình, tức là được lãi…
Cái người đàn ông Bắc Việt lắm khi lạc hậu đến như thế đấy. Mà không những lạc hậu, lắm khi lại điên khùng: nằm đâu mà mơ ước tận đâu, ở thung lũng thì mơ trèo lên nùi ngắt một bông hoa mà đương ở biển thì lại mong lên rừng xanh, bẻ đôi cành, hái một quả sim chin vừa ăn vừa nghe tiếng chim kêu vượn hót.
Tôi cũng thế: nằm ở đây, tôi nhớ tháng tư ở Bắc Việt xưa cũ không biết ngần nào và trong những giấc mộng thiên thần, đố ai tưởng tượng được long tôi bàng hoàng đến chừng nào khi thấy mình còn là đứa trẻ lên năm lên sáu, đi ra ven hồ, tìm đến các bãi cỏ, dưới các gốc cây để đái vào những cái lỗ con con bắt dế, vì mùa này là mùa dế sắp chui ra, leo lên cây để lột xác thành những con ve sầu. Có khi đi như thế một mình, có khi đi với vài chúng bạn. Cả mấy đứa mang theo một cái ống bơ, nếu đái vào lỗ mà chưa đủ cho dế phải ngột mà bò lên thì chúng tôi lấy ống bơ ra nằm xuống bãi cỏ ở vệ hồ, thò tay xuống múc nước đổ vào lỗ dế. Chừng mười hai giờ, trời bắt đầu nắng to. Mệt quá, tìm một cái bong mát dưới một cây cao nào nằm khểnh, nhìn ra những bãi cỏ chung quanh xem những cái “búp đa” màu vàng ố rơi xuống cỏ rồi nhặt lấy thi nhau thổi, hoặc tìm những quả đa rụng, lấy tay khía vỏ xanh ra đến cái thịt đỏ lấy con dao nhỏ khắc cái mắt, cái mũi thành những cái mặt nạ Quan Vân Trường, Lữ Bố hay Lưu Bị…
Không một ngày nào, tôi không bị mẹ đánh và giam như tên tử tù ở trong nhà. Những ngày như thế, tôi thường hay mắc võng vào hai cây nhãn ở sau vường nằm ngủ, mơ những cuộc giang hồ vặt ở con đường Hàng Vôi sau nhà Máy Đèn chi chit những cây nhột để bắn sáo sậu và chim khuyên; mơ những buổi lãng du trên cầu Bồ Đề sang bên Gia Lâm, Gia Quất; và mơ những buổi sang đi tha thẩn lên Cột Cờ, gần trại lính, cầm một cái đinh chọc vào cây đa lấy nhựa để sang ngồi ở đài “Chiến sỹ trận vong” vê lại thành quả bóng. Cứ mơ như thế rồi thiu thiu ngủ lúc nào không biết để đến khi thức dậy thì nghe thấy tiếng ve sầu kêu rền rền ở chung quanh nhà.
Tôi không hiểu tại sao có người lại không chịu được tiếng ve kêu và cho là đinh tai nhức óc. Riêng tôi, cứ đến đầu mùa hạ, thấy tiếng ve kêu rền rền trên các cây me, cây sấu, cây xoan, cây gạo, tôi cảm thấy một cái thú khác thường của một người nằm mơ mơ màng màng sắp ngủ mà có một gian nhạc tuyệt vời từ trên trời tấu cho mình nghe một bản nhạc kỳ diệu không thể được thưởng thức hai lần trong một năm.
Nắng mới tháng tư thường làm cho người ta mỏi mệt vào buổi trưa. Thành phố Hà Nội im ắng tiếng người, tiếng xe: anh châm một điếu thuốc lá, cầm tờ báo đọc thiu thiu sắp ngủ… thì đột nhiên có tiếng ve kêu, trước khoan khoan, sau mau mau, rồi cứ kêu như thế rền rền, không ngớt, lớp này vừa nghỉ thì lại có lớp kia thay, đều đều mà liên tục đến nỗi nghe tiếng ve, anh cảm thấy trời đất im lặng lạ lùng, nếu ve ngưng bản nhạc một giây thì y như thể có ai phá sự im lặng thần tiên đó.
Tôi yêu tiếng ve kêu và tôi lại yêu cả cái kiếp ve nghệ sĩ. Cái kiếp gì quái gở! Từ lúc còn là trừng mèn đến lúc thành nguyên hình ve ve, vỗ đôi cánh huỳnh kim ca hát cho thiên hạ nghe khúc nhạc mê ly, tính ra phải bốn năm ròng tu luyện, lúc ở dưới đất đen, lúc đào lỗ chun lên, lúc đối phó với loài người chỉ rình bắt đem về chiên mỡ hay loài chim loài kiến tha về ổ để cho vào tồn kho, ấy thế mà đến lúc mạnh chân khoẻ tay múa may, ca hát được thì chỉ sống nhiều lắm ba mưi ngày! Cái kiếp con vờ âu cũng thế. Nhưng mà ở đời có mấy ai thấu tâm sự của ve? Đông đảo thay là những người chê trách ve chỉ biết ca hát múa may rồi đến khi mùa đông tháng giá thì tiền hết gạo không phải đến vay kiến! Khốn nạn, ve có bao giờ sống được đến khi gió bấc thổi đâu.
Thường khi chưa tới giữa mùa hạ ve đã “từ bỏ cái nghiệp du ca”, buông chân báo vào cành cây rớt xuống đấy “kim thiền thoát xác” giúp cho con sâu cái kiến có một thực phẩm tích trữ ăn dần trong mùa đông tháng giá.
Tôi chưa ăn sùng ve chiên mỡ bao giờ, nhưng bây giờ nghe thấy tiếng ve kêu ở trong rừng, trên núi hay giữa đô thành ngọc ngà này, bất cứ lúc nào, tôi cũng nhớ lại cái tiếng ve kêu rền rền đặc biệt ở Hà Nội ngày xưa. Nhớ tiếng ve tức là nhớ những buổi trưa và buổi chiều sẩm tối vào cứ tháng tư ở cái Hà Nội mến yêu có xe ôtô xitéc đi tưới đường cho mát mẻ, có những hàng “xê cố” gánh đi bán rong ngoài đường, có những hàng kem ở chung quanh Hồ Gươm thướt tha những cô gái mặc áo hang màu, đẹp mộc mạc ngây thơ, đưa nước ngọt và kem cho khác giải khát mà lại khéo chạm vào khách một cách ý vị và duyên dáng. Đã nhớ như thế là nhớ tất cả: nhớ ánh đèn lung linh ở phía Tràng Tiền rung động trong nước hồ, nhớ Bút Tháp, Nghiên Rùa, nhớ những cây liễu xanh mơn mởn nằm nghiêng trên mặt nước chỗ cạnh trấn Ba Đình, nhớ những buổi chiều cùng con là Vũ Lăng cầm một cái sáo dính nhựa thông đi bắt ve sầu về để xem nó kêu từ miệng hay từ cái “mõ” ở hai bên háng, nhớ những buổi tối cùng vợ đi xe giờ về mạn Láng, nằm trên nệm cỏ thơm, ngửa mặt lên trời xem mây bay cùng ăn trái vải đầu mùa… ờ phải, cũng vào cữ này đây, ở Bắc việt bắt đầu có vải. Nhưng mà trái vải ở Bắc, trái vải yêu thương, trái vải thơm lừ, ngọt xớt! ít lâu sau nàt, ở Đà Lạt có nhà trồng tỉa đã lấy được giống vải đem trồng và đem trái bán ở chợ sài Gòn; thêm vào đó, ở các tiệm bán trái cây lại còn có một loại vải phơi khô, bán kí, vỏ thâm sì mà móp lại, bóc ra ăn thịt khô queo, dai nhách mà chẳng có mùi thơm gì hết. ăn vải như thế tức vô hình thoá mạ một loại trái cây nổi tiếng vì được người đàn bà đẹp nhất đời Đường ưa chuộng.
Tất nhiên, người đẹp ấy không ăn vải đóng hộp bao giờ. Người Tàu còn mê vải đến nỗi phải chế ra một thứ trà ướp bằng nước trái vải, tức và “Lệ chi hồng trà”, nhưng dù là vải đóng hộp, trà vải, vải khô hay vải tươi trồng ở Đà Lạt đem về, tất cả đều không có nghĩa lý gì, nếu anh đã được hai lần thưởng thức trái vải chính cống ở đất ngàn năm văn vật.
Ở Lạng Sơn, Tuyên Quang, có một loại vải thiều trông y hệt trái chôm chôm, có lông, ăn vào nhiều thì say và dễ bị sốt rét như ăn dâu vậy. Đó không phải là vải chính cống Bắc Việt. Vải Bắc Việt, đến mùa, không miền nào không có. Ai đi hội Phủ Giầy hẳn còn nhớ những dẫy vải dài hàng cây số, cành lá sum sê, đứng xa trông cây nào cây nấy tròn xoe nhưu cái tán, đén cuối tháng ba đầu tháng tư, trái trổ từng chùm to bằng cái nong làm cho cả bầu trời tươi lên hơn hớn vì màu xanh của lá chen vào màu huyết dụ của trái cây. Có người đã đi Tàu, đi Tây về ăn thứ vải này khen còn ngon hơn cả Tàu – và có ý muốn bảo rằng thứ vải mà Dương Quý Phi ngày xưa bắt Đường Minh Hoàng cho ngựa đi hỏa tốc lấy về để ăn chưa chắc ngon bằng.
Tiên Hưng nước chảy lững lờ,
Bên thì rặng vải, bên bờ tre xanh,
Ai về Cổ Quán cùng anh,
Mà xem bộ đội tung hoành súng gươm.
ấy đó, cái vải Tiên Hưng lẫy lừng danh tiếng như vậy mà so với cái vải Cầu Họ còn thua xa. Cầu Họ nổi tiếng vì vải là bởi đất ở đây hợp với giống vải; hơn thế ở Cầu Họ lại có một khoảng đất riêng tốt đặc biệt để trồng vải tiến.
Nói đến vải tiến thì quả thật là “cúng” được! Tôi không biết ngày xưa dân làng ở đây tiến vải các vị tiên đế ra sao, nhưng tôi biết rằng dưới thời vua Bảo Đại, dân làng Cầu Họ làm những cái lồng bằng thép chứa hàng hai ba chục ký loại vải này để gửi xe lửa gấp vào đế kinh Ngài ngự.
Lúc đó, tôi còn trẻ tuổi, ngồi yên một chỗ không thể nào chịu được. Tôi nhớ có một đêm tháng tư, không hiểu tình cờ làm sao gặp một người bạn làm xếp da rủ đi chơi tếu trên một chuyến tàu đêm chạy từ Nam vào Huế. Nửa đêm về sáng, mấy anh em lấy rượu ra uống. Ông xếp ga và hai anh “bagadít”, gặp lúc rượu ngà ngà, nghĩ ra được một món nhắm rất hách và rất quý: ngay trên chuyến xe ấy, có chở một lồng vải vào Huế cho vua Bảo Đại. ờ, cứ bảo cái vải tiến này ngon ác lắm, hay là ta móc ở dưới đáy lồng – vì chung quanh lồng đều cặp chì, mở ra thì có dấu vết dễ làm cho anh em hỏa xa đêm ấy mang tai mang tiếng – lấy ít trái ra nềm thử xem sao.
Thì ra cái vải gia dụng, cái vải thật ngon cũng có khác với cái vải thường ta ăn rất nhiều. Ngay từ cái vỏ trái vải tiến cũng đã khác thường rồi: nó không đỏ màu huyết dụ, mà ong óng một màu nâu cổ kính, mà nhẵn lì đi chớ không có gai gồ ghề. Nhìn kỹ hơn một chút nữa thì trong làn da màu nâu ấy có một chấm đỏ hiện lên. Trái vải này thực ra không lớn lắm, trung bình chỉ to hơn cái chén quân pha trà tàu một chút nhưng đặc biệt là khi bóc vỏ ra rồi, không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng cái đầu ngón tay. Cùi nó dày như cùi dừa, nhưng không trắng bạch mà lại hung hung màu ngà. Đặt lên lưỡi cắn một miếng thì nước chan hoà, ngọt sắc mà nhai thì mềm, không nhão mà lại giòn, nhai khe khẽ mà chính tai mình thấy như sậm sựt.
ới ơi trái vải của miền Bắc xa xưa, ngon biết chừng nào, ngọt biết bao nhiêu, thôi, chắc là từ giờ đến chết ta không còn có bao giờ ta được nằm trên cỏ thơm đường Láng để thưởng thức với người vợ tấm mẳn biết nhau từ một đêm mưa rào ở vườn Bách Thảo và chia tay không phải từ lúc đánh Tây mà lại chính là lúc nước nhà ca hát mừng rao độc lập, tự do thống nhất!
Nhớ ơi, nhớ sao nhá thế này! Nhớ cũng vào một mùa vải như thế này, hai vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghỉ mát thay vì đi lên núi, sáng sáng, lúc mặt trời chưa mọc, hai đứa cùng đi tha thẩn dưới rặng vải cùng uống mùi thơm của vải chín tiết ra trong không khí trong văn vắt. Chín mười giờ sáng, vào một cái quán ăn một bát canh bún, uống một chén chè tươi rồi lại đi… đi mãi dưới các vòm cây tận cho tới trưa, mệt quá, không thể đi được nữa, phải ngồi dựa vào gốc cây thiêm thiếp… Mặt trời bắt đầu lên cao. Có vài chỗ mạ đã tốt giãi ra mơn mởn xanh màu cốm giót.
Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu? Tại cái xứ có nhiều loài kèn xe hơi cực kỳ tối tân này, em có biết rằng có người chồng thỉnh thỏang trông ra nắng tháng tư lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng ta đang dựa gốc cây thiêm thiếp, sực nghe thấy tiếng chim tu hú đậu ở đâu mà kêu to như thể ở chính bên tai ta vậy?
Phải rồi, cứ mùa vải đến là có chim tu hú. Tiếng chim kêu nào có độc đáo gì đâu, mà xét ra cũng chẳng hay ho gì cả vậy mà không hiểu làm sao kẻ xa nhà, nằm gối đầu tay sầu giữa tháng tư, lại cứ nhớ da diết, nhớ tê mê đến cái tiếng của nó và ước ao lại được nghe lại một lần. “Tu hú! Tu hú! Tu hú!”. Thấy cái mã chim xấu xí mà tiếng kêu lại nhạt phèo, trẻ con lấy đá ném, kèm theo câu chửi “Tu hú! Chú mày chết!” nhưng chim vẫn cứ kêu như thường và có khi đứng ở trên tít ngọn cây mà nhin xuống như không coi thiên hạ ra gì cả.
“Tu hú! Tu hú!” Thế là cái gì vậy? Nó bảo rằng mùa xuân đã qua đi, mùa hè đã đến, nếu không yêu lấy đời thì thu đến và đông sang sẽ hết biến một năm? Hay là nó kêu gào nỗi buồn trơ trọi kẻ du mục, suốt đời không có tổ, phải đi đẻ nhờ trên đất khác, rồi bây giờ nhớ con, đậu thật cao mà gọi con? Hoặc là chim sống mãi cuộc đời lang thang, mộng làm chuyện lớn lao, không nghĩ đến gia đình mà bây giờ thấy ngày tàn bóng xế vẫn chẳng làm được trò gì hết, nên kêu lên để cho thiên hạ biết cái lòng tiếc nuối của mình?
Thôi, nhưng muốn cách gì đi nữa thì mùa xuân cũng đã chết rồi, bây giờ chỉ còn lại những ngày mỏi mệt để ngồi mà tiếc nhớ, thèm thuồng những ngày vui đã qua đi như bóng nắng chiều lên tường hoa nhà cũ.
Ngày xưa, có người nghe thấy hơi may, chắp tay xin hai sao bến Hán cho vợ chồng được đoàn tụ vào ngày thất tịch. Mình bây giờ thấy tháng tư đem tiếng ve sầu, tiếng tu hú trở về chỉ thấy buồn não nề, vì có ngờ đâu cái buổi sáng nào đó vào giữa tháng tư vợ ra bến nước tiễn chồng đi chơi lại chính là ngày ly biệt – chốc đà ly biệt mười mấy năm trời, mà không biết đến bao giờ mới lại được đoàn tụ với nhau!
Nhớ lại hàng hôm đưa nhau trên bến nước đìu hiu, hai đứa cùng trèo lên một trái đồi, giong một ngọn đèn mờ lên uống rượu và ăn bữa cơm thanh đạm mà ngon, chắc chắn là đến khi nhắm mắt cũng không thể nào quên được. Nhớ đến miền Bắc xa xôi, nhớ đến ngày gia đình bị chiến tranh tàn khốc chia cây rẽ lá, người chồng nằm ở cái đất này làm cách gì mà quên được người vợ khéo tay mùa nào thức nấy, thân chinh muối dưa, nén cà để cho hợp ý chồng, mùa nào thức nấy, đi chợ lo từ con cá lá ray, để cho cm lành, canh ngọt.
ở đấy này, trời nóng như nung như nấu. Buối trưa, ăn xong rồi, gặp những hôm khó ngủ, nằm nhắm mắt gối đầu tay mà nhớ những chuyện xa xưa, người chồng thường vẫn thấy hiện ra lờ mờ trong trí óc cái bóng lưng thon nhỏ của người vợ ngày xưa, ngồi ở cửa trông xuống dưới vườn, cắt những chũm cà để đến hôm sau đem muối. Ngon biết chừng nào, cái quả cà Nghệ muối vừa vặn, lấy ra ăn với nước rau luộc hay là canh trứng cua đồng vắt chanh cốm thơm lạ thơm lùng.
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trông đậu, trồng khoai, trồng cà.
Cà trồng tháng hai, cuối tháng ba, đầu tháng tư đem ra ăn thì nhất, không thể nào đúng “líp” hơn. ăn một chén cơm chỉ có chan nước lã không thôi, mà điểm mấy quả cà Nghệ thanh thanh, mặn mặn, cắn cứ giòn tanh tách, anh sẽ thấy là đưng mệt mỏi, người cũng tỉnh ra liền và muốn ăn một, anh cũng cứ phải ăn hai, ăn ba mới chịu. Cái “cà bát” dầm tương ăn cũng “ác” lắm”: này cứ thử dùng cao lương mỹ vị độ một tuần mà coi, anh chán ngấy lên đến mang tai, về nhà, lấy cơm nguội với thứ cà dầm tương này ăn thử rồi nói chuyện lại cho tôi nghe nhé!
Gớm thay cái xứ Bắc Việt mến thương không giàu bằng ai, không sang bằng ai mà sao lại sản xuất được cái cà, cái dưa, cái tương, cái mắm ngon “quỉ khóc thần sầu” đến thế.
Công anh làm rể Chương Đài,
Một ngày ăn hết mười hai vại cà…
Câu hát khéo phóng đại làm sao! Nhưng quả cà ở Bắc, quả cà chính cống ở trên đất Bắc, nó ngon đáo để là ngon, muốn gì ta cũng cứ phải tin như thế và riêng tôi lại biết chắc có những ông ngoại quốc đến Bắc Việt chê ỏng chê eo mà ăn tương ăn cà như quỉ, ăn hết cả cơm, ăn đến nỗi phải vào nằm nhà thương để… xổ!
Hỡi ôi là cái lòng thương nhớ của người ta: nhiều cái chẳng ra cái “chết” gì mà làm cho mình nhớ quá. Nhưng nhớ đến quả cà Nghệ hay là miếng cà bát dầm tương ăn đúng vào lúc hè, có phải đâu chỉ là nhớ cà mà thôi, mà chính nhớ đến người vợ tào khang, từ thuở bé đã được mẹ dạy cho cách làm tương cà mắm muối, lớn lên chỉ sợ không muối dưa muối cà được bằng chị bằng em, - vì vẫn nghe thấy nói rằng muốn biết tài bếp núc của các bà các cô, chỉ xem mèm muối tương cà thừa đủ!
Nhưng coi chừng đó, hỡi người bạn háu ăn! Cà mềm môi chén tì tì vào, khát lắm, mà phàm đã khát mà theo tác phong ở trong này, cứ nã hết ly đá lạnh này đến ly trà đá khác, hết chai lave nọ đến chai nước ngọt kia thì bụng dễ trương lên như cái trống.
Khéo biết ý chồng, người vợ đã nấu vài chén chè để cho chồng xi giải khát mà mát ruột. Tháng tư chẳng chẳng là tháng “đong đậu nấu chè” đó sao? ở miền Nam này, chè ngọt là một cái gì thường quá, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, sà vào một cái tiệm hay một cái xe đậu ở đầu đường cuối ngõ, anh cũng có đủ thứ chè dùng: chè đậu xanh, chè bạch qu, hạt sen, chè phổ mài nhần, chí mè phù, chè hạnh nhân, chè trứng… ăn một vài chén, xỉa tiền ra trả là xong. Tiện quá. Cũng y như thể ta đi chơi vậy!
Tôi yêu yêu cái tính tình thực tế, cái cách giải quyết mau lẹ và khoa học ấy, nhưng tôi lại yêu hơn cái thú la cà, chậm rãi của Bắc Việt xưa cũ, đi hát thì phải đi hát cô đầu, uống trà thì phải đủ lệ bộ, quân, tống đâu ra đó, ăn uống thì phải ăn cho sành cho kỹ, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
Đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ rằng chưa chắc chè ở Bắc Việt đã thực ngon hơn chè của các chú bán đầy đường, nhưng quả thực ăn một chén chè ở Bắc tôi thấy thấm thía vô cùng là thấm thía. Đó là tại vì đậu để nấu chè thuộc một giống tốt hơn mà lại trồng trên một thứ đất màu mỡ hơn Tại vì các thứ chè ở Bắc nấu không giống chè ở Nam? Hay là tại vì mình “tưởng” như là ngon hơn bởi vì chè Bắc do chính tay mẹ mình, người thương của mình thân chinh vào bếp nấu cho mình?
Có lẽ cả ba giả thiết trên đều đúng cả Hiện nay đi bách bộ trên các nẻo đường ở miền Nam hay la cà vào các chợ, các sạp ở mười một quận đô thành, người “di cư” chợt thấy có hàng xôi vò chè đường, ít khi ngăn được khẩu cái khỏi thèm thuồng. Có nhiều hôm, ta lại thấy có những bà hàng rong bán chè đậu đãi, chè đậu đen xôi vò, chè hoa cau cũng hấp dẫn mê ly đáo để; nhưng tất cả các chè đó chỉ là một thí dụ rất nhỏ bé của cái hệ thống chè bao la bát ngàt của miền Bắc mà ta thương ta nhớ.
Chao ôi, có ai sầu xứ vào một ngày nào đó, thấy trong người háo quá, thèm cái phong vị chè của nơi nghìn năm văn vật có nhớ đến chè cốm không? Vào tháng tư, củ mài nhiều, vợ chồng nấu chén chè củ mài để vợ chồng cùng ăn trước khi đi ngủ cũng hấp dẫn lạ lùng, nhưng điển hình nhất cho chè ở Bắc Việt đó ai quyên được chè lam và chè bà cốt?
Tại sao lại kêu là chè bà cốt? Thú thực đến bây giờ tôi cũng không hiểu cái tên chè này phát sinh từ điểm tính nào – có phi từ câu hát bình dân “Con chim chính choè… ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai, còn cái thủ cái tai đem lên biếu chúa, chúa mới hỏi chim gì? Con chim chích choè, nó đậu cành chanh…” nhưng chè bà cốt quả là một thứ chè đặc biệt Bắc Kỳ, ba chục năm ở miền Nam, tôi chưa thấy có nhà nào nấu! Tội nghiệp, cái chè ấy có gì lạ đâu, chỉ có gạo nếp, mật và gừng, nhưng nói đến chè, không hiểu tại sao tôi lại nhớ nhiều nhất đến chè bà cốt! Nhớ như thế tức là nhớ đến hồi tôi còn nhỏ lắm, còn bà, còn bố mẹ, đông đủ đại gia đình, mỗi khi nhà có vụ gì buôn bán phát tài thì bà nội tôi lại “ gióng lên: “Hôm nay để tao nấu cháo bồi cho trẻ con ăn” hay “à, lâu lắm, không nấu chè bà cốt. Có đứa nào ăn không, bà nấu cho một nồi”!
Ngày xưa, đời sống của người dân vất vả và tằn tiện, có đâu như bây giờ. Làm ăn một nắng hai sương, tối ngày vất vả kiếm ra được tiền, nhưng nào dám ăn vào miệng bao giờ. Tôi nhớ rằng thầy mẹ tôi buôn bán vào cái hạng đủ ăn mà nửa tháng hay một tháng một lần mới dám liều ăn một bát cháo lòng bò sai người đi mua từ hiệu “Cát Tường” ở Cầu Gỗ đem về, hay hôm nào phởn lắm mới dám đưa đứa con cưng nhất đi ra Bờ Hồ ăn một bát phở tái ba xu.
Chè bà cốt, chưa chắc đã ngon hơn các thứ chè khác trên đất Việt thân yêu, nhưng cứ mỗi khi nói đến chè thì tôi lại nhớ ngay đến chè bà cốt, có lẽ là vì nhớ đến ngày còn nhỏ, sống trong thanh bình, ở không có binđinh, máy lạnh, ăn không có patê gan, phomát và bơ, chỉ có những món ăn mèng thế thôi nhưng lúc nào cũng mát ruột, mát lòng, không vì “miếng ăn quá khẩu thành tàn” mà bị ngoại quốc nó khinh cho như chó!
Chè đậu đãi bây giờ người ta gánh bán khắp các ngả đường, nhưng cũng thuộc loại chè đậu này, tôi ít thấy có ai làm chè lam. Hỡi những người bạn ở đây hay phiêu bạt nghìn trùng mây nước, bây giờ mỗi khi thấy năm hết tết đến có còn nhớ những đêm mùa xuân lành lạnh, chúng ta đóng cửa lại uống ruợu, đánh bài rồi đến lúc tàn canh thì cùng xúm lại quanh bàn ăn chè lam, uống trà mạn sen?
Tội nghiệp cho người vợ bé nhỏ đầu tắt mặt tối, miễn sao làm cho bạn chồng và chồng được vui vẻ là mãn nguyện! Trà mạn sen phải do chính tay mình mua sen, tỉa lá, lấy “gạo” rồi ướp lấy, sấy lấy; còn chè lam cũng phải do mình đãi đậu, quấy lấy và chính mình xem lúc nào nên bỏ đường, cho gừng, bắc ra và đn vào đĩa, cho vào trong “lồng bàn”. ăn cái chè lam, nó không mềm quá, mà cũng không rắn quá. Đến lúc tôi lớn lên, không còn mấy nhà làm chè lam nữa.
Bây giờ, nhớ đến cái loại chè lam này, thỉnh thỏang tôi lại thấy hiện ra trên màn bạc của trí óc những buổi chiều ở căn nhà cổ kình đầu Hàng Gai, u già tắm rửa và thay quần áo cho tôi xong rồi, tôi lại “lẩn” ra đầu Hàng Trống, ngay ở dưới cây đèn, trông sang nhà Đỗ Bá Tỵ, vẽ tranh bạch hổ, để ăn ốc luộc hay mua ô mai, trám, khế, để ăn. Một bà già đội một cái mẹt con cứ vào khoảng sáu bảy giờ chiều thì ngồi lại đó bán quà cho trẻ con. Trong các quà đó, tôi nghiện nhất chè lam – nhưng cái chè lam này không phải là chè lam đơn đĩa mà là chè lam đóng thành bánh mỏng, dài bằng bàn tay, hình cái lưỡi, hai đầu tròn, ngoài có rắc một lớp bột mỏng như kiểu kẹo vừng, kẹo bột.
Tháng tư, đong đậu nấu chè
Nói đến chè Bắc Việt, người xa quê tự nhiên thèm lại mấy thứ chè bây giờ không còn nữa, nhớ luôn cả chè hoa cau, chè củ từ, nhớ chè đường vẩy mấy giọt dầu chuối hăng hăng, nhớ thạch chan nước đường có ướp hoa bưởi từ đêm hôm trước…
Thực ta, có hôm nào rầu rầu trong bụng, sầu sầu con tim, mình nhẩn nha nấu lấy một cái thứ chè ao ước để mình thưởng thức với mình, cũng cứ được đi; nhưng nghĩ vậy mà thôi, chớ cũng chẳng bao giờ làm cả Là vì có nấu lên ăn cũng không ngon lành gì mà lại rầu thêm, vì đâu còn cái hưng vị chung tình, bùi ân ngọt ái của người vợ vui cái vui của chồng, buồn cái buồn của chồng, mà lại khéo đón ý chồng nấu đôi chén chè để hai vợ chồng cùng thưởng thức trong bầu không khí lắng đọng của ban đêm có tiếng ve kêu lẫn với lời oan trách của con tất xuất.
Anh cứ thử tưởng tượng một con lộ dài như đường Công Lý chẳng hạn, chạy từ Chợ cũ cho đến Tân Sơn Nhứt, sơ sơ cũng mươi cây số dài, vậy mà chỉ có vài chỗ có ba cái cây cho ta bóng mát còn thì toàn là nắng, nắng suốt ngày, nắng như điên, thế mà anh lại lên cơn yêu Sài Gòn muốn đi nhởn nha ngắm cảnh thì khỏi phải ước đoán, lúc về, nếu không thành lợn quay ít ra anh cũng “trúng”, phải cạo gió rồi uống Càn khôn tán, Căn cơ tán vài ba phong là xoàng.
Miền Nam mến thương ơi, thương mến miền Nam thì lúc nào cũng có thữa, nhưng muốn tìm những lý lẽ độc đáo để khen cái nắng chói chang ấy thì quả thực không thể nào khen nổi. Ấy là tại vì nắng khổ đến thế nào cũng vấn cứ chịu được đi, nếu mình không dư tiền để đi nghỉ mát Vũng Tàu, Long Hải; nhưng bực nhất là có hôm đang nóng vỡ đầu như thế thì trời lại giáng một trận mưa đột ngột làm cho nhiều khi không kịp tìm một nơi ẩn trú, cứ phải đi đại ngoài đường như một triết nhân, mặt mũi tèm nhem, quần áo lướt thướt, mà về đến nhà thì sổ mũi nhức đầu, ơn ớn lạnh nơi xương sống. Cái bịnh tê thấp chẳng biết có phải một phần phát sinh vì mưa nắng thất thường, vì khí hậu ở đây nóng ghê náng gớm mà bên trong thì lại ẩm thấp chẳng? Mình vào ở đây thấy tê thấp nhiều quá cũng đâm ra trợn, ăn thức gì cũng phải nghe ngóng xem sao, mặc dầu ai cũng biết miền Nam yêu quý còn món ăn đem lại cho người viễn khách những hương vị tân kỳ độc đáo.
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng,
Về ruộng ăn cá, về đồng ăn cua.
Cua cá nhiều, hình như cũng chẳng lợi lắm cho người tê thấp cho nên người Bắc sành ăn vào đây chỉ mơ ước có một thứ trứng nhạn mà thôi. Nhưng mơ là một chuyện mà được ăn lại là chuyện khác, có phải người nào muốn ăn cũng được ăn đâu. Đó là vì vào tháng tư, ở miền Nam, tại các đảo ven bờ biển trong vịnh Thái Lan có những khu rừng sác trù mật mà các loài chim biển thường về làm tổ và sinh con đẻ cái. Đó là mùa chim nhạn đẻ trứng…
Tháng tư cơm gói ra Hòn
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai.
Đồn rằng ăn cái trứng nhạn này mát ruột mà lạnh hạ đờm mà lại thong tiểu tiện nên nhiều người vào đây ao ước lắm, nhưng vì không thuận tiện trong sự giao thong một mặt, lại không thể lòn Hang Mai mặt khác, nên đành cứ phải sống nhăn ở thủ đô ăn cơm gạo Mỹ hột tròn chin trăm đồng một tạ và uống rượu với xoài xanh hay mận rồi nằm gối đầu tay không nhìn én nhạn bay qua như Cao Bá Nhạ mà lại nhìn sang cái mái tôn nhà hàng xóm suốt ngày vặn rađiô nhức óc và dăm thì mười hoạ mới thấy trời, khi nào Mỹ thả hoả châu trong đêm tím.
Không. Nói thế mà thôi, chớ anh nào nghiện trái cây thì ở đây cũng thú vị, anh có thể an xoài xả láng – mà đủ các loại: xoài cát, xoài tượng, xoài ang ca, xoài roi; để các thứ; xoài chin cây, xoài nhuộm, xoài ngâm khá đá – ăn mận kỳ thích thì thôi. Thêm nữa, lơtuma ăn ngon như bở mặc dầu hơi bí và nghẹn cổ nếu ta ăn hơi hấp tấp; vú sữa từ giêng hai đến tháng này vẫn còn đầy rẫy trong chợ, bên lề đường; anh làm bà ly nhậu với các thứ đó và nhìn ra trời nắng chói chang, lấy tay bóp lấy đầu nhức quá và ngâm một bài “Bạch Tuyết thi”, ấy thế mà cũng có lúc tưởng mình là một thứ tiên ở hạ giới rồi.
Ấy là nói những lúc anh cao hứng vì có rượu nó “đưa” đi, mình cảm thấy hùng hồn phấn khởi. Về nhà, lăn ra giường ngủ một giấc thật dài, đến khi tỉnh dậy thì thấy trăng chiếu vào giường. Anh nhớ lại bài thơ cũ:
Thấy trăng chiếu đầu giường,
Tưởng mặt đất mờ sương,
Ngửng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Anh nhớ cố hương không phải là không có cớ. Vào cữ này, ở Bắc Việt, trời cũng bắt đầu nóng, nhưng không nóng như thế này. Cái nóng ở Bắc cũng làm cho rôm sảy nó đốt người ta một cách khó chịu, nhưng đương đi ngoài nắng mà vào chỗ râm thì da thịt ta cảm thấy bình thường ngay, chớ không điên cuồng, rồ dại lên. Anh muốn tắm, và tắm thì thấy mát da mát thịt liền. Ở đây, có khác: anh đương nóng, nghĩ bụng về đến nhà phải tắm liền, nhưng vừa cởi quần áo anh thấy sởn gai ốc, và có khi suy đi nghĩ lại một chút, có người ngại mà thôi không tắm nữa, đợi đến hôm sau cũng được.
Nói về mấy cái thú ở đời, có nhà thi sĩ đã cho cái tắm là một cái thú ngang với cái thú đi chơi những vùng đất đẹp mùa xuân, cái thú uống rượu hoàng hoa mùa thu và cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông. Người tỉnh rượu lúc canh tà, nhìn trăng rồi cúi đầu nhớ cố hương, lúc ấy them cái thú tắm suối của một ngày xa xôi ở xứ Mường vùng Việt Bắc, them không biết thế nào mà nói.
Đó là những ngày tay chống gậy, vai mang ba lô, anh lang thang trên các nẻo đường đất nước để sống cái đời lý tưởng: vừa hôm qua mới ở Đọi Đệp ngủ trên mặt đất lạnh, ăn tô phở vịt thì chiều hôm sau đã ở trên đỉnh núi vùng Hoàng Su Phò với một gia đình Mèo; sớm ngày vừa thấy ở trong một thung lũng Ngũ Châu thì chiều tối đã ngồi hút thuốc vặt ở Thường Sơn, Cẩm Thuỷ.
Làm sao mà quên cho được những ngày sống từ Hoà Bình đến Ngũ Châu, Lang Chính, Quảng Hoả, Bái Thượng, Ngọc Lạc…Vào cái khoảng tháng từ này đây, trời bắt đầu nóng, ngày nào mình cũng đi tắm suối ở xứ Mường và cho đến nay vẫn còn ghi ở trong long biết bao nhiêu kỷ niệm xanh một màu núi tím, nước xanh. Cứ vào giờ ngọ, trai gái dắt nhau đi tắm, máng nước bắc từ trên đỉnh núi xuống. Con gái Mường, con trai Kinh vẫy vùng trong những vũng nước ở chân núi, trông xa y như thể là thần tiên cổ Hy Lạp tả trong tập “Tiếng hái nàng Bilitis” của Pierre Louys: nước thì xanh, nùi thì tím, hoa trên sườn núi đỏ màu cánh sen mà các cô nàng thoát y lại trắng như ngó sen, tóc rủ xuống lưng, đen như mực tàu…Người con trai Kinh lạc loài vào giữa các tiên nữ ấy, thoạt đầu thấy ngượng ngùng, nhưng sau quen đi cảm thấy ghiền tắm suối và không ngại đùa giỡn và té nước vào các cô nàng vây lấy anh ta như trong một hội hoa đăng trên thượng giới.
Ông thi sĩ nào đó từng đề cao cái thú tắm Lục Hà Trì mùa hạ không biết có được hưởng thụ cái sướng tê người của anh chàng văn nghệ Bắc Việt không, chứ tắm như thế đó ai mà không nghiện.
Muốn cách gì, cứ đến trưa là phải lo sửa soạn đi tắm rồi, không thế thì không chịu được: Tắm như thế không phải là tắm cho cái than thể tục tằn này mà là tắm luôn cho cả đôi mắt, tắm nốt cả cái tâm hồn phiền toái của mình vì vừa tắm, vừa ba lơn, vừa trò chuyện, mình mới thấy cô gái Mường đáng yêu biết chừng nào, chân thực biết chừng nào.
Bất cứ cái gì cũng làm cho cô sung sướng và cười lăn cười lộn: một miếng xà phòng, vật thử có là bao, nhưng đem cắt từng miếng nhỏ bằng ngón tay biếu mỗi cô một miếng thì đã là cả một trời hạnh phúc.
Cố nào cũng muốn tắm cho anh và cô nào cũng có một đôi ba điều để chỉ bảo cho anh biết: chỉ có người Mường tắm thế này thôi, chớ người Mán không có tắm nhiều, còn người Thái ở trên đỉnh núi cao từ thuở bé đến già không có nghĩa gì, mà cả cái phép tắm bằng sữa, tắm bang đầu thơm của các ông hoàng bà chúa hiện nay không nước mẹ gì so với các cô nàng cao cấp người Mường ngày trước: đi tắm, các cô có chừng mười, mười lăm nữ tì đi theo, kẻ mang quần áo, người mang gương lược. Cái suối tắm được vây kín lại. Tắm xong thị nữ đưa cô nàng vào một nhà mát dựng lên gần đó, đặt lên một cái ghế cao bằng trúc mà chỗ ngồi có đục sẵn những lô thong hơi. Trong khi kẻ chải đàu, người xoa nắn, một vài thị nữ khác đã sửa soạn sẵn một lư hương cổ đặt ở dưới ghế; trong lư hương, có đốt trầm, rễ nhang bài và nhiều thứ hoa thơm khác phơi khô, tất cả cháy riu riu, âm ỉ, đủ cho một ngọn khói nhẹ nhàng bốc lên, lọt qua ghế trúc để thấm nhuần vào da thịt, vào long, vào tóc của cô nàng.
…Ngày nào tắm, cũng cứ phải đủ nghi thức ấy. Lần lần, toàn thể da thịt, long tóc của cô nàng thành ra một thứ trầm hương thự thụ đến nỗi không cần phải “thực thi”, chỉ nghĩ thôi, mình cũng đã thấy người đẹp trầm xông xạ ướp đó mát rời rợi đến chừng nào và bất cứ ngửi vào đâu cũng thơm biết ngần nào…
Nghĩ đến thế, không tài nào ngủ được, mà lại càng thấy người mình đã nóng, lòng ruột mình lại càng nóng thêm lên. Bao nhiêu chuyện xa xưa vớ vẩn ở đâu kéo lại, giăng tơ trong óc mình như mạng nhện.
Phải rồi, vào mùa này đây, hoa gạo bắt đầu nở đỏ chói ở ven hồ Hoàn Kiếm, rơi xuống nước xanh, rụng xuống cỏ xanh, ve sầu lột cánh đã kêu rền rền vào buổi trưa; và cứ chiều chiều dân Hà Nội kéo nhau đu dạo quanh hồ, trải chiếu lên cỏ hay dắt nhau đứng giữa cầu Thê Húc nhìn ra những phố Pônbe, Tràng Tiền hay Hàng Đào, Ngõ Hồ, Cầu Gỗ lập loè nghìn vạn con mắt điện màu sang chói.
Tháng tư đầu mùa hạ.
Tiết trời thật oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả
Nỗi ấy tỏ cùng ai.
Tình này buồn cả dạ!
Mấy câu thơ ấy, học thuộc lòng khi còn nhỏ bé ở một ngôi trường trăng giữa phố Hàng Vôi – Không biết có phải của cụ Bảng Mộng không nhỉ, chẳng hiểu tại sao đêm nay lại đến với tôi? Mà tại sao có lúc tôi quên phứt mất rồi, mà đêm nay tự nhiên lại nhớ rành mạch không quên một chữ?
Nhớ đến như thế, tức là nhớ lại cả một thiếu thời lúc còn mặc cái áo maga đi học, vừa đi vừa tung chiếc giày do Đức Mậu lên trời vì đi giày nóng chân quá, giẫm đất nó thảnh thơi, mát mẻ hơn. Ồ, “tiết trời thật oi ả” nhưng tại sao chỉ vì thấy “tiếng dế kêu thiết tha” và “đàn muỗi bay tơi tả” mà cụ Bảng “buồn cả dạ” và không biết “tỏ nỗi ấy cùng ai”?
Đến bây giờ nằm nghĩ lại một cách thong mình, thấu đáo, tôi thấy không vô lý gì hơn, vì nhớ đến “tháng tư đầu mùa hạ”, tôi không thấy buồn một chút nào.
Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu với những buổi bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong thả như trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả trời đất trong như là pha lê mà cái than mình nhẹ tênh tênh như là có cánh.
Anh có thể đi dạo như thế chừng nửa tiếng đồng hồ rồi mới về tắm rửa và làm công chuyện. Đời ngọt ngào trầm lặng và thong thả. Chứng chín mười giờ, nắng hoe lên, trời bắt đầu nong nóng, nhưng đời sống trầm lặng không làm cho anh đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Vừa làm việc, anh vẫn có thì giờ pha một ấm nước trà tàu để nhắp giọng cho đỡ khát nước cả ngày. Anh có thì giờ trò chuyện tâm tình với các bạn quen và nếu anh mệt, tôi mời anh làm như tôi khi còn nhỏ, bắc một cái chõng tre, tìm một chỗ mát nhất trong nhà, ngửa mặt nhìn lên trời xem mấy bay, ăn củ khoai lang vàng đầy nhựa rồi thiu thiu nhủ lúc nào không biết…
Êm ái thay những giấc ngủ sang tháng tư có gió mát đem lại cho ta những giấc mộng thiên thần. Cứ nghĩ rằng người ta ở đời chịu bao nhiêu khổ luỵ, lo bao nhiêu thứ “bà rằn”, trải bao nhiêu nỗi buồn thương vô nghĩa, rồi rút cục lại làm nên thiên tứ đỉnh chung, giàu thiên ức vạn tải, buông xuôi hai tay xuống cũng là hết, hết cả, không hơn gì một anh nghèo rớt mùng tơi không có tấc đất cắm dùi, không có cả vợ cả con để chia lo sẻ buồn…thì mình lại càng thấy hưởng được phút nào nhàn nhã, sống được phút nào thong thả với nội tâm mình, tức là được lãi…
Cái người đàn ông Bắc Việt lắm khi lạc hậu đến như thế đấy. Mà không những lạc hậu, lắm khi lại điên khùng: nằm đâu mà mơ ước tận đâu, ở thung lũng thì mơ trèo lên nùi ngắt một bông hoa mà đương ở biển thì lại mong lên rừng xanh, bẻ đôi cành, hái một quả sim chin vừa ăn vừa nghe tiếng chim kêu vượn hót.
Tôi cũng thế: nằm ở đây, tôi nhớ tháng tư ở Bắc Việt xưa cũ không biết ngần nào và trong những giấc mộng thiên thần, đố ai tưởng tượng được long tôi bàng hoàng đến chừng nào khi thấy mình còn là đứa trẻ lên năm lên sáu, đi ra ven hồ, tìm đến các bãi cỏ, dưới các gốc cây để đái vào những cái lỗ con con bắt dế, vì mùa này là mùa dế sắp chui ra, leo lên cây để lột xác thành những con ve sầu. Có khi đi như thế một mình, có khi đi với vài chúng bạn. Cả mấy đứa mang theo một cái ống bơ, nếu đái vào lỗ mà chưa đủ cho dế phải ngột mà bò lên thì chúng tôi lấy ống bơ ra nằm xuống bãi cỏ ở vệ hồ, thò tay xuống múc nước đổ vào lỗ dế. Chừng mười hai giờ, trời bắt đầu nắng to. Mệt quá, tìm một cái bong mát dưới một cây cao nào nằm khểnh, nhìn ra những bãi cỏ chung quanh xem những cái “búp đa” màu vàng ố rơi xuống cỏ rồi nhặt lấy thi nhau thổi, hoặc tìm những quả đa rụng, lấy tay khía vỏ xanh ra đến cái thịt đỏ lấy con dao nhỏ khắc cái mắt, cái mũi thành những cái mặt nạ Quan Vân Trường, Lữ Bố hay Lưu Bị…
Không một ngày nào, tôi không bị mẹ đánh và giam như tên tử tù ở trong nhà. Những ngày như thế, tôi thường hay mắc võng vào hai cây nhãn ở sau vường nằm ngủ, mơ những cuộc giang hồ vặt ở con đường Hàng Vôi sau nhà Máy Đèn chi chit những cây nhột để bắn sáo sậu và chim khuyên; mơ những buổi lãng du trên cầu Bồ Đề sang bên Gia Lâm, Gia Quất; và mơ những buổi sang đi tha thẩn lên Cột Cờ, gần trại lính, cầm một cái đinh chọc vào cây đa lấy nhựa để sang ngồi ở đài “Chiến sỹ trận vong” vê lại thành quả bóng. Cứ mơ như thế rồi thiu thiu ngủ lúc nào không biết để đến khi thức dậy thì nghe thấy tiếng ve sầu kêu rền rền ở chung quanh nhà.
Tôi không hiểu tại sao có người lại không chịu được tiếng ve kêu và cho là đinh tai nhức óc. Riêng tôi, cứ đến đầu mùa hạ, thấy tiếng ve kêu rền rền trên các cây me, cây sấu, cây xoan, cây gạo, tôi cảm thấy một cái thú khác thường của một người nằm mơ mơ màng màng sắp ngủ mà có một gian nhạc tuyệt vời từ trên trời tấu cho mình nghe một bản nhạc kỳ diệu không thể được thưởng thức hai lần trong một năm.
Nắng mới tháng tư thường làm cho người ta mỏi mệt vào buổi trưa. Thành phố Hà Nội im ắng tiếng người, tiếng xe: anh châm một điếu thuốc lá, cầm tờ báo đọc thiu thiu sắp ngủ… thì đột nhiên có tiếng ve kêu, trước khoan khoan, sau mau mau, rồi cứ kêu như thế rền rền, không ngớt, lớp này vừa nghỉ thì lại có lớp kia thay, đều đều mà liên tục đến nỗi nghe tiếng ve, anh cảm thấy trời đất im lặng lạ lùng, nếu ve ngưng bản nhạc một giây thì y như thể có ai phá sự im lặng thần tiên đó.
Tôi yêu tiếng ve kêu và tôi lại yêu cả cái kiếp ve nghệ sĩ. Cái kiếp gì quái gở! Từ lúc còn là trừng mèn đến lúc thành nguyên hình ve ve, vỗ đôi cánh huỳnh kim ca hát cho thiên hạ nghe khúc nhạc mê ly, tính ra phải bốn năm ròng tu luyện, lúc ở dưới đất đen, lúc đào lỗ chun lên, lúc đối phó với loài người chỉ rình bắt đem về chiên mỡ hay loài chim loài kiến tha về ổ để cho vào tồn kho, ấy thế mà đến lúc mạnh chân khoẻ tay múa may, ca hát được thì chỉ sống nhiều lắm ba mưi ngày! Cái kiếp con vờ âu cũng thế. Nhưng mà ở đời có mấy ai thấu tâm sự của ve? Đông đảo thay là những người chê trách ve chỉ biết ca hát múa may rồi đến khi mùa đông tháng giá thì tiền hết gạo không phải đến vay kiến! Khốn nạn, ve có bao giờ sống được đến khi gió bấc thổi đâu.
Thường khi chưa tới giữa mùa hạ ve đã “từ bỏ cái nghiệp du ca”, buông chân báo vào cành cây rớt xuống đấy “kim thiền thoát xác” giúp cho con sâu cái kiến có một thực phẩm tích trữ ăn dần trong mùa đông tháng giá.
Tôi chưa ăn sùng ve chiên mỡ bao giờ, nhưng bây giờ nghe thấy tiếng ve kêu ở trong rừng, trên núi hay giữa đô thành ngọc ngà này, bất cứ lúc nào, tôi cũng nhớ lại cái tiếng ve kêu rền rền đặc biệt ở Hà Nội ngày xưa. Nhớ tiếng ve tức là nhớ những buổi trưa và buổi chiều sẩm tối vào cứ tháng tư ở cái Hà Nội mến yêu có xe ôtô xitéc đi tưới đường cho mát mẻ, có những hàng “xê cố” gánh đi bán rong ngoài đường, có những hàng kem ở chung quanh Hồ Gươm thướt tha những cô gái mặc áo hang màu, đẹp mộc mạc ngây thơ, đưa nước ngọt và kem cho khác giải khát mà lại khéo chạm vào khách một cách ý vị và duyên dáng. Đã nhớ như thế là nhớ tất cả: nhớ ánh đèn lung linh ở phía Tràng Tiền rung động trong nước hồ, nhớ Bút Tháp, Nghiên Rùa, nhớ những cây liễu xanh mơn mởn nằm nghiêng trên mặt nước chỗ cạnh trấn Ba Đình, nhớ những buổi chiều cùng con là Vũ Lăng cầm một cái sáo dính nhựa thông đi bắt ve sầu về để xem nó kêu từ miệng hay từ cái “mõ” ở hai bên háng, nhớ những buổi tối cùng vợ đi xe giờ về mạn Láng, nằm trên nệm cỏ thơm, ngửa mặt lên trời xem mây bay cùng ăn trái vải đầu mùa… ờ phải, cũng vào cữ này đây, ở Bắc việt bắt đầu có vải. Nhưng mà trái vải ở Bắc, trái vải yêu thương, trái vải thơm lừ, ngọt xớt! ít lâu sau nàt, ở Đà Lạt có nhà trồng tỉa đã lấy được giống vải đem trồng và đem trái bán ở chợ sài Gòn; thêm vào đó, ở các tiệm bán trái cây lại còn có một loại vải phơi khô, bán kí, vỏ thâm sì mà móp lại, bóc ra ăn thịt khô queo, dai nhách mà chẳng có mùi thơm gì hết. ăn vải như thế tức vô hình thoá mạ một loại trái cây nổi tiếng vì được người đàn bà đẹp nhất đời Đường ưa chuộng.
Tất nhiên, người đẹp ấy không ăn vải đóng hộp bao giờ. Người Tàu còn mê vải đến nỗi phải chế ra một thứ trà ướp bằng nước trái vải, tức và “Lệ chi hồng trà”, nhưng dù là vải đóng hộp, trà vải, vải khô hay vải tươi trồng ở Đà Lạt đem về, tất cả đều không có nghĩa lý gì, nếu anh đã được hai lần thưởng thức trái vải chính cống ở đất ngàn năm văn vật.
Ở Lạng Sơn, Tuyên Quang, có một loại vải thiều trông y hệt trái chôm chôm, có lông, ăn vào nhiều thì say và dễ bị sốt rét như ăn dâu vậy. Đó không phải là vải chính cống Bắc Việt. Vải Bắc Việt, đến mùa, không miền nào không có. Ai đi hội Phủ Giầy hẳn còn nhớ những dẫy vải dài hàng cây số, cành lá sum sê, đứng xa trông cây nào cây nấy tròn xoe nhưu cái tán, đén cuối tháng ba đầu tháng tư, trái trổ từng chùm to bằng cái nong làm cho cả bầu trời tươi lên hơn hớn vì màu xanh của lá chen vào màu huyết dụ của trái cây. Có người đã đi Tàu, đi Tây về ăn thứ vải này khen còn ngon hơn cả Tàu – và có ý muốn bảo rằng thứ vải mà Dương Quý Phi ngày xưa bắt Đường Minh Hoàng cho ngựa đi hỏa tốc lấy về để ăn chưa chắc ngon bằng.
Tiên Hưng nước chảy lững lờ,
Bên thì rặng vải, bên bờ tre xanh,
Ai về Cổ Quán cùng anh,
Mà xem bộ đội tung hoành súng gươm.
ấy đó, cái vải Tiên Hưng lẫy lừng danh tiếng như vậy mà so với cái vải Cầu Họ còn thua xa. Cầu Họ nổi tiếng vì vải là bởi đất ở đây hợp với giống vải; hơn thế ở Cầu Họ lại có một khoảng đất riêng tốt đặc biệt để trồng vải tiến.
Nói đến vải tiến thì quả thật là “cúng” được! Tôi không biết ngày xưa dân làng ở đây tiến vải các vị tiên đế ra sao, nhưng tôi biết rằng dưới thời vua Bảo Đại, dân làng Cầu Họ làm những cái lồng bằng thép chứa hàng hai ba chục ký loại vải này để gửi xe lửa gấp vào đế kinh Ngài ngự.
Lúc đó, tôi còn trẻ tuổi, ngồi yên một chỗ không thể nào chịu được. Tôi nhớ có một đêm tháng tư, không hiểu tình cờ làm sao gặp một người bạn làm xếp da rủ đi chơi tếu trên một chuyến tàu đêm chạy từ Nam vào Huế. Nửa đêm về sáng, mấy anh em lấy rượu ra uống. Ông xếp ga và hai anh “bagadít”, gặp lúc rượu ngà ngà, nghĩ ra được một món nhắm rất hách và rất quý: ngay trên chuyến xe ấy, có chở một lồng vải vào Huế cho vua Bảo Đại. ờ, cứ bảo cái vải tiến này ngon ác lắm, hay là ta móc ở dưới đáy lồng – vì chung quanh lồng đều cặp chì, mở ra thì có dấu vết dễ làm cho anh em hỏa xa đêm ấy mang tai mang tiếng – lấy ít trái ra nềm thử xem sao.
Thì ra cái vải gia dụng, cái vải thật ngon cũng có khác với cái vải thường ta ăn rất nhiều. Ngay từ cái vỏ trái vải tiến cũng đã khác thường rồi: nó không đỏ màu huyết dụ, mà ong óng một màu nâu cổ kính, mà nhẵn lì đi chớ không có gai gồ ghề. Nhìn kỹ hơn một chút nữa thì trong làn da màu nâu ấy có một chấm đỏ hiện lên. Trái vải này thực ra không lớn lắm, trung bình chỉ to hơn cái chén quân pha trà tàu một chút nhưng đặc biệt là khi bóc vỏ ra rồi, không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng cái đầu ngón tay. Cùi nó dày như cùi dừa, nhưng không trắng bạch mà lại hung hung màu ngà. Đặt lên lưỡi cắn một miếng thì nước chan hoà, ngọt sắc mà nhai thì mềm, không nhão mà lại giòn, nhai khe khẽ mà chính tai mình thấy như sậm sựt.
ới ơi trái vải của miền Bắc xa xưa, ngon biết chừng nào, ngọt biết bao nhiêu, thôi, chắc là từ giờ đến chết ta không còn có bao giờ ta được nằm trên cỏ thơm đường Láng để thưởng thức với người vợ tấm mẳn biết nhau từ một đêm mưa rào ở vườn Bách Thảo và chia tay không phải từ lúc đánh Tây mà lại chính là lúc nước nhà ca hát mừng rao độc lập, tự do thống nhất!
Nhớ ơi, nhớ sao nhá thế này! Nhớ cũng vào một mùa vải như thế này, hai vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghỉ mát thay vì đi lên núi, sáng sáng, lúc mặt trời chưa mọc, hai đứa cùng đi tha thẩn dưới rặng vải cùng uống mùi thơm của vải chín tiết ra trong không khí trong văn vắt. Chín mười giờ sáng, vào một cái quán ăn một bát canh bún, uống một chén chè tươi rồi lại đi… đi mãi dưới các vòm cây tận cho tới trưa, mệt quá, không thể đi được nữa, phải ngồi dựa vào gốc cây thiêm thiếp… Mặt trời bắt đầu lên cao. Có vài chỗ mạ đã tốt giãi ra mơn mởn xanh màu cốm giót.
Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu? Tại cái xứ có nhiều loài kèn xe hơi cực kỳ tối tân này, em có biết rằng có người chồng thỉnh thỏang trông ra nắng tháng tư lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng ta đang dựa gốc cây thiêm thiếp, sực nghe thấy tiếng chim tu hú đậu ở đâu mà kêu to như thể ở chính bên tai ta vậy?
Phải rồi, cứ mùa vải đến là có chim tu hú. Tiếng chim kêu nào có độc đáo gì đâu, mà xét ra cũng chẳng hay ho gì cả vậy mà không hiểu làm sao kẻ xa nhà, nằm gối đầu tay sầu giữa tháng tư, lại cứ nhớ da diết, nhớ tê mê đến cái tiếng của nó và ước ao lại được nghe lại một lần. “Tu hú! Tu hú! Tu hú!”. Thấy cái mã chim xấu xí mà tiếng kêu lại nhạt phèo, trẻ con lấy đá ném, kèm theo câu chửi “Tu hú! Chú mày chết!” nhưng chim vẫn cứ kêu như thường và có khi đứng ở trên tít ngọn cây mà nhin xuống như không coi thiên hạ ra gì cả.
“Tu hú! Tu hú!” Thế là cái gì vậy? Nó bảo rằng mùa xuân đã qua đi, mùa hè đã đến, nếu không yêu lấy đời thì thu đến và đông sang sẽ hết biến một năm? Hay là nó kêu gào nỗi buồn trơ trọi kẻ du mục, suốt đời không có tổ, phải đi đẻ nhờ trên đất khác, rồi bây giờ nhớ con, đậu thật cao mà gọi con? Hoặc là chim sống mãi cuộc đời lang thang, mộng làm chuyện lớn lao, không nghĩ đến gia đình mà bây giờ thấy ngày tàn bóng xế vẫn chẳng làm được trò gì hết, nên kêu lên để cho thiên hạ biết cái lòng tiếc nuối của mình?
Thôi, nhưng muốn cách gì đi nữa thì mùa xuân cũng đã chết rồi, bây giờ chỉ còn lại những ngày mỏi mệt để ngồi mà tiếc nhớ, thèm thuồng những ngày vui đã qua đi như bóng nắng chiều lên tường hoa nhà cũ.
Ngày xưa, có người nghe thấy hơi may, chắp tay xin hai sao bến Hán cho vợ chồng được đoàn tụ vào ngày thất tịch. Mình bây giờ thấy tháng tư đem tiếng ve sầu, tiếng tu hú trở về chỉ thấy buồn não nề, vì có ngờ đâu cái buổi sáng nào đó vào giữa tháng tư vợ ra bến nước tiễn chồng đi chơi lại chính là ngày ly biệt – chốc đà ly biệt mười mấy năm trời, mà không biết đến bao giờ mới lại được đoàn tụ với nhau!
Nhớ lại hàng hôm đưa nhau trên bến nước đìu hiu, hai đứa cùng trèo lên một trái đồi, giong một ngọn đèn mờ lên uống rượu và ăn bữa cơm thanh đạm mà ngon, chắc chắn là đến khi nhắm mắt cũng không thể nào quên được. Nhớ đến miền Bắc xa xôi, nhớ đến ngày gia đình bị chiến tranh tàn khốc chia cây rẽ lá, người chồng nằm ở cái đất này làm cách gì mà quên được người vợ khéo tay mùa nào thức nấy, thân chinh muối dưa, nén cà để cho hợp ý chồng, mùa nào thức nấy, đi chợ lo từ con cá lá ray, để cho cm lành, canh ngọt.
ở đấy này, trời nóng như nung như nấu. Buối trưa, ăn xong rồi, gặp những hôm khó ngủ, nằm nhắm mắt gối đầu tay mà nhớ những chuyện xa xưa, người chồng thường vẫn thấy hiện ra lờ mờ trong trí óc cái bóng lưng thon nhỏ của người vợ ngày xưa, ngồi ở cửa trông xuống dưới vườn, cắt những chũm cà để đến hôm sau đem muối. Ngon biết chừng nào, cái quả cà Nghệ muối vừa vặn, lấy ra ăn với nước rau luộc hay là canh trứng cua đồng vắt chanh cốm thơm lạ thơm lùng.
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trông đậu, trồng khoai, trồng cà.
Cà trồng tháng hai, cuối tháng ba, đầu tháng tư đem ra ăn thì nhất, không thể nào đúng “líp” hơn. ăn một chén cơm chỉ có chan nước lã không thôi, mà điểm mấy quả cà Nghệ thanh thanh, mặn mặn, cắn cứ giòn tanh tách, anh sẽ thấy là đưng mệt mỏi, người cũng tỉnh ra liền và muốn ăn một, anh cũng cứ phải ăn hai, ăn ba mới chịu. Cái “cà bát” dầm tương ăn cũng “ác” lắm”: này cứ thử dùng cao lương mỹ vị độ một tuần mà coi, anh chán ngấy lên đến mang tai, về nhà, lấy cơm nguội với thứ cà dầm tương này ăn thử rồi nói chuyện lại cho tôi nghe nhé!
Gớm thay cái xứ Bắc Việt mến thương không giàu bằng ai, không sang bằng ai mà sao lại sản xuất được cái cà, cái dưa, cái tương, cái mắm ngon “quỉ khóc thần sầu” đến thế.
Công anh làm rể Chương Đài,
Một ngày ăn hết mười hai vại cà…
Câu hát khéo phóng đại làm sao! Nhưng quả cà ở Bắc, quả cà chính cống ở trên đất Bắc, nó ngon đáo để là ngon, muốn gì ta cũng cứ phải tin như thế và riêng tôi lại biết chắc có những ông ngoại quốc đến Bắc Việt chê ỏng chê eo mà ăn tương ăn cà như quỉ, ăn hết cả cơm, ăn đến nỗi phải vào nằm nhà thương để… xổ!
Hỡi ôi là cái lòng thương nhớ của người ta: nhiều cái chẳng ra cái “chết” gì mà làm cho mình nhớ quá. Nhưng nhớ đến quả cà Nghệ hay là miếng cà bát dầm tương ăn đúng vào lúc hè, có phải đâu chỉ là nhớ cà mà thôi, mà chính nhớ đến người vợ tào khang, từ thuở bé đã được mẹ dạy cho cách làm tương cà mắm muối, lớn lên chỉ sợ không muối dưa muối cà được bằng chị bằng em, - vì vẫn nghe thấy nói rằng muốn biết tài bếp núc của các bà các cô, chỉ xem mèm muối tương cà thừa đủ!
Nhưng coi chừng đó, hỡi người bạn háu ăn! Cà mềm môi chén tì tì vào, khát lắm, mà phàm đã khát mà theo tác phong ở trong này, cứ nã hết ly đá lạnh này đến ly trà đá khác, hết chai lave nọ đến chai nước ngọt kia thì bụng dễ trương lên như cái trống.
Khéo biết ý chồng, người vợ đã nấu vài chén chè để cho chồng xi giải khát mà mát ruột. Tháng tư chẳng chẳng là tháng “đong đậu nấu chè” đó sao? ở miền Nam này, chè ngọt là một cái gì thường quá, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, sà vào một cái tiệm hay một cái xe đậu ở đầu đường cuối ngõ, anh cũng có đủ thứ chè dùng: chè đậu xanh, chè bạch qu, hạt sen, chè phổ mài nhần, chí mè phù, chè hạnh nhân, chè trứng… ăn một vài chén, xỉa tiền ra trả là xong. Tiện quá. Cũng y như thể ta đi chơi vậy!
Tôi yêu yêu cái tính tình thực tế, cái cách giải quyết mau lẹ và khoa học ấy, nhưng tôi lại yêu hơn cái thú la cà, chậm rãi của Bắc Việt xưa cũ, đi hát thì phải đi hát cô đầu, uống trà thì phải đủ lệ bộ, quân, tống đâu ra đó, ăn uống thì phải ăn cho sành cho kỹ, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
Đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ rằng chưa chắc chè ở Bắc Việt đã thực ngon hơn chè của các chú bán đầy đường, nhưng quả thực ăn một chén chè ở Bắc tôi thấy thấm thía vô cùng là thấm thía. Đó là tại vì đậu để nấu chè thuộc một giống tốt hơn mà lại trồng trên một thứ đất màu mỡ hơn Tại vì các thứ chè ở Bắc nấu không giống chè ở Nam? Hay là tại vì mình “tưởng” như là ngon hơn bởi vì chè Bắc do chính tay mẹ mình, người thương của mình thân chinh vào bếp nấu cho mình?
Có lẽ cả ba giả thiết trên đều đúng cả Hiện nay đi bách bộ trên các nẻo đường ở miền Nam hay la cà vào các chợ, các sạp ở mười một quận đô thành, người “di cư” chợt thấy có hàng xôi vò chè đường, ít khi ngăn được khẩu cái khỏi thèm thuồng. Có nhiều hôm, ta lại thấy có những bà hàng rong bán chè đậu đãi, chè đậu đen xôi vò, chè hoa cau cũng hấp dẫn mê ly đáo để; nhưng tất cả các chè đó chỉ là một thí dụ rất nhỏ bé của cái hệ thống chè bao la bát ngàt của miền Bắc mà ta thương ta nhớ.
Chao ôi, có ai sầu xứ vào một ngày nào đó, thấy trong người háo quá, thèm cái phong vị chè của nơi nghìn năm văn vật có nhớ đến chè cốm không? Vào tháng tư, củ mài nhiều, vợ chồng nấu chén chè củ mài để vợ chồng cùng ăn trước khi đi ngủ cũng hấp dẫn lạ lùng, nhưng điển hình nhất cho chè ở Bắc Việt đó ai quyên được chè lam và chè bà cốt?
Tại sao lại kêu là chè bà cốt? Thú thực đến bây giờ tôi cũng không hiểu cái tên chè này phát sinh từ điểm tính nào – có phi từ câu hát bình dân “Con chim chính choè… ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai, còn cái thủ cái tai đem lên biếu chúa, chúa mới hỏi chim gì? Con chim chích choè, nó đậu cành chanh…” nhưng chè bà cốt quả là một thứ chè đặc biệt Bắc Kỳ, ba chục năm ở miền Nam, tôi chưa thấy có nhà nào nấu! Tội nghiệp, cái chè ấy có gì lạ đâu, chỉ có gạo nếp, mật và gừng, nhưng nói đến chè, không hiểu tại sao tôi lại nhớ nhiều nhất đến chè bà cốt! Nhớ như thế tức là nhớ đến hồi tôi còn nhỏ lắm, còn bà, còn bố mẹ, đông đủ đại gia đình, mỗi khi nhà có vụ gì buôn bán phát tài thì bà nội tôi lại “ gióng lên: “Hôm nay để tao nấu cháo bồi cho trẻ con ăn” hay “à, lâu lắm, không nấu chè bà cốt. Có đứa nào ăn không, bà nấu cho một nồi”!
Ngày xưa, đời sống của người dân vất vả và tằn tiện, có đâu như bây giờ. Làm ăn một nắng hai sương, tối ngày vất vả kiếm ra được tiền, nhưng nào dám ăn vào miệng bao giờ. Tôi nhớ rằng thầy mẹ tôi buôn bán vào cái hạng đủ ăn mà nửa tháng hay một tháng một lần mới dám liều ăn một bát cháo lòng bò sai người đi mua từ hiệu “Cát Tường” ở Cầu Gỗ đem về, hay hôm nào phởn lắm mới dám đưa đứa con cưng nhất đi ra Bờ Hồ ăn một bát phở tái ba xu.
Chè bà cốt, chưa chắc đã ngon hơn các thứ chè khác trên đất Việt thân yêu, nhưng cứ mỗi khi nói đến chè thì tôi lại nhớ ngay đến chè bà cốt, có lẽ là vì nhớ đến ngày còn nhỏ, sống trong thanh bình, ở không có binđinh, máy lạnh, ăn không có patê gan, phomát và bơ, chỉ có những món ăn mèng thế thôi nhưng lúc nào cũng mát ruột, mát lòng, không vì “miếng ăn quá khẩu thành tàn” mà bị ngoại quốc nó khinh cho như chó!
Chè đậu đãi bây giờ người ta gánh bán khắp các ngả đường, nhưng cũng thuộc loại chè đậu này, tôi ít thấy có ai làm chè lam. Hỡi những người bạn ở đây hay phiêu bạt nghìn trùng mây nước, bây giờ mỗi khi thấy năm hết tết đến có còn nhớ những đêm mùa xuân lành lạnh, chúng ta đóng cửa lại uống ruợu, đánh bài rồi đến lúc tàn canh thì cùng xúm lại quanh bàn ăn chè lam, uống trà mạn sen?
Tội nghiệp cho người vợ bé nhỏ đầu tắt mặt tối, miễn sao làm cho bạn chồng và chồng được vui vẻ là mãn nguyện! Trà mạn sen phải do chính tay mình mua sen, tỉa lá, lấy “gạo” rồi ướp lấy, sấy lấy; còn chè lam cũng phải do mình đãi đậu, quấy lấy và chính mình xem lúc nào nên bỏ đường, cho gừng, bắc ra và đn vào đĩa, cho vào trong “lồng bàn”. ăn cái chè lam, nó không mềm quá, mà cũng không rắn quá. Đến lúc tôi lớn lên, không còn mấy nhà làm chè lam nữa.
Bây giờ, nhớ đến cái loại chè lam này, thỉnh thỏang tôi lại thấy hiện ra trên màn bạc của trí óc những buổi chiều ở căn nhà cổ kình đầu Hàng Gai, u già tắm rửa và thay quần áo cho tôi xong rồi, tôi lại “lẩn” ra đầu Hàng Trống, ngay ở dưới cây đèn, trông sang nhà Đỗ Bá Tỵ, vẽ tranh bạch hổ, để ăn ốc luộc hay mua ô mai, trám, khế, để ăn. Một bà già đội một cái mẹt con cứ vào khoảng sáu bảy giờ chiều thì ngồi lại đó bán quà cho trẻ con. Trong các quà đó, tôi nghiện nhất chè lam – nhưng cái chè lam này không phải là chè lam đơn đĩa mà là chè lam đóng thành bánh mỏng, dài bằng bàn tay, hình cái lưỡi, hai đầu tròn, ngoài có rắc một lớp bột mỏng như kiểu kẹo vừng, kẹo bột.
Tháng tư, đong đậu nấu chè
Nói đến chè Bắc Việt, người xa quê tự nhiên thèm lại mấy thứ chè bây giờ không còn nữa, nhớ luôn cả chè hoa cau, chè củ từ, nhớ chè đường vẩy mấy giọt dầu chuối hăng hăng, nhớ thạch chan nước đường có ướp hoa bưởi từ đêm hôm trước…
Thực ta, có hôm nào rầu rầu trong bụng, sầu sầu con tim, mình nhẩn nha nấu lấy một cái thứ chè ao ước để mình thưởng thức với mình, cũng cứ được đi; nhưng nghĩ vậy mà thôi, chớ cũng chẳng bao giờ làm cả Là vì có nấu lên ăn cũng không ngon lành gì mà lại rầu thêm, vì đâu còn cái hưng vị chung tình, bùi ân ngọt ái của người vợ vui cái vui của chồng, buồn cái buồn của chồng, mà lại khéo đón ý chồng nấu đôi chén chè để hai vợ chồng cùng thưởng thức trong bầu không khí lắng đọng của ban đêm có tiếng ve kêu lẫn với lời oan trách của con tất xuất.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Similar topics
» Thơ MƯỜNG MÁN
» VỀ GIỮA MÙA HÈ - Mường Mán
» SUỐI TÓC - Văn Phụng & Thy Vân
» THÁNG CHẠP - Nhớ ơi chợ Tết
» THÁNG HAI - Tương Tư Hoa Đào
» VỀ GIỮA MÙA HÈ - Mường Mán
» SUỐI TÓC - Văn Phụng & Thy Vân
» THÁNG CHẠP - Nhớ ơi chợ Tết
» THÁNG HAI - Tương Tư Hoa Đào
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết