MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
MỸ THO XƯA (1861-1945)
TRONG NAM KỲ LỤC TỈNH
Mặc Nhân TVC
PHẦN MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
LƯỚT QUA NGUỒN GỐC ĐỊA DANH MỸ THO
Mé sông Cửu Long và cầu tàu ông Chánh
TRONG NAM KỲ LỤC TỈNH
Mặc Nhân TVC
PHẦN MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
LƯỚT QUA NGUỒN GỐC ĐỊA DANH MỸ THO
Sách sử cũng như các nhà viết sử đương đại cũng đã nói nhiều về địa danh Mỹ Tho. Dường như tất cả cũng cùng một ý niệm là Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khờme như Mê Sor biến thể thành Mỹ và Tho qua người Việt, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp.
Từ đó Mỹ, vốn dĩ từ chữ Hán là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm. (trích dẫn từ các sử liệu).
Nhưng Mỹ Tho dù nguồn gốc từ đâu, đã là một từ quốc ngữ một từ Việt Nam chỉ một địa danh từ gần 4 thế kỷ qua, đã thắm sâu vào tâm hồn chúng ta như một phần của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, quá đủ cho chúng ta người Việt Nam, nhất là người Mỹ Tho hảnh diện với mỹ từ đó rồi.
Mỹ Tho trong lịch sử là một vùng đất quan yếu được sớm khai phá, được một đại trường giang bồi đắp, là một thành phố có tổ chức…theo từng trang sử cũ trich dẫn như sau:
A.- Theo “Gia Định thành thông chí”
1. Mỹ Tho đồn: Đồn Mỹ Tho tại phía nam trấn, xưa là rừng hoang, hổ báo làm hang ổ…(Tại trấn Nam nhất lý hứa, cựu vi hoang lâm, hổ báo quần huyệt..).
2. Mỹ Tho sông ngòi: Sông Mỹ Tho ở trước mặt trấn, là con sông lớn của trấn, bắt nguồn từ nội địa tỉnh Vân Nam…(Tại trấn tiền, vi bản trấn đại giang, kỳ nguyên phát ư nội địa Vân Nam tỉnh…).
B.- Theo “Đại Nam nhất thống chí”
3. Mỹ Tho phố lớn: chợ, quán: chợ Mỹ Tho tại huyện Kiến Hưng, thường gọi là chợ là phố lớn. Nhà ngói, rui chạm, đình cao, chùa rộng. Sông sâu tàu thuyền, buồm giong qua lại như dệt cửi…(Mỹ Tho thị tại Kiến Hưng huyện, tục danh đại phố thị, ngõa ốc, điêu manh, cao đình, quảng tự. Dương hà thuyền sưu phẩm tường, vãng lai như chức ty…)
4. Mỹ Tho quan thuế: Cửa ải Mỹ Tho ở huyện Kiến Hưng, năm thứ mười sáu Minh Mạng lập ra cửa ải thu thuế. Đến năm thứ ba Thiệu Trị thì bãi bỏ…(Tại Kiến Hưng huyện, Minh Mạng thập lục niên, thiết quan chinh thuế. Thiệu Trị tam niên đình…)
C.- Theo “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ” (“Histoire de la conquête de la Cochinchine”),
Tác giả, người Pháp viết: Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mãi. Các ghe tuyền của người Nhật người Tàu, người An Nam, nười Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trên sông gần nơi sản xuất gạo, thêm vao truyền thống người dân địa phương từ bao thế kỷ, khiến cho Mỹ Tho trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam kỳ, trước khi người Âu đến.
… Mỹ Tho là một vùng có nhà cửa rộng lớn, lợp bằng là dừa nước theo theo tập quán. Nhưng dọc theo bờ kinh Bưu Điện (Arroyo de la Poste hay kinh Bảo Định) nhà cửa thanh nhã hơn nhiều, mái lợp ngói giữa những vườn dừa vườn cau, tất cả có vẻ trang nhã, phong lưu, đôi khi giàu có. Có thể so sánh với cảnh phồng hoa đô thị của Chợ Quán và kinh người Tàu ở Sài Gòn….”
D.- “Theo Địa phương chí Mỹ Tho 1902” (Monographie de Mỹ Tho 1902), tác giả người Pháp viết:
“…Vị trí của Mỹ Tho thật tuyệt diệu. Nó chiếm một vị thế trung chuyển quan trọng vào bậc nhất cho các loại ghe chài to lớn từ miền Tây lên Chợ lớn (Sài Gòn) qua con kinh Bảo Định và con kinh Chợ Gạo. Mỹ Tho lại có con đường sắt đầu tiên của Đông Dương, con đường sắt Sài Gon- Mỹ Tho và con đường thủy nối liền Sài Gòn và các tỉnh miền Tây lên tận Pnôm Penh qua bến Tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho….”
Công lao của tiền nhân.
Sự mở mang và phát triển Mỹ Chánh để trở thành một Mỹ Tho hiện nay, đã tuần tự một cách nhịp nhàng theo dòng lịch sử, do công lao và trí tuệ của tiền nhân chủ yếu là nhà Nguyễn, từ thời còn là Chúa đến khi lập nên triều Nguyễn từ Gia Long trở về sau. Đó là lịch sử.
Đồng thời với sự mở mang và phát triển Mỹ Chánh, những thôn khác được thành lập về hướng tây, bên kia sông Bảo Định như: thôn An Hòa, sau đổi là Thạnh Trị (ấp 1 xã Đạo Thạnh bây giờ), thôn Điều Hòa (Phường 1, 4, 5, 7 bây giờ ), thôn Bình Tạo (Phường 6, một phần của Trung An và Bình Đức bây giờ)…
Khu hành chánh của Mỹ Chánh được nâng từ đạo, lên dinh, từ dinh lên trấn để cuối cùng thuộc trấn Định Tường. Vào năm 1826, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở (Mỹ Tho) của trấn Định Tường về phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo để có được vị trí ngày nay của thành phố Mỹ Tho đương đại. Mỹ Tho lúc bấy giờ thuộc huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường.
Cũng trong năm 1826, một ngôi chợ được thành lập tại địa điểm mới, và chính đó là ngôi chợ Mỹ Tho ngày nay, sau đó được người Pháp xây cất lại vào cuối thế kỷ XIX với hai dãy phố chợ nam và bắc hiện giờ vẫn còn.
Cũng nên nhắc lại là người Hoa theo chân chủ tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép đến lánh cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho) từ rất sớm vào năm 1679, với đấu óc tháo vác đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển về kinh tế, thương mại, thủ công nghiệp của Mỹ Tho xưa.
Đấy, Mỹ Tho từ xưa đã là một vùng đất sớm được khai phá, có sông lớn tưới tiêu, có thổ nhưỡng phì nhiêu, có địa hình thuận lợi, có con người cần cù chí thú… nên đã sớm phát triển về mọi mặt đến ngày nay.
MỘT CHÚT ƯỚC MONG
Tôi không viết về Mỹ Tho qua những thay đổi và biến cố lịch sử. Ở đây với tuổi đời đã khá cao, tôi chỉ xin được phép kể lại những gì đã nghe, đã đọc, đã sống, đã chứng kiến, đã trải qua…bằng đôi tai, bằng đôi mắt, bằng khối óc và cả bằng con tim. Do vậy xin độc giả qua đây, xin cảm nhận… một cái gì đó rất bình thường nhưng gần gũi, thân mật, vui vui, buồn buồn… như chuyện kể trong gia đình về thế hệ ông bà ta thuở trước. Tôi thiết nghĩ, từ những chuyện tầm thường vụn vặt đó ta sẽ cảm nhận nhiều hơn về Mỹ Tho ngày xưa.
Cùng với một tham vọng chân tình, không biết có quá đáng không, là được trao đến các con cháu chúng ta trong nước cũng như ngoài nước gốc người Mỹ Tho, một phàn đất của Tổ Quốc, một chút gì về hình ảnh, lối sống của ông cha, phong tục tập quán của đất nước quê hương xa xưa, mà phàm người Việt Nam nào cũng vậy, bao giờ cũng muốn trở về nguồn, và luôn là mối ám ảnh cho nỗi hoài hương ray rức.
Vậy, xin hãy lần dở những trang sử dân gian không quá xa đối với chúng ta, để trở về quá khứ, sống lại trong bối cảnh lịch sử nhân văn đầy sắc thái của vùng đất Mỹ Tho thân yêu.
Trước khi vào chuyện xin độc giả tha thứ và chỉ bảo cho những sai sót về thời gian tính, về dịa danh xưa, về chi tiết nhân vật…tất nhiên phải có, vì người viết không phải là một nhà văn cũng chẳng là một nhà nghiên cứu sử, chỉ là một người dân Mỹ Tho tầm thường như đã thưa ở trên.
Từ đó Mỹ, vốn dĩ từ chữ Hán là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm. (trích dẫn từ các sử liệu).
Nhưng Mỹ Tho dù nguồn gốc từ đâu, đã là một từ quốc ngữ một từ Việt Nam chỉ một địa danh từ gần 4 thế kỷ qua, đã thắm sâu vào tâm hồn chúng ta như một phần của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, quá đủ cho chúng ta người Việt Nam, nhất là người Mỹ Tho hảnh diện với mỹ từ đó rồi.
Mỹ Tho trong lịch sử là một vùng đất quan yếu được sớm khai phá, được một đại trường giang bồi đắp, là một thành phố có tổ chức…theo từng trang sử cũ trich dẫn như sau:
A.- Theo “Gia Định thành thông chí”
1. Mỹ Tho đồn: Đồn Mỹ Tho tại phía nam trấn, xưa là rừng hoang, hổ báo làm hang ổ…(Tại trấn Nam nhất lý hứa, cựu vi hoang lâm, hổ báo quần huyệt..).
2. Mỹ Tho sông ngòi: Sông Mỹ Tho ở trước mặt trấn, là con sông lớn của trấn, bắt nguồn từ nội địa tỉnh Vân Nam…(Tại trấn tiền, vi bản trấn đại giang, kỳ nguyên phát ư nội địa Vân Nam tỉnh…).
B.- Theo “Đại Nam nhất thống chí”
3. Mỹ Tho phố lớn: chợ, quán: chợ Mỹ Tho tại huyện Kiến Hưng, thường gọi là chợ là phố lớn. Nhà ngói, rui chạm, đình cao, chùa rộng. Sông sâu tàu thuyền, buồm giong qua lại như dệt cửi…(Mỹ Tho thị tại Kiến Hưng huyện, tục danh đại phố thị, ngõa ốc, điêu manh, cao đình, quảng tự. Dương hà thuyền sưu phẩm tường, vãng lai như chức ty…)
4. Mỹ Tho quan thuế: Cửa ải Mỹ Tho ở huyện Kiến Hưng, năm thứ mười sáu Minh Mạng lập ra cửa ải thu thuế. Đến năm thứ ba Thiệu Trị thì bãi bỏ…(Tại Kiến Hưng huyện, Minh Mạng thập lục niên, thiết quan chinh thuế. Thiệu Trị tam niên đình…)
C.- Theo “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ” (“Histoire de la conquête de la Cochinchine”),
Tác giả, người Pháp viết: Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mãi. Các ghe tuyền của người Nhật người Tàu, người An Nam, nười Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trên sông gần nơi sản xuất gạo, thêm vao truyền thống người dân địa phương từ bao thế kỷ, khiến cho Mỹ Tho trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam kỳ, trước khi người Âu đến.
… Mỹ Tho là một vùng có nhà cửa rộng lớn, lợp bằng là dừa nước theo theo tập quán. Nhưng dọc theo bờ kinh Bưu Điện (Arroyo de la Poste hay kinh Bảo Định) nhà cửa thanh nhã hơn nhiều, mái lợp ngói giữa những vườn dừa vườn cau, tất cả có vẻ trang nhã, phong lưu, đôi khi giàu có. Có thể so sánh với cảnh phồng hoa đô thị của Chợ Quán và kinh người Tàu ở Sài Gòn….”
D.- “Theo Địa phương chí Mỹ Tho 1902” (Monographie de Mỹ Tho 1902), tác giả người Pháp viết:
“…Vị trí của Mỹ Tho thật tuyệt diệu. Nó chiếm một vị thế trung chuyển quan trọng vào bậc nhất cho các loại ghe chài to lớn từ miền Tây lên Chợ lớn (Sài Gòn) qua con kinh Bảo Định và con kinh Chợ Gạo. Mỹ Tho lại có con đường sắt đầu tiên của Đông Dương, con đường sắt Sài Gon- Mỹ Tho và con đường thủy nối liền Sài Gòn và các tỉnh miền Tây lên tận Pnôm Penh qua bến Tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho….”
Công lao của tiền nhân.
Sự mở mang và phát triển Mỹ Chánh để trở thành một Mỹ Tho hiện nay, đã tuần tự một cách nhịp nhàng theo dòng lịch sử, do công lao và trí tuệ của tiền nhân chủ yếu là nhà Nguyễn, từ thời còn là Chúa đến khi lập nên triều Nguyễn từ Gia Long trở về sau. Đó là lịch sử.
Đồng thời với sự mở mang và phát triển Mỹ Chánh, những thôn khác được thành lập về hướng tây, bên kia sông Bảo Định như: thôn An Hòa, sau đổi là Thạnh Trị (ấp 1 xã Đạo Thạnh bây giờ), thôn Điều Hòa (Phường 1, 4, 5, 7 bây giờ ), thôn Bình Tạo (Phường 6, một phần của Trung An và Bình Đức bây giờ)…
Khu hành chánh của Mỹ Chánh được nâng từ đạo, lên dinh, từ dinh lên trấn để cuối cùng thuộc trấn Định Tường. Vào năm 1826, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở (Mỹ Tho) của trấn Định Tường về phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo để có được vị trí ngày nay của thành phố Mỹ Tho đương đại. Mỹ Tho lúc bấy giờ thuộc huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường.
Cũng trong năm 1826, một ngôi chợ được thành lập tại địa điểm mới, và chính đó là ngôi chợ Mỹ Tho ngày nay, sau đó được người Pháp xây cất lại vào cuối thế kỷ XIX với hai dãy phố chợ nam và bắc hiện giờ vẫn còn.
Cũng nên nhắc lại là người Hoa theo chân chủ tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép đến lánh cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho) từ rất sớm vào năm 1679, với đấu óc tháo vác đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển về kinh tế, thương mại, thủ công nghiệp của Mỹ Tho xưa.
Đấy, Mỹ Tho từ xưa đã là một vùng đất sớm được khai phá, có sông lớn tưới tiêu, có thổ nhưỡng phì nhiêu, có địa hình thuận lợi, có con người cần cù chí thú… nên đã sớm phát triển về mọi mặt đến ngày nay.
MỘT CHÚT ƯỚC MONG
Tôi không viết về Mỹ Tho qua những thay đổi và biến cố lịch sử. Ở đây với tuổi đời đã khá cao, tôi chỉ xin được phép kể lại những gì đã nghe, đã đọc, đã sống, đã chứng kiến, đã trải qua…bằng đôi tai, bằng đôi mắt, bằng khối óc và cả bằng con tim. Do vậy xin độc giả qua đây, xin cảm nhận… một cái gì đó rất bình thường nhưng gần gũi, thân mật, vui vui, buồn buồn… như chuyện kể trong gia đình về thế hệ ông bà ta thuở trước. Tôi thiết nghĩ, từ những chuyện tầm thường vụn vặt đó ta sẽ cảm nhận nhiều hơn về Mỹ Tho ngày xưa.
Cùng với một tham vọng chân tình, không biết có quá đáng không, là được trao đến các con cháu chúng ta trong nước cũng như ngoài nước gốc người Mỹ Tho, một phàn đất của Tổ Quốc, một chút gì về hình ảnh, lối sống của ông cha, phong tục tập quán của đất nước quê hương xa xưa, mà phàm người Việt Nam nào cũng vậy, bao giờ cũng muốn trở về nguồn, và luôn là mối ám ảnh cho nỗi hoài hương ray rức.
Vậy, xin hãy lần dở những trang sử dân gian không quá xa đối với chúng ta, để trở về quá khứ, sống lại trong bối cảnh lịch sử nhân văn đầy sắc thái của vùng đất Mỹ Tho thân yêu.
Trước khi vào chuyện xin độc giả tha thứ và chỉ bảo cho những sai sót về thời gian tính, về dịa danh xưa, về chi tiết nhân vật…tất nhiên phải có, vì người viết không phải là một nhà văn cũng chẳng là một nhà nghiên cứu sử, chỉ là một người dân Mỹ Tho tầm thường như đã thưa ở trên.
Mé sông Cửu Long và cầu tàu ông Chánh
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
PHẦN MỘT
I - NHỮNG DẤU CHÂN LỊCH SỬ TRÊN ĐẤT MỸ THO
1.- Quang Trung Nguyễn Huệ
Theo yêu cấu cứu viện của Nguyễn Ánh, vua Xiêm phái Chiêu Thăng và Chiêu Sương đem 5 vạn thủy lục quân sang chiếm thượng nguồn sông Tiền tấn công Mỹ Tho để tiến chiếm Sài Gòn. Từ ngoài Qui Nhơn lập tức vào Nam với chiến thuật tốc chiến tốc thắng, Nguyễn Huệ xua quân hai đạo, một dùng đường thủy vào Cửa Tiểu, một dùng đường bộ tiếp cận miền Đông để tiến về miền Tây và lập đại bản doanh tại vùng Mỹ Chánh.
Ở đây xin nêu một sự kiện vô cùng lý thú. Theo giáo sư Nguyễn Phan Quang trong kỷ yếu “Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút” của Tỉnh Tiền Giang 2005, khi đạo lục quân đến Gia Định, Nguyễn Huệ (tác giả NPQ chưa kiểm chứng), đã dùng con đường ngắn nhứt để đến mặt trận mà ông đã chọn sẵn là vùng Rạch Gầm - Xoài Mút.
Đạo quân nầy không dùng con đường Cái, (gần như con đường Quốc lộ A 1 bây giờ), mà ông dùng con đường tắt, con đường thẳng, (con đường thẳng là con đường ngắn nhất), để chuyển quân từ Sài Gòn Gia Định đến thẳng vùng Rạch Gầm - Xoài Mút. Con đường nầy phải qua Đồng Tháp Mười (tác giả Nguyễn Phan Quang trích dẫn là “băng qua bể Tháp Mười”), tức nhiên vô cùng khó khăn vất vả nhưng gần nhất, nhanh nhất.
Nếu sự kiện nầy là đúng, thử so sánh hiện nay có công trình đang xây dựng con đường Xa lộ Đông Tây, chỉ lấy đoạn từ Miền Đông (Sài Gòn) đến xã Tam Hiệp, Chợ Bưng (huyện Châu Thành, Tiền Giang) để đổ ra ngả tư Đồng Tâm (vùng RG - XM), cũng qua Đồng Tháp Mười (bằng ngỏ Đức Hòa, Bến Lức, Long An). Có phải chăng đây là con đường mà 224 năm về trước nhà quân sự đại tài Nguyễn Huệ đã dùng để chuyển quân cũng từ Sài Gòn, cũng qua xã Tam Hiệp để tiến về Rạch Gầm Xoài Mút? Nếu đúng như vậy thật là một sự trùng hợp vô cùng ý nghĩa.
Đó là một chi tiết về tài hành quân của Nguyễn Huệ, nhưng nội dung của bài nầy là nói đến bước chân của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ cách nay trên 2 thế kỷ đã từng đến Mỹ Tho, đặt đại bản doanh tại Mỹ Chánh một vùng bao gồm Phường 8, Phưởng 3, chùa Vĩnh Tràng, Cầu Vĩ, ấp Mỹ An (xã Mỹ Phong). Chỉ trong một ngày, ngày 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785, (năm Ất Tỵ), Nguyễn Huệ đã đánh tan 5 vạn quân Xiêm trong trận thủy chiến Rạch Gầm Xoài Mút, một chiến thắng lẫy lừng tại vùng đất Mỹ Tho nầy.
Mỹ Tho qua chiến thắng vang lừng Rạch Gầm - Xoài Mút, qua mưu lược quân sự áp dụng tốc chiến tốc thắng cho từng trận chiến cúa anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đã nổi tiếng với hai câu thơ xem như khẩu hiệu nung lòng quân dân, trong đó có nhân dân Mỹ Tho tham gia trận chiến:
Chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau.
Mỹ Tho có con đường mang tên Nguyễn Huệ, và một đền Kỷ niệm ở Rạch Gầm và một trường Trung học mang tên Lê Ngọc Hân
2.- Chúa Nguyễn Ánh.
Thời kỳ Nam Bắc phân tranh đã đưa bước chân chúa Nguyễn Ánh vào Nam bôn ba khắp mọi miền đất nước nơi đây. Nguyễn Ánh đã từng bị quân của Tây Sơn lùng đuổi đây đó trên dải đất sông Tiền nầy. Một huyền thoại mà ai cũng biết, là có một lần chạy đến Xoài Hột, túng thế ông phải chung vào cái đại hồng chung của một ngôi chùa ở vùng Xoài Hột để trốn. Do đó sau khi thành lập Nhà Nguyễn, vua Gia Long ban chỉ sắc phong cho ngôi chùa nầy mà người dân gọi đơn giản là chùa Sắc Tứ. (Sắc Tứ Linh Thứu).
Có một lần Nguyễn Ánh chạy đến vàm của con sông Kỳ Hôn (sau đào thành kinh Chợ Gạo) một bên là Tân Mỹ Chánh, một bên là Xuân Đông. Thế cùng lực tận, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng phải dùng thuyền con từ Vàm Kỳ Hôn sang sông Cửa Tiểu và Cửa Đại qua vùng Quới Sơn, Rạch Miễu, đến Bến Tre rồi Trà Vinh xuống Ba Động để ra biển tìm đường sang Xiêm cứu viện.
Sau chiến thắng vang lừng ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Tây Sơn rút về Bắc và sau chiến thắng ở trận Đống Đa và sau khi tức vị không bao lâu, vua Quang Trung thăng hà, Chúa Nguyễn đã trở lại hoạt động ở miền Nam, lẽ tất nhiên ở vùng Mỹ Tho cùng với các vùng lân cận như Bình Cách, Tịnh Hà, Kỳ Hôn….
Trước 1975, Mỹ Tho có con đường mang tên Gia Long.
3.- Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu: Thủ Khoa Huân
Nhớ năm xưa, trời đất Mỹ Tho, cù lao Rồng gió lộng, sông nuóc Cửu Long, con người trấn Định đã tiễn biệt người anh hùng chống Pháp bất khuất Nguyễn Khoa Huân, từ vàm sông Bảo Định về Tịnh Hà đền nợ nước đúng vào đứng bóng (12giờ trưa) ngày rằm tháng tư năm Ất Hợi (1875).
Người có để lại nhiều bài thơ, nhưng bài thơ mà hậu thế nhắc đến nhiếu là bài thơ Tuyệt Mạng.
Nguyên bản như sau:
Tuyệt mạng
Hãn mã nan kham vị quốc cừu
Chỉ nhơn binh bãi trí thân hưu
Anh hùng mạc bả doanh dư luận
Võ trụ trường khan tiết nghĩa luu
Vị bố dĩ kinh hồ lỗ phách
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu
Đương niên Tho thủy lưu ba huyết
Long đảo thu phong khởi mộ sầu.
Bài thơ nầy được rất nhiều học giả dịch. Trong đó có nhà sử họcTrần Huy Liệu, giáo sư Phạm Thiều…Dưới đây xin trích lục bản dịch của Trần Huy Liệu, bản nầy được khắc dưới chân tượng của Người tại vàm sông Bão Định, Mỹ Tho:
Bài thơ tuyệt mạng
Ruổi dong vó ngựa báo thù chung
Binh bãi cho nên mạng mới cùng
Tiết nghĩa vẫn lưu trong vũ trụ
Hơn thua chi kể với anh hùng
Nổi xung mất vía quân hồ lỗ
Quyết thác không hàng rạng núi sông
Tho thủy ngày nay pha máu đỏ
Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong.
Trần Huy Liệu
Bản dịch nầy được phổ biến từ lâu. Trong bản dịch, dịch giả đã đổi thứ tự của câu 3 xuống câu 4 và ngược lại, có lẽ để tiện việc vận dụng vần anh hùng cho câu 4. Ngoài ra một số Hán tự như hản mã ở đây dịch là vó ngựa, nan kham dịch là ruổi dong. Câu 6, bỏ qua ý cam đoạn tướng quân đầu …Hai câu chót bỏ qua hai từ không dịch là: lưu ba và khởi mộ sầu. Cũng như từ Tho thủy vẫn để nguyên là Tho thủy và Long đảo dịch là đảo Rồng.
Có một người cư dân Mỹ Tho, đã dịch bài thơ nầy với dụng ý sử dụng từ miền Nam cho gần gũi hơn với người địa phương đồng thời không bỏ sót những ý của tác giả.
Bản dịch đó như sau:
Bài thơ tuyệt mạng
Góp công ra sức trả thù chung
Thất thế đành cam bước phải cùng
Khí phách anh hùng lưu hậu thế
Đất trời tiết nghĩa tấm gương trong
Nổi xung mất vía quân man rợ
Cam chết đầu rơi nợ núi sông
Dòng nước Mỹ Tho loang sóng máu
Cồn Rồng sầu muộn gọi thu phong.
Tân Văn Công
Tại Mỹ Tho hiện thời có những công trình mang tên “Thủ Khoa Huân”. Đó là tượng Thủ Khoa Huân, đường Thủ Khoa Huân, trường Tiểu học Thủ Khoa Huân, công viên Thủ Khoa Huân và một đền thờ Thủ Khoa Huân ở Phú Kiết (Tịnh Hà).
4.- Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản
Phan thanh Giản làm quan tại triều đình Huế, về Bảo Thạnh, Bến Tre để chịu tang mẹ. Ông đến vùng Mỹ Tho và bắt đầu dùng thuyền để về quê. Thuyền sang sông Cửa Tiểu và Cửa Đại đến sông Ba Lai. Trời đã tối, viên đồn trưởng bắt thuyền của ông đậu lại vì không cho ghe thuyền đi đêm. Viên hầu của ông định bảo với viên đồn trưởng ông là quan lớn của triều đình, ông ngăn lại không cho.
Thọ tang mẹ xong, ông lại đáp thuyền theo đường sông cũ về Huế. Viên đồn trưởng sau khi ra lịnh cấm thuyền ông, biết ông là Kinh Lược Sứ của triều đình nên đón thuyền ông để chịu tội. Ông bảo: Nhà ngươi không có tội gì cả trái lại có công. biết giữ gìn phép nước, ta sẽ đề bạt cho ngươi thăng chức.
Mỹ Tho còn giữ con đường Phan Thanh Giản.
5.- Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để húy là Nguyễn Phúc Dân, sinh vào năm 1882 (năm Nhâm Ngọ) tại Huế, trong phong trào Văn thân chống Pháp, vào cuối thâp niên 1920, bị người Pháp săn lùng, đến Chợ Gạo trú ngụ tại nhà của một nhà cách mạng, ông Hương trưởng Hoài. Người Pháp phát hiện, ông phải chạy qua vùng Rạch Miễu trú ẩn tại nhà của bà Sương Nguyệt Anh, nhũ danh Nguyễn Thị Ngọc Khuê, con gái cụ Đồ Chiểu.
Đêm đến người Pháp truy tầm đến nhà người nầy và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để phải trốn trong một cái tủ, nhờ vậy thoát thân. Sau đó ông lưu vong sang Nhật Bổn và mất tại Tokyo vào ngày 6.4.1951 (1 tháng 3 năm Tân Mùi) thọ 69 tuổi.
6.- Nhà Cách mạng lão thành Trung Quốc, Tôn Dật Tiên
Tôn Văn, Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên là cha đẻ của Cách Mạng Trung Hoa được nhân dân Trung Hoa có một thời gọi là quốc phụ. Cách mạng tháng 10 thành công, ông trở thành Tổng thống nước Cộng Hòa Trung Hoa, nhưng sau đó bị Viên Thế Khải lật đổ, ông phải bôn ba hải ngoại. Đến Hồng Kông, rồi sang Nhật, lại có một thời gian ngắn đến Sài Gòn, (khoảng đầu thập niên của thế kỷ XX) và để tránh sự theo dõi của người Pháp, ông phải đến Mỹ Tho. và ngụ tại khách sạn của một người đồng hương (Trung Hoa) mà cũng là đồng bang (Quảng Đông).
Khách sạn nầy đối diện với ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, hiện giờ là căn phố ở gần khách sạn Mỹ Tho, công viên Lạc Hồng hay công viên Thủ Khoa Huân ngày nay.
Theo tập tục, người Hoa rất lấy làm hảnh diện khi được một vị quyền cao chức trọng phác họa bản thảo tên cửa hiệu mình để khắc vào bảng sơn son thếp vàng treo trước cửa hàng như tiệm buôn, khách sạn… Do đó ông có phác họa hai chữ “Đồng Bang” giúp người chủ khách sạn thực hiện bảng hiệu của mình.
Bước chân của nhà cách mạng lẽ tất nhiện rất bí mật nên không biết ông rời khỏi Mỹ Tho lúc nào. Có điều tấm bảng hiệu “Đồng Bang” do ông viết vẫn còn được treo đó cho đến năm 1958. Năm nầy thành phố Mỹ Tho có một đợt chỉnh trang đồng thời với việc thành lập công viên Lạc Hồng, do đó tấm bảng hiệu lịch sử đó được gở đi và có người đến tìm kiếm, để sưu tầm nhưng chủ nhân bảo là đã thất lạc đâu rồi.
7.- Pierre Loti, một nhà văn lớn Pháp.
Xin nói trước đại tá hải quân Pháp nầy đến Mỹ Tho không phải để đánh giặc. Pierre Loti tên thật là Julien Viaud Loti (850-1923) phục vụ trong hải quân Pháp lên đến cấp bậc đại tá, đồng thời là một nhà văn lớn của nước Pháp với nhiều tác phẩm với một giọng văn mang tính hoài cảm sâu đậm.
Khi đã về hưu, ông qua Đông Dương và đến Mỹ Tho (đầu thế kỷ XX) bằng xe lửa để tiếp tục ngược dòng Cửu Long lên Cao Miên (Campuchia) bằng tàu Lục Tỉnh, với mục đích nghiên cứu sông Cửu Long.
Về Pháp ông có viết một cuốn hồi ký mang tên Le Mékong (sông Cửu Long). Trong quyển sách nầy ông có tả tỉ mỉ thành phố Mỹ Tho, ga xe lửa, bến tàu Lục tỉnh và chiếc tàu xà lúp (chaloupe) mà ông đã đi lên Nam Vang tức là Phnôm Penh, Căm-pu-chia.
8.- Marcel Cachin với Nguyễn An Ninh.
Marcel Cachin (1869-1958) đảng viên đảng Xã hội Pháp, người đứng đầu trong kỳ đại hội đảng Xả hội ở Tours (Pháp) đã thắng thăm trong việc thành lập đảng Cộng sản Pháp. Sau đó ông là chủ nhiệm tờ báo L’humanité (Nhân Đạo).
Marcel Cachin có đến Việt Nam vào khoảng năm 1920 và cùng ông Nguyễn An Ninh một người hoạt động chống Pháp, có đến Mỹ Tho.
Đêm đến cả hai đến bung-ga-lô (bungalow) một loại khách sạn-nhà hàng sang trọng ở Mỹ Tho lúc bấy giờ (sau tháng 4. 1975 một phần là nhà sách Nhân dân, dối diện với công viên Lạc Hồng) do người Pháp quản lý. Đến nay, ngôi nhà nầy bị bỏ quên đã xuống cấp trầm trọng tuy nhiên vẫn còn cho thấy được lối kiến trúc đẹp của người Pháp.
Loại bung-ga-lô nầy lúc bấy giờ chỉ tiếp khách Pháp và tây phương mà thôi, người Á Châu chỉ có người Nhật mới có quyền vào cùng với số người Việt Nam có quốc tịch Pháp.
Marcel Cachin cùng với Nguyễn An Ninh đến để xin qua đêm nhưng chỉ có một mình Marcel Cachin được chấp nhận, còn Nguyễn An Ninh bị mời ra. Nguyễn An Ninh buộc lòng phải qua Xóm Dầu, Phường 8 bây giờ, để qua đêm.
Trở về Pháp, Marcel Cachin viết một cuốn sách tựa là L’Indochine (Đông Dương) trong đó ông chỉ trich và buộc tội nhà cầm quyền thực dân ở Đông Dương về mọi mặt trong đó có nhắc đến việc Nguyễn An Ninh không được thu nhận trong một khách sạn chỉ dành cho người Pháp và cho đó là hình thức kỳ thị chủng tộc.
Mỹ Tho có con đường Nguyễn An Ninh.
9.- Quân đội Nhật Bổn
Trong cuộc thế chiến thứ II, trước khi Nhật Bốn bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại đảo Oahu thuộc Hawai vào ngày 7.12.1941, khiến cho Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến, thì năm 1939 quân đội Nhật sau khi đánh chiếm Trung Hoa, đã sớm tiến vào Đông Dương.
Cũng như các nơi khác trên khắp Đông Dương trong đó có Việt Nam, mặc dù còn trong tay thực dân Pháp nhưng họ đã bất lực ví chính Pháp quốc đang bị Đức xâm chiếm, nên quân đội Nhật mặc tình thao túng. Quân đội Nhật có mặt trên khắp lãnh thổ Việt Nam trong đó có Mỹ Tho.
Đến Mỹ Tho, quân Nhật chiếm trường Nguyễn Đình Chiểu, học sinh phải dời về học tạm tai công sở làng Điều Hòa và đình Điều Hòa.
Họ bố trí các nơi đồn trú cho quân đội, tổ chức những cửa hàng quân tiếp vụ. Ho cũng có mở những cửa hàng phục vụ cho dân chúng. Chẳng hạn họ chiếm một căn phố lầu tại góc đường Trưng Trắc và Võ Tánh Bắc của chợ Mỹ Tho, đặt một cửa hiệu khá lớn, theo thời bấy giờ, đặt tên là Dainan Kosi (Đại Nam Công ty). Họ cũng có mở lớp dạy tiếng Nhật cho công chức và người dân.
Một vài dấu ấn trong thời gian quân đội Nhật trú đóng tại Mỹ Tho. Không biết họ đem giống ngựa ở đâu, có người bảo là họ đem từ Mông Cổ đến. Giống ngựa nầy to lớn khác thường, một người lính Nhật trung bình đứng dưới bụng của nó. Họ chăn nó tại những bãi cỏ ngay trong thành phố lúc đó còn khá hoang sơ, như ở cầu bắc cũ, góc đường Nguyễn Huệ-Ngô Quyền bây giờ…Sáng họ dẫn đàn ngựa nầy vào ruộng vườn trong Gò Cát, Trung Lương để quần chúng và cho chúng ăn cỏ, rơm rạ.
Sĩ quan Nhật mang gươm, ai cũng biết. Có điều một số ít người Việt Nam theo họ và được cấp gươm. Nhưng người Việt Nam nhỏ con, mặc bộ đồ lính Nhật màu cứt ngựa rộng thùng thình, đội mũ vải quá khổ, hông đeo cây gươm quá dài so với hai chân quá thấp, nên khi những ông sĩ quan Nhật lô-canh nầy đi đến đâu, ta nghe tiếng lẻng kẻng lẻng kẻng do chuôi gươm kéo lê trên mặt đường.
Ở đây xin nêu một sự kiện vô cùng lý thú. Theo giáo sư Nguyễn Phan Quang trong kỷ yếu “Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút” của Tỉnh Tiền Giang 2005, khi đạo lục quân đến Gia Định, Nguyễn Huệ (tác giả NPQ chưa kiểm chứng), đã dùng con đường ngắn nhứt để đến mặt trận mà ông đã chọn sẵn là vùng Rạch Gầm - Xoài Mút.
Đạo quân nầy không dùng con đường Cái, (gần như con đường Quốc lộ A 1 bây giờ), mà ông dùng con đường tắt, con đường thẳng, (con đường thẳng là con đường ngắn nhất), để chuyển quân từ Sài Gòn Gia Định đến thẳng vùng Rạch Gầm - Xoài Mút. Con đường nầy phải qua Đồng Tháp Mười (tác giả Nguyễn Phan Quang trích dẫn là “băng qua bể Tháp Mười”), tức nhiên vô cùng khó khăn vất vả nhưng gần nhất, nhanh nhất.
Nếu sự kiện nầy là đúng, thử so sánh hiện nay có công trình đang xây dựng con đường Xa lộ Đông Tây, chỉ lấy đoạn từ Miền Đông (Sài Gòn) đến xã Tam Hiệp, Chợ Bưng (huyện Châu Thành, Tiền Giang) để đổ ra ngả tư Đồng Tâm (vùng RG - XM), cũng qua Đồng Tháp Mười (bằng ngỏ Đức Hòa, Bến Lức, Long An). Có phải chăng đây là con đường mà 224 năm về trước nhà quân sự đại tài Nguyễn Huệ đã dùng để chuyển quân cũng từ Sài Gòn, cũng qua xã Tam Hiệp để tiến về Rạch Gầm Xoài Mút? Nếu đúng như vậy thật là một sự trùng hợp vô cùng ý nghĩa.
Đó là một chi tiết về tài hành quân của Nguyễn Huệ, nhưng nội dung của bài nầy là nói đến bước chân của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ cách nay trên 2 thế kỷ đã từng đến Mỹ Tho, đặt đại bản doanh tại Mỹ Chánh một vùng bao gồm Phường 8, Phưởng 3, chùa Vĩnh Tràng, Cầu Vĩ, ấp Mỹ An (xã Mỹ Phong). Chỉ trong một ngày, ngày 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785, (năm Ất Tỵ), Nguyễn Huệ đã đánh tan 5 vạn quân Xiêm trong trận thủy chiến Rạch Gầm Xoài Mút, một chiến thắng lẫy lừng tại vùng đất Mỹ Tho nầy.
Mỹ Tho qua chiến thắng vang lừng Rạch Gầm - Xoài Mút, qua mưu lược quân sự áp dụng tốc chiến tốc thắng cho từng trận chiến cúa anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đã nổi tiếng với hai câu thơ xem như khẩu hiệu nung lòng quân dân, trong đó có nhân dân Mỹ Tho tham gia trận chiến:
Chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau.
Mỹ Tho có con đường mang tên Nguyễn Huệ, và một đền Kỷ niệm ở Rạch Gầm và một trường Trung học mang tên Lê Ngọc Hân
2.- Chúa Nguyễn Ánh.
Thời kỳ Nam Bắc phân tranh đã đưa bước chân chúa Nguyễn Ánh vào Nam bôn ba khắp mọi miền đất nước nơi đây. Nguyễn Ánh đã từng bị quân của Tây Sơn lùng đuổi đây đó trên dải đất sông Tiền nầy. Một huyền thoại mà ai cũng biết, là có một lần chạy đến Xoài Hột, túng thế ông phải chung vào cái đại hồng chung của một ngôi chùa ở vùng Xoài Hột để trốn. Do đó sau khi thành lập Nhà Nguyễn, vua Gia Long ban chỉ sắc phong cho ngôi chùa nầy mà người dân gọi đơn giản là chùa Sắc Tứ. (Sắc Tứ Linh Thứu).
Có một lần Nguyễn Ánh chạy đến vàm của con sông Kỳ Hôn (sau đào thành kinh Chợ Gạo) một bên là Tân Mỹ Chánh, một bên là Xuân Đông. Thế cùng lực tận, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng phải dùng thuyền con từ Vàm Kỳ Hôn sang sông Cửa Tiểu và Cửa Đại qua vùng Quới Sơn, Rạch Miễu, đến Bến Tre rồi Trà Vinh xuống Ba Động để ra biển tìm đường sang Xiêm cứu viện.
Sau chiến thắng vang lừng ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Tây Sơn rút về Bắc và sau chiến thắng ở trận Đống Đa và sau khi tức vị không bao lâu, vua Quang Trung thăng hà, Chúa Nguyễn đã trở lại hoạt động ở miền Nam, lẽ tất nhiên ở vùng Mỹ Tho cùng với các vùng lân cận như Bình Cách, Tịnh Hà, Kỳ Hôn….
Trước 1975, Mỹ Tho có con đường mang tên Gia Long.
3.- Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu: Thủ Khoa Huân
Nhớ năm xưa, trời đất Mỹ Tho, cù lao Rồng gió lộng, sông nuóc Cửu Long, con người trấn Định đã tiễn biệt người anh hùng chống Pháp bất khuất Nguyễn Khoa Huân, từ vàm sông Bảo Định về Tịnh Hà đền nợ nước đúng vào đứng bóng (12giờ trưa) ngày rằm tháng tư năm Ất Hợi (1875).
Người có để lại nhiều bài thơ, nhưng bài thơ mà hậu thế nhắc đến nhiếu là bài thơ Tuyệt Mạng.
Nguyên bản như sau:
Tuyệt mạng
Hãn mã nan kham vị quốc cừu
Chỉ nhơn binh bãi trí thân hưu
Anh hùng mạc bả doanh dư luận
Võ trụ trường khan tiết nghĩa luu
Vị bố dĩ kinh hồ lỗ phách
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu
Đương niên Tho thủy lưu ba huyết
Long đảo thu phong khởi mộ sầu.
Bài thơ nầy được rất nhiều học giả dịch. Trong đó có nhà sử họcTrần Huy Liệu, giáo sư Phạm Thiều…Dưới đây xin trích lục bản dịch của Trần Huy Liệu, bản nầy được khắc dưới chân tượng của Người tại vàm sông Bão Định, Mỹ Tho:
Bài thơ tuyệt mạng
Ruổi dong vó ngựa báo thù chung
Binh bãi cho nên mạng mới cùng
Tiết nghĩa vẫn lưu trong vũ trụ
Hơn thua chi kể với anh hùng
Nổi xung mất vía quân hồ lỗ
Quyết thác không hàng rạng núi sông
Tho thủy ngày nay pha máu đỏ
Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong.
Trần Huy Liệu
Bản dịch nầy được phổ biến từ lâu. Trong bản dịch, dịch giả đã đổi thứ tự của câu 3 xuống câu 4 và ngược lại, có lẽ để tiện việc vận dụng vần anh hùng cho câu 4. Ngoài ra một số Hán tự như hản mã ở đây dịch là vó ngựa, nan kham dịch là ruổi dong. Câu 6, bỏ qua ý cam đoạn tướng quân đầu …Hai câu chót bỏ qua hai từ không dịch là: lưu ba và khởi mộ sầu. Cũng như từ Tho thủy vẫn để nguyên là Tho thủy và Long đảo dịch là đảo Rồng.
Có một người cư dân Mỹ Tho, đã dịch bài thơ nầy với dụng ý sử dụng từ miền Nam cho gần gũi hơn với người địa phương đồng thời không bỏ sót những ý của tác giả.
Bản dịch đó như sau:
Bài thơ tuyệt mạng
Góp công ra sức trả thù chung
Thất thế đành cam bước phải cùng
Khí phách anh hùng lưu hậu thế
Đất trời tiết nghĩa tấm gương trong
Nổi xung mất vía quân man rợ
Cam chết đầu rơi nợ núi sông
Dòng nước Mỹ Tho loang sóng máu
Cồn Rồng sầu muộn gọi thu phong.
Tân Văn Công
Tại Mỹ Tho hiện thời có những công trình mang tên “Thủ Khoa Huân”. Đó là tượng Thủ Khoa Huân, đường Thủ Khoa Huân, trường Tiểu học Thủ Khoa Huân, công viên Thủ Khoa Huân và một đền thờ Thủ Khoa Huân ở Phú Kiết (Tịnh Hà).
4.- Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản
Phan thanh Giản làm quan tại triều đình Huế, về Bảo Thạnh, Bến Tre để chịu tang mẹ. Ông đến vùng Mỹ Tho và bắt đầu dùng thuyền để về quê. Thuyền sang sông Cửa Tiểu và Cửa Đại đến sông Ba Lai. Trời đã tối, viên đồn trưởng bắt thuyền của ông đậu lại vì không cho ghe thuyền đi đêm. Viên hầu của ông định bảo với viên đồn trưởng ông là quan lớn của triều đình, ông ngăn lại không cho.
Thọ tang mẹ xong, ông lại đáp thuyền theo đường sông cũ về Huế. Viên đồn trưởng sau khi ra lịnh cấm thuyền ông, biết ông là Kinh Lược Sứ của triều đình nên đón thuyền ông để chịu tội. Ông bảo: Nhà ngươi không có tội gì cả trái lại có công. biết giữ gìn phép nước, ta sẽ đề bạt cho ngươi thăng chức.
Mỹ Tho còn giữ con đường Phan Thanh Giản.
5.- Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để húy là Nguyễn Phúc Dân, sinh vào năm 1882 (năm Nhâm Ngọ) tại Huế, trong phong trào Văn thân chống Pháp, vào cuối thâp niên 1920, bị người Pháp săn lùng, đến Chợ Gạo trú ngụ tại nhà của một nhà cách mạng, ông Hương trưởng Hoài. Người Pháp phát hiện, ông phải chạy qua vùng Rạch Miễu trú ẩn tại nhà của bà Sương Nguyệt Anh, nhũ danh Nguyễn Thị Ngọc Khuê, con gái cụ Đồ Chiểu.
Đêm đến người Pháp truy tầm đến nhà người nầy và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để phải trốn trong một cái tủ, nhờ vậy thoát thân. Sau đó ông lưu vong sang Nhật Bổn và mất tại Tokyo vào ngày 6.4.1951 (1 tháng 3 năm Tân Mùi) thọ 69 tuổi.
6.- Nhà Cách mạng lão thành Trung Quốc, Tôn Dật Tiên
Tôn Văn, Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên là cha đẻ của Cách Mạng Trung Hoa được nhân dân Trung Hoa có một thời gọi là quốc phụ. Cách mạng tháng 10 thành công, ông trở thành Tổng thống nước Cộng Hòa Trung Hoa, nhưng sau đó bị Viên Thế Khải lật đổ, ông phải bôn ba hải ngoại. Đến Hồng Kông, rồi sang Nhật, lại có một thời gian ngắn đến Sài Gòn, (khoảng đầu thập niên của thế kỷ XX) và để tránh sự theo dõi của người Pháp, ông phải đến Mỹ Tho. và ngụ tại khách sạn của một người đồng hương (Trung Hoa) mà cũng là đồng bang (Quảng Đông).
Khách sạn nầy đối diện với ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, hiện giờ là căn phố ở gần khách sạn Mỹ Tho, công viên Lạc Hồng hay công viên Thủ Khoa Huân ngày nay.
Theo tập tục, người Hoa rất lấy làm hảnh diện khi được một vị quyền cao chức trọng phác họa bản thảo tên cửa hiệu mình để khắc vào bảng sơn son thếp vàng treo trước cửa hàng như tiệm buôn, khách sạn… Do đó ông có phác họa hai chữ “Đồng Bang” giúp người chủ khách sạn thực hiện bảng hiệu của mình.
Bước chân của nhà cách mạng lẽ tất nhiện rất bí mật nên không biết ông rời khỏi Mỹ Tho lúc nào. Có điều tấm bảng hiệu “Đồng Bang” do ông viết vẫn còn được treo đó cho đến năm 1958. Năm nầy thành phố Mỹ Tho có một đợt chỉnh trang đồng thời với việc thành lập công viên Lạc Hồng, do đó tấm bảng hiệu lịch sử đó được gở đi và có người đến tìm kiếm, để sưu tầm nhưng chủ nhân bảo là đã thất lạc đâu rồi.
7.- Pierre Loti, một nhà văn lớn Pháp.
Xin nói trước đại tá hải quân Pháp nầy đến Mỹ Tho không phải để đánh giặc. Pierre Loti tên thật là Julien Viaud Loti (850-1923) phục vụ trong hải quân Pháp lên đến cấp bậc đại tá, đồng thời là một nhà văn lớn của nước Pháp với nhiều tác phẩm với một giọng văn mang tính hoài cảm sâu đậm.
Khi đã về hưu, ông qua Đông Dương và đến Mỹ Tho (đầu thế kỷ XX) bằng xe lửa để tiếp tục ngược dòng Cửu Long lên Cao Miên (Campuchia) bằng tàu Lục Tỉnh, với mục đích nghiên cứu sông Cửu Long.
Về Pháp ông có viết một cuốn hồi ký mang tên Le Mékong (sông Cửu Long). Trong quyển sách nầy ông có tả tỉ mỉ thành phố Mỹ Tho, ga xe lửa, bến tàu Lục tỉnh và chiếc tàu xà lúp (chaloupe) mà ông đã đi lên Nam Vang tức là Phnôm Penh, Căm-pu-chia.
8.- Marcel Cachin với Nguyễn An Ninh.
Marcel Cachin (1869-1958) đảng viên đảng Xã hội Pháp, người đứng đầu trong kỳ đại hội đảng Xả hội ở Tours (Pháp) đã thắng thăm trong việc thành lập đảng Cộng sản Pháp. Sau đó ông là chủ nhiệm tờ báo L’humanité (Nhân Đạo).
Marcel Cachin có đến Việt Nam vào khoảng năm 1920 và cùng ông Nguyễn An Ninh một người hoạt động chống Pháp, có đến Mỹ Tho.
Đêm đến cả hai đến bung-ga-lô (bungalow) một loại khách sạn-nhà hàng sang trọng ở Mỹ Tho lúc bấy giờ (sau tháng 4. 1975 một phần là nhà sách Nhân dân, dối diện với công viên Lạc Hồng) do người Pháp quản lý. Đến nay, ngôi nhà nầy bị bỏ quên đã xuống cấp trầm trọng tuy nhiên vẫn còn cho thấy được lối kiến trúc đẹp của người Pháp.
Loại bung-ga-lô nầy lúc bấy giờ chỉ tiếp khách Pháp và tây phương mà thôi, người Á Châu chỉ có người Nhật mới có quyền vào cùng với số người Việt Nam có quốc tịch Pháp.
Marcel Cachin cùng với Nguyễn An Ninh đến để xin qua đêm nhưng chỉ có một mình Marcel Cachin được chấp nhận, còn Nguyễn An Ninh bị mời ra. Nguyễn An Ninh buộc lòng phải qua Xóm Dầu, Phường 8 bây giờ, để qua đêm.
Trở về Pháp, Marcel Cachin viết một cuốn sách tựa là L’Indochine (Đông Dương) trong đó ông chỉ trich và buộc tội nhà cầm quyền thực dân ở Đông Dương về mọi mặt trong đó có nhắc đến việc Nguyễn An Ninh không được thu nhận trong một khách sạn chỉ dành cho người Pháp và cho đó là hình thức kỳ thị chủng tộc.
Mỹ Tho có con đường Nguyễn An Ninh.
9.- Quân đội Nhật Bổn
Trong cuộc thế chiến thứ II, trước khi Nhật Bốn bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại đảo Oahu thuộc Hawai vào ngày 7.12.1941, khiến cho Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến, thì năm 1939 quân đội Nhật sau khi đánh chiếm Trung Hoa, đã sớm tiến vào Đông Dương.
Cũng như các nơi khác trên khắp Đông Dương trong đó có Việt Nam, mặc dù còn trong tay thực dân Pháp nhưng họ đã bất lực ví chính Pháp quốc đang bị Đức xâm chiếm, nên quân đội Nhật mặc tình thao túng. Quân đội Nhật có mặt trên khắp lãnh thổ Việt Nam trong đó có Mỹ Tho.
Đến Mỹ Tho, quân Nhật chiếm trường Nguyễn Đình Chiểu, học sinh phải dời về học tạm tai công sở làng Điều Hòa và đình Điều Hòa.
Họ bố trí các nơi đồn trú cho quân đội, tổ chức những cửa hàng quân tiếp vụ. Ho cũng có mở những cửa hàng phục vụ cho dân chúng. Chẳng hạn họ chiếm một căn phố lầu tại góc đường Trưng Trắc và Võ Tánh Bắc của chợ Mỹ Tho, đặt một cửa hiệu khá lớn, theo thời bấy giờ, đặt tên là Dainan Kosi (Đại Nam Công ty). Họ cũng có mở lớp dạy tiếng Nhật cho công chức và người dân.
Một vài dấu ấn trong thời gian quân đội Nhật trú đóng tại Mỹ Tho. Không biết họ đem giống ngựa ở đâu, có người bảo là họ đem từ Mông Cổ đến. Giống ngựa nầy to lớn khác thường, một người lính Nhật trung bình đứng dưới bụng của nó. Họ chăn nó tại những bãi cỏ ngay trong thành phố lúc đó còn khá hoang sơ, như ở cầu bắc cũ, góc đường Nguyễn Huệ-Ngô Quyền bây giờ…Sáng họ dẫn đàn ngựa nầy vào ruộng vườn trong Gò Cát, Trung Lương để quần chúng và cho chúng ăn cỏ, rơm rạ.
Sĩ quan Nhật mang gươm, ai cũng biết. Có điều một số ít người Việt Nam theo họ và được cấp gươm. Nhưng người Việt Nam nhỏ con, mặc bộ đồ lính Nhật màu cứt ngựa rộng thùng thình, đội mũ vải quá khổ, hông đeo cây gươm quá dài so với hai chân quá thấp, nên khi những ông sĩ quan Nhật lô-canh nầy đi đến đâu, ta nghe tiếng lẻng kẻng lẻng kẻng do chuôi gươm kéo lê trên mặt đường.
Đường mé sông Galliéni (Quai Galliéni, Đường Trưng Trắc)
Ngày 8 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đảo chánh lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Tại thành phố Mỷ Tho chỉ trong một đêm là công cuộc dảo chánh hoàn thành. Chính quyền tỉnh Mỹ Tho được Nhật trao cho người Việt Nam và tất nhiên dưới sự giám sát của họ. Tất cả người Pháp kể cả quân lính và một ít người Việt quá thân Pháp bị bắt đem trói trước thành lính tập để làm gì? Họ không làm gì cả chỉ bắt ổ kiến vàng bỏ dưới chân những người tù binh nầy cắn coi chơi! Một cách xử lý hi hữu.
Chiến hạm Amiral Charner của Pháp sau khi tham gia trận chiến giữa Xiêm và Cao Miên ở vịnh Xiêm La (Golfe de Siam, vịnh Thái Lan bây giờ), tránh sự không kích của phi cơ Mỹ nến vào trốn trong nội địa, đậu bên kia cồn Rồng, vẫn còn treo cờ Pháp. Tại Mỹ Tho hải quân Nhật không phải là đối thủ của loại chiến hạm nầy. nên sáng hôm sau, 3 chiếc máy bay phóng pháo của Nhật từ Sài Gòn xuống thanh toán nốt lực lượng cuối cùng của Pháp ở Mỹ Tho trên sông Cửu Long. Sau đó cuối năm 1945, người Nhật cũng rút khỏi Mỹ Tho khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Xác chiếc chiến hạm Pháp nầy bị người Nhật đánh chiềm còn nằm bên kia cồn Rồng từ 1945 cho mãi đến sau. Một điều trớ trêu lý thú là sau năm 1975 cũng chính người Nhật trục và vớt xác chiếc tàu định mệnh nầy để mua sắt vụn.
Đến bây giờ, dường như Mỹ Tho không còn một dấu vết nào của sự hiện diện của quân đội Nhật Bổn cả
Chiến hạm Amiral Charner của Pháp sau khi tham gia trận chiến giữa Xiêm và Cao Miên ở vịnh Xiêm La (Golfe de Siam, vịnh Thái Lan bây giờ), tránh sự không kích của phi cơ Mỹ nến vào trốn trong nội địa, đậu bên kia cồn Rồng, vẫn còn treo cờ Pháp. Tại Mỹ Tho hải quân Nhật không phải là đối thủ của loại chiến hạm nầy. nên sáng hôm sau, 3 chiếc máy bay phóng pháo của Nhật từ Sài Gòn xuống thanh toán nốt lực lượng cuối cùng của Pháp ở Mỹ Tho trên sông Cửu Long. Sau đó cuối năm 1945, người Nhật cũng rút khỏi Mỹ Tho khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Xác chiếc chiến hạm Pháp nầy bị người Nhật đánh chiềm còn nằm bên kia cồn Rồng từ 1945 cho mãi đến sau. Một điều trớ trêu lý thú là sau năm 1975 cũng chính người Nhật trục và vớt xác chiếc tàu định mệnh nầy để mua sắt vụn.
Đến bây giờ, dường như Mỹ Tho không còn một dấu vết nào của sự hiện diện của quân đội Nhật Bổn cả
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
PHẦN HAI
II - NGOẠI KIỀU
A. NGƯỜI HOA
B. NGƯỜI PHÁP
C. NGƯỜI ẤN
A. NGƯỜI HOA
II - NGOẠI KIỀU
A. NGƯỜI HOA
B. NGƯỜI PHÁP
C. NGƯỜI ẤN
A. NGƯỜI HOA
Ta thử lần dấu trở về Mỹ Tho trăm năm trước để xem người Hoa bình thường chung sống với ta như thế nào. Họ đã hòa mình trong cộng đồng Việt Nam một cách thân thiện và cũng đã được người Việt chúng ta tiếp đón cởi mở rộng lòng.
1.- Tào phộng dzang hộc dzưa…
Cứ mỗi chiều gần chạng vạng, trời nắng hay trời mưa, trời lạnh hay trời nóng, năm nầy qua tháng nọ, một lời rao trầm trầm, đều đều, buồn buồn không lên không xuống vang vang như kêu gọi như mời mọc như van lơn Tào phộng dzang, hộc dzưaa, hộc biii..lâyyy…
Câu rao nầy cách khoảng câu rao kia dường như rất đúng trường canh, với một giai điệu trầm lắng vời vợi. Nếu có những khoảng cách nhau khá xa, từ trong nhà, người nghe có thể đoán được là món hàng rao bán nầy đang có khách gọi đến mua. Tiếng rao nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi người của gốc phố không còn nghe được nữa.
Nhưng như một chu kỳ qui ước, nửa giờ sau là tiếng rao đó lại bắt đầu nổi lên văng vẳng, rồi lớn lên từ từ… nhưng từ một chiều ngược lại của con đường cũ, đã về khuya.
Như vậy người của khắp phố phường Mỹ Tho xa xưa dù muốn hay không vào thời điểm nầy vẫn phải nghe đoạn ca từ trong một điệu nhạc tự biên tự diễn, hay hay không, không cần biết nhưng sao nó thân thuộc quá, nó gắn bó quá để một buổi chiều nào đó tiếng rao không vang vang như thường lệ, người ta thấy như đánh mất một cái gì…
Chị tôi và tôi ngồi học bài trên gác đã chín giờ đêm, vừa gục lên gục xuống, khi nghe tiếng rao của người bán hàng: Tào phộng dzang, hộc dzưa, hộc bíiiii…lây…..chị tôi thúc cùi chỏ, hất mặt bảo tôi:
- Tao hột bí, mầy ăn cái gì thì ăn.
Tôi tranh thủ về vấn đề tiền bạc:
- Tiền?
- Tao bao.
Thế là tôi chộp tiền, xuống gác, giong ra lộ đón người bán hàng:
- A Phò! Bán gói phộng, gói bí đi.
Người nữ chủ nhân nầy, thím xẩm nầy người phụ nữ gốc Hoa nầy không biết đến cái xứ xa lạ nầy từ lúc nào, và làm cái nghề buôn bán nầy từ lúc nào không ai nhớ, nhưng được mọi người trong thành phố gọi thân mật là A Phò. A Phò vui vẻ nhìn tôi cười. Tôi nói A Phò cười như vậy là tôi đoán thôi chớ thật tình mà nói, tôi không biết A Phò cười hay mếu.
Năm tháng khổ cực, cuộc đời lam lụ phong sương đã biến đổi người phụ nữ nầy thành khó đoán được tuổi tác và tình cảm biểu lộ trên gương mặt nhăn nheo, cằn cỗi do sự tàn phá của thời gian và nghèo cực.
Tôi hỏi A Phò:
- A Phò về ngủ hả?
- Chời lất ơi, còn cả thúng lây, dzề cái dzì…
- Bán khá không? Ngày lời bao nhiêu?
Lai nụ cười như mếu, A Phò trả lời:
- Lâu có khá dzì lâu! Có ngày kiếm lược cắc mấy, có ngày hổng lược.
- Con cái A Phò đâu?
- Ló li làm mướn người ta hết zồiii….
Tôi trở vào nhà, lên gác học bài, lấy gói đậu phộng ra ăn, nghe văng vẳng từ xa vọng lại nhỏ dần, nhỏ dần đến khi mất hút trong hư vô:
Tào phộng dzang, hộc dzưa, hộc bíiii…hôngggg…...
2. Cà lem..cục cục…lâyyy..
Lúc bấy giờ trẻ con được ăn một ly đá nhận có chế si-rô là “đả” lắm rồi , nếu thêm một tí sữa bò “con chim” là hết “sẩy”. Thậm chí bỏ mấy cục đá vào miệng nhai nghe lốp cốp, ê răng thì hẳn nhiên, nhưng cũng đủ “khoái” lắm rồi. Thế mà một hôm, bỗng nhiên ở khắp các nẻo đường của Thành phố Mỹ Tho lại nghe tiếng rao hàng lạ lùng:
Cà lem cục lây..Cà lem nức dzờ lừng cát lây….Cà lem xi dzô lá dzớớ ngoon dzẫu len lây …cà lem cục cục…ngoon dzẫu len lây….
Tiếng rao hàng lơ lớ của một người Hoa mà lúc bấy giờ người ta thường gọi là người Tàu, và không biết ai đã phong cho họ một cái thứ duy nhất là thứ ba. Do đó khi tiếp xúc với bất cứ một người Hoa nào, người Việt Nam thường gọi là chú, do đó thành chú ba để rồi có một từ khác nẩy sanh mà chú ba không thích lắm, đó là từ ba tàu.
Cũng có một giả thuyết là khi người Hoa đến Việt Nam, người Việt chúng ta xem như là khách nên gọi là khách trú, có nghĩa là người khách đến tạm trú. Người Nam bộ ta thường phát ngôn sao cho dễ dãi dễ nói dễ nghe nên từ trú trở thành chú, một bước giản dị hóa hơn nữa để khách trú trở thánh cắc chú.
Cũng có người cho là người Hoa đến đây là bà con với ta bên nội, nên ta gọi họ là chú, trong khi đó con cháu họ gọi người lớn Việt Nam bằng cậu, bỡi vì đa số người Hoa đến đây đều cưới vợ Việt Nam…bà con bên ngoại mà!
Trở lại chủ đề cà lem cục cục…
Trưa nắng, Mỹ Tho vào mùa hè nóng bức, con người thường cởi trần phe phẩy cái quạt mo, trẻ con ra đường tìm đến bóng cây me, cây dái ngựa, cây bả đậu…để nô đùa bỗng nghe tiếng rao cà lem cục cục…một đòi hỏi nước mát lạnh cho cơ thể là lẽ tất nhiên:
- Cà lem!
Chú bán cà lem cho ngừng chiếc xe…dịch vụ lại bên đường. Thật ra chỉ là một cái '74hùng cây hinh vuông dài sơn xanh vụng về, trên mặt thùng có một cái nắp thiếc đậy lên.
Một cậu bé bỏ cuộc chơi, chạy ra lộ, nhìn chú Tẻeng, chỉ vào cái thùng:
- Cài gì vậy?
- Cà lem mới da lò. Cà lem cục, ngon dzẫu len. Ăn cái dzì? Xi dzô? Nớc dzừa hả?
- Nước dừa đi.
Chú Tẻeng mở nắp thùng ra, từ trong bay ra một luồng hơi nước lạnh ngắt phả vào mặt làm cho cậu bé nhảy vội ra để tránh. Chú đưa tay vào thùng lấy ra một óng thiếc hình vuông dài, trút ra từ trong óng đó một chất đặc màu trắng sữa, lấy dao cắt ra một đoạn cở 6, 7 phân dùng hai cây tăm ghim lại đưa cho cậu bé rồi xòe tay, nói:
- Lòng xu!*
Cậu bé trả tiền, đưa cục cà rem vào miệng cắn, cậu bỗng thốt lên
Trời! lạnh quá! Nhưng chất đường, chất nước dừa hòa tan cùng với cái lành lạnh của nước đá, sao mà ngon dữ vậy. Cậu bé nuốt tới đâu, sướng tới đó. Chú Tẻeng nhìn cậu bé ăn có vẻ thích thú lắm:
- Ngon dzẫu len hả?
- Ngon! Bán cục nữa đi! Lá dứa nghen!
- Ừa! Lá dzớớớ…ngon dzẫu len.
Chú Tẻeng đẩy xe đi xa, trong khu phố im ẳng buổi trưa của Mỹ Tho vào hè đã xa lắm rồi, người dân như còn nghe văng vẳng Cà lem cục cục lây… Cà lem nớc dzồ lường cát, lá dzớớ, zi dzôô lây. Cà lem ngon dzẫu len… Ngon tàng cầu lây… Cà lem cục cục lây….
Chú thích: Lòng xu là một đồng xu giá trị là 1/100 của 1 đồng bạc lúc bấy giờ và tính theo đơn vị tiền tệ thông thường cũng là 1/100 của 1 đồng bây giờ.
3.- Kẹo đục.
Cách nay non thế kỷ, những người đến nay thọ được trên tám chín mươi, nếu còn minh mẫn thì hẳn không quên kẹo đục.
Kẹo đục không phải là kẹo kéo, kẹo kéo là hàng sinh sau đẻ muộn. Lại với kẹo kéo có một cái mùi hơi…tây còn kẹo đục nó có cái mùi hơi…ba tàu một chút. Cả hai loại kẹo đều được làm bằng đường tán, nhưng cách làm có hơi khác, cách trình bày cũng vậy.
Kẹo kéo thì kéo dài ra rồi bẻ thành khúc. Kẹo đục thì được sắp trên một mâm bằng thiếc và mồi lần muốn bán cho khách hàng thì phải dùng một dụng cụ bằng kim khí giông giống như cái dụng cụ cạo râu bây giờ nhưng lớn hơn. Người ta cần thêm một thanh sắt gỏ nhẹ lên dụng cụ kia đã đặt trên phần kẹo muốn lấy. Thửa kẹo được đục ra, gói lại bằng giấy trao cho khách hàng. Vì vậy gọi là kẹo đục. Còn kẹo kéo phải kéo dài và bẻ ra được nên gọi là kẹo kéo. Đơn giản vậy thôi.
Lúc bấy giờ, người Việt Nam ta thường dùng đường tán, vẫn là đường mia, chế biến theo lối thủ công, đổ trong khuôn, đợi khô, trút ra có dáng dấp như trái thận heo, sản xuất từ các vùng xưa kia có trồng nhiều mía như Đúc Hòa, Đức Huệ, Trảng Bàng… Đường tán có vị ngọt và thơm đặc trưng của nó.
Sáng sớm chú Thòong dậy sớm lui cui nhúm lửa để thắng đường.
Với kinh nghiệm lâu đời, chú dùng bao nhiêu đường, bao nhiêu nước, lửa củi lớn nhỏ ra sao nhất là với bí quyết nhà nghề chú có bỏ thêm một chất gì đó cho kẹo thêm dòn, thao trong miệng, đúng mùi kẹo đục. Kẹo tới, chú đổ vào một cái mâm tròn, có thành cao cở 1 tấc, đợi ngụi, dùng một tấm vải trắng sạch phủ lên, không quên đem theo dụng cụ cần thiết như cây đục, giấy gói kẹo cho khách hàng và một….cái lon trái vải để đựng tiền.
Chú dùng một cái khăn lông xây tròn như cái rế để nồi. lót trên đầu trước khi dùng hai tay đưa mâm kẹo lên đội. Chú ra đường một đổi, hai tay không cần vịn vào thành mâm kẹo nữa mà cầm cây đục kẹo và cây gỏ để ….gỏ gọi khách.
Tiếng gỏ kẹo đục khác với tiếng gỏ hủ tíu. Tiếng gỏ kẹo bằng hai thanh sắt nên giọng trong và cao, một tiết điệu khá vui vẫn có trường canh nhất định. Chú Thòong với tư thế như vậy nhưng đi khá nhanh, cùng với tiếng kẻeng, kẻeng, kẻeng làm cho khu phố sống động hơn.
- Kẹo đục!
Chú Thòong đáp lại lời gọi hàng của một thân chủ trung thành.
- Kẹo lục lây! Lòng xu hả?
Vừa nói chú vừa lấy cái ghế xếp mở ra để trên lộ và đặt lên trên mâm kẹo.
- Nửa xu đi! Câu bé đáp.
- Chời lất ơi, mới mửa 'hàang mà…
- Ờ thôi, đồng xu đi! Bửa nay chú đi sớm vậy?
- Làm sóm li sóm làm chễ đi chễ…Thum hoong?
- Thơm!
Cậu bé móc túi lấy ra một đồng xu đưa cho chú, chú cầm lấy, theo thói quen chú tung đồng xu lên cao rồi bắt lấy thảy vào cái lon, vang lên rộn rã tiếng lẻng kẻng, lẻng kẻng…Cậu bé hỏi:
- Ế hả?
- Mới ra bán mà, nị mở hàang ló. Lừng có chù ẻo ngộ chớơơ…
- Thôi bán đắt nghen chú Thòong…..
Chú Thòong đi xa, khu phố còn văng vẳng âm thanh kẻeng kẻeng quen thuộc của tiếng rao hàng kẹo đục của chú Thòong. Còn cậu bé lại có một kỷ niệm khác về chú. Số là mỗi lần chú Thòong thẩy đồng xu vào cái lon trái vải, mà nếu nghe tiếng cạch cạch là chú bán đắt, còn nghe tiếng lẻng kẻng nhiều lần là chú bán ế, vì trong lon không có nhiều xu…(thùng rỗng kêu to mà!).
Chỉ có chú Thòong và chú bé thân chủ trung thành nầy, cả hai cùng nhau đồng cảm được niềm vui buồn khi nghe tiếng kêu lẻng kẻng hay cạch cạch, của cái lon trái vải của chú Thòong bán kẹo đục ở đất Mỹ Tho nầy, cách nay non thế kỷ.
4. Hủ tíu thời xa xưa
Trên trái đất nầy nơi nào có người Hoa là có hủ tiu. Từ hủ tíu không biết xuất xứ từ đầu vì người Hoa họ không gọi hủ tíu mà họ gọi là phảanh, còn hủ tíu chỉ là chất bột để làm phảanh. Do đó ăn hủ tíu họ gọi là xực phảanh. Vào tiệm hủ tíu gọi một tô hủ tíu có thêm xương, gọi là dách cô phảanh thím xực xí-quách. Ngày xưa người Pháp gọi hủ tíu là soupe chinoise (súp Tàu). Đến bây giờ người ngoại quốc đến Mỹ Tho ăn hủ tíu cũng gọi là soupe chinoise hay chinese soup.
Đến ngày nay hủ tíu đã thành một từ Việt Nam và món ăn hủ tíu như hủ tíu xào cũng thường có mặt trên bàn ăn của chúng ta cùng với bún (khô) xào làm bằng bột gạo, bún tàu bằng đậu xanh, tàu hủ ki cũng bằng đậu xanh, tàu hủ đủ các loại cùng với tương còn gọi là tương tàu làm bằng đậu nành…Tất cả các loại thực phẩm nầy đều có gốc từ các người Hoa cố cựu.
Lý lịch hủ tíu dài dòng thú vị như vậy vì đến nay hủ tíu trở thành món ăn sáng của đông đảo người Việt Nam và cũng có nhiều cửa hàng hủ tíu do người Việt Nam đứng nấu, trong khi đó thời xưa là người Hoa độc quyền. Tuy nhiên nếu so sánh hủ tíu do người Hoa và người Việt nấu, ta thấy có phần khác nhau xa về khẩu vị.
Ngược dòng lịch sử, ta trở về Mỹ Tho một thế kỷ trước để thưởng thức hủ tíu Mỹ Tho do người Hoa chính hiệu đứng nấu. Chú Sồi, hủ tíu chú Sồi, với một chiếc xe ba bánh, có thành vách ba bên, lộng kiếng vẽ đủ thứ cảnh hình trong truyện Tam Quốc như Quan Công phò nhị tẩu, Giang tả cầu hôn, Đương Dương trường bản, Khổng Minh tọa lầu…giong ruổi khắp các nẻo đường thành phố để mưu sinh, mà cũng để cho người dân Mỹ Tho có được một tô hủ tíu đậm đà.
Ở giữa xe là một thùng nước lèo bốc hơi nghi ngút, những thúng, rổ nhỏ đựng hủ tiu, mì, bột nặn hoành thánh, dầu chá quảy…(để ăn kèm với mì, hủ tíu), tô chén úp bên cạnh đủa, muổng lộn xộn với lọ nước tương, xì dầu, hột cải…
Chỉ đi ngang xe hủ tíu chú Sồi và khi nhìn hình ảnh chiếc xe hủ tíu, nghe tiếng lốc cốc của tiếng gỏ mời khách, ngửi từ thùng nước lèo bốc hơi lan tỏa một hương vị đặc thù …tất cả những thứ đó thấm vào các giác quan, khiến cho ta khó cưỡng lại sự thèm ăn hủ tíu, mà phải là hủ tíu của chú Sồi.
Một người khách tắp vào bên lề đường lập tức được vợ ông chủ, một thím xẩm lam lụ vì suốt đời tất bật, lấy một cái ghế sắt loại xếp lại, mời khách ngồi. Chú Sồi đon đả:
- A cái lầy Thầy Ba xực mý dệ? ( A…Thầy Ba ăn chi?).
- Pháanh mì, thím xực xí quách…tố tố sủi. (Hủ tíu mì. Ăn thêm xương, nhiều nhiều nước…)
- Hầy lá! (Được rồi).
Luôn luôn chú Sồi trả lời vói khách hàng dù đó không phải một câu hỏi, để khách không có cảm giác bị bỏ quên. (Điều nầy ta nên học).
Chú Sồi vừa nấu hủ tíu vừa lẩm nhẩm mấy câu hát hò gì đó nghe vui tai, trong khi thim Xồi dùng cây gỏ bằng hai thanh tre láng bóng vì đủ thứ ghét bẩn bám vào: mở heo, bột mì, xì dầu kể cả mồ hôi tay…có lẻ nhờ vậy mà tiếng gỏ của hai thanh tre có giọng trầm bổng để gọi khách:
Cốc cốc cốc….cốc. Cốc cốc cốc…cụp. Muốn có được tiếng cụp lạ thường đó, thím Xồi chỉ cần ém chặc bàn tay vào thanh tre dưới, muốn có giọng cốc thì chỉ cần mở ra cho thoáng.
- Màaan phò, phảanh xực… thầy Ba lớớớ…(Vợ ơi! Hủ tíu thầy Ba nè!)
Thế là thím Xồi nhanh nhẹn đến bưng tô hủ tíu nóng hổi cho thầy Ba đang chảy nước miếng trông đợi tự nảy giờ.
- Hẩu lớớ, thầy Ba! (Ngon lắm thầy Ba!). Thím Xồi mời khách.
Thầy Ba đưa tay đón lấy tô hủ tíu, rồi dùng tay nầy xăng tay áo tay kia, chế thêm một chút xì dầu, gắp thêm một ít lát ớt, nặn vào một tí chanh, trộn trộn lên…rồi gắp một đủa khá lớn đưa vào miệng, bắt đầu nhai, nhai….Gương mặt thầy đỏ lên vì nước lèo nóng, vì ớt cay, vì vị giác được kích thích, vì hơi nước lèo bốc lên phả vào mặt…thầy hít hà một tiếng rồi lại tiếp tục thưởng thức..Chú Xồi theo dõi thầy ăn và hỏi:
- Hẩu lén thầy Ba?
- Hẩu hẩu, cho thêm miếng xí quách đi.
- Màaan phò, xí quách thêm cho thầy Ba ăn chơi li.
Tiệm hủ tíu, xe hủ tíu. gánh hủ tíu của người Hoa từ xưa là như vậy, đến bây giờ vẫn còn trong ký ức của những người lớn tuổi, với ít nhiều tiếc nuối cái hương vị của một món ăn đã trở nên đặc thù của một số địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là ở Mỹ Tho.
5.- Sơn đông mãi võ
Ngay khi đến đây, người Hoa đã du nhập nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như múa lân, sơn đông mãi võ…
Sơn đông mãi võ vốn là một tổ chức bán thuốc cổ truyền, tập hợp một nhóm năm mười người thường là cùng trong một gia đình. Họ lưu động có tính cách như giang hồ mãi võ. Để quảng cáo cho thuốc, họ thường phải múa võ, đánh kiếm, trình diễn nội công mà họ gọi là xình tả…Từ Sơn Đông là vì họ toàn là người gốc tỉnh Sơn Đông, một vùng rừng núi nguyên sinh, nên còn có nhiều cây dược thảo để bào chế thuốc nổi tiếng. Thử trở về với một đoàn Sơn đông mãi võ biểu diễn như thế nào tại Mỹ Tho vào mùa xuân năm Át Hợi (1935).
Đoàn Sơn Đông mãi võ với danh hiệu Sơn Đông Lâm Võ đường từ Bạc liệu đến chợ Mỹ Tho để mãi võ: múa kiếm, đánh quyền, xình tả, nội công, làm trò ảo thuật …để quảng cáo cho việc bán thuốc do họ bào chế. Thuốc của họ gồm đủ loại, đủ dạng đủ thứ cho đủ các thứ bịnh: đau lưng, nhức mõi, tức ngực, ho đàm, ho tổn, đau bụng sình hơi thổ tả, trặc chân, té cây, đụng xe, bị người ta đánh….với đủ thứ thuốc rượu, thuốc dán, thuốc cao đơn hườn tán, ngoài ra họ còn chuyên nhổ răng.
Giữa một phiên chợ sáng ở Mỹ Tho, khi tiếng trống, tiếng chập chỏa, tiếng phèng la vứa vang lên là một số đông người đã vây quanh đoàn mãi võ thành một vòng tròn. Khán giả gồm những bà nội trợ đi chợ, những cậu thanh niên có học qua ít nhiều võ thuật, những ông lão thường bị đau lưng, nhức mõi nhưng đông nhất vẫn là trẻ con học trò mê mẩn theo dõi mà quên cả tiếng trống trường.
Trong sân khấu lộ thiên và bất đắc dĩ nầy, phía tận cùng có 6 cái thùng cây khá to, chắc cũng nặng lắm còn vương vít những dây chạc chằng chịt. Có lẽ trong đó là thuốc men, đạo cụ, kim khí, võ phục…nghĩa là tất cả tài sản của họ.
Ai nấy nôn nóng chờ đợi đoàn biểu diễn, trong khi đó ông trưởng đoàn, vận võ phục đen, thắt lưng đỏ đi tới đi lui để đánh giá sự ái mộ của khách đến để có thể bắt đầu. Những thành viên còn lại gồm gồm hai thanh niên lực lưỡng cũng mặc võ phục nhưng màu xanh lam và một cô gái độ 17, 18 tuổi võ phục đen, chích khăn nhiễu, thắt lưng xanh, giày vải màu gạch…nhưng cái đáng nói là cô rất đẹp, cái đẹp của người con gái tuổi dậy thì, cái đẹp giang hồ kiếm khách trong nếp võ phong, cái đẹp huyền ảo trong đôi mắt u huyền thâm thẩm…
- Tả lồ len….(đánh trống lên) viên trưởng đoàn vừa ra lịnh xong là trống, phèng la, chập chỏa…nổi lên từng chập…tùng tùng…xà, cắc cắc cắc tùng tùng…xà…phèng phèng…xà…
- Thưa quới ông quới bà, thưa lồng bầu, thưa bà con cô bắc, thưa anh chị em cùng các con nít nhỏ…tả lồ len…hôm nay lòn chúng tôi lến lây, trức là bảo dziễn mua dzui…tả lồ len…sau nữa bán thuốc cao lơn hườn tán…tả lồ len…
Tùng tùng…xà, phèng phèng…xà…
- Lễ mở lầu cho màn bảo dziễn bữa lay, một cô gái sẽ múa bài Mai hoa kiếm cho bà coon cô bắc coi chơi. Tà lồ len….
Vừa chấm dứt tiếng phèng la…là cô gái với cặp song kiếm từ trong nhảy ra giữa sân nhanh nhẹn, duyên dáng ngẩng mặt nhìn về phía trước, đôi mắt rạng ngời, vòng tay bái tổ. Một tràng pháo tay vamg dội dành cho cô gái. Vụt một cái đôi kiếm được tung lên cao và rơi xuống đúng vào cô gái, mọi người nín thở, nhưng trong chớp mắt chuôi kiếm đã nằm gọn trong tay cô gái. Lại một tràng pháo tay nữa cùng với tiếng trống, chiêng có lẽ làm nức lòng cô gái nên đường kiếm của cô càng linh động hơn. Lúc tấn thì nhanh như chớp nhoáng, lúc thủ thì vững như thành đồng, phòng thủ bên hữu để chế ngự bên tả trên dưới phân minh, trước sau vững chắc.
Cùng với tiếng trống chiêng chấm dứt, cô gái đã trở về tư thế đứng tấn tuyệt vời với hai ngọn kiếm đưa cao. Khách xem mãn nhãn reo hò vang dội. Cô gái cúi chào với nụ cười còn ngây thơ bẻn lẻn.
Trưởng đoàn trở ra sân với ít nhiều hãnh diện:
- Tả lồ len. Bà coon coi qua màn bảo dziễn bữa nay của chúng tôi, còon nhiều cái hay hơn lữa. Trong khi chờ lợi coi lữa, tả lồ len…chai thuốc rượu sơn đông của bổn lường bầu chế hay tàng cầu… Tả lồ len… Trặc tay trặc chân, bị lánh bị thương, té cây lụng xe…trong uống ngoài tha….Hay lắm hay dzữ lắm…Tả lồ len…Bà con coi lây…
Ông ta nói tới đây liền cầm một khúc cây khá lớn đánh mạnh vào cườm tay một cái, đưa lên cho bà con coi thấy đỏ au sưng vù. Ông ta lai lấy chai thuốc rượu thuốc đổ lên vết thương xoa xoa một chút lấy tay chùi sạch đưa cườm tay lên…như thường. Mọi người vỗ tay tán thưởng.
- Bà coon thấy chưa, hay dzẫu len. Một chai hai cắc, hai chai lấy ba cắc thôi… mại vô, mại vô…tả lồ len….tùng tùng….xà…
Nhiều bàn tay cầm tiền nhanh chóng đưa vào:
- Tôi một chai!
- Tôi hai chai!
- Tôi một…
- Mại vô. Lẹ tay thì còn, chậm tay uổng lắm…mại vô…tả lồ len…Lầy cô ba lấy một chai, một chai cho bà hai….
Ông ta xem mòi hết người mua nên đành phải đổi chiến thuật:
- Bà con xem lây…tả lồ len…một lực sĩ xình tả nằm chịu hai tẳng đá xanh nặng dzẫu len, một người cầm cái búa lập lên, lá bể….bà con lừng có sợ thằng cha nầy hổng có sao lâu….tả lồ len…
Cứ như vậy, sau một màn biểu diễn là một màn bán thuốc, hay nhổ răng cho đến khi mọi khán giả nhớ công ăn việc làm ở nhà, ra về hết bỏ lại đoàn mãi võ Sơn Đông, bỏ lại đoàn người lưu lạc giang hồ đến đây mãi võ bán thuốc không biết vì kinh tế hay nghệ thuật. Chỉ biết, sau những cuộc biểu diễn vất vả, gian nan mà tiền bán thuốc không được bao nhiêu, cả đoàn ngồi buồn ngấu nghiến nhìn về phương Bắc xa lơ xa lắc, còn nơi đây thì tương lai mịt mờ…Còn riêng tác giả, đến bây giờ vẫn còn vương vấn đôi mắt của người con gái Hoa múa kiếm trong đoàn Sơn Đông mãi võ tại chợ Mỹ Tho năm xưa, tự hỏi bây giờ…thím xẩm nầy ra sao và ở đâu mà ngậm ngùi tiếc nuối đôi mắt ấy vô cùng.
6.- Hát Tiều
Người Hoa tùy theo bang, mỗi bang đều có một hình thức văn hóa nghệ thuật tuy thuần nhất Trung Hoa, nhưng về sắc thái rất khác nhau giống như ngôn ngữ của họ vậy. Cho nên người Quảng Đông có hát quảng, không biết điệu hò quảng mà sau nầy cải lương phỏng theo đó có đúng không, người Hẹ cũng vậy. Riêng người Tiều hay Tiều Châu hay Triều Châu ở Nam Kỳ ở nhiều tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Chợ Lớn…thường hay lập gánh hát Tiều. Người Hoa ở Mỹ Tho đến ngày vía Ông tức là ngày cúng Ông hay là cúng Quan Công, mỗi năm có đến hai lệ là ngày 13 tháng giêng và tháng 9 âm lịch, thường mời gánh hát Tiều về hát cho người Hoa lẫn người Việt xem.
Gánh hát Tiều nầy khá đông và trang bị trọn vẹn cho cuộc lưu diễn từ đào kép, ban nhạc, sân khấu, đạo cụ, trang phục…đầy đủ. Đến Mỹ Tho họ dựng sân khấu trước chùa Ông ở Phường 8 bây giờ, ngôi chùa Ông cổ nhất ở đây trên 300 năm. Sân khấu rất cao vì rất đông người xem vì miễn phí. Tuồng tích lấy trong các truyện Tàu như Việt Nam mình cũng có diễn, như Chung Vô Điệm, Mạnh Lệ Quân, Địch Thanh chinh đông, Tiết Nhơn Quí chinh Tây…nhưng các vở tuồng kéo dài lê thê gần trọn bộ truyện. Vì vậy vỡ diễn bắt đầu từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Khán giả muốn đến xem chừng nào cũng được, đói bụng vế nhà ăn cơm hoặc buồn ngủ về ngủ một giấc trở lại coi tiếp. Nhạc Tiều, nhạc Quảng…ảnh hưởng rất nhiều cho các tuồng Hò Quảng sau nầy ở miền Nam.
1.- Tào phộng dzang hộc dzưa…
Cứ mỗi chiều gần chạng vạng, trời nắng hay trời mưa, trời lạnh hay trời nóng, năm nầy qua tháng nọ, một lời rao trầm trầm, đều đều, buồn buồn không lên không xuống vang vang như kêu gọi như mời mọc như van lơn Tào phộng dzang, hộc dzưaa, hộc biii..lâyyy…
Câu rao nầy cách khoảng câu rao kia dường như rất đúng trường canh, với một giai điệu trầm lắng vời vợi. Nếu có những khoảng cách nhau khá xa, từ trong nhà, người nghe có thể đoán được là món hàng rao bán nầy đang có khách gọi đến mua. Tiếng rao nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi người của gốc phố không còn nghe được nữa.
Nhưng như một chu kỳ qui ước, nửa giờ sau là tiếng rao đó lại bắt đầu nổi lên văng vẳng, rồi lớn lên từ từ… nhưng từ một chiều ngược lại của con đường cũ, đã về khuya.
Như vậy người của khắp phố phường Mỹ Tho xa xưa dù muốn hay không vào thời điểm nầy vẫn phải nghe đoạn ca từ trong một điệu nhạc tự biên tự diễn, hay hay không, không cần biết nhưng sao nó thân thuộc quá, nó gắn bó quá để một buổi chiều nào đó tiếng rao không vang vang như thường lệ, người ta thấy như đánh mất một cái gì…
Chị tôi và tôi ngồi học bài trên gác đã chín giờ đêm, vừa gục lên gục xuống, khi nghe tiếng rao của người bán hàng: Tào phộng dzang, hộc dzưa, hộc bíiiii…lây…..chị tôi thúc cùi chỏ, hất mặt bảo tôi:
- Tao hột bí, mầy ăn cái gì thì ăn.
Tôi tranh thủ về vấn đề tiền bạc:
- Tiền?
- Tao bao.
Thế là tôi chộp tiền, xuống gác, giong ra lộ đón người bán hàng:
- A Phò! Bán gói phộng, gói bí đi.
Người nữ chủ nhân nầy, thím xẩm nầy người phụ nữ gốc Hoa nầy không biết đến cái xứ xa lạ nầy từ lúc nào, và làm cái nghề buôn bán nầy từ lúc nào không ai nhớ, nhưng được mọi người trong thành phố gọi thân mật là A Phò. A Phò vui vẻ nhìn tôi cười. Tôi nói A Phò cười như vậy là tôi đoán thôi chớ thật tình mà nói, tôi không biết A Phò cười hay mếu.
Năm tháng khổ cực, cuộc đời lam lụ phong sương đã biến đổi người phụ nữ nầy thành khó đoán được tuổi tác và tình cảm biểu lộ trên gương mặt nhăn nheo, cằn cỗi do sự tàn phá của thời gian và nghèo cực.
Tôi hỏi A Phò:
- A Phò về ngủ hả?
- Chời lất ơi, còn cả thúng lây, dzề cái dzì…
- Bán khá không? Ngày lời bao nhiêu?
Lai nụ cười như mếu, A Phò trả lời:
- Lâu có khá dzì lâu! Có ngày kiếm lược cắc mấy, có ngày hổng lược.
- Con cái A Phò đâu?
- Ló li làm mướn người ta hết zồiii….
Tôi trở vào nhà, lên gác học bài, lấy gói đậu phộng ra ăn, nghe văng vẳng từ xa vọng lại nhỏ dần, nhỏ dần đến khi mất hút trong hư vô:
Tào phộng dzang, hộc dzưa, hộc bíiii…hôngggg…...
2. Cà lem..cục cục…lâyyy..
Lúc bấy giờ trẻ con được ăn một ly đá nhận có chế si-rô là “đả” lắm rồi , nếu thêm một tí sữa bò “con chim” là hết “sẩy”. Thậm chí bỏ mấy cục đá vào miệng nhai nghe lốp cốp, ê răng thì hẳn nhiên, nhưng cũng đủ “khoái” lắm rồi. Thế mà một hôm, bỗng nhiên ở khắp các nẻo đường của Thành phố Mỹ Tho lại nghe tiếng rao hàng lạ lùng:
Cà lem cục lây..Cà lem nức dzờ lừng cát lây….Cà lem xi dzô lá dzớớ ngoon dzẫu len lây …cà lem cục cục…ngoon dzẫu len lây….
Tiếng rao hàng lơ lớ của một người Hoa mà lúc bấy giờ người ta thường gọi là người Tàu, và không biết ai đã phong cho họ một cái thứ duy nhất là thứ ba. Do đó khi tiếp xúc với bất cứ một người Hoa nào, người Việt Nam thường gọi là chú, do đó thành chú ba để rồi có một từ khác nẩy sanh mà chú ba không thích lắm, đó là từ ba tàu.
Cũng có một giả thuyết là khi người Hoa đến Việt Nam, người Việt chúng ta xem như là khách nên gọi là khách trú, có nghĩa là người khách đến tạm trú. Người Nam bộ ta thường phát ngôn sao cho dễ dãi dễ nói dễ nghe nên từ trú trở thành chú, một bước giản dị hóa hơn nữa để khách trú trở thánh cắc chú.
Cũng có người cho là người Hoa đến đây là bà con với ta bên nội, nên ta gọi họ là chú, trong khi đó con cháu họ gọi người lớn Việt Nam bằng cậu, bỡi vì đa số người Hoa đến đây đều cưới vợ Việt Nam…bà con bên ngoại mà!
Trở lại chủ đề cà lem cục cục…
Trưa nắng, Mỹ Tho vào mùa hè nóng bức, con người thường cởi trần phe phẩy cái quạt mo, trẻ con ra đường tìm đến bóng cây me, cây dái ngựa, cây bả đậu…để nô đùa bỗng nghe tiếng rao cà lem cục cục…một đòi hỏi nước mát lạnh cho cơ thể là lẽ tất nhiên:
- Cà lem!
Chú bán cà lem cho ngừng chiếc xe…dịch vụ lại bên đường. Thật ra chỉ là một cái '74hùng cây hinh vuông dài sơn xanh vụng về, trên mặt thùng có một cái nắp thiếc đậy lên.
Một cậu bé bỏ cuộc chơi, chạy ra lộ, nhìn chú Tẻeng, chỉ vào cái thùng:
- Cài gì vậy?
- Cà lem mới da lò. Cà lem cục, ngon dzẫu len. Ăn cái dzì? Xi dzô? Nớc dzừa hả?
- Nước dừa đi.
Chú Tẻeng mở nắp thùng ra, từ trong bay ra một luồng hơi nước lạnh ngắt phả vào mặt làm cho cậu bé nhảy vội ra để tránh. Chú đưa tay vào thùng lấy ra một óng thiếc hình vuông dài, trút ra từ trong óng đó một chất đặc màu trắng sữa, lấy dao cắt ra một đoạn cở 6, 7 phân dùng hai cây tăm ghim lại đưa cho cậu bé rồi xòe tay, nói:
- Lòng xu!*
Cậu bé trả tiền, đưa cục cà rem vào miệng cắn, cậu bỗng thốt lên
Trời! lạnh quá! Nhưng chất đường, chất nước dừa hòa tan cùng với cái lành lạnh của nước đá, sao mà ngon dữ vậy. Cậu bé nuốt tới đâu, sướng tới đó. Chú Tẻeng nhìn cậu bé ăn có vẻ thích thú lắm:
- Ngon dzẫu len hả?
- Ngon! Bán cục nữa đi! Lá dứa nghen!
- Ừa! Lá dzớớớ…ngon dzẫu len.
Chú Tẻeng đẩy xe đi xa, trong khu phố im ẳng buổi trưa của Mỹ Tho vào hè đã xa lắm rồi, người dân như còn nghe văng vẳng Cà lem cục cục lây… Cà lem nớc dzồ lường cát, lá dzớớ, zi dzôô lây. Cà lem ngon dzẫu len… Ngon tàng cầu lây… Cà lem cục cục lây….
Chú thích: Lòng xu là một đồng xu giá trị là 1/100 của 1 đồng bạc lúc bấy giờ và tính theo đơn vị tiền tệ thông thường cũng là 1/100 của 1 đồng bây giờ.
3.- Kẹo đục.
Cách nay non thế kỷ, những người đến nay thọ được trên tám chín mươi, nếu còn minh mẫn thì hẳn không quên kẹo đục.
Kẹo đục không phải là kẹo kéo, kẹo kéo là hàng sinh sau đẻ muộn. Lại với kẹo kéo có một cái mùi hơi…tây còn kẹo đục nó có cái mùi hơi…ba tàu một chút. Cả hai loại kẹo đều được làm bằng đường tán, nhưng cách làm có hơi khác, cách trình bày cũng vậy.
Kẹo kéo thì kéo dài ra rồi bẻ thành khúc. Kẹo đục thì được sắp trên một mâm bằng thiếc và mồi lần muốn bán cho khách hàng thì phải dùng một dụng cụ bằng kim khí giông giống như cái dụng cụ cạo râu bây giờ nhưng lớn hơn. Người ta cần thêm một thanh sắt gỏ nhẹ lên dụng cụ kia đã đặt trên phần kẹo muốn lấy. Thửa kẹo được đục ra, gói lại bằng giấy trao cho khách hàng. Vì vậy gọi là kẹo đục. Còn kẹo kéo phải kéo dài và bẻ ra được nên gọi là kẹo kéo. Đơn giản vậy thôi.
Lúc bấy giờ, người Việt Nam ta thường dùng đường tán, vẫn là đường mia, chế biến theo lối thủ công, đổ trong khuôn, đợi khô, trút ra có dáng dấp như trái thận heo, sản xuất từ các vùng xưa kia có trồng nhiều mía như Đúc Hòa, Đức Huệ, Trảng Bàng… Đường tán có vị ngọt và thơm đặc trưng của nó.
Sáng sớm chú Thòong dậy sớm lui cui nhúm lửa để thắng đường.
Với kinh nghiệm lâu đời, chú dùng bao nhiêu đường, bao nhiêu nước, lửa củi lớn nhỏ ra sao nhất là với bí quyết nhà nghề chú có bỏ thêm một chất gì đó cho kẹo thêm dòn, thao trong miệng, đúng mùi kẹo đục. Kẹo tới, chú đổ vào một cái mâm tròn, có thành cao cở 1 tấc, đợi ngụi, dùng một tấm vải trắng sạch phủ lên, không quên đem theo dụng cụ cần thiết như cây đục, giấy gói kẹo cho khách hàng và một….cái lon trái vải để đựng tiền.
Chú dùng một cái khăn lông xây tròn như cái rế để nồi. lót trên đầu trước khi dùng hai tay đưa mâm kẹo lên đội. Chú ra đường một đổi, hai tay không cần vịn vào thành mâm kẹo nữa mà cầm cây đục kẹo và cây gỏ để ….gỏ gọi khách.
Tiếng gỏ kẹo đục khác với tiếng gỏ hủ tíu. Tiếng gỏ kẹo bằng hai thanh sắt nên giọng trong và cao, một tiết điệu khá vui vẫn có trường canh nhất định. Chú Thòong với tư thế như vậy nhưng đi khá nhanh, cùng với tiếng kẻeng, kẻeng, kẻeng làm cho khu phố sống động hơn.
- Kẹo đục!
Chú Thòong đáp lại lời gọi hàng của một thân chủ trung thành.
- Kẹo lục lây! Lòng xu hả?
Vừa nói chú vừa lấy cái ghế xếp mở ra để trên lộ và đặt lên trên mâm kẹo.
- Nửa xu đi! Câu bé đáp.
- Chời lất ơi, mới mửa 'hàang mà…
- Ờ thôi, đồng xu đi! Bửa nay chú đi sớm vậy?
- Làm sóm li sóm làm chễ đi chễ…Thum hoong?
- Thơm!
Cậu bé móc túi lấy ra một đồng xu đưa cho chú, chú cầm lấy, theo thói quen chú tung đồng xu lên cao rồi bắt lấy thảy vào cái lon, vang lên rộn rã tiếng lẻng kẻng, lẻng kẻng…Cậu bé hỏi:
- Ế hả?
- Mới ra bán mà, nị mở hàang ló. Lừng có chù ẻo ngộ chớơơ…
- Thôi bán đắt nghen chú Thòong…..
Chú Thòong đi xa, khu phố còn văng vẳng âm thanh kẻeng kẻeng quen thuộc của tiếng rao hàng kẹo đục của chú Thòong. Còn cậu bé lại có một kỷ niệm khác về chú. Số là mỗi lần chú Thòong thẩy đồng xu vào cái lon trái vải, mà nếu nghe tiếng cạch cạch là chú bán đắt, còn nghe tiếng lẻng kẻng nhiều lần là chú bán ế, vì trong lon không có nhiều xu…(thùng rỗng kêu to mà!).
Chỉ có chú Thòong và chú bé thân chủ trung thành nầy, cả hai cùng nhau đồng cảm được niềm vui buồn khi nghe tiếng kêu lẻng kẻng hay cạch cạch, của cái lon trái vải của chú Thòong bán kẹo đục ở đất Mỹ Tho nầy, cách nay non thế kỷ.
4. Hủ tíu thời xa xưa
Trên trái đất nầy nơi nào có người Hoa là có hủ tiu. Từ hủ tíu không biết xuất xứ từ đầu vì người Hoa họ không gọi hủ tíu mà họ gọi là phảanh, còn hủ tíu chỉ là chất bột để làm phảanh. Do đó ăn hủ tíu họ gọi là xực phảanh. Vào tiệm hủ tíu gọi một tô hủ tíu có thêm xương, gọi là dách cô phảanh thím xực xí-quách. Ngày xưa người Pháp gọi hủ tíu là soupe chinoise (súp Tàu). Đến bây giờ người ngoại quốc đến Mỹ Tho ăn hủ tíu cũng gọi là soupe chinoise hay chinese soup.
Đến ngày nay hủ tíu đã thành một từ Việt Nam và món ăn hủ tíu như hủ tíu xào cũng thường có mặt trên bàn ăn của chúng ta cùng với bún (khô) xào làm bằng bột gạo, bún tàu bằng đậu xanh, tàu hủ ki cũng bằng đậu xanh, tàu hủ đủ các loại cùng với tương còn gọi là tương tàu làm bằng đậu nành…Tất cả các loại thực phẩm nầy đều có gốc từ các người Hoa cố cựu.
Lý lịch hủ tíu dài dòng thú vị như vậy vì đến nay hủ tíu trở thành món ăn sáng của đông đảo người Việt Nam và cũng có nhiều cửa hàng hủ tíu do người Việt Nam đứng nấu, trong khi đó thời xưa là người Hoa độc quyền. Tuy nhiên nếu so sánh hủ tíu do người Hoa và người Việt nấu, ta thấy có phần khác nhau xa về khẩu vị.
Ngược dòng lịch sử, ta trở về Mỹ Tho một thế kỷ trước để thưởng thức hủ tíu Mỹ Tho do người Hoa chính hiệu đứng nấu. Chú Sồi, hủ tíu chú Sồi, với một chiếc xe ba bánh, có thành vách ba bên, lộng kiếng vẽ đủ thứ cảnh hình trong truyện Tam Quốc như Quan Công phò nhị tẩu, Giang tả cầu hôn, Đương Dương trường bản, Khổng Minh tọa lầu…giong ruổi khắp các nẻo đường thành phố để mưu sinh, mà cũng để cho người dân Mỹ Tho có được một tô hủ tíu đậm đà.
Ở giữa xe là một thùng nước lèo bốc hơi nghi ngút, những thúng, rổ nhỏ đựng hủ tiu, mì, bột nặn hoành thánh, dầu chá quảy…(để ăn kèm với mì, hủ tíu), tô chén úp bên cạnh đủa, muổng lộn xộn với lọ nước tương, xì dầu, hột cải…
Chỉ đi ngang xe hủ tíu chú Sồi và khi nhìn hình ảnh chiếc xe hủ tíu, nghe tiếng lốc cốc của tiếng gỏ mời khách, ngửi từ thùng nước lèo bốc hơi lan tỏa một hương vị đặc thù …tất cả những thứ đó thấm vào các giác quan, khiến cho ta khó cưỡng lại sự thèm ăn hủ tíu, mà phải là hủ tíu của chú Sồi.
Một người khách tắp vào bên lề đường lập tức được vợ ông chủ, một thím xẩm lam lụ vì suốt đời tất bật, lấy một cái ghế sắt loại xếp lại, mời khách ngồi. Chú Sồi đon đả:
- A cái lầy Thầy Ba xực mý dệ? ( A…Thầy Ba ăn chi?).
- Pháanh mì, thím xực xí quách…tố tố sủi. (Hủ tíu mì. Ăn thêm xương, nhiều nhiều nước…)
- Hầy lá! (Được rồi).
Luôn luôn chú Sồi trả lời vói khách hàng dù đó không phải một câu hỏi, để khách không có cảm giác bị bỏ quên. (Điều nầy ta nên học).
Chú Sồi vừa nấu hủ tíu vừa lẩm nhẩm mấy câu hát hò gì đó nghe vui tai, trong khi thim Xồi dùng cây gỏ bằng hai thanh tre láng bóng vì đủ thứ ghét bẩn bám vào: mở heo, bột mì, xì dầu kể cả mồ hôi tay…có lẻ nhờ vậy mà tiếng gỏ của hai thanh tre có giọng trầm bổng để gọi khách:
Cốc cốc cốc….cốc. Cốc cốc cốc…cụp. Muốn có được tiếng cụp lạ thường đó, thím Xồi chỉ cần ém chặc bàn tay vào thanh tre dưới, muốn có giọng cốc thì chỉ cần mở ra cho thoáng.
- Màaan phò, phảanh xực… thầy Ba lớớớ…(Vợ ơi! Hủ tíu thầy Ba nè!)
Thế là thím Xồi nhanh nhẹn đến bưng tô hủ tíu nóng hổi cho thầy Ba đang chảy nước miếng trông đợi tự nảy giờ.
- Hẩu lớớ, thầy Ba! (Ngon lắm thầy Ba!). Thím Xồi mời khách.
Thầy Ba đưa tay đón lấy tô hủ tíu, rồi dùng tay nầy xăng tay áo tay kia, chế thêm một chút xì dầu, gắp thêm một ít lát ớt, nặn vào một tí chanh, trộn trộn lên…rồi gắp một đủa khá lớn đưa vào miệng, bắt đầu nhai, nhai….Gương mặt thầy đỏ lên vì nước lèo nóng, vì ớt cay, vì vị giác được kích thích, vì hơi nước lèo bốc lên phả vào mặt…thầy hít hà một tiếng rồi lại tiếp tục thưởng thức..Chú Xồi theo dõi thầy ăn và hỏi:
- Hẩu lén thầy Ba?
- Hẩu hẩu, cho thêm miếng xí quách đi.
- Màaan phò, xí quách thêm cho thầy Ba ăn chơi li.
Tiệm hủ tíu, xe hủ tíu. gánh hủ tíu của người Hoa từ xưa là như vậy, đến bây giờ vẫn còn trong ký ức của những người lớn tuổi, với ít nhiều tiếc nuối cái hương vị của một món ăn đã trở nên đặc thù của một số địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là ở Mỹ Tho.
5.- Sơn đông mãi võ
Ngay khi đến đây, người Hoa đã du nhập nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như múa lân, sơn đông mãi võ…
Sơn đông mãi võ vốn là một tổ chức bán thuốc cổ truyền, tập hợp một nhóm năm mười người thường là cùng trong một gia đình. Họ lưu động có tính cách như giang hồ mãi võ. Để quảng cáo cho thuốc, họ thường phải múa võ, đánh kiếm, trình diễn nội công mà họ gọi là xình tả…Từ Sơn Đông là vì họ toàn là người gốc tỉnh Sơn Đông, một vùng rừng núi nguyên sinh, nên còn có nhiều cây dược thảo để bào chế thuốc nổi tiếng. Thử trở về với một đoàn Sơn đông mãi võ biểu diễn như thế nào tại Mỹ Tho vào mùa xuân năm Át Hợi (1935).
Đoàn Sơn Đông mãi võ với danh hiệu Sơn Đông Lâm Võ đường từ Bạc liệu đến chợ Mỹ Tho để mãi võ: múa kiếm, đánh quyền, xình tả, nội công, làm trò ảo thuật …để quảng cáo cho việc bán thuốc do họ bào chế. Thuốc của họ gồm đủ loại, đủ dạng đủ thứ cho đủ các thứ bịnh: đau lưng, nhức mõi, tức ngực, ho đàm, ho tổn, đau bụng sình hơi thổ tả, trặc chân, té cây, đụng xe, bị người ta đánh….với đủ thứ thuốc rượu, thuốc dán, thuốc cao đơn hườn tán, ngoài ra họ còn chuyên nhổ răng.
Giữa một phiên chợ sáng ở Mỹ Tho, khi tiếng trống, tiếng chập chỏa, tiếng phèng la vứa vang lên là một số đông người đã vây quanh đoàn mãi võ thành một vòng tròn. Khán giả gồm những bà nội trợ đi chợ, những cậu thanh niên có học qua ít nhiều võ thuật, những ông lão thường bị đau lưng, nhức mõi nhưng đông nhất vẫn là trẻ con học trò mê mẩn theo dõi mà quên cả tiếng trống trường.
Trong sân khấu lộ thiên và bất đắc dĩ nầy, phía tận cùng có 6 cái thùng cây khá to, chắc cũng nặng lắm còn vương vít những dây chạc chằng chịt. Có lẽ trong đó là thuốc men, đạo cụ, kim khí, võ phục…nghĩa là tất cả tài sản của họ.
Ai nấy nôn nóng chờ đợi đoàn biểu diễn, trong khi đó ông trưởng đoàn, vận võ phục đen, thắt lưng đỏ đi tới đi lui để đánh giá sự ái mộ của khách đến để có thể bắt đầu. Những thành viên còn lại gồm gồm hai thanh niên lực lưỡng cũng mặc võ phục nhưng màu xanh lam và một cô gái độ 17, 18 tuổi võ phục đen, chích khăn nhiễu, thắt lưng xanh, giày vải màu gạch…nhưng cái đáng nói là cô rất đẹp, cái đẹp của người con gái tuổi dậy thì, cái đẹp giang hồ kiếm khách trong nếp võ phong, cái đẹp huyền ảo trong đôi mắt u huyền thâm thẩm…
- Tả lồ len….(đánh trống lên) viên trưởng đoàn vừa ra lịnh xong là trống, phèng la, chập chỏa…nổi lên từng chập…tùng tùng…xà, cắc cắc cắc tùng tùng…xà…phèng phèng…xà…
- Thưa quới ông quới bà, thưa lồng bầu, thưa bà con cô bắc, thưa anh chị em cùng các con nít nhỏ…tả lồ len…hôm nay lòn chúng tôi lến lây, trức là bảo dziễn mua dzui…tả lồ len…sau nữa bán thuốc cao lơn hườn tán…tả lồ len…
Tùng tùng…xà, phèng phèng…xà…
- Lễ mở lầu cho màn bảo dziễn bữa lay, một cô gái sẽ múa bài Mai hoa kiếm cho bà coon cô bắc coi chơi. Tà lồ len….
Vừa chấm dứt tiếng phèng la…là cô gái với cặp song kiếm từ trong nhảy ra giữa sân nhanh nhẹn, duyên dáng ngẩng mặt nhìn về phía trước, đôi mắt rạng ngời, vòng tay bái tổ. Một tràng pháo tay vamg dội dành cho cô gái. Vụt một cái đôi kiếm được tung lên cao và rơi xuống đúng vào cô gái, mọi người nín thở, nhưng trong chớp mắt chuôi kiếm đã nằm gọn trong tay cô gái. Lại một tràng pháo tay nữa cùng với tiếng trống, chiêng có lẽ làm nức lòng cô gái nên đường kiếm của cô càng linh động hơn. Lúc tấn thì nhanh như chớp nhoáng, lúc thủ thì vững như thành đồng, phòng thủ bên hữu để chế ngự bên tả trên dưới phân minh, trước sau vững chắc.
Cùng với tiếng trống chiêng chấm dứt, cô gái đã trở về tư thế đứng tấn tuyệt vời với hai ngọn kiếm đưa cao. Khách xem mãn nhãn reo hò vang dội. Cô gái cúi chào với nụ cười còn ngây thơ bẻn lẻn.
Trưởng đoàn trở ra sân với ít nhiều hãnh diện:
- Tả lồ len. Bà coon coi qua màn bảo dziễn bữa nay của chúng tôi, còon nhiều cái hay hơn lữa. Trong khi chờ lợi coi lữa, tả lồ len…chai thuốc rượu sơn đông của bổn lường bầu chế hay tàng cầu… Tả lồ len… Trặc tay trặc chân, bị lánh bị thương, té cây lụng xe…trong uống ngoài tha….Hay lắm hay dzữ lắm…Tả lồ len…Bà con coi lây…
Ông ta nói tới đây liền cầm một khúc cây khá lớn đánh mạnh vào cườm tay một cái, đưa lên cho bà con coi thấy đỏ au sưng vù. Ông ta lai lấy chai thuốc rượu thuốc đổ lên vết thương xoa xoa một chút lấy tay chùi sạch đưa cườm tay lên…như thường. Mọi người vỗ tay tán thưởng.
- Bà coon thấy chưa, hay dzẫu len. Một chai hai cắc, hai chai lấy ba cắc thôi… mại vô, mại vô…tả lồ len….tùng tùng….xà…
Nhiều bàn tay cầm tiền nhanh chóng đưa vào:
- Tôi một chai!
- Tôi hai chai!
- Tôi một…
- Mại vô. Lẹ tay thì còn, chậm tay uổng lắm…mại vô…tả lồ len…Lầy cô ba lấy một chai, một chai cho bà hai….
Ông ta xem mòi hết người mua nên đành phải đổi chiến thuật:
- Bà con xem lây…tả lồ len…một lực sĩ xình tả nằm chịu hai tẳng đá xanh nặng dzẫu len, một người cầm cái búa lập lên, lá bể….bà con lừng có sợ thằng cha nầy hổng có sao lâu….tả lồ len…
Cứ như vậy, sau một màn biểu diễn là một màn bán thuốc, hay nhổ răng cho đến khi mọi khán giả nhớ công ăn việc làm ở nhà, ra về hết bỏ lại đoàn mãi võ Sơn Đông, bỏ lại đoàn người lưu lạc giang hồ đến đây mãi võ bán thuốc không biết vì kinh tế hay nghệ thuật. Chỉ biết, sau những cuộc biểu diễn vất vả, gian nan mà tiền bán thuốc không được bao nhiêu, cả đoàn ngồi buồn ngấu nghiến nhìn về phương Bắc xa lơ xa lắc, còn nơi đây thì tương lai mịt mờ…Còn riêng tác giả, đến bây giờ vẫn còn vương vấn đôi mắt của người con gái Hoa múa kiếm trong đoàn Sơn Đông mãi võ tại chợ Mỹ Tho năm xưa, tự hỏi bây giờ…thím xẩm nầy ra sao và ở đâu mà ngậm ngùi tiếc nuối đôi mắt ấy vô cùng.
6.- Hát Tiều
Người Hoa tùy theo bang, mỗi bang đều có một hình thức văn hóa nghệ thuật tuy thuần nhất Trung Hoa, nhưng về sắc thái rất khác nhau giống như ngôn ngữ của họ vậy. Cho nên người Quảng Đông có hát quảng, không biết điệu hò quảng mà sau nầy cải lương phỏng theo đó có đúng không, người Hẹ cũng vậy. Riêng người Tiều hay Tiều Châu hay Triều Châu ở Nam Kỳ ở nhiều tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Chợ Lớn…thường hay lập gánh hát Tiều. Người Hoa ở Mỹ Tho đến ngày vía Ông tức là ngày cúng Ông hay là cúng Quan Công, mỗi năm có đến hai lệ là ngày 13 tháng giêng và tháng 9 âm lịch, thường mời gánh hát Tiều về hát cho người Hoa lẫn người Việt xem.
Gánh hát Tiều nầy khá đông và trang bị trọn vẹn cho cuộc lưu diễn từ đào kép, ban nhạc, sân khấu, đạo cụ, trang phục…đầy đủ. Đến Mỹ Tho họ dựng sân khấu trước chùa Ông ở Phường 8 bây giờ, ngôi chùa Ông cổ nhất ở đây trên 300 năm. Sân khấu rất cao vì rất đông người xem vì miễn phí. Tuồng tích lấy trong các truyện Tàu như Việt Nam mình cũng có diễn, như Chung Vô Điệm, Mạnh Lệ Quân, Địch Thanh chinh đông, Tiết Nhơn Quí chinh Tây…nhưng các vở tuồng kéo dài lê thê gần trọn bộ truyện. Vì vậy vỡ diễn bắt đầu từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Khán giả muốn đến xem chừng nào cũng được, đói bụng vế nhà ăn cơm hoặc buồn ngủ về ngủ một giấc trở lại coi tiếp. Nhạc Tiều, nhạc Quảng…ảnh hưởng rất nhiều cho các tuồng Hò Quảng sau nầy ở miền Nam.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
B. NGƯỜI PHÁP
Nói đến ngoại kiều ở Mỹ Tho phải nói cộng đồng người Hoa là đông nhất. Ngoài ra còn có người Pháp và người Ấn là hai loại ngoại kiều khác, xin được đi vào chi tiết sau đây.
1. Bối Cảnh Lịch Sử
Nói đến ngoại kiều ở Mỹ Tho phải nói cộng đồng người Hoa là đông nhất. Ngoài ra còn có người Pháp và người Ấn là hai loại ngoại kiều khác, xin được đi vào chi tiết sau đây.
1. Bối Cảnh Lịch Sử
Là người chiếm cứ Việt Nam nên người Pháp là ngoại kiều đông thứ hai sau Hoa kiều. Pháp kiều ở Mỹ Tho gồm: những người cầm quyền, đứng đầu là tỉnh trưởng (chef de province hay là administrateur).
Về công thự, ngay trong thời gian đầu chiếm đóng Mỹ Tho, người Pháp đã xây cất dinh tỉnh trưởng (hôtel de ville) bây giớ là nhà khách tỉnh. Sau đó là các ty, sở, thành lính gọi là thành lính tập đóng tại đường Hùng Vương bây giờ là tỉnh đội và bên kia lúc bấy giờ cũng là thành lính sau đó mới đổi thành bịnh viện và ngày nay là bịnh viện Đa khoa.
Xin mở một dấu ngoặc nhỏ vui vui nhắc đến thành lính tập nầy.
Sáng nào cũng vậy, đúng 5 giờ rưởi là từ thành lính nầy vang ra một điệu kèn clairon đánh thức. Điệu kèn nầy sử dụng trong quân đội các nước, luôn khích động trong các trận chiến dưới các điệu thúc quân rộng rã. Nhưng điệu đánh thức nầy nghe mãi thành quen, chúng tôi những trẻ con, đã nhân đó sáng tác ra một “lời ca” rất thích hợp: “Thằng nào thức chưa, thằng nào chưa thức. Thằng nào chưa thức thằng nào thức chưa…”
Có tài liệu cho rằng chiếm đóng xong Mỹ Tho người Pháp liến xây cất trước dinh tỉnh trưởng trên đường Bourdais (Hùng Vương) một bên là thành lính và một bên là bịnh viện là hoàn toàn sai. Khi hoạch định mô hình thành phố Mỹ Tho, người Pháp rất quan tâm đến an ninh, cho nên họ đã chọn nơi đặt thành lính là trước dinh tỉnh trưởng, gồm hai thành lính hai bên đường Bourdais. Sau đó tình hình an ninh khả quan, họ hiến thành bên kia cho bịnh viện Mỹ Tho, chỉ còn giữ lại một thành đối diện mà thôi.
Ga xe lửa và đoàn xe sắp khởi hành
[justify]Điều nầy được xác minh là cách nay không lâu, trước khi phá bỏ bịnh viện cũ để xây cất lại bịnh viện bây giờ, và mới hai năm rồi lại phá thành lính nầy để xây lại cơ quan quân sự, người ta còn thấy rõ là lối kiến trúc thuộc địa của Pháp với hành lang rộng, nền nhà sàn cao, sườn nhà, thang lầu còn dùng gan chớ không phải sắt của hai tòa kiến trúc một bên là thành lính một bên là bịnh viện là một. (Nhà thương Grall ở Sài Gòn cũng có lối kiến trúc như vậy, bây giờ là bịnh viện Nhi đồng 2, ngày xưa còn gọi là nhà thương Đồn Đất cũng vì do thành lính chuyển sang).
Cùng theo chân nhà cầm quyền Pháp còn có những người Pháp kinh doanh (colon) như thằng tây hãng xáng, thằng tây nhà đèn, thằng tây góp chợ…Tôi xin nói thêm về danh gọi các ngoại kiều ở Việt Nam thời bấy giờ như sau:
Người Hoa được ta gọi là… chú như chú chệt ,chú tửng, chú ba để thành ba tàu, thím Xược. chú Thoòng, (người Hoa thường gọi nhau bằng tên hay họ). Người Ấn độ được ta gọi là… anh, như anh bảy, anh bảy ca ri, anh bảy bánh rế, anh bảy chà và. Còn người Pháp mặc dù là thực dân, quyền cao chức lớn mà ta lại gọi là…thằng, như thằng tây hãng xáng, thằng tây kho bạc, thằng tây góp chợ… Không biết tại sao ta có một lối phân biệt trong lối xã giao như vậy, vì người Việt Nam ta rất cẩn trọng trong lối xưng hô. Trở lại chuyện của Pháp kiều.
Người Pháp ở Mỹ Tho trong giới cầm quyền họ rất “chính trị”. Vào cuối thập niên 1930, Mỹ Tho có phong trào Nam kỳ Khởi nghĩa, họ cử Georges Catroux, đảng viên đang xã hội Pháp làm tỉnh trưởng tại Mỹ Tho. Nhân ngày lệ kỳ yên ở đình Điều hòa, ông ta đến lễ Thần nhang đèn cẩn thận. Catroux sau được cử lên đến chức toàn quyền Đông Dương rồi Algérie sau theo Charles de Gaule chống Đức với chức đại tướng, chết vào năm 1969. (Theo Larousse 1962).
2. Đời Sống Người Pháp Bình Thường
Pháp kiều ở Mỹ Tho, những người Pháp bình thường, cũng có người cưới vợ Việt Nam sống trong cộng đồng Việt Nam nhưng họ ít khi giao thiệp với người Việt Nam ngoài những công chức cao cấp, nhưng thực sự cũng không thấy họ có hành động kỳ thị rõ nét nào. Xin kể một vài chuyện vui:
- Thằng tây tào cáo - bắt chước thời xưa gọi như vậy – thật sự là một trưởng ty quan thuế (hải quan) chuyên lùng bắt đồ lậu thuế hay cấm sản xuất trong đó có rượu lậu. Một hôm anh ta lên Đồng Tháp Mười bắt rượu lậu. Đến nơi, làng xã cùng với dân địa phương chiêu đãi anh ta bằng một cử nhậu thịt rùa, thịt rắn, thịt chuột…tung bừng. Trong bữa tiệc anh ta được mời uống một thứ rượu mà người dân cho là tăng cường sinh lực.
Trước khi về, dân trong làng còn biếu anh một keo rượu tăng cường sinh lực nầy, được bọc kín trong giấy cẩn thận. Anh đã say túy lúy ôm kè kè keo rượu xem bộ đắc ý lăm. Về đến nhà nằm lăn ra ngủ cho đến tối tỉnh dậy, bà vợ đầm gọi ra ăn cơm. Ngồi vào bàn ăn, nhớ ra nên bảo vợ vào trong lấy keo rượu mà những người nông dân tốt bụng đã tặng. Bà vợ khệ nệ bưng keo rượu ra và chính anh ta hăm hở mở giấy bao ra cầm lên định rót vào ly thì…bỗng nghe bà vợ thét lên một tiếng kinh hoàng. Anh ta vội nhìn vào keo rượu thì thầy gần nửa keo toàn là….chuột con lúc nhúc đỏ choét. Tới phiên anh ta thét lên rồi bắt đầu ụa ói đến tận mật xanh.
Người Pháp chiếm đóng Mỹ Tho đến nay trên một thế kỷ rưởi và lịch sử đã sang trang, tuy nhiên cũng còn để lại trong ta một ít dư âm xấu tốt, vui buồn. Nhưng ở đây xin kể một vài giai thoại dân gian khá thú vị :
- Trâu già không nệ dao phay
Một thầy giáo làng, thầy Đặng, sau buổi học sáng, ở lại trường để dạy buổi chiều. Trưa thầy văng một cái vỏng trong lớp sau tấm bảng đen đánh một giấc. Hai giờ, một thanh tra người Pháp, ông Truchet, đến trường để “xét” thầy. Học trò đã đông đủ, đang chơi giỡn ngoài sân, đã quá giờ “đông học” mà thầy giáo….đâu mất. Ông thanh tra nhờ thầy thơ ký, thầy Nam, hỏi học trò xem thầy giáo đâu? Học trò thưa là thầy còn ngủ.
Thầy thơ ký vào lớp ra sau bảng đen thấy thầy đang ngủ ngon lành, đánh thức thầy dậy và bảo là có ông thanh tra tây đến xét lớp. Ông thanh tra phải đợi thầy thay đổi áo quần tươm tất mới ra chào mình nên cũng thấy…quạo rồi. Khi thấy thầy giáo đủng đỉnh đi ra, ông thanh tra trỗ một tràng tiếng tây dài nhằng với cái vẽ hằn học trách mắng của kẻ bề trên. Bị xạc-cà-rây (charger là xài xuể) trước mặt học trò, thầy giáo nhà ta nổi dóa lên bảo thẳng với ông thanh tra bằng một câu tiếng Pháp không kém phần hùng hồn:
- Moa xăng phú trà quay dê. Tẳng pi toa. Moa vi-ơ buýt-lờ nơ cranh-pa cu-tô. Côm-pri? Phú lê-căn! (Tôi đếch cần làm việc. Kệ ông. Trâu già không nệ dao phay. Biết chưa? Đi đi!). (…Vieux buffle ne craint pas couteau)..
Ông tây già nghe một hơi tiếng tây có cái gì dao mác (cu-tô tức là dao là couteau) trong đó, lại nhìn vẻ mặt ông thầy giáo đang giận dữ, sợ thầy giáo dùng dao chém mình nên ông ta cũng sợ ra về không dám ở lại xét lớp nữa.
Về văn phòng, ông thanh tra thuật lại câu nói của thầy giáo cho các thanh tra người Việt Nam nghe và hỏi có phải thầy giáo đó định dùng dao đâm ông phải không?, Ai nấy rũ ra cười…
- Phó-mát
Một bà ở mướn cho vợ chồng ông tây già. Một hôm ông tây bảo bà ở mướn:
- A-lê mát-sê ác-sơ-tê moa phô-mai. (Allez au marché, achetez moi du fromage. Đi chợ mua phó mát cho tao)
- Quẩy mong-xừ mè phô-mai coa? (Oui monsteur, mais fromage quoi? Dạ, thưa ông mà phó- mát nào?).
Nên nhớ là phó-mát (fromage) là món ăn truyền thống của người châu Âu đặc biệt là người Pháp, giống như người Việt Nam mình thích ăn mắm vậy. Cũng như mắm, phó-mát làm bằng tinh sửa (bò, dê, ngựa…) để cho lên men càng lâu càng tốt thậm chí lên cả móc meo xanh dờn lắm khi có cả dòi bọ…nên bốc một thứ mùi mà người lạ không chịu nỗi. Người Pháp chính cống lại ăn những thứ phó-mát càng nặng mùi chừng nào càng thích chừng ấy
Do đó phó-mát có nhiều loại chẳng hạn ca-răng-be (carembert) đã là nặng mùi rồi mà còn những thứ khác còn nặng hơn nữa. (Cái thứ phó-mát hiệu Con Bò Cười bán ở Việt Nam, bên tây con nít cũng không thèm ăn). Cho nên bà người ở không biết ông chủ muốn mua thứ nào, nhưng hỏi mãi mà ngôn ngữ bất đồng, hai bên không nhất trí được là loại phó-mát nào. Bỗng nhiên bà người ở có một sáng kiến, bao giờ các bà nhà quê cũng có sáng kiến, là chỉ có cách nầy mới biết ông chủ muốn mua loại nào. Bà (xin lỗi độc giả) kéo lưng quần ra, thò tay vào trong, đoạn đưa ngón tay trỏ cho ông tây già ngửi và hỏi:
- Xe xà mong-xừ? (C’est cà, monsieur? Phải thứ nầy không, thưa ông?)
Ông ta thích quá đáp ngay:
- Xe xà, xe xà…a-lê quít! quít! (C’est cà – đọc là xà, do chữ c thiếu một dấu - C’est cà! Aller vite, vite! Nó đấy! Nó đấy! Đi mua nhanh đi!)
- Quít-sơ-măng…
Một thằng bồi (thằng nhỏ giúp việc) một hôm bỏ bà chủ đầm đi chơi lêu lỏng đâu đó. Khi về nhà bà đầm gọi lại lớn tiếng rầy la:
- Bồi, va ù…cu dòn…tăng-xiong….( Boy, où vas-tu? Cochon. Attention. Bồi, mày đi đâu dó, cô son (con heo) …coi chừng đấy!
Cậu bé lém lĩnh trả lời một hơi:
- Moa a-lê rong xà xà. Moa a-lê móng-xe, quít-xơ-măng, ma-đầm tăng-xiong, ma-đầm cúc-sê a-vét….(Tôi đi…tiểu mà từ nầy không biết nói tiếng tây ra sao, nên chế ra rong xà xà. Tôi đi ra mé sông cũng không biết, lại chế ra… móng xe để …quít xơ măng nghĩa là quăng xơ mít. Bà coi chừng tôi nghe…tôi biết bà cúc –sê a-vét…là bà ngủ với ai…)
Bà đầm nghe thằng bồi nói một hơi không hiểu gì hết, nhưng khi nghe nó nói bà coi chừng tôi nghe, bà cúc-sê a-vét.. (coucher avec… là ngủ với ai). Bà ta hoảng hồn sợ nó mét với ông chủ, nên nhỏ nhẹ bảo chú bồi:
- Xe tách-sê ! đon-nê toa ịn dvách. Va tăng. Giơ tăng pri. Thôi, đủ rồi. Tao cho mầy một đồng bạc. Đi đi…Tao xin mầy! C’est assez. Je te donne une piastre. Vas-t-en! Je t’en prie!)
3. Di Tích Lịch Sử
- Lộ vòng đai
Từ 1862 người Pháp chiếm đóng Mỹ Tho đến 1945, thời gian nầy người Pháp còn để lại cho Mỹ Tho dấu vết lịch sử vè quân sự, giáo dục, kỹ nghệ, kiến trúc… như sau.
Để phòng thủ Mỹ Tho chống lại nghĩa quân của ta, họ thiết lập ba con đường chiến thuật. Về hướng Tây có hai con đường vòng đai mà họ gọi là Grande tour d’inspection nghĩa là Vòng đai tuần tra lớn mà ta gọi là lộ Vòng Lớn, sau đó có tên là lộ Bờ Dừa tức là đoạn đường quốc lộ 60 bây giờ từ Trung An đến dốc cầu Rạch Miễu. Một con đường nữa đó là Petite tour d’inspection nghĩa là Vòng đai tuần tra nhỏ mà ta gọi là lộ Vòng Nhỏ tức là đường Trần Hưng Đạo bây giờ.
Về hướng Đông có một con đường khác mà dân gian gọi là Lộ Ma. Người Pháp dùng ba con đường nầy để đêm đêm họ cởi ngựa đi tuần tra.
- Đường xe lửa Sài Gon – Mỹ Tho
Mỹ Tho có nhiều công trình lịch sử hàng đầu của Việt Nam về tính thời gian cũng như tầm vóc qui mô như Trường Trung Học Mỹ Tho, Đường Xe Lửa Mỹ Tho, Hãng xáng, Cầu Quay...
Đường Xe Lửa Mỹ Tho-Sài Gòn được người Pháp khởi công thiết lập vào tháng 11 năm 1883 và được khánh thành vào ngày 20.7.1885 dài 71 km. Đây là con đường xe lửa đầu tiên không phải ở Việt Nam cũng như của Dông Dương. Nó xứng đáng là cột mốc đầu tiên trong lịch sử đường sắt Việt Nam.
Sau đó con đường xe lửa Phủ Lạng Thương-Lạng Sơn mới được khởi công vào tháng 5 năm 1890 và hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1894. Ngày 1 tháng 1 năm 1908 mới bắt đầu thiết lập đường sắt Hà Nội Đồng Đăng đến biên giới Việt Trung. Ở miền Trung con đường sắt Sài Gòn Khánh Hòa sau đó đến Nha Trang khởi công 1904 hoàn thành 1913.
Con đường sắt có răng cưa để leo núi (crémaillère hay roue dentée), một kỹ thuật rất hiếm có trên thế giới, là con đường sắt Sài Gòn - Khánh Hòa - Đà Lạt qua Phan Rang được khởi công từ năm 1903 1930 mới hoàn tất.
Nói như vậy để thấy con đường sắt Mỹ Tho – Sài Gòn là con đường sắt mở đầu cho tuyến đường sắt danh tiếng Đông Nam Á, là con đường sắt xuyên Việt từ Lạng Sơn đến Mỹ Tho bước đầu đề đến Cà Mau dài 2.400 km. Nhưng tiếc thay đoạn đường Mỹ Tho-Cà Màu không thực hiện được.
Từ Sài Gòn đến Mỹ Tho có tất cả 13 ga (gare tức là trạm) gồm có ga Sài Gòn, ga An Đông (chỉ có khi thành lập chợ An Đông Quận 5 vào năm 1956), ga Chợ Lớn, ga Phú Lâm, ga Bình Điền. ga Bình Chánh, ga Gò Đen, ga Bến Lức, ga Tân An, ga Tân Hương (còn gọi là ga ông Táo), ga Tân Hiệp, ga Trung Lương chót hết là ga Mỹ Tho còn gọi là ga cuối cùng (terminus). Trong số chỉ có 7 ga chánh là Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Chánh, Bến Lức, Tân An, Trung Lương và Mỹ Tho. Sở dĩ có ga chánh ga phụ là vì có những chuyến xe tốc hành thì không ghé vào ga phụ.
Đầu tiên xe lửa (tàu hỏa) là một đoàn toa hay va-gông (wagon) chờ hành khách, và có loại va-gông chở hàng hóa, súc vật .. được kéo bởi một đầu máy chạy bằng hơi nước. Đoạn đường xe lửa Sài Gon – Mỹ Tho 71 km chạy trong khoảng hai tiếng rưởi kể cả các đợt ghé ga.
Đường rầy (rail) xe lửa Mỹ Tho rộng 1 m, có nơi khác chỉ có 0,8 m. (Đến bây giờ thì quá lạc hậu vì đường rầy thế giới ngày nay phải rộng 1,4 m).
Vào năm 1937 có loại ô-tô-rây (autorail tức là ô tô chạy đường rầy) bổ sung chạy xen kẻ với đầu máy chạy hơi nước. Ô-tô-rây có máy chạy bắng dầu cặn, không có đầu máy thô kệch như xe lửa (giống như các đầu xe bus bây giờ), trang nhã hơn, êm hơn, cấu trúc toa xe đẹp hơn, băng nệm sang trọng hơn, tốc độ nhanh hơn…nói chung hiện đại hơn (đến bây giờ vẫn còn thấy sử dụng ở các nước tây phương)
. Đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho tồn tại cho đến năm 1958 được phá bỏ nhường chỗ cho việc nới rộng quốc lộ 4 (quốc lộ A1). (Không phải vì chiến tranh như một tài liệu đã nói).
- Hãng Xáng
Nam bộ xưa là một vùng đất đầy sông rạch nhưng lại thường bị phù sa của sông Cửu Long phủ lấp, Ngoài ra Đồng Tháp Mười vốn có một tiếm năng kinh tế to tát nhưng lại ngập úng vì nước phèn. Để khắc phục các trở ngại nầy người Pháp có một hệ thống qui mô để nạo vét các lòng sông và đào kinh thoát nước phèn cho Đồng Tháp Mười.
Đó là Sở đào kinh và nạo vét sông rạch mà người Pháp gọi là Service de draguage dân gian gọi là hãng xáng. Cơ sở nầy rất qui mô, một thửa đất trên mấy chục mẫu chiếm cả vùng đất của Thư Viện Tỉnh đường Tết Mậu Thân từ đường Lê Thị Hồng Gấm đến đường Lý Thường Kiệt và xuống tận đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bây giờ là Nhà Văn hóa Trung tâm.
Hãng Xáng nầy là một xưởng kỹ nghệ đồ sộ và thiết thực nhất ở Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu giao thông, kinh tế, thương mại, nông nghệp, môi trường…cho vùng đất đặc thù Nam Bộ. Cách nay 100 năm Mỹ Tho đã có một hãng xáng với một qui trình kỹ nghệ cao, với 4 chiếc xáng (người Bắc gọi là tàu cuốc) to sầm sầm như những nhà lầu, chuyên đào, nạo, vét, hút, xúc…kinh rạch sông ngòi…hoàn toàn vận hành bằng cơ giới. Hệ thống xáng nầy hoạt động trong khắp Nam Kỳ lục tỉnh nhất là đào kinh vừa thoát phèn cho Đồng Tháp Mười vừa phòng tránh lụt lội, vừa cải tạo môi trường, vừa cho vận chuyển đường thủy…
Những con kinh dài thẳng tắp chia ngang xẻ dọc trong Đồng Tháp mãi đến bây giờ vẫn còn tác dụng hữu ích về mọi lãnh vực cho miến Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một vài mẫu kiến trúc
Những di tích của người Pháp để lại rất nhiều nhất là các công trình kiến trúc. Nhưng rất tiếc sau tháng 4.1975 vì nhu cầu cải tạo? ! thành phố đã phá bỏ một số.
Xin kể một vài di tích còn lại như sau.
Ngôi nhà Câu lạc bộ người Pháp (cercle francais) dùng làm nơi giải trí cho người Pháp trên 100 năm nay vẫn nguyên vẹn và giữ được nét kiến trúc độc đáo tân kỳ. Đó là ngôi nhà ngói có nhiều nóc, ở dựa bờ sông, trước 1975 là căn cứ hải quân, nay thuộc về hệ thống nhà hàng Chương Dương.
Người Việt Nam cũng có một câu lạc bộ riêng (cercle annamite) không còn nữa, bây giờ là nơi tọa lạc của Công đoàn tỉnh.
Chú thích: Annamite, thay vì là vietnamien tức là Việt Nam, là tiếng tính từ thoát thai từ từ An Nam mà khi người Pháp mới đến biết nước ta qua nước An Nam. Nhân dân ta bất mãn với lối gọi và viết như vậy nhưng mãi đến giữa thế kỷ XX, từ nầy mới bị xóa sổ. Cũng vậy họ gọi dải Trường Sơn là Chaine Annamitique tức là dải núi chạy xuôi theo xứ An Nam.)
Dinh tỉnh trưởng người Pháp gọi là “hôtel de ville” xây dựng cũng trên 120 năm theo lối kiến trúc thuộc địa (style colonial) nghĩa là lối kiến trúc châu Âu nhưng có cải tiến sao cho thich hợp với xứ nóng, nhiều mưa gió điển hình là có hành lang rộng che mưa đở nắng, cửa lá sách cho thông gió…Cũng như ngôi trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu xây cất từ năm 1879 cũng theo lối kiến trúc thuộc địa đó, có hành lang rộng có cửa lá sách…
Kể cả các biệt thư tư nhân như nhà của ông Jacques Lê Văn Đức sau bán lại cho Đốc phủ Tiên, sau để lại cho người con rễ là Bác sĩ Nguyễn Kiểng Bá sau nửa để lại cho con rễ là Bác sĩ Trần Quang Minh và bây giờ là nhà Bảo tàng tỉnh. Ở trong ngôi nhà nầy trời nóng không thấy nóng, trời lạnh không thấy lạnh vì từ nền nhà, nóc nhà, tường nhà đều cách ly với mọi thay đổi thời tiết bên ngoài. Ngôi nhà nầy thật là một di sản tiêu biểu cho một lối kiến trúc trong một giai đoạn lịch sử của Thành phố Mỹ Tho, đáng được bảo tồn.
Cũng như ngôi biệt thự của Đốc phủ Lượng ở Phường 4 sau 1.5.1975 còn nguyên hiện trạng, trước là đường lộ sau là sông rộng, đã phải dở đi nhường chỗ cho đài truyền hình chỉ có tính thực dụng mà thiếu tính mỹ thuật mà ngôi nhà cũ đã có.
Ngôi nhà mà người Pháp dùng làm bung-ga-lô (bungalow) một loại khách sạn - nhà hàng một trăm năm về trước, bây giờ là một bộ phận của nhà sách Tổng hợp, đối diện với công viên Thủ Khoa Huân, là một công trình kiến trúc cổ điển, nguy nga đáp ứng với khí hậu nhiệt đới, với hành lang thật rộng che bởi một vòm cung nhẹ nhàng. Cái hành lang nầy là nét đặc thù cho lối kiến trúc nầy. Vậy mà khi nới rộng lòng lề đường, đã phá bỏ nó đi để nó trở thành trơ trẻn đến tội nghệp, trông như con gà bị cắt cánh. Trong khi đó ở Sài Gòn, nhà hàng Majestic đầu đường Đồng Khởi, (Catinat, Tự Do) cũng day ra bờ sông, cùng y một lối kiến trúc nầy, vẫn được giữ nguyên trạng và đến bây giờ vẫn là nhà hàng – khách sạn hiện đại 5 sao, mang dấu ấn cổ kính mà khách nước ngoài rất yêu chuộng.
- Cầu Quay
Cầu Quay Mỹ Tho nguyên thủy là một công trinh Eiffel. (Kiến trúc sư, tác giả tháp Eiffel và hầu hết các công trình kiến trúc bằng sắt thép ở Pháp cũng như ở Việt Nam trong đó có cầu xe lửa Bến Lức, Tân An, cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa… và cầu Quay nguyên thủy của Mỹ Tho.) Cầu Quay Mỹ Tho là một cồng trình độc đáo không những ở Việt Nam mà cả thế giới cũng không mấy chiếc có lối kiến trúc nầy.
Cây cầu nầy xây cất trước thế kỷ XX hoàn toàn bằng sắt có đặc điểm là nhịp giữa có 2 đoạn rời nhau, khi hạ xuống là xe cộ và người ta qua lại. Khi cần là hai đoạn của nhịp giữa được tách ra và cất lên cao như nóc nhà để có độ cao cho tàu bè qua lại.
Cũng nên biết qua trước khi có bê-tông cốt sắt, thép, ngoài gạch đá…các công trinh đều được thực hiện bằng sắt thép. Công ty Eiffeil là bậc thầy trong thế giới về công trình nầy. Xin nêu ra những mô hình cầu bằng sắt thép trên thế giới cách nay vài thế kỷ để thấy Mỹ Tho ta cũng có được một công trình độc đáo như vậy.
Cầu Quay Mỹ Tho theo lối mở lên cao như đã trình bày, lẽ ra không gọi là cầu quay mà gọi là cầu mở (pont ouvert). Còn hệ thống cầu Tower bridge, Cầu Tháp qua sông Thames ở Luân Đôn có đặc điểm là nâng nhịp giữa được nâng lên cao đồng bộ do hai tháp hai bên, khi tàu bè qua lại thuộc loại cầu nâng (pont levant). Một loại cầu sắt nữa là hai nhịp giữa nằm cân đối trên mỗi trụ hai bên, khi tàu qua, hai nhịp đó được vận chuyển xây ngang do một trục ở giữa. Loại cầu nầy mới chính là cầu quay (pont tournant). Vẫn còn một loại cầu nữa gọi là cầu tàu (pont de bateaux) không phải cầu cho tàu đậu, mà vẫn là một chiếc cầu bắc sang sông, nhưng nhịp giữa thay vì nằm trên cột cầu, trái lại nằm trên hai chiếc tàu, mỗi bên một chiếc thế cho cột cầu đỡ 2 nhịp cầu, khi có tàu qua lại, hai chiếc tàu nầy nổ máy chở theo 2 nhịp giữa tách khỏi cầu mẹ, nhường chỗ cho giao thông, xong trở lại vị trí cũ cho xe cộ qua lại.
Cây cầu Quay sập vào năm 1938, được xây cất ngay sau đó bằng bê tông cốt sắt và đến năm 1985 được phá đi và xây cất lại cũng bằng bê tông cốt sắt, dù vậy vẫn còn mang tên Cầu Quay khiến cho những người lớn tuổi chạnh nhớ đến cây cầu Quay ngày xưa.
Xin kể lại một giai thoại không liên quan đến Cầu Quay nhưng liên quan đến ông chủ chiếc xe bị tai nạn sập cầu.
Cầu Quay Mỹ Tho sập do hai đoạn của nhịp giữa sụm xuống không gây thiệt hại nào về người và của, chỉ có một chiếc xe hơi “traction” (gọi xe traction là do hệ thống máy vận hành theo kỹ thuật traction avant nghĩa là vận hành từ bánh trước thay vì bánh sau). Xe traction nầy thực ra là của hiệu Citroén một hiệu xe truyền thống của Pháp mà người Việt Nam xưa còn gọi là xe “mu rùa”) của ông Hội đồng Thường ở Chợ Gạo bị nạn ở giữa cầu, nhưng mực nước cũng lé đé ngập xe thôi không gây thiệt hại nào.(Hồi đồng nầy là một loại hội đồng tỉnh do chỉ định chớ không do dân cử - conseiller provincial)
Một giai thoại vui vui:
Ông Hội đồng Thường còn được dân gian đặt cho cái biệt danh “Hội đồng Hai cắt chín”. Số là ông hội đồng nấy rất giàu có ở Chợ Gạo (con ông hầu hết đều là học sinh trường NĐC) nhưng có tính tiêu pha rất kỹ và có tính toán. Một hôm ông đi xe hơi qua bắc Chợ Gạo để đi Mỷ Tho, Bắc cặp bến ông trả tiến qua bắc lẽ ra là 3 cắc (mỗi cắc 10 xu) theo giá qui định. Ông đưa cho phu bắc 3 cắc nhưng bảo thêm:
- Chú em thối lại cho qua 1 xu đi.
Anh phu bắc hỏi lại?
- Thưa ông sao vậy?
Ông Hội đồng vui vẻ bảo:
- Thì để lên Mỹ Tho, qua uống trà Huế vậy mà!
Từ đó ông hội đồng được mệnh danh là “Hội đồng hai cắc chín”
- Tháp nước
Ngoài ra, hai tháp nước ở đầu đường Clémenceau, bây giờ là đường 30.4 gấn cầu bắc cũ, một bằng sắt trên 120 năm, một bằng bê tông cốt sắt cũng gần 80 năm, trước kia có tác dụng dùng áp xuất tự nhiên đưa nước cung cấp cho cả thành phố, bây giờ không còn sử dụng nữa, nhưng cũng là một di sản kiến trúc đáng gìn giữ.
Quang cành rất tầm thường với người vô tình, nhưng nếu là một cư dân Mỹ Tho có dịp lên cầu Bắc vào lối 3, 4 giờ khuya nhất là vào mùa thu, nhìn con trăng lơ lửng trên nền trời đêm mông lung sương khói, treo chênh chếch trên tấm cao của hai tháp nước. Khách thừa nhàn với cái lành lạnh se da nhìn lên, trời trăng hòa quyện trong ngọn gió nhẹ của dải trường giang giữa đêm khuya tỉnh vắng, thì suốt đời không bao giờ quên được cảnh nên thơ nầy.
Quang cảnh nầy đã mê hoặc tôi nên khi tả cảnh hữu tinh của Mỹ Tho tôi không thể nào bỏ qua nên đã viết:
“….Đến Hùng Vương nghe ve kêu vào hạ
Đêm thu lên Cầu Bắc nhìn tháp nước trăng treo
Theo đường làng vào Gò Cát tìm cô hàng mía
…………
Tháp nước
Thảo nào khi hòa bình trở lại tôi có gặp một người Pháp lớn tuổi đã từng làm việc ở Mỹ Tho nay trở lại thăm chốn cũ. Tôi hỏi ông khi vế Pháp, cái gì làm cho ông nhớ Mỹ Tho nhất. Ông bảo:
- Chẳng phải nhớ mà thôi, đối với tôi còn là một mối tình hoài hương. Đó là hai cái tháp nước.(Non seulement un souvenir, mais plutôt un sentiment nostalgique: les deux châteaux d’eau).
Tháp nước kiểu nầy ở Phan Thiết vẫn còn và được địa phương xem là biểu tượng của thành phố.
Thiên truyện chưa kịp ráo mức thì một chuyện không vui cho số phận của tháp nước Mỹ Tho. Đó là ngày 10 tháng 1 năm 2010, ngày cáo chung của tháp nước Mỹ Tho, nó đã bị phá hũy sau 100 năm hiện diện nơi mảnh đất nầy.
- Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu
Tôi viết mãi về ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu mà sao tôi vẫn còn muốn viết. Người Pháp đến Mỹ Tho vào năm 1861, đến năm 1879 là trường Collège de Mỹ Tho được xây dựng với lối kiến trúc thuộc địa (style colonial) nghĩa là một lối kiến trúc theo châu Âu nhưng sửa đổi cho thích hợp khí hậu miền nhiệt đới nóng bức, có hai ngọn gió mùa và mùa mưa kéo dài đến 6 tháng.
Do vậy, trần nhà cao, nóc lợp ngói, tường dày, có hành lang rộng, nền cao vì đất còn thấp, cửa đi và cửa sổ nhiều và rộng bằng hệ thống là sách cho thông gió….Dãy trường đầu tiên xây cất với sườn và cột bằng gan. Sau đó, hai dãy nam, bắc được xây cất hoàn toan bằng gạch, nền xây đá xanh lót gạch tàu, trần nhà bằng cây thẻ có gạch cách âm, tô vôi, hành lang rộng rãi trổ ra sân với những mái vòm vòng cung…trông thật cổ kính đúng là nơi của Cửa Khổng Sân Trình.
Một công trinh kiến trúc độc đáo mãi gần một trăm năm sau vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nơi đây đã đào tạo hàng trăm thế hệ học sinh không chỉ cho Mỹ Tho mà cho cả Nam kỳ lục tỉnh (Trường Trung học Cần Thơ ra đời sau rất lâu). Nghe đâu, hiện nay trường được quy hoạch để xây cất lại hoàn toàn, nhưng hai dãy lầu cũ nầy vẫn giữ nguyên, đồng thời toàn bộ các dãy mới tân tạo vẫn noi theo lối kiến trúc cũ của nó.
Mong thay!
Về công thự, ngay trong thời gian đầu chiếm đóng Mỹ Tho, người Pháp đã xây cất dinh tỉnh trưởng (hôtel de ville) bây giớ là nhà khách tỉnh. Sau đó là các ty, sở, thành lính gọi là thành lính tập đóng tại đường Hùng Vương bây giờ là tỉnh đội và bên kia lúc bấy giờ cũng là thành lính sau đó mới đổi thành bịnh viện và ngày nay là bịnh viện Đa khoa.
Xin mở một dấu ngoặc nhỏ vui vui nhắc đến thành lính tập nầy.
Sáng nào cũng vậy, đúng 5 giờ rưởi là từ thành lính nầy vang ra một điệu kèn clairon đánh thức. Điệu kèn nầy sử dụng trong quân đội các nước, luôn khích động trong các trận chiến dưới các điệu thúc quân rộng rã. Nhưng điệu đánh thức nầy nghe mãi thành quen, chúng tôi những trẻ con, đã nhân đó sáng tác ra một “lời ca” rất thích hợp: “Thằng nào thức chưa, thằng nào chưa thức. Thằng nào chưa thức thằng nào thức chưa…”
Có tài liệu cho rằng chiếm đóng xong Mỹ Tho người Pháp liến xây cất trước dinh tỉnh trưởng trên đường Bourdais (Hùng Vương) một bên là thành lính và một bên là bịnh viện là hoàn toàn sai. Khi hoạch định mô hình thành phố Mỹ Tho, người Pháp rất quan tâm đến an ninh, cho nên họ đã chọn nơi đặt thành lính là trước dinh tỉnh trưởng, gồm hai thành lính hai bên đường Bourdais. Sau đó tình hình an ninh khả quan, họ hiến thành bên kia cho bịnh viện Mỹ Tho, chỉ còn giữ lại một thành đối diện mà thôi.
Ga xe lửa và đoàn xe sắp khởi hành
[justify]Điều nầy được xác minh là cách nay không lâu, trước khi phá bỏ bịnh viện cũ để xây cất lại bịnh viện bây giờ, và mới hai năm rồi lại phá thành lính nầy để xây lại cơ quan quân sự, người ta còn thấy rõ là lối kiến trúc thuộc địa của Pháp với hành lang rộng, nền nhà sàn cao, sườn nhà, thang lầu còn dùng gan chớ không phải sắt của hai tòa kiến trúc một bên là thành lính một bên là bịnh viện là một. (Nhà thương Grall ở Sài Gòn cũng có lối kiến trúc như vậy, bây giờ là bịnh viện Nhi đồng 2, ngày xưa còn gọi là nhà thương Đồn Đất cũng vì do thành lính chuyển sang).
Cùng theo chân nhà cầm quyền Pháp còn có những người Pháp kinh doanh (colon) như thằng tây hãng xáng, thằng tây nhà đèn, thằng tây góp chợ…Tôi xin nói thêm về danh gọi các ngoại kiều ở Việt Nam thời bấy giờ như sau:
Người Hoa được ta gọi là… chú như chú chệt ,chú tửng, chú ba để thành ba tàu, thím Xược. chú Thoòng, (người Hoa thường gọi nhau bằng tên hay họ). Người Ấn độ được ta gọi là… anh, như anh bảy, anh bảy ca ri, anh bảy bánh rế, anh bảy chà và. Còn người Pháp mặc dù là thực dân, quyền cao chức lớn mà ta lại gọi là…thằng, như thằng tây hãng xáng, thằng tây kho bạc, thằng tây góp chợ… Không biết tại sao ta có một lối phân biệt trong lối xã giao như vậy, vì người Việt Nam ta rất cẩn trọng trong lối xưng hô. Trở lại chuyện của Pháp kiều.
Người Pháp ở Mỹ Tho trong giới cầm quyền họ rất “chính trị”. Vào cuối thập niên 1930, Mỹ Tho có phong trào Nam kỳ Khởi nghĩa, họ cử Georges Catroux, đảng viên đang xã hội Pháp làm tỉnh trưởng tại Mỹ Tho. Nhân ngày lệ kỳ yên ở đình Điều hòa, ông ta đến lễ Thần nhang đèn cẩn thận. Catroux sau được cử lên đến chức toàn quyền Đông Dương rồi Algérie sau theo Charles de Gaule chống Đức với chức đại tướng, chết vào năm 1969. (Theo Larousse 1962).
2. Đời Sống Người Pháp Bình Thường
Pháp kiều ở Mỹ Tho, những người Pháp bình thường, cũng có người cưới vợ Việt Nam sống trong cộng đồng Việt Nam nhưng họ ít khi giao thiệp với người Việt Nam ngoài những công chức cao cấp, nhưng thực sự cũng không thấy họ có hành động kỳ thị rõ nét nào. Xin kể một vài chuyện vui:
- Thằng tây tào cáo - bắt chước thời xưa gọi như vậy – thật sự là một trưởng ty quan thuế (hải quan) chuyên lùng bắt đồ lậu thuế hay cấm sản xuất trong đó có rượu lậu. Một hôm anh ta lên Đồng Tháp Mười bắt rượu lậu. Đến nơi, làng xã cùng với dân địa phương chiêu đãi anh ta bằng một cử nhậu thịt rùa, thịt rắn, thịt chuột…tung bừng. Trong bữa tiệc anh ta được mời uống một thứ rượu mà người dân cho là tăng cường sinh lực.
Trước khi về, dân trong làng còn biếu anh một keo rượu tăng cường sinh lực nầy, được bọc kín trong giấy cẩn thận. Anh đã say túy lúy ôm kè kè keo rượu xem bộ đắc ý lăm. Về đến nhà nằm lăn ra ngủ cho đến tối tỉnh dậy, bà vợ đầm gọi ra ăn cơm. Ngồi vào bàn ăn, nhớ ra nên bảo vợ vào trong lấy keo rượu mà những người nông dân tốt bụng đã tặng. Bà vợ khệ nệ bưng keo rượu ra và chính anh ta hăm hở mở giấy bao ra cầm lên định rót vào ly thì…bỗng nghe bà vợ thét lên một tiếng kinh hoàng. Anh ta vội nhìn vào keo rượu thì thầy gần nửa keo toàn là….chuột con lúc nhúc đỏ choét. Tới phiên anh ta thét lên rồi bắt đầu ụa ói đến tận mật xanh.
Người Pháp chiếm đóng Mỹ Tho đến nay trên một thế kỷ rưởi và lịch sử đã sang trang, tuy nhiên cũng còn để lại trong ta một ít dư âm xấu tốt, vui buồn. Nhưng ở đây xin kể một vài giai thoại dân gian khá thú vị :
- Trâu già không nệ dao phay
Một thầy giáo làng, thầy Đặng, sau buổi học sáng, ở lại trường để dạy buổi chiều. Trưa thầy văng một cái vỏng trong lớp sau tấm bảng đen đánh một giấc. Hai giờ, một thanh tra người Pháp, ông Truchet, đến trường để “xét” thầy. Học trò đã đông đủ, đang chơi giỡn ngoài sân, đã quá giờ “đông học” mà thầy giáo….đâu mất. Ông thanh tra nhờ thầy thơ ký, thầy Nam, hỏi học trò xem thầy giáo đâu? Học trò thưa là thầy còn ngủ.
Thầy thơ ký vào lớp ra sau bảng đen thấy thầy đang ngủ ngon lành, đánh thức thầy dậy và bảo là có ông thanh tra tây đến xét lớp. Ông thanh tra phải đợi thầy thay đổi áo quần tươm tất mới ra chào mình nên cũng thấy…quạo rồi. Khi thấy thầy giáo đủng đỉnh đi ra, ông thanh tra trỗ một tràng tiếng tây dài nhằng với cái vẽ hằn học trách mắng của kẻ bề trên. Bị xạc-cà-rây (charger là xài xuể) trước mặt học trò, thầy giáo nhà ta nổi dóa lên bảo thẳng với ông thanh tra bằng một câu tiếng Pháp không kém phần hùng hồn:
- Moa xăng phú trà quay dê. Tẳng pi toa. Moa vi-ơ buýt-lờ nơ cranh-pa cu-tô. Côm-pri? Phú lê-căn! (Tôi đếch cần làm việc. Kệ ông. Trâu già không nệ dao phay. Biết chưa? Đi đi!). (…Vieux buffle ne craint pas couteau)..
Ông tây già nghe một hơi tiếng tây có cái gì dao mác (cu-tô tức là dao là couteau) trong đó, lại nhìn vẻ mặt ông thầy giáo đang giận dữ, sợ thầy giáo dùng dao chém mình nên ông ta cũng sợ ra về không dám ở lại xét lớp nữa.
Về văn phòng, ông thanh tra thuật lại câu nói của thầy giáo cho các thanh tra người Việt Nam nghe và hỏi có phải thầy giáo đó định dùng dao đâm ông phải không?, Ai nấy rũ ra cười…
- Phó-mát
Một bà ở mướn cho vợ chồng ông tây già. Một hôm ông tây bảo bà ở mướn:
- A-lê mát-sê ác-sơ-tê moa phô-mai. (Allez au marché, achetez moi du fromage. Đi chợ mua phó mát cho tao)
- Quẩy mong-xừ mè phô-mai coa? (Oui monsteur, mais fromage quoi? Dạ, thưa ông mà phó- mát nào?).
Nên nhớ là phó-mát (fromage) là món ăn truyền thống của người châu Âu đặc biệt là người Pháp, giống như người Việt Nam mình thích ăn mắm vậy. Cũng như mắm, phó-mát làm bằng tinh sửa (bò, dê, ngựa…) để cho lên men càng lâu càng tốt thậm chí lên cả móc meo xanh dờn lắm khi có cả dòi bọ…nên bốc một thứ mùi mà người lạ không chịu nỗi. Người Pháp chính cống lại ăn những thứ phó-mát càng nặng mùi chừng nào càng thích chừng ấy
Do đó phó-mát có nhiều loại chẳng hạn ca-răng-be (carembert) đã là nặng mùi rồi mà còn những thứ khác còn nặng hơn nữa. (Cái thứ phó-mát hiệu Con Bò Cười bán ở Việt Nam, bên tây con nít cũng không thèm ăn). Cho nên bà người ở không biết ông chủ muốn mua thứ nào, nhưng hỏi mãi mà ngôn ngữ bất đồng, hai bên không nhất trí được là loại phó-mát nào. Bỗng nhiên bà người ở có một sáng kiến, bao giờ các bà nhà quê cũng có sáng kiến, là chỉ có cách nầy mới biết ông chủ muốn mua loại nào. Bà (xin lỗi độc giả) kéo lưng quần ra, thò tay vào trong, đoạn đưa ngón tay trỏ cho ông tây già ngửi và hỏi:
- Xe xà mong-xừ? (C’est cà, monsieur? Phải thứ nầy không, thưa ông?)
Ông ta thích quá đáp ngay:
- Xe xà, xe xà…a-lê quít! quít! (C’est cà – đọc là xà, do chữ c thiếu một dấu - C’est cà! Aller vite, vite! Nó đấy! Nó đấy! Đi mua nhanh đi!)
- Quít-sơ-măng…
Một thằng bồi (thằng nhỏ giúp việc) một hôm bỏ bà chủ đầm đi chơi lêu lỏng đâu đó. Khi về nhà bà đầm gọi lại lớn tiếng rầy la:
- Bồi, va ù…cu dòn…tăng-xiong….( Boy, où vas-tu? Cochon. Attention. Bồi, mày đi đâu dó, cô son (con heo) …coi chừng đấy!
Cậu bé lém lĩnh trả lời một hơi:
- Moa a-lê rong xà xà. Moa a-lê móng-xe, quít-xơ-măng, ma-đầm tăng-xiong, ma-đầm cúc-sê a-vét….(Tôi đi…tiểu mà từ nầy không biết nói tiếng tây ra sao, nên chế ra rong xà xà. Tôi đi ra mé sông cũng không biết, lại chế ra… móng xe để …quít xơ măng nghĩa là quăng xơ mít. Bà coi chừng tôi nghe…tôi biết bà cúc –sê a-vét…là bà ngủ với ai…)
Bà đầm nghe thằng bồi nói một hơi không hiểu gì hết, nhưng khi nghe nó nói bà coi chừng tôi nghe, bà cúc-sê a-vét.. (coucher avec… là ngủ với ai). Bà ta hoảng hồn sợ nó mét với ông chủ, nên nhỏ nhẹ bảo chú bồi:
- Xe tách-sê ! đon-nê toa ịn dvách. Va tăng. Giơ tăng pri. Thôi, đủ rồi. Tao cho mầy một đồng bạc. Đi đi…Tao xin mầy! C’est assez. Je te donne une piastre. Vas-t-en! Je t’en prie!)
3. Di Tích Lịch Sử
- Lộ vòng đai
Từ 1862 người Pháp chiếm đóng Mỹ Tho đến 1945, thời gian nầy người Pháp còn để lại cho Mỹ Tho dấu vết lịch sử vè quân sự, giáo dục, kỹ nghệ, kiến trúc… như sau.
Để phòng thủ Mỹ Tho chống lại nghĩa quân của ta, họ thiết lập ba con đường chiến thuật. Về hướng Tây có hai con đường vòng đai mà họ gọi là Grande tour d’inspection nghĩa là Vòng đai tuần tra lớn mà ta gọi là lộ Vòng Lớn, sau đó có tên là lộ Bờ Dừa tức là đoạn đường quốc lộ 60 bây giờ từ Trung An đến dốc cầu Rạch Miễu. Một con đường nữa đó là Petite tour d’inspection nghĩa là Vòng đai tuần tra nhỏ mà ta gọi là lộ Vòng Nhỏ tức là đường Trần Hưng Đạo bây giờ.
Về hướng Đông có một con đường khác mà dân gian gọi là Lộ Ma. Người Pháp dùng ba con đường nầy để đêm đêm họ cởi ngựa đi tuần tra.
- Đường xe lửa Sài Gon – Mỹ Tho
Mỹ Tho có nhiều công trình lịch sử hàng đầu của Việt Nam về tính thời gian cũng như tầm vóc qui mô như Trường Trung Học Mỹ Tho, Đường Xe Lửa Mỹ Tho, Hãng xáng, Cầu Quay...
Đường Xe Lửa Mỹ Tho-Sài Gòn được người Pháp khởi công thiết lập vào tháng 11 năm 1883 và được khánh thành vào ngày 20.7.1885 dài 71 km. Đây là con đường xe lửa đầu tiên không phải ở Việt Nam cũng như của Dông Dương. Nó xứng đáng là cột mốc đầu tiên trong lịch sử đường sắt Việt Nam.
Sau đó con đường xe lửa Phủ Lạng Thương-Lạng Sơn mới được khởi công vào tháng 5 năm 1890 và hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1894. Ngày 1 tháng 1 năm 1908 mới bắt đầu thiết lập đường sắt Hà Nội Đồng Đăng đến biên giới Việt Trung. Ở miền Trung con đường sắt Sài Gòn Khánh Hòa sau đó đến Nha Trang khởi công 1904 hoàn thành 1913.
Con đường sắt có răng cưa để leo núi (crémaillère hay roue dentée), một kỹ thuật rất hiếm có trên thế giới, là con đường sắt Sài Gòn - Khánh Hòa - Đà Lạt qua Phan Rang được khởi công từ năm 1903 1930 mới hoàn tất.
Nói như vậy để thấy con đường sắt Mỹ Tho – Sài Gòn là con đường sắt mở đầu cho tuyến đường sắt danh tiếng Đông Nam Á, là con đường sắt xuyên Việt từ Lạng Sơn đến Mỹ Tho bước đầu đề đến Cà Mau dài 2.400 km. Nhưng tiếc thay đoạn đường Mỹ Tho-Cà Màu không thực hiện được.
Từ Sài Gòn đến Mỹ Tho có tất cả 13 ga (gare tức là trạm) gồm có ga Sài Gòn, ga An Đông (chỉ có khi thành lập chợ An Đông Quận 5 vào năm 1956), ga Chợ Lớn, ga Phú Lâm, ga Bình Điền. ga Bình Chánh, ga Gò Đen, ga Bến Lức, ga Tân An, ga Tân Hương (còn gọi là ga ông Táo), ga Tân Hiệp, ga Trung Lương chót hết là ga Mỹ Tho còn gọi là ga cuối cùng (terminus). Trong số chỉ có 7 ga chánh là Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Chánh, Bến Lức, Tân An, Trung Lương và Mỹ Tho. Sở dĩ có ga chánh ga phụ là vì có những chuyến xe tốc hành thì không ghé vào ga phụ.
Đầu tiên xe lửa (tàu hỏa) là một đoàn toa hay va-gông (wagon) chờ hành khách, và có loại va-gông chở hàng hóa, súc vật .. được kéo bởi một đầu máy chạy bằng hơi nước. Đoạn đường xe lửa Sài Gon – Mỹ Tho 71 km chạy trong khoảng hai tiếng rưởi kể cả các đợt ghé ga.
Đường rầy (rail) xe lửa Mỹ Tho rộng 1 m, có nơi khác chỉ có 0,8 m. (Đến bây giờ thì quá lạc hậu vì đường rầy thế giới ngày nay phải rộng 1,4 m).
Vào năm 1937 có loại ô-tô-rây (autorail tức là ô tô chạy đường rầy) bổ sung chạy xen kẻ với đầu máy chạy hơi nước. Ô-tô-rây có máy chạy bắng dầu cặn, không có đầu máy thô kệch như xe lửa (giống như các đầu xe bus bây giờ), trang nhã hơn, êm hơn, cấu trúc toa xe đẹp hơn, băng nệm sang trọng hơn, tốc độ nhanh hơn…nói chung hiện đại hơn (đến bây giờ vẫn còn thấy sử dụng ở các nước tây phương)
. Đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho tồn tại cho đến năm 1958 được phá bỏ nhường chỗ cho việc nới rộng quốc lộ 4 (quốc lộ A1). (Không phải vì chiến tranh như một tài liệu đã nói).
- Hãng Xáng
Nam bộ xưa là một vùng đất đầy sông rạch nhưng lại thường bị phù sa của sông Cửu Long phủ lấp, Ngoài ra Đồng Tháp Mười vốn có một tiếm năng kinh tế to tát nhưng lại ngập úng vì nước phèn. Để khắc phục các trở ngại nầy người Pháp có một hệ thống qui mô để nạo vét các lòng sông và đào kinh thoát nước phèn cho Đồng Tháp Mười.
Đó là Sở đào kinh và nạo vét sông rạch mà người Pháp gọi là Service de draguage dân gian gọi là hãng xáng. Cơ sở nầy rất qui mô, một thửa đất trên mấy chục mẫu chiếm cả vùng đất của Thư Viện Tỉnh đường Tết Mậu Thân từ đường Lê Thị Hồng Gấm đến đường Lý Thường Kiệt và xuống tận đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bây giờ là Nhà Văn hóa Trung tâm.
Hãng Xáng nầy là một xưởng kỹ nghệ đồ sộ và thiết thực nhất ở Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu giao thông, kinh tế, thương mại, nông nghệp, môi trường…cho vùng đất đặc thù Nam Bộ. Cách nay 100 năm Mỹ Tho đã có một hãng xáng với một qui trình kỹ nghệ cao, với 4 chiếc xáng (người Bắc gọi là tàu cuốc) to sầm sầm như những nhà lầu, chuyên đào, nạo, vét, hút, xúc…kinh rạch sông ngòi…hoàn toàn vận hành bằng cơ giới. Hệ thống xáng nầy hoạt động trong khắp Nam Kỳ lục tỉnh nhất là đào kinh vừa thoát phèn cho Đồng Tháp Mười vừa phòng tránh lụt lội, vừa cải tạo môi trường, vừa cho vận chuyển đường thủy…
Những con kinh dài thẳng tắp chia ngang xẻ dọc trong Đồng Tháp mãi đến bây giờ vẫn còn tác dụng hữu ích về mọi lãnh vực cho miến Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một vài mẫu kiến trúc
Những di tích của người Pháp để lại rất nhiều nhất là các công trình kiến trúc. Nhưng rất tiếc sau tháng 4.1975 vì nhu cầu cải tạo? ! thành phố đã phá bỏ một số.
Xin kể một vài di tích còn lại như sau.
Ngôi nhà Câu lạc bộ người Pháp (cercle francais) dùng làm nơi giải trí cho người Pháp trên 100 năm nay vẫn nguyên vẹn và giữ được nét kiến trúc độc đáo tân kỳ. Đó là ngôi nhà ngói có nhiều nóc, ở dựa bờ sông, trước 1975 là căn cứ hải quân, nay thuộc về hệ thống nhà hàng Chương Dương.
Người Việt Nam cũng có một câu lạc bộ riêng (cercle annamite) không còn nữa, bây giờ là nơi tọa lạc của Công đoàn tỉnh.
Chú thích: Annamite, thay vì là vietnamien tức là Việt Nam, là tiếng tính từ thoát thai từ từ An Nam mà khi người Pháp mới đến biết nước ta qua nước An Nam. Nhân dân ta bất mãn với lối gọi và viết như vậy nhưng mãi đến giữa thế kỷ XX, từ nầy mới bị xóa sổ. Cũng vậy họ gọi dải Trường Sơn là Chaine Annamitique tức là dải núi chạy xuôi theo xứ An Nam.)
Dinh tỉnh trưởng người Pháp gọi là “hôtel de ville” xây dựng cũng trên 120 năm theo lối kiến trúc thuộc địa (style colonial) nghĩa là lối kiến trúc châu Âu nhưng có cải tiến sao cho thich hợp với xứ nóng, nhiều mưa gió điển hình là có hành lang rộng che mưa đở nắng, cửa lá sách cho thông gió…Cũng như ngôi trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu xây cất từ năm 1879 cũng theo lối kiến trúc thuộc địa đó, có hành lang rộng có cửa lá sách…
Kể cả các biệt thư tư nhân như nhà của ông Jacques Lê Văn Đức sau bán lại cho Đốc phủ Tiên, sau để lại cho người con rễ là Bác sĩ Nguyễn Kiểng Bá sau nửa để lại cho con rễ là Bác sĩ Trần Quang Minh và bây giờ là nhà Bảo tàng tỉnh. Ở trong ngôi nhà nầy trời nóng không thấy nóng, trời lạnh không thấy lạnh vì từ nền nhà, nóc nhà, tường nhà đều cách ly với mọi thay đổi thời tiết bên ngoài. Ngôi nhà nầy thật là một di sản tiêu biểu cho một lối kiến trúc trong một giai đoạn lịch sử của Thành phố Mỹ Tho, đáng được bảo tồn.
Cũng như ngôi biệt thự của Đốc phủ Lượng ở Phường 4 sau 1.5.1975 còn nguyên hiện trạng, trước là đường lộ sau là sông rộng, đã phải dở đi nhường chỗ cho đài truyền hình chỉ có tính thực dụng mà thiếu tính mỹ thuật mà ngôi nhà cũ đã có.
Ngôi nhà mà người Pháp dùng làm bung-ga-lô (bungalow) một loại khách sạn - nhà hàng một trăm năm về trước, bây giờ là một bộ phận của nhà sách Tổng hợp, đối diện với công viên Thủ Khoa Huân, là một công trình kiến trúc cổ điển, nguy nga đáp ứng với khí hậu nhiệt đới, với hành lang thật rộng che bởi một vòm cung nhẹ nhàng. Cái hành lang nầy là nét đặc thù cho lối kiến trúc nầy. Vậy mà khi nới rộng lòng lề đường, đã phá bỏ nó đi để nó trở thành trơ trẻn đến tội nghệp, trông như con gà bị cắt cánh. Trong khi đó ở Sài Gòn, nhà hàng Majestic đầu đường Đồng Khởi, (Catinat, Tự Do) cũng day ra bờ sông, cùng y một lối kiến trúc nầy, vẫn được giữ nguyên trạng và đến bây giờ vẫn là nhà hàng – khách sạn hiện đại 5 sao, mang dấu ấn cổ kính mà khách nước ngoài rất yêu chuộng.
- Cầu Quay
Cầu Quay Mỹ Tho nguyên thủy là một công trinh Eiffel. (Kiến trúc sư, tác giả tháp Eiffel và hầu hết các công trình kiến trúc bằng sắt thép ở Pháp cũng như ở Việt Nam trong đó có cầu xe lửa Bến Lức, Tân An, cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa… và cầu Quay nguyên thủy của Mỹ Tho.) Cầu Quay Mỹ Tho là một cồng trình độc đáo không những ở Việt Nam mà cả thế giới cũng không mấy chiếc có lối kiến trúc nầy.
Cây cầu nầy xây cất trước thế kỷ XX hoàn toàn bằng sắt có đặc điểm là nhịp giữa có 2 đoạn rời nhau, khi hạ xuống là xe cộ và người ta qua lại. Khi cần là hai đoạn của nhịp giữa được tách ra và cất lên cao như nóc nhà để có độ cao cho tàu bè qua lại.
Cũng nên biết qua trước khi có bê-tông cốt sắt, thép, ngoài gạch đá…các công trinh đều được thực hiện bằng sắt thép. Công ty Eiffeil là bậc thầy trong thế giới về công trình nầy. Xin nêu ra những mô hình cầu bằng sắt thép trên thế giới cách nay vài thế kỷ để thấy Mỹ Tho ta cũng có được một công trình độc đáo như vậy.
Cầu Quay Mỹ Tho theo lối mở lên cao như đã trình bày, lẽ ra không gọi là cầu quay mà gọi là cầu mở (pont ouvert). Còn hệ thống cầu Tower bridge, Cầu Tháp qua sông Thames ở Luân Đôn có đặc điểm là nâng nhịp giữa được nâng lên cao đồng bộ do hai tháp hai bên, khi tàu bè qua lại thuộc loại cầu nâng (pont levant). Một loại cầu sắt nữa là hai nhịp giữa nằm cân đối trên mỗi trụ hai bên, khi tàu qua, hai nhịp đó được vận chuyển xây ngang do một trục ở giữa. Loại cầu nầy mới chính là cầu quay (pont tournant). Vẫn còn một loại cầu nữa gọi là cầu tàu (pont de bateaux) không phải cầu cho tàu đậu, mà vẫn là một chiếc cầu bắc sang sông, nhưng nhịp giữa thay vì nằm trên cột cầu, trái lại nằm trên hai chiếc tàu, mỗi bên một chiếc thế cho cột cầu đỡ 2 nhịp cầu, khi có tàu qua lại, hai chiếc tàu nầy nổ máy chở theo 2 nhịp giữa tách khỏi cầu mẹ, nhường chỗ cho giao thông, xong trở lại vị trí cũ cho xe cộ qua lại.
Cây cầu Quay sập vào năm 1938, được xây cất ngay sau đó bằng bê tông cốt sắt và đến năm 1985 được phá đi và xây cất lại cũng bằng bê tông cốt sắt, dù vậy vẫn còn mang tên Cầu Quay khiến cho những người lớn tuổi chạnh nhớ đến cây cầu Quay ngày xưa.
Xin kể lại một giai thoại không liên quan đến Cầu Quay nhưng liên quan đến ông chủ chiếc xe bị tai nạn sập cầu.
Cầu Quay Mỹ Tho sập do hai đoạn của nhịp giữa sụm xuống không gây thiệt hại nào về người và của, chỉ có một chiếc xe hơi “traction” (gọi xe traction là do hệ thống máy vận hành theo kỹ thuật traction avant nghĩa là vận hành từ bánh trước thay vì bánh sau). Xe traction nầy thực ra là của hiệu Citroén một hiệu xe truyền thống của Pháp mà người Việt Nam xưa còn gọi là xe “mu rùa”) của ông Hội đồng Thường ở Chợ Gạo bị nạn ở giữa cầu, nhưng mực nước cũng lé đé ngập xe thôi không gây thiệt hại nào.(Hồi đồng nầy là một loại hội đồng tỉnh do chỉ định chớ không do dân cử - conseiller provincial)
Một giai thoại vui vui:
Ông Hội đồng Thường còn được dân gian đặt cho cái biệt danh “Hội đồng Hai cắt chín”. Số là ông hội đồng nấy rất giàu có ở Chợ Gạo (con ông hầu hết đều là học sinh trường NĐC) nhưng có tính tiêu pha rất kỹ và có tính toán. Một hôm ông đi xe hơi qua bắc Chợ Gạo để đi Mỷ Tho, Bắc cặp bến ông trả tiến qua bắc lẽ ra là 3 cắc (mỗi cắc 10 xu) theo giá qui định. Ông đưa cho phu bắc 3 cắc nhưng bảo thêm:
- Chú em thối lại cho qua 1 xu đi.
Anh phu bắc hỏi lại?
- Thưa ông sao vậy?
Ông Hội đồng vui vẻ bảo:
- Thì để lên Mỹ Tho, qua uống trà Huế vậy mà!
Từ đó ông hội đồng được mệnh danh là “Hội đồng hai cắc chín”
- Tháp nước
Ngoài ra, hai tháp nước ở đầu đường Clémenceau, bây giờ là đường 30.4 gấn cầu bắc cũ, một bằng sắt trên 120 năm, một bằng bê tông cốt sắt cũng gần 80 năm, trước kia có tác dụng dùng áp xuất tự nhiên đưa nước cung cấp cho cả thành phố, bây giờ không còn sử dụng nữa, nhưng cũng là một di sản kiến trúc đáng gìn giữ.
Quang cành rất tầm thường với người vô tình, nhưng nếu là một cư dân Mỹ Tho có dịp lên cầu Bắc vào lối 3, 4 giờ khuya nhất là vào mùa thu, nhìn con trăng lơ lửng trên nền trời đêm mông lung sương khói, treo chênh chếch trên tấm cao của hai tháp nước. Khách thừa nhàn với cái lành lạnh se da nhìn lên, trời trăng hòa quyện trong ngọn gió nhẹ của dải trường giang giữa đêm khuya tỉnh vắng, thì suốt đời không bao giờ quên được cảnh nên thơ nầy.
Quang cảnh nầy đã mê hoặc tôi nên khi tả cảnh hữu tinh của Mỹ Tho tôi không thể nào bỏ qua nên đã viết:
“….Đến Hùng Vương nghe ve kêu vào hạ
Đêm thu lên Cầu Bắc nhìn tháp nước trăng treo
Theo đường làng vào Gò Cát tìm cô hàng mía
…………
Tháp nước
Thảo nào khi hòa bình trở lại tôi có gặp một người Pháp lớn tuổi đã từng làm việc ở Mỹ Tho nay trở lại thăm chốn cũ. Tôi hỏi ông khi vế Pháp, cái gì làm cho ông nhớ Mỹ Tho nhất. Ông bảo:
- Chẳng phải nhớ mà thôi, đối với tôi còn là một mối tình hoài hương. Đó là hai cái tháp nước.(Non seulement un souvenir, mais plutôt un sentiment nostalgique: les deux châteaux d’eau).
Tháp nước kiểu nầy ở Phan Thiết vẫn còn và được địa phương xem là biểu tượng của thành phố.
Thiên truyện chưa kịp ráo mức thì một chuyện không vui cho số phận của tháp nước Mỹ Tho. Đó là ngày 10 tháng 1 năm 2010, ngày cáo chung của tháp nước Mỹ Tho, nó đã bị phá hũy sau 100 năm hiện diện nơi mảnh đất nầy.
- Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu
Tôi viết mãi về ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu mà sao tôi vẫn còn muốn viết. Người Pháp đến Mỹ Tho vào năm 1861, đến năm 1879 là trường Collège de Mỹ Tho được xây dựng với lối kiến trúc thuộc địa (style colonial) nghĩa là một lối kiến trúc theo châu Âu nhưng sửa đổi cho thích hợp khí hậu miền nhiệt đới nóng bức, có hai ngọn gió mùa và mùa mưa kéo dài đến 6 tháng.
Do vậy, trần nhà cao, nóc lợp ngói, tường dày, có hành lang rộng, nền cao vì đất còn thấp, cửa đi và cửa sổ nhiều và rộng bằng hệ thống là sách cho thông gió….Dãy trường đầu tiên xây cất với sườn và cột bằng gan. Sau đó, hai dãy nam, bắc được xây cất hoàn toan bằng gạch, nền xây đá xanh lót gạch tàu, trần nhà bằng cây thẻ có gạch cách âm, tô vôi, hành lang rộng rãi trổ ra sân với những mái vòm vòng cung…trông thật cổ kính đúng là nơi của Cửa Khổng Sân Trình.
Một công trinh kiến trúc độc đáo mãi gần một trăm năm sau vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nơi đây đã đào tạo hàng trăm thế hệ học sinh không chỉ cho Mỹ Tho mà cho cả Nam kỳ lục tỉnh (Trường Trung học Cần Thơ ra đời sau rất lâu). Nghe đâu, hiện nay trường được quy hoạch để xây cất lại hoàn toàn, nhưng hai dãy lầu cũ nầy vẫn giữ nguyên, đồng thời toàn bộ các dãy mới tân tạo vẫn noi theo lối kiến trúc cũ của nó.
Mong thay!
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
C.- NGƯỜI ẤN
Ngôi nhà của Bạch Công tư Phước Georges, đường Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Tho
Người Ấn đến Việt Nam thường được gọi là người Chà hay Chà và vì ta có thể lầm lẫn với người Gia va (Java) vốn dĩ là giống dân Pô-linê-si-a (Polynésia), người Nam Dương hay Anh-đô-nê-si-a (Indonésia), người Mã Lai (Malaysia)…cũng có đến Việt Nam mà ngày xưa ta thường gọi là người “miền dưới”. Người Ấn và người Miền Dưới giống nhau ở chỗ đội mũ óng, mặc xà rong, nhưng nước da người Ấn đen hơn người Miền Dưới.
Người Ấn từ Ấn Độ đến Mỹ Tho lúc bấy giờ phần lớn trong lãnh thổ thuộc thuộc địa của Anh nói tiếng Anh, còn người thuộc Pondichéry vốn là thuộc địa của Pháp nói tiếng Pháp. Ngoài ra họ có hai tôn giáo hoàn toàn khác nhau, xung khắc nhau như nước với lửa: Người Ấn theo Ấn giáo và người Ấn theo Hồi giáo. Mãi đến năm 1947, người Anh trả quyền độc lập cho Ấn Độ và vì sự tương phản của hai tôn giáo nên Ấn Độ được chia ra làm hai: Ân Độ (Inde) theo Ấn giáo và Pa-kít-tăng (Pakistan) theo Hồi giáo như ngày nay. Tuy nhiên sự xung khắc tôn giáo nầy vẫn còn âm ỉ đến bây giờ. Ấn kiều ở Miền Nam đến năm 196? thì bị trục xuất vì lý do chính trị và sau tháng 4.1975, Ấn kiều không còn có mặt ở Mỹ Tho, ngoại trừ con cháu của họ, rất ít, giờ đã là người Việt Nam.
Bán vải
Ấn kiều hay Hoa kiều đến Việt Nam vẫn cùng chung một mục đích là làm giàu nhưng mỗi người một phương thức khác nhau và một lối sống khác nhau. Nếu người Hoa chuyên về đầu tư mại bản qui mô, cho đến những cơ sở buôn bán nhỏ lèo tèo trong cộng đồng lao động Việt Nam, thi Ấn kiều chỉ chủ trương lám ăn lớn ở các đô thị và chú trọng vào mấy ngành như mua bán vải sợi tơ lụa, cho vay, đấu thầu chợ và đò...
Mỹ Tho thuở bấy giờ, tại đường Trưng Trắc từ dốc cầu Quay vào chợ toàn là tiệm vải sợi, tơ lụa mà là tiệm rất lớn kìa, của người Ấn.
Trong tiệm hai bên tường trong tủ kiếng toàn là hàng tơ lụa đắt tiền đa số nhập từ Ấn như Bôm - bay (Bombay), Bông-đi–sê-ri (Pondichéry) Cácsơ- mia (Cachemire)…Họ không hề bán sản phẩm nào khác hơn là sản phẩm của ho. Vào tiệm vải của anh Bảy. ta thường gọi người Ấn như vậy, và anh Bảy sẽ nói một tràng tiếng Việt như thế nầy Arrr thay Hairrr
(hay cô Hai hay anh Hai hay bà Hai… ai cũng thứ hai cả) muarrr đi córrr đủrrrr thứrrr hang rrrrtốtrr,,,hàngrrr Bombayrrr Pondichéry rrrrr, Cát sơ mia rrrrrr, rrrrẻrrrr lắm, rrrẻmmm lắm rrrrđây…
Anh Bảy ngồi trên bộ ván, tay cầm cây thước tây, lết tới lết lui trên bộ ván đó để đo vải bán cho khách, đến đổi bộ ván lên nước bóng lưởng.
Chetty
Một nghề khác, nghề cho vay. Những người cho vay nầy có đóng thuế cho nhà nước nên được gọi là chà sết-ty (chetty). Không biết cho vay có cắt cổ hay không mà những điền chủ Việt Nam cần tiền đến vay tiền đều mất cả ruộng đất. (Xin xem Hồ Biểu Chánh). Tuy nhiên cũng như ở mọi tầng lớp xã hội, anh Bảy nào nghèo cũng bắt buộc có những nghề lam lụ, cơ cực…như bán bánh rế, bánh cay, đậu rang, nhang thơm…đặc sản của người Ấn.
Hoa kiều hay Ấn kiều đều có mộng làm giàu như nhau nên đều có tinh thần vắt chày ra nước. Nhưng anh Hoa kiều khi rủng rỉnh rồi thì cũng tiêu pha ăn chơi phung phí, cũng muốn nếm mùi phú quí vinh hoa…con cháu Tần Thỉ Hoàng mà!
Còn anh Bảy thi không. Anh luôn luôn lấy câu ngạn ngữ Ấn sau đây làm kim chỉ nam Không có gì dễ hơn làm giàu! (Thật vậy, làm giàu dễ hơn học làm cử nhân, tiến sĩ nhiều lắm). Cho nên không phải họ tiết kiệm hay hà tiện mà là keo kiệt để có…nhiều tiền. Ta không hề thấy một anh Bảy nào đi xe kéo, đi xích lô, đi bộ và đi bộ…không hề thấy anh Bảy nào ngồi quán ngồi lều…đói bụng vế nhà ăn cơm nị không tốn tiền…, không thấy anh Bảy nào mời khách đến nhà chơi, lỡ đường tội gì ngủ khách sạn, anh Bảy vào chùa Ấn hay chùa Hồi ngủ cho …tiện và có nơi đọc kinh…
Lấy chồng Ấn, hay Hồi
Một đặc tính nữa của người Ấn lẫn người Hồi là giữ vợ kín lắm.
Họ cũng cưới vợ Việt Nam nhưng khi người vợ Việt Nam về với họ rồi là dấu kín trong nhà không hề đuọc cho ra ngoài, thậm chí không cho ra tiếp khách. Tôi có quen một người Hồi có vợ Việt Nam trước kia buôn bán ở Sài Gòn. Sau khi hòa binh, như những ngoại kiều khác, gia đình anh phải về Pakistan. Thế mà khi tôi có dịp đi Pháp vợ chồng anh mời tôi đến nhà anh chị chơi ở Saint Denis, một khu ngoại ô của Paris có rất nhiều người Hồi.
Chị kể tôi nghe: Anh biết không anh ấy đưa tôi về Pakistan ở quê ảnh tại thành phố biển Karachi. Tôi không nói được tiếng của ảnh, hai vợ chồng chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp cho nên có sự đố kỵ ghê gớm giữa gia đình ảnh và tôi. Họ xúc phạm tôi dữ lắm. Tôi không có quyền bước lên chỗ thờ phượng, không được ra nhà trước, lẫn quẫn sau nhà dưới. Thậm chí tôi có một bà bạn Việt Nam cũng có chồng như tôi, nhà chị đâu vách với nhà tôi, hai chị em muốn nói chuyện với nhau chỉ còn biết lén trèo tường qua mà thôi.
Chịu hết nỗi, tôi mới nói với anh chồng tôi mộtà đi Pháp hai là tôi về Việt Nam. Thế là vợ chồng và các con tôi sang Pháp mới gặp anh đây. Néu ở bển (bên Pakistan) chắc còn khuya mới gặp anh.
Ta thường lẫn lộn người Ấn và người Hồi. Ở Mỹ Tho có người Ấn lẫn người Hồi. Nhưng chỉ có một ngôi chùa Hồi hiện nay vẫn còn ở đường Trịnh Hoài Đức, Phường 2.
Người Ấn từ Ấn Độ đến Mỹ Tho lúc bấy giờ phần lớn trong lãnh thổ thuộc thuộc địa của Anh nói tiếng Anh, còn người thuộc Pondichéry vốn là thuộc địa của Pháp nói tiếng Pháp. Ngoài ra họ có hai tôn giáo hoàn toàn khác nhau, xung khắc nhau như nước với lửa: Người Ấn theo Ấn giáo và người Ấn theo Hồi giáo. Mãi đến năm 1947, người Anh trả quyền độc lập cho Ấn Độ và vì sự tương phản của hai tôn giáo nên Ấn Độ được chia ra làm hai: Ân Độ (Inde) theo Ấn giáo và Pa-kít-tăng (Pakistan) theo Hồi giáo như ngày nay. Tuy nhiên sự xung khắc tôn giáo nầy vẫn còn âm ỉ đến bây giờ. Ấn kiều ở Miền Nam đến năm 196? thì bị trục xuất vì lý do chính trị và sau tháng 4.1975, Ấn kiều không còn có mặt ở Mỹ Tho, ngoại trừ con cháu của họ, rất ít, giờ đã là người Việt Nam.
Bán vải
Ấn kiều hay Hoa kiều đến Việt Nam vẫn cùng chung một mục đích là làm giàu nhưng mỗi người một phương thức khác nhau và một lối sống khác nhau. Nếu người Hoa chuyên về đầu tư mại bản qui mô, cho đến những cơ sở buôn bán nhỏ lèo tèo trong cộng đồng lao động Việt Nam, thi Ấn kiều chỉ chủ trương lám ăn lớn ở các đô thị và chú trọng vào mấy ngành như mua bán vải sợi tơ lụa, cho vay, đấu thầu chợ và đò...
Mỹ Tho thuở bấy giờ, tại đường Trưng Trắc từ dốc cầu Quay vào chợ toàn là tiệm vải sợi, tơ lụa mà là tiệm rất lớn kìa, của người Ấn.
Trong tiệm hai bên tường trong tủ kiếng toàn là hàng tơ lụa đắt tiền đa số nhập từ Ấn như Bôm - bay (Bombay), Bông-đi–sê-ri (Pondichéry) Cácsơ- mia (Cachemire)…Họ không hề bán sản phẩm nào khác hơn là sản phẩm của ho. Vào tiệm vải của anh Bảy. ta thường gọi người Ấn như vậy, và anh Bảy sẽ nói một tràng tiếng Việt như thế nầy Arrr thay Hairrr
(hay cô Hai hay anh Hai hay bà Hai… ai cũng thứ hai cả) muarrr đi córrr đủrrrr thứrrr hang rrrrtốtrr,,,hàngrrr Bombayrrr Pondichéry rrrrr, Cát sơ mia rrrrrr, rrrrẻrrrr lắm, rrrẻmmm lắm rrrrđây…
Anh Bảy ngồi trên bộ ván, tay cầm cây thước tây, lết tới lết lui trên bộ ván đó để đo vải bán cho khách, đến đổi bộ ván lên nước bóng lưởng.
Chetty
Một nghề khác, nghề cho vay. Những người cho vay nầy có đóng thuế cho nhà nước nên được gọi là chà sết-ty (chetty). Không biết cho vay có cắt cổ hay không mà những điền chủ Việt Nam cần tiền đến vay tiền đều mất cả ruộng đất. (Xin xem Hồ Biểu Chánh). Tuy nhiên cũng như ở mọi tầng lớp xã hội, anh Bảy nào nghèo cũng bắt buộc có những nghề lam lụ, cơ cực…như bán bánh rế, bánh cay, đậu rang, nhang thơm…đặc sản của người Ấn.
Hoa kiều hay Ấn kiều đều có mộng làm giàu như nhau nên đều có tinh thần vắt chày ra nước. Nhưng anh Hoa kiều khi rủng rỉnh rồi thì cũng tiêu pha ăn chơi phung phí, cũng muốn nếm mùi phú quí vinh hoa…con cháu Tần Thỉ Hoàng mà!
Còn anh Bảy thi không. Anh luôn luôn lấy câu ngạn ngữ Ấn sau đây làm kim chỉ nam Không có gì dễ hơn làm giàu! (Thật vậy, làm giàu dễ hơn học làm cử nhân, tiến sĩ nhiều lắm). Cho nên không phải họ tiết kiệm hay hà tiện mà là keo kiệt để có…nhiều tiền. Ta không hề thấy một anh Bảy nào đi xe kéo, đi xích lô, đi bộ và đi bộ…không hề thấy anh Bảy nào ngồi quán ngồi lều…đói bụng vế nhà ăn cơm nị không tốn tiền…, không thấy anh Bảy nào mời khách đến nhà chơi, lỡ đường tội gì ngủ khách sạn, anh Bảy vào chùa Ấn hay chùa Hồi ngủ cho …tiện và có nơi đọc kinh…
Lấy chồng Ấn, hay Hồi
Một đặc tính nữa của người Ấn lẫn người Hồi là giữ vợ kín lắm.
Họ cũng cưới vợ Việt Nam nhưng khi người vợ Việt Nam về với họ rồi là dấu kín trong nhà không hề đuọc cho ra ngoài, thậm chí không cho ra tiếp khách. Tôi có quen một người Hồi có vợ Việt Nam trước kia buôn bán ở Sài Gòn. Sau khi hòa binh, như những ngoại kiều khác, gia đình anh phải về Pakistan. Thế mà khi tôi có dịp đi Pháp vợ chồng anh mời tôi đến nhà anh chị chơi ở Saint Denis, một khu ngoại ô của Paris có rất nhiều người Hồi.
Chị kể tôi nghe: Anh biết không anh ấy đưa tôi về Pakistan ở quê ảnh tại thành phố biển Karachi. Tôi không nói được tiếng của ảnh, hai vợ chồng chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp cho nên có sự đố kỵ ghê gớm giữa gia đình ảnh và tôi. Họ xúc phạm tôi dữ lắm. Tôi không có quyền bước lên chỗ thờ phượng, không được ra nhà trước, lẫn quẫn sau nhà dưới. Thậm chí tôi có một bà bạn Việt Nam cũng có chồng như tôi, nhà chị đâu vách với nhà tôi, hai chị em muốn nói chuyện với nhau chỉ còn biết lén trèo tường qua mà thôi.
Chịu hết nỗi, tôi mới nói với anh chồng tôi mộtà đi Pháp hai là tôi về Việt Nam. Thế là vợ chồng và các con tôi sang Pháp mới gặp anh đây. Néu ở bển (bên Pakistan) chắc còn khuya mới gặp anh.
Ta thường lẫn lộn người Ấn và người Hồi. Ở Mỹ Tho có người Ấn lẫn người Hồi. Nhưng chỉ có một ngôi chùa Hồi hiện nay vẫn còn ở đường Trịnh Hoài Đức, Phường 2.
Ngôi nhà của Bạch Công tư Phước Georges, đường Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Tho
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
PHẦN BA
III - DI SẢN VĂN HÓA
VIỆT NAM
KHMER
HOA
PHÁP
VIỆT NAM
A - LỄ HỘI
Chợ Mỹ Tho
III - DI SẢN VĂN HÓA
VIỆT NAM
KHMER
HOA
PHÁP
VIỆT NAM
A - LỄ HỘI
Qua phong tục tập quán từ ngàn xưa, người Việt Nam ta đã có được một nếp sống văn hóa với một tinh thần hướng thiện. Cho nên bất cứ ở đâu cũng có những công trình thờ phượng để cho người dân nam nữ có cơ hội tu tâm sửa tính, trau giồi đạo đức, nâng cao phẩm hạnh, tương thân tương ái…
Đó là: Tết Nguyên Đán, Cúng Đình, Trai đàn ở Chùa, Cúng Miễu, Lễ Nhà Thờ
Mỗi nơi có một chủ trương khác nhau. Chùa là nơi thờ Phật, một xã một làng có thể có một, hai hay ba ngôi chùa. Đình là nơi thờ Thần và một xã hay một làng chi có một ngôi đình mà thôi, cũng có những xã những làng thành lập sau nên không có đình. Miễu là nơi thờ “Bà” hay một vị nào đó có ảnh hưởng tâm linh trong một phạm vi hạn hẹp của một vùng, một ấp, một xóm… do vậy miễu rất nhiều ở khắp nơi và xét về phương diện kiến trúc, miễu còn đơn sơ hơn đình, chùa. Nhà Thờ Thiên chúa giáo có mặt ở miến Nam Việt Nam cụ thể là ở Ba Giồng thuộc vùng Nhị Quí, trấn Định Tường trên 400 năm. Di tích mồ mã, mộ bia những tín đồ Thiên Chúa Giáo vẫn còn.
Mỗi nơi có một đức tin về quan điểm thờ phượng riêng nên lễ hội mỗi nơi cũng khác nhau. Chùa, ngoài những ngày lễ Phật hàng năm, vào ngày rằm tháng bảy còn có lễ Vu Lan cũng trong ngày nầy chùa còn tổ chức ngày cầu siêu và xá tội vong nhân. Đình, hàng năm cũng có ba lệ cúng, nhưng lệ Cúng Đình còn gọi là lệ Kỳ Yên là quan trọng nhất.
Miễu, ngoài các ngày sóc vọng, ngày Tết còn có lệ Cúng Miễu để cầu an lành sung túc cho dân trong vùng trong xóm.
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo là một tổ chức tôn giáo lâu đời, có tổ chức, có tài chánh nên về sau có những nhà thờ qui mô, hoành tráng rập theo những nhà thờ bên châu Âu.
Nhà Thờ hàng năm có nhiều lễ trọng như lễ Giáng Sinh, lễ Phục sinh và các cặp vợ chồng mới cưới đều phải vào đây để làm lễ hôn phối. Chữ ký hôn phối trong nhà thờ quan trọng hơn chữ ký hôn thú ngoài đời.
Ta thử trở về Mỹ Tho xa xưa với những lễ hội nầy.
1.- Tết Nguyên Đán
Tết Mỹ Tho năm Canh Ngọ, 1930.
- Gia đình với Tết. Những ai sinh từ nam 1940 trở về trước đềucó một nỗi nhớ nhung, tiếc nuối, một niềm hoài cổ không nguôi về những ngày Tết năm xưa giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Thật vậy, người Việt Nam không phải đợi đến tháng cuối cùng, mà họ đã chuẩn suốt cả năm cho cái Tết.
Ngay ngày đầu có ngọn gió chướng non thổi về, tiết trời bắt đầu se lạnh, vạn vật đều trở mình để đón xuân. con người phấn chấn như có luồng sinh khí mới, đất trời trong sáng, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Dường như tất cả đang nôn nóng chờ đợi một cái gì làm đẹp cho cuộc đời. Đó là Tết
Quần áo mới. Đầu tháng 11 âm lịch là mọi nhà, nhất là nhà nghèo đã chạy đôn chạy đáo may sắm quần áo mới cho cả nhà, Ưu tiên cho trẻ con và ông bà. Một bộ đồ bông cho con gái, một bộ đồ bà ba trắng cho con trai, một cái quần lảnh den và một cái áo dài xuyến cho bà, một cái áo bành tô và một đôi giày ba-ta cho ông còn thì ba mẹ,,,tính sau.
Trần Tế Xương có thơ Tết như sau:
Chí che chí chét đua giày dép.
Đen thủi đen thui cũng lượt là.
Gạo nếp. Cá mắm. Cũng từ rất sớm người phụ nữ đảm đang nào cũng tất bật tìm mua gạo ngon, nếp dẽo để sao cho bữa ăn năm mới được ngon cơm, sao cho cái bánh tráng được dẽo dai, cái bánh phồng được nở nang. Các bà cũng đã tìm mua về “ rọng ” những con cá lốc to lớn, sao cho ngoài việc ngon cơm còn phải ngọt canh.
Tảo mộ.
Tùy theo lệ của mỗi gia đình, từ ngày rằm đến hăm lăm tháng chạp là mỗi nhà đều về quê tảo mộ. Nơi đây người ta làm cỏ, quét dọn sạch cho các mộ phần, mong cho linh hồn những người quá vãng về ăn Tết với gia đình. Một tục lệ không thể bỏ qua để ghi nhớ công ơn cha ông
Đưa ông Táo.
Chiếu ngày hăm ba, nhà nào cũng hoa quả trà bánh để tiễn ông Táo về Trời. Tục lệ có tứ xa xưa, vì trong một ngôi nhà, quan trọng nhất là bếp, nơi luôn có ngọn lửa, điều kiện tối cần thiết cho sự sống còn, nên phải có một vị phán quán giám sát mọi hành vi tốt xấu của chủ nhà. Đó là Táo quân. Vị nầy mỗi năm phải về Trời để phúc trình việc làm của chủ nhân để tùy theo đó mà có sự răn phạt hay khen thưởng. Gạt bỏ mặt di đoan, âu cũng là một lệ nên giữ, để con người luôn có được bên mình một giám sát cho hành vi thiện ác của mình. Có điều hiện giờ, toàn bếp ga, bếp điện, bếp vi ba…ông Táo chắc cũng khó theo.
Dựng nêu.
Cũng vào ngày hăm ba nầy, trong thời điểm tôi nhắc lại, ở Mỹ Tho việc dựng nêu trước sân nhà cũng không còn bao nhiêu.
Một cây tre cao lối 5, 6 mét trên ngọn có treo lủng lẳng mấy trái cau tầm vung (cau chín, võ màu vàng), một cành tre nhỏ có tẩm vôi trắng, cùng với vài lá vàng bạc. Mục đích của việc dựng nêu là nhằm xua đuổi tà ma, hoang hồn yểu tử không nơi nương tựa, nhân ngày Tết về phá khuấy. Cây nêu dụng cho đến ngày mùng bảy Tết thì giỡ xuống. Bây giờ, tục nầy không còn nữa.
Cu kêu ba tiếng cu kêu.
Cho mau tới Tết đặng tao ăn chè.
Câu đối.
Lúc bấy giờ câu đối viết bằng chữ Nôm hay chữ Nho hay chữ Hán gồm hai vế hay hai cấu. Về văn tự phải đối thanh, đôi vận. Về nội dung phải có tính mừng đón ngày Tết, ca ngợi gia đình, đề cao đức dục và cả hai vế vẫn phãi đối nghĩa đối thanh với nhau chan chát.
Hai câu viết trên giấy hồng đơn, một thuộc vận trắc được treo hay dán theo chiều đứng của cây cột cái bên trái, từ ngoài nhìn vào và câu kia bên cột mặt đối xứng. Thí dụ:
Tiết đáo bá gia nghinh Tiết phúc
Xuân lai thiên hộ tiếp Xuân hương.
Pháo.
Ngày Tết không pháo, thật vô vị. Có người, nhất là trẻ con trông Tết, chỉ để được đốt pháo. Pháo được đốt ngay từ ngày đưa ông Táo cho đến “ba mươi ” qua “ mùng ” cho đến suốt tháng giêng, nhưng “rộ” nhất vẫn là chiều 30 Tết, cúng ông bà, giao thừa. Đó là nghi lể không có gí đáng nói.
Điều nên nói là đốt pháo là một thú đam mê. Có những người mê đốt pháo, có người tranh nhau đốt pháo đế…lấy tiếng. Chẳng hạn, anh hàng xóm nầy treo lủng lẳng trước nhà một xâu pháo dài hai thước. Anh kia về treo lên ba thước. Anh nầy đốt một lần. anh kia hai lần. Anh nầy mua pháo Chợ Lớn, anh kia lên Chợ Lớn mua pháo Hồng Kông. Cuộc thi đua không ước hẹn mà nên, không ai thắng, chi có mấy bà xã tiếc tiền hùi hụi.
Pháo có đủ cở, đủ hạn, đủ hiệu, đủ giá…Từ pháo chuột cho trẻ con, mỗi viên chỉ cở trái ớt hiểm. Ngày Tết, cậu nào cũng có một phong pháo chuột trong túi, cây nhang trong tay. Thỉnh thoảng lấy ra một viên trong tay nầy, tay kia đưa ngọn nhang vào ngòi pháo mà run bần bật.
Ngòi chưa kịp cháy đã ném viên pháo ra xa. Chưa nổ, viên pháo văng mất. Còn có lúc, không kịp ném thì pháo đã nổ trong tay, hết hồn hết vía. Nhưng dù sao đốt pháo chuột ngày Tết, đối với tuổi thơ vẫn là cái thú không quên.
Đến pháo tiểu, loại thông dụng nhất đóng thành phong loại 48 viên, loại 76, loại 120…Đủ hiệu, hiệu Phong quang. Nhật quang… kể cả nhập từ “ Hướng Cỏn ”. Loại pháo nầy chỉ có người lớn mới dám đốt, có ngưới chỉ nắm trong tay mà không cần ném đi. Thường là xâu lại đốt thành tràng dài, càng lâu càng khoái và lẽ tất nhiên càng tốn tiền. Đốt pháo thành tràng, người ta còn xen kẻ vào pháo đại, để thỉnh thoảng lại có tiếng nổ “ ầm ” lên, đệm thêm cho sự thích thú gia tăng.
Cho đến pháo nồi, cũng như pháo phong, nhưng kết lại thành một về xây tròn đỡ tốn công làm hộp. Loại nầy thường sản xuất ngoài Trung, ngoài Bắc. Rồi pháo đại, pháo tre, pháo lùn…Không như các loại pháo khác được quấn bằng giấy loại xốp màu đỏ, dễ nổ tung ra thành mảnh vụn màu hồng cho đời thêm thấm.
Đón xuân về với xác pháo hồng trước ngõ.
Pháo tre cuốn lại bằng nan tre còn pháo lùn bằng vỏ cây lùn, một loại cây sống theo ao rạch có vỏ rất dai. Ngoài Trung, dân xứ Quảng hàng năm đi ghe bầu chở vào Mỹ Tho bán loại pháo cũng thắt bằng nan tre, nhưng nhỏ như chiếc nem chua, trông rất xinh xắn, dễ thương.
Pháo tre, pháo lùn thật là loại đại pháo có chiếc lớn bằng chiếc gối đệm. Đốt loại pháo nầy phải có rọi gắn ở đầu một cầy sào hằng chục mét. Thướng là những tay gan dạ mới thích thưởng thức trò chơi nầy. Cây rọi vừa chạm vào, ngòi pháo bắt đầu xẹt lửa, anh ta đứng lên, hai mắt chăm chú nhìn vào cây pháo, đưa tai lắng nghe…để đánh giá tiếng nổ có lớn không, có ấm không, có rền vang xa không… Thường là những viên pháo nầy do họ tự miệt mài làm lấy và trong làng, những tay chơi pháo với nhau, dù ở xa hằng ba cây số, khi nghe một cây pháo tre nổ, có thể biết cây pháo đó của ai làm.
Cũng có anh chàng nhát hít, nhưng cũng khoái pháo, mua một viên đại pháo về, đem ra sân dùng rọi chăm lửa xong, bỏ chạy ra xa, đứng day lưng lại, hai tay bịt lổ tai…pháo nổ hồi nào không hay! Mất tiền lãng nhách.
Nhưng với tôi, dù là …
”Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột”
hay là …
“Nổ vang tiếng pháo đón xuân sang”
Đã lâu lắm rồi tiếng pháo không còn vang dội trong những ngày Tết nữa, nhưng dường như âm hưởng của nó vẫn còn mãi trong chúng ta như một kỷ niệm về ngày Tết xưa, và lắng dọng như một tiếc nuối không nguôi.
Múa lân.
Tết không pháo đã buồn mà Tết không lân càng buồn hơn., mà có lân không pháo… cũng như không. Thôi nói chuyện lân và Tết ngày xưa. Mà chỉ nói lân con nít thôi.
Tết và Trung thu, khu phố nào cũng có các đội lân trẻ con. Chúng tập họp lại thành nhóm khá đông, phân công đứa nào múa, đứa nào giũ đuôi, đứa nào làm ông Địa, đứa nào đánh trống, đánh chập chỏa, đứa nào đi theo coi, đứa nào theo chầu rìa, cũng quan trọng lắm vì không có đám nầy theo cổ vũ reo hò thì lạnh ngắt ai thèm coi.
Thế là tùng tùng…xà… loạn lên khắp phố phường. Các đội lân tí hon nầy cũng biết cách làm tiền, đến từng nhà, từng tiệm buôn múa với đầy đủ bài bản như các đội lân người lớn bậc thầy, cũng tấn cũng thối, cũng lân ngủ, lân thức, lân giận, lân buồn cũng leo cây lấy tiền thưởng…
Tùng tùng…xà, cắc cắc tùng xà….
Ôi! sao mà nhớ nhung âm thanh nầy đến vậy!
Bầu cua, cá, cọp….
Tôi để đằng sau ba chấm vì đáng lẽ phải là bầu, cua, cá, cọp, tôm, gà, sáu mặt cũng như phải là dách, dzì, xám, xí, ngầu, lác chớ không phải xí, ngầu, lác không.
Cái môn nầy trẻ con khoái lắm. Ra đấu phố, xuống góc chợ, đến rạp hát… chổ nào cũng có mấy sòng bông vụ, sòng bầu cua, sòng xí ngầu. Sẵn trong túi tiền lì xì, đặt xuống một cái, một đồng xu thành hai xu. Còn gì khoái hơn. Còn gì hấp dẫn hơn đối với trẻ con. Nhất là làm ra tiền, một nhu cầu sinh tử của con người.
Trở lại vấn đề, lấy một hột lúc lắc ta thấy có 6 mặt có in 6 ô: dách, dzì, xám, xì, ngầu, lác. Như vậy mà khi ta đặt chỉ có một mặt, thì dụ xám, ta chi có cơ may trúng 1 mặt xám thôi, trái lại ta có đến 5 rủi ro để thua. Vậy nếu cho công bình thì dù ta đặt 1 mặt mà ta trúng thì phải trúng 5 lần số tiền đặt mới phải, để có một xác xuất tỷ lệ quân bình. Bầu cua cá cop cũng vậy.
Tuổi đời đã cao mới biết được trò lừa bịp của cờ bạc, thì lại không còn cơ hội để đánh bầu cua nữa, để chơi xí ngầu nữa. Mà giả như nếu Tết nầy còn có các sòng cờ bạc nầy tôi… lại ước trẻ lại và vẫn muốn đến chơi… vì cái lạc thú ở đời không thể lý giải được.
Kết.
Đã từ lâu, cứ mỗi lần bấc về mang theo cái se lạnh cho đào ra nụ, cho mai nẩy mầm, cho cúc phô sắc, cho vạn thọ ra hoa, những người Việt Nam lớn tuổi, cảm thấy như mình đánh mất thêm một cái gì đó quí giá, thiêng liêng. Cái mất mát đó là một tâm tư hoài cổ ngậm ngùi, khi nhìn lại đàn con cháu vô tư mà tiếc thương cho chúng, không còn có được như ông cha, những ngày Tết cổ truyền chứa chan hạnh phúc.
Tôi vừa chấm hết bài viết có tính hoài cổ, thì bỗng nhiên trong trí tôi thoáng một câu trong văn học Pháp, chắc họ cũng cùng tâm trạng như mình khi tiếc nuối một thòi quá khứ, một kỷ niệm nào đó:
Ôi! Còn đâu tuyết trắng ngày xưa ấy!
(Où sont les neiges d’antan!).
Đó là: Tết Nguyên Đán, Cúng Đình, Trai đàn ở Chùa, Cúng Miễu, Lễ Nhà Thờ
Mỗi nơi có một chủ trương khác nhau. Chùa là nơi thờ Phật, một xã một làng có thể có một, hai hay ba ngôi chùa. Đình là nơi thờ Thần và một xã hay một làng chi có một ngôi đình mà thôi, cũng có những xã những làng thành lập sau nên không có đình. Miễu là nơi thờ “Bà” hay một vị nào đó có ảnh hưởng tâm linh trong một phạm vi hạn hẹp của một vùng, một ấp, một xóm… do vậy miễu rất nhiều ở khắp nơi và xét về phương diện kiến trúc, miễu còn đơn sơ hơn đình, chùa. Nhà Thờ Thiên chúa giáo có mặt ở miến Nam Việt Nam cụ thể là ở Ba Giồng thuộc vùng Nhị Quí, trấn Định Tường trên 400 năm. Di tích mồ mã, mộ bia những tín đồ Thiên Chúa Giáo vẫn còn.
Mỗi nơi có một đức tin về quan điểm thờ phượng riêng nên lễ hội mỗi nơi cũng khác nhau. Chùa, ngoài những ngày lễ Phật hàng năm, vào ngày rằm tháng bảy còn có lễ Vu Lan cũng trong ngày nầy chùa còn tổ chức ngày cầu siêu và xá tội vong nhân. Đình, hàng năm cũng có ba lệ cúng, nhưng lệ Cúng Đình còn gọi là lệ Kỳ Yên là quan trọng nhất.
Miễu, ngoài các ngày sóc vọng, ngày Tết còn có lệ Cúng Miễu để cầu an lành sung túc cho dân trong vùng trong xóm.
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo là một tổ chức tôn giáo lâu đời, có tổ chức, có tài chánh nên về sau có những nhà thờ qui mô, hoành tráng rập theo những nhà thờ bên châu Âu.
Nhà Thờ hàng năm có nhiều lễ trọng như lễ Giáng Sinh, lễ Phục sinh và các cặp vợ chồng mới cưới đều phải vào đây để làm lễ hôn phối. Chữ ký hôn phối trong nhà thờ quan trọng hơn chữ ký hôn thú ngoài đời.
Ta thử trở về Mỹ Tho xa xưa với những lễ hội nầy.
1.- Tết Nguyên Đán
Tết Mỹ Tho năm Canh Ngọ, 1930.
- Gia đình với Tết. Những ai sinh từ nam 1940 trở về trước đềucó một nỗi nhớ nhung, tiếc nuối, một niềm hoài cổ không nguôi về những ngày Tết năm xưa giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Thật vậy, người Việt Nam không phải đợi đến tháng cuối cùng, mà họ đã chuẩn suốt cả năm cho cái Tết.
Ngay ngày đầu có ngọn gió chướng non thổi về, tiết trời bắt đầu se lạnh, vạn vật đều trở mình để đón xuân. con người phấn chấn như có luồng sinh khí mới, đất trời trong sáng, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Dường như tất cả đang nôn nóng chờ đợi một cái gì làm đẹp cho cuộc đời. Đó là Tết
Quần áo mới. Đầu tháng 11 âm lịch là mọi nhà, nhất là nhà nghèo đã chạy đôn chạy đáo may sắm quần áo mới cho cả nhà, Ưu tiên cho trẻ con và ông bà. Một bộ đồ bông cho con gái, một bộ đồ bà ba trắng cho con trai, một cái quần lảnh den và một cái áo dài xuyến cho bà, một cái áo bành tô và một đôi giày ba-ta cho ông còn thì ba mẹ,,,tính sau.
Trần Tế Xương có thơ Tết như sau:
Chí che chí chét đua giày dép.
Đen thủi đen thui cũng lượt là.
Gạo nếp. Cá mắm. Cũng từ rất sớm người phụ nữ đảm đang nào cũng tất bật tìm mua gạo ngon, nếp dẽo để sao cho bữa ăn năm mới được ngon cơm, sao cho cái bánh tráng được dẽo dai, cái bánh phồng được nở nang. Các bà cũng đã tìm mua về “ rọng ” những con cá lốc to lớn, sao cho ngoài việc ngon cơm còn phải ngọt canh.
Tảo mộ.
Tùy theo lệ của mỗi gia đình, từ ngày rằm đến hăm lăm tháng chạp là mỗi nhà đều về quê tảo mộ. Nơi đây người ta làm cỏ, quét dọn sạch cho các mộ phần, mong cho linh hồn những người quá vãng về ăn Tết với gia đình. Một tục lệ không thể bỏ qua để ghi nhớ công ơn cha ông
Đưa ông Táo.
Chiếu ngày hăm ba, nhà nào cũng hoa quả trà bánh để tiễn ông Táo về Trời. Tục lệ có tứ xa xưa, vì trong một ngôi nhà, quan trọng nhất là bếp, nơi luôn có ngọn lửa, điều kiện tối cần thiết cho sự sống còn, nên phải có một vị phán quán giám sát mọi hành vi tốt xấu của chủ nhà. Đó là Táo quân. Vị nầy mỗi năm phải về Trời để phúc trình việc làm của chủ nhân để tùy theo đó mà có sự răn phạt hay khen thưởng. Gạt bỏ mặt di đoan, âu cũng là một lệ nên giữ, để con người luôn có được bên mình một giám sát cho hành vi thiện ác của mình. Có điều hiện giờ, toàn bếp ga, bếp điện, bếp vi ba…ông Táo chắc cũng khó theo.
Dựng nêu.
Cũng vào ngày hăm ba nầy, trong thời điểm tôi nhắc lại, ở Mỹ Tho việc dựng nêu trước sân nhà cũng không còn bao nhiêu.
Một cây tre cao lối 5, 6 mét trên ngọn có treo lủng lẳng mấy trái cau tầm vung (cau chín, võ màu vàng), một cành tre nhỏ có tẩm vôi trắng, cùng với vài lá vàng bạc. Mục đích của việc dựng nêu là nhằm xua đuổi tà ma, hoang hồn yểu tử không nơi nương tựa, nhân ngày Tết về phá khuấy. Cây nêu dụng cho đến ngày mùng bảy Tết thì giỡ xuống. Bây giờ, tục nầy không còn nữa.
Cu kêu ba tiếng cu kêu.
Cho mau tới Tết đặng tao ăn chè.
Câu đối.
Lúc bấy giờ câu đối viết bằng chữ Nôm hay chữ Nho hay chữ Hán gồm hai vế hay hai cấu. Về văn tự phải đối thanh, đôi vận. Về nội dung phải có tính mừng đón ngày Tết, ca ngợi gia đình, đề cao đức dục và cả hai vế vẫn phãi đối nghĩa đối thanh với nhau chan chát.
Hai câu viết trên giấy hồng đơn, một thuộc vận trắc được treo hay dán theo chiều đứng của cây cột cái bên trái, từ ngoài nhìn vào và câu kia bên cột mặt đối xứng. Thí dụ:
Tiết đáo bá gia nghinh Tiết phúc
Xuân lai thiên hộ tiếp Xuân hương.
Pháo.
Ngày Tết không pháo, thật vô vị. Có người, nhất là trẻ con trông Tết, chỉ để được đốt pháo. Pháo được đốt ngay từ ngày đưa ông Táo cho đến “ba mươi ” qua “ mùng ” cho đến suốt tháng giêng, nhưng “rộ” nhất vẫn là chiều 30 Tết, cúng ông bà, giao thừa. Đó là nghi lể không có gí đáng nói.
Điều nên nói là đốt pháo là một thú đam mê. Có những người mê đốt pháo, có người tranh nhau đốt pháo đế…lấy tiếng. Chẳng hạn, anh hàng xóm nầy treo lủng lẳng trước nhà một xâu pháo dài hai thước. Anh kia về treo lên ba thước. Anh nầy đốt một lần. anh kia hai lần. Anh nầy mua pháo Chợ Lớn, anh kia lên Chợ Lớn mua pháo Hồng Kông. Cuộc thi đua không ước hẹn mà nên, không ai thắng, chi có mấy bà xã tiếc tiền hùi hụi.
Pháo có đủ cở, đủ hạn, đủ hiệu, đủ giá…Từ pháo chuột cho trẻ con, mỗi viên chỉ cở trái ớt hiểm. Ngày Tết, cậu nào cũng có một phong pháo chuột trong túi, cây nhang trong tay. Thỉnh thoảng lấy ra một viên trong tay nầy, tay kia đưa ngọn nhang vào ngòi pháo mà run bần bật.
Ngòi chưa kịp cháy đã ném viên pháo ra xa. Chưa nổ, viên pháo văng mất. Còn có lúc, không kịp ném thì pháo đã nổ trong tay, hết hồn hết vía. Nhưng dù sao đốt pháo chuột ngày Tết, đối với tuổi thơ vẫn là cái thú không quên.
Đến pháo tiểu, loại thông dụng nhất đóng thành phong loại 48 viên, loại 76, loại 120…Đủ hiệu, hiệu Phong quang. Nhật quang… kể cả nhập từ “ Hướng Cỏn ”. Loại pháo nầy chỉ có người lớn mới dám đốt, có ngưới chỉ nắm trong tay mà không cần ném đi. Thường là xâu lại đốt thành tràng dài, càng lâu càng khoái và lẽ tất nhiên càng tốn tiền. Đốt pháo thành tràng, người ta còn xen kẻ vào pháo đại, để thỉnh thoảng lại có tiếng nổ “ ầm ” lên, đệm thêm cho sự thích thú gia tăng.
Cho đến pháo nồi, cũng như pháo phong, nhưng kết lại thành một về xây tròn đỡ tốn công làm hộp. Loại nầy thường sản xuất ngoài Trung, ngoài Bắc. Rồi pháo đại, pháo tre, pháo lùn…Không như các loại pháo khác được quấn bằng giấy loại xốp màu đỏ, dễ nổ tung ra thành mảnh vụn màu hồng cho đời thêm thấm.
Đón xuân về với xác pháo hồng trước ngõ.
Pháo tre cuốn lại bằng nan tre còn pháo lùn bằng vỏ cây lùn, một loại cây sống theo ao rạch có vỏ rất dai. Ngoài Trung, dân xứ Quảng hàng năm đi ghe bầu chở vào Mỹ Tho bán loại pháo cũng thắt bằng nan tre, nhưng nhỏ như chiếc nem chua, trông rất xinh xắn, dễ thương.
Pháo tre, pháo lùn thật là loại đại pháo có chiếc lớn bằng chiếc gối đệm. Đốt loại pháo nầy phải có rọi gắn ở đầu một cầy sào hằng chục mét. Thướng là những tay gan dạ mới thích thưởng thức trò chơi nầy. Cây rọi vừa chạm vào, ngòi pháo bắt đầu xẹt lửa, anh ta đứng lên, hai mắt chăm chú nhìn vào cây pháo, đưa tai lắng nghe…để đánh giá tiếng nổ có lớn không, có ấm không, có rền vang xa không… Thường là những viên pháo nầy do họ tự miệt mài làm lấy và trong làng, những tay chơi pháo với nhau, dù ở xa hằng ba cây số, khi nghe một cây pháo tre nổ, có thể biết cây pháo đó của ai làm.
Cũng có anh chàng nhát hít, nhưng cũng khoái pháo, mua một viên đại pháo về, đem ra sân dùng rọi chăm lửa xong, bỏ chạy ra xa, đứng day lưng lại, hai tay bịt lổ tai…pháo nổ hồi nào không hay! Mất tiền lãng nhách.
Nhưng với tôi, dù là …
”Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột”
hay là …
“Nổ vang tiếng pháo đón xuân sang”
Đã lâu lắm rồi tiếng pháo không còn vang dội trong những ngày Tết nữa, nhưng dường như âm hưởng của nó vẫn còn mãi trong chúng ta như một kỷ niệm về ngày Tết xưa, và lắng dọng như một tiếc nuối không nguôi.
Múa lân.
Tết không pháo đã buồn mà Tết không lân càng buồn hơn., mà có lân không pháo… cũng như không. Thôi nói chuyện lân và Tết ngày xưa. Mà chỉ nói lân con nít thôi.
Tết và Trung thu, khu phố nào cũng có các đội lân trẻ con. Chúng tập họp lại thành nhóm khá đông, phân công đứa nào múa, đứa nào giũ đuôi, đứa nào làm ông Địa, đứa nào đánh trống, đánh chập chỏa, đứa nào đi theo coi, đứa nào theo chầu rìa, cũng quan trọng lắm vì không có đám nầy theo cổ vũ reo hò thì lạnh ngắt ai thèm coi.
Thế là tùng tùng…xà… loạn lên khắp phố phường. Các đội lân tí hon nầy cũng biết cách làm tiền, đến từng nhà, từng tiệm buôn múa với đầy đủ bài bản như các đội lân người lớn bậc thầy, cũng tấn cũng thối, cũng lân ngủ, lân thức, lân giận, lân buồn cũng leo cây lấy tiền thưởng…
Tùng tùng…xà, cắc cắc tùng xà….
Ôi! sao mà nhớ nhung âm thanh nầy đến vậy!
Bầu cua, cá, cọp….
Tôi để đằng sau ba chấm vì đáng lẽ phải là bầu, cua, cá, cọp, tôm, gà, sáu mặt cũng như phải là dách, dzì, xám, xí, ngầu, lác chớ không phải xí, ngầu, lác không.
Cái môn nầy trẻ con khoái lắm. Ra đấu phố, xuống góc chợ, đến rạp hát… chổ nào cũng có mấy sòng bông vụ, sòng bầu cua, sòng xí ngầu. Sẵn trong túi tiền lì xì, đặt xuống một cái, một đồng xu thành hai xu. Còn gì khoái hơn. Còn gì hấp dẫn hơn đối với trẻ con. Nhất là làm ra tiền, một nhu cầu sinh tử của con người.
Trở lại vấn đề, lấy một hột lúc lắc ta thấy có 6 mặt có in 6 ô: dách, dzì, xám, xì, ngầu, lác. Như vậy mà khi ta đặt chỉ có một mặt, thì dụ xám, ta chi có cơ may trúng 1 mặt xám thôi, trái lại ta có đến 5 rủi ro để thua. Vậy nếu cho công bình thì dù ta đặt 1 mặt mà ta trúng thì phải trúng 5 lần số tiền đặt mới phải, để có một xác xuất tỷ lệ quân bình. Bầu cua cá cop cũng vậy.
Tuổi đời đã cao mới biết được trò lừa bịp của cờ bạc, thì lại không còn cơ hội để đánh bầu cua nữa, để chơi xí ngầu nữa. Mà giả như nếu Tết nầy còn có các sòng cờ bạc nầy tôi… lại ước trẻ lại và vẫn muốn đến chơi… vì cái lạc thú ở đời không thể lý giải được.
Kết.
Đã từ lâu, cứ mỗi lần bấc về mang theo cái se lạnh cho đào ra nụ, cho mai nẩy mầm, cho cúc phô sắc, cho vạn thọ ra hoa, những người Việt Nam lớn tuổi, cảm thấy như mình đánh mất thêm một cái gì đó quí giá, thiêng liêng. Cái mất mát đó là một tâm tư hoài cổ ngậm ngùi, khi nhìn lại đàn con cháu vô tư mà tiếc thương cho chúng, không còn có được như ông cha, những ngày Tết cổ truyền chứa chan hạnh phúc.
Tôi vừa chấm hết bài viết có tính hoài cổ, thì bỗng nhiên trong trí tôi thoáng một câu trong văn học Pháp, chắc họ cũng cùng tâm trạng như mình khi tiếc nuối một thòi quá khứ, một kỷ niệm nào đó:
Ôi! Còn đâu tuyết trắng ngày xưa ấy!
(Où sont les neiges d’antan!).
Chợ Mỹ Tho
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
2. Chùa “làm chay”
Chùa ngoài những ngày lễ Phật thường niên còn có ba lệ rằm lớn mà rằm tháng bảy là quan trọng nhất, còn được coi là ngày xá tội vong nhân, gần đây được coi là ngày báo hiếu tức lễ Vu Lan. Trong dip lễ xá tội vong nhân nầy, ngày xưa chùa thường có tổ chức lễ trai đàn tức là lễ thí thực cho cô hồn uổng tử hay nói nôm na là cúng cô hồn hay làm chay, dồng thời cũng là hình thức phát chẩn cho người sống. Người xưa có câu
Trống tháng bảy chẳng hội thì chay.
Trong Lục Vân Tiên có câu:
Làm chay bảy bữa tạ lòng Vân Tiên.
(LVT.NĐC)
Lệ nầy thường do một người giàu có trong vùng có lòng nghĩ đến những linh hồn của những người chết oan ức, bất đắc kỳ tử hay do tai nạn, không nơi nương tựa, không người thân cúng kiến nên bơ vơ đói rét, đứng ra lập trai đàn tụng kinh cầu siêu và thí thực, cùng với phân phát “vàng bạc, quần áo…”. Lễ cúng cô hồn nầy kéo dài trong 3 ngày và kết thúc vào buổi chiều - giờ âm, giờ thích hợp với linh hồn người chết còn gọi là âm hồn - bằng một thủ tục giựt giàn nghĩa là thực phẩm, bánh trái đặt trên giàn trong lễ cúng, được tung ra bốn phương phân phát cho cô hồn uổng tử. Lẽ tức nhiên là không có cô hồn uổng tử nào, mà chính là lũ trẻ con chờ sẵn nhào vào tranh giành bánh trái. Lũ trẻ càng đông càng tốt, tranh giành càng quyết liệt càng tốt vì chính lũ trẻ là…cô hồn, là quỉ mà.
Nên có câu:
Quỉ phá nhà chay.
Hay:
Quấy như quỉ quấy nhà chay.
Đến nay tập tụng nầy vẫn còn ở một số hộ gọi là cúng 16 (ngày 16 âm lịch mỗi tháng nhứt là vào tháng giêng, tháng bảy và tháng mười và phải cúng vào buổi chiều do lý do nêu trên). Đa số nhà còn theo tập tục nầy là những nhà buôn bán hay làm những nghề có nhiều rủi ro nghề nghiệp như xây cất, vận chuyển đường bộ, đường thủy…
Cụm từ thí thực cô hồn hay cúng thí, hoặc cúng cô hồn rồi sau đó trong dân gian trở thành thí cô hồn, hay tệ hơn nữa là xí cô hồn…hoàn toàn bao hàm một ý nghĩa khác.
2. Lệ Cúng Đình
Lệ kỳ yên tức là lễ cúng đình của đình Điều Hòa, Mỹ Tho hằng năm tổ chức vào ba ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch.
Đinh là nơi thờ Thần. Thần là do vua ban sắc phong theo sớ địa phương dâng biểu lên vua, tức là đề nghị một vị có thể là nam cũng có thể là nữ, đã có công đóng góp cho sự bảo vệ bờ cõi, có lòng nhân ái cứu giúp dân nghèo, hoặc đơn giản là một vị có danh cao đức trọng, cũng có thể là một vị nữ lưu tiết hạnh. Cũng có thể là do vua chỉ định chung chung như cụm từ mà ta thường thấy trong các sắc thần. Đó là Thần Hoàng Bổn Cảnh.
Vai trò của vị Thần là đem lại quốc thái dân an, cho nên vào dịp cúng Thần hay cúng đình, ban khánh tiết đình mà thay mặt là ông Chánh Chủ Tế hoặc ông Chánh Niệm Hương đứng ra cầu an cho bá tánh. Còn dân làng cầu xin cho gia đình được an cư lạc nghệp. Trong ba ngày diễn tiến lệ kỳ yên có lễ thỉnh sắc tức là thỉnh sắc thần từ nhà việc hay nhá công sở về đình. Sắc thần không để tại đình mà phải giữ tại nhà việc hay nhà công sở vì sợ bị mất cắp. Cũng trong ba ngay lễ, có hát bội về diễn cho dân xem gọi là hát chầu. Trong các vở tuồng hát, vở chót phải có nội dung là vua phải lên ngôi, quan trung thần được khen thưởng, cả nước được thái bình thạnh trị, nên gọi là vở tuồng tôn vương.
Trong khi diễn tuồng có một vị bô lão theo dõi để khen hay chê gọi là cầm chầu. Nếu cần khen người cầm chầu đánh một tiếng trống, nếu hay hơn hai tiếng, hay hơn nữa ba tiếng, gọi là chầu 1, chầu 2 hay chầu 3.
Còn nếu ông cầm chầu cho là quá hay, thì ông nện vào trống liên hồi.
Trái lại nếu đào kép diễn xuất dỡ quá, ông cầm chầu liền dùng dùi trống gỏ vào vành ngoài của trống lộp cộp để tỏ ý chê bai. Nhưng cũng tội cho ông cầm chầu nào lơ đểnh, hay ngủ quên không chầu cho những đoạn diễn tả hay diễn xuất hay, thì bị khán giả la ó và chính đào kép từ trên sân khấu nói bóng nói gió, chưởi xiên chưởi xéo nên có câu:
Ở đời có bốn cái ngu, Làm mai lãnh nợ gát cu….cầm chầu.
Về 4 cái ngu nầy, tác giả xin phép ra ngoài đề một chút để kể thêm một chuyện ngu nữa, vị chi là 5 cái ngu. (Mà chuyện nầy cũng nằm trong NKLT ).
Số là khi còn trẻ, tôi làm thầy giáo dạy tại trường Vang Quới (Bến Tre). Chiều thứ bảy tan học (hơi sớm một chút) đạp xe đạp về quê. Đến ngã ba Thới Lai, tôi bị chận lại, một anh mặc may-yô đá banh khẩn thiết đề nghị tôi lám ạt-bít cho trận banh giao hữu giữa xã Thới Lai và xã Vang Quới tức là xã tôi đang dạy. Được đề cao, tuổi trẻ háo thắng, tôi nhận liền.
Thay áo, thay quần cũng giống một ạt-bít thứ thiệt lắm, tôi hùng dũng ra sân, cho bắt thăm chọn sân xong hoét…tôi ra lịnh khai trận. Hai đội tuyển cấp…làng nầy tài đồng tài sức đồng sức nên giữa hiệp hai mà hai bên bất phân thắng bại. Tôi đang chạy theo một đường banh thì nghe thoang thoáng bên tai:
- Thầy kiếm chuyện phạt tụi nó một cái đi thầy.
Nhìn kỹ thì anh a-văng-xăng (avant centre, trung phong) của Vang Quới rỉ tai tôi như vậy. Tôi ra dấu: - Biết rồi! Thế là khi có đường banh xuống gần khung thành của Thới Lai, lại nhân dịp có một a-de (arrière, hậu vệ) của đội nầy tranh cản, tôi thổi còi hoét hoét…và dõng dạc:
- A lê! pê-nanh-ty xich mét ( Pénalty, six mètres, phạt đền 6 mét) hồi đó phạt đền chỉ có 6 m vì sân nhỏ. Mặc cho cầu thủ Thới Lai phản đối dữ dội, ạt-bít tôi cương quyết cho thực hiện quả phạt. Hoét! Trái banh số mệnh vô gọn trong lưới của Thới Lai. Tan trận, Vang Quới thắng Thới Lai 1-0. Thấy mặt hầm hầm của cầu thủ đội Thới Lai, tôi không dám ở lại uống nước, nhanh chân nhanh tay thay đồ đạp xe về nhà.
Sáng thứ hai lại đạp xe trở lại trường, vẫn phải đi ngang ngả ba Thới Lai. Bỗng có tiếng gọi mời uống cà-phê mà giọng nói không thân thiện lắm:
- Thầy giáo vô uống cà-phê với tụi nầy đi!
Chẳng đặng đừng, tôi dựng xe và bước vào quán cà-phê thấy đông đủ 11 cầu thủ thất trận hôm thứ bảy, mặt mày anh nào anh nấy trông nghiêm nghị lắm. Hồn vía tôi lên mây, ly cà-phê sữa trước mặt mà tôi uống không vô. Không khí làn lần bớt căn thẳng bổng anh đội trưởng bước đến vỗ vai tôi cười hà hà bảo:
-Thầy giáo bữa đó chơi hỗng đẹp nhưng tụi nầy thông cảm với thầy, gặp người khác tụi nầy hổng bỏ qua đâu, lần sau …. Anh bỏ lững không nói tiếp lần sau làm gì…mà tôi cũng không muốn nghe tiếp.
Tôi thót lên xe, đạp về trường, trong bụng nói : không có lần sau nào nữa đâu, một lần tởn tới già. Và từ đó tôi tự động bổ túc câu: Ở đời có 5 cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gát cu, cầm chầu và… làm ạt bit. Xin còn có ai thêm cái ngu thứ sáu không?
3. Bóng rỗi trong lệ cúng Miễu
Miễu hay miếu là nơi dân gian của một vùng, một ấp, một xóm…hay một cá nhân lập ra tại một nơi có địa thế hiểm trở hay vắng vẻ để thờ một vị nữ mà hầu hết đều ghi trong yết vị là Lê Sơn Thánh Mẫu đẻ cầu mong cho vị nầy tức là “Bà” ngự ở đây phù hộ cho, trước hết người lập miễu sau đó bá tánh trong vùng được mọi điều hanh thông tốt đẹp. Miễu cũng có thể lập ra để làm nơi ẩn trú cho những cô hồn bất đắc kỳ tử, chết rồi không nơi nương tựa, hồn phách vật vờ đói rét cơ cực, có thể đi phá phách dân làng. Một ngôi miễu như vậy tại đường Anh Giác, Phường 3 Mỹ Tho, mang tên miễu Cô hồn.
Miễu được nhang đèn quanh năm suốt tháng, cúng kiến bánh trái vào những ngày Tết, những ngày sóc vọng và trong vài năm lại có lệ cúng miễu hay tạ miễu. Lễ cúng miễu không qui mô bằng lễ cúng đình, không rầm rộ như lễ trai đàn ở chùa chỉ tập họp số dân trong vùng trong xóm mà thôi. Mục đích của cúng miễu là cầu “Bà” về để xin “Bà” phù hộ cho xóm ấp được làm ăn phát đạt tránh được thiên tai dịch họa.
Do vậy trong lễ cúng miễu phải có một người lên đồng để “Bà” nhập vào và ban phát lời khuyến bảo. Người lên đồng nầy được gọi là cô hay bà bóng, phải là một người bán nam bán nữ, vì người xua quan niệm là những người nầy mới đủ tinh khiết để đóng vai trò quan trọng nầy trong việc tế lễ.
Cô bóng đầu đội khăn đỏ, ngồi xếp bằng trước bàn thờ “Bà”, chung quanh đông đảo những người tham dự với một niềm tin sẵn có, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đẩu, hòa hợp với tiếng đàn cò, đàn tam…hòa quyện với khói hương khói trầm nghi ngút, giữa bầu trời đêm lấm tấm sương rơi, nên quang cảnh trở nên mông lung huyền ảo đủ để tác động tinh thần của những người tham dự.
Khi “Bà” nhập vào hay “đồng lên”, cô bóng bắt đầu rổi. Rổi là từ để chỉ cô bóng diễn tả câu văn, câu thơ…Câu rổi mặc dù vẫn là thể thơ lục bát hay lục bát biến thể, nhưng lối rổi không hế giống với ngâm thơ Kim Vân Kiều, không hề giống với nói thơ Lục Vân Tiên, không hề giống với lối đọc kinh Phật, không hề giống với điệu hò điệu lý nào…Vì nó là lối bóng rổi, thế thôi. Và đó cũng là cái đặc thù của văn hóa ta. Thử nghe bóng rổi:
Bà về, bà ở trên mây. Bà thương dân khổ đọa đày tấm thân.
Bà về, bà lại ở gần. Khuyên mà gia chủ đỡ đần chúng sinh...
Ngoài rổi, bóng còn múa để dâng lễ cho Bà. Và trong diễn xuất múa nầy cùng với giọng nói khao khao, ta mới thấy bóng phải là bán nam bán nữ mới đúng với vai trò sở trường của một người bóng.
Tóm lại “Bà” đề cao người tốt, răn dạy kẻ xấu hứa những điều tốt lành cho dân chúng. Tuy nhiên trước khi lễ kết thúc, còn một thủ tục là lễ đặt vật cốt trắc nghiệm xem việc “Bà” nhập là thiệt hay giả. Bà chủ miễu đi ra ngoài trở vào trên tay có một cái chén úp trên một cái dĩa, trong chén có một vật gì đó và bắt buộc cô bóng phải nói đúng vật mà bà chủ miễu đã kín đáo để vào đó. Cô bóng nói đúng là “Bà” lên thật, trái lại là lên giả, có thể bị phạt. Thường là cô bóng nói đúng vì cô có “gián điệp” theo dõi việc làm của bà chủ miễu rồi dùng tiếng lóng báo cho cô biêt .
Nhưng dù sao ngày xưa, tập tục nầy vẫn có tác dụng là răn đe kẻ xấu đề cao người tôt, giáo dục con người trên con đường hướng thiện.
Chùa ngoài những ngày lễ Phật thường niên còn có ba lệ rằm lớn mà rằm tháng bảy là quan trọng nhất, còn được coi là ngày xá tội vong nhân, gần đây được coi là ngày báo hiếu tức lễ Vu Lan. Trong dip lễ xá tội vong nhân nầy, ngày xưa chùa thường có tổ chức lễ trai đàn tức là lễ thí thực cho cô hồn uổng tử hay nói nôm na là cúng cô hồn hay làm chay, dồng thời cũng là hình thức phát chẩn cho người sống. Người xưa có câu
Trống tháng bảy chẳng hội thì chay.
Trong Lục Vân Tiên có câu:
Làm chay bảy bữa tạ lòng Vân Tiên.
(LVT.NĐC)
Lệ nầy thường do một người giàu có trong vùng có lòng nghĩ đến những linh hồn của những người chết oan ức, bất đắc kỳ tử hay do tai nạn, không nơi nương tựa, không người thân cúng kiến nên bơ vơ đói rét, đứng ra lập trai đàn tụng kinh cầu siêu và thí thực, cùng với phân phát “vàng bạc, quần áo…”. Lễ cúng cô hồn nầy kéo dài trong 3 ngày và kết thúc vào buổi chiều - giờ âm, giờ thích hợp với linh hồn người chết còn gọi là âm hồn - bằng một thủ tục giựt giàn nghĩa là thực phẩm, bánh trái đặt trên giàn trong lễ cúng, được tung ra bốn phương phân phát cho cô hồn uổng tử. Lẽ tức nhiên là không có cô hồn uổng tử nào, mà chính là lũ trẻ con chờ sẵn nhào vào tranh giành bánh trái. Lũ trẻ càng đông càng tốt, tranh giành càng quyết liệt càng tốt vì chính lũ trẻ là…cô hồn, là quỉ mà.
Nên có câu:
Quỉ phá nhà chay.
Hay:
Quấy như quỉ quấy nhà chay.
Đến nay tập tụng nầy vẫn còn ở một số hộ gọi là cúng 16 (ngày 16 âm lịch mỗi tháng nhứt là vào tháng giêng, tháng bảy và tháng mười và phải cúng vào buổi chiều do lý do nêu trên). Đa số nhà còn theo tập tục nầy là những nhà buôn bán hay làm những nghề có nhiều rủi ro nghề nghiệp như xây cất, vận chuyển đường bộ, đường thủy…
Cụm từ thí thực cô hồn hay cúng thí, hoặc cúng cô hồn rồi sau đó trong dân gian trở thành thí cô hồn, hay tệ hơn nữa là xí cô hồn…hoàn toàn bao hàm một ý nghĩa khác.
2. Lệ Cúng Đình
Lệ kỳ yên tức là lễ cúng đình của đình Điều Hòa, Mỹ Tho hằng năm tổ chức vào ba ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch.
Đinh là nơi thờ Thần. Thần là do vua ban sắc phong theo sớ địa phương dâng biểu lên vua, tức là đề nghị một vị có thể là nam cũng có thể là nữ, đã có công đóng góp cho sự bảo vệ bờ cõi, có lòng nhân ái cứu giúp dân nghèo, hoặc đơn giản là một vị có danh cao đức trọng, cũng có thể là một vị nữ lưu tiết hạnh. Cũng có thể là do vua chỉ định chung chung như cụm từ mà ta thường thấy trong các sắc thần. Đó là Thần Hoàng Bổn Cảnh.
Vai trò của vị Thần là đem lại quốc thái dân an, cho nên vào dịp cúng Thần hay cúng đình, ban khánh tiết đình mà thay mặt là ông Chánh Chủ Tế hoặc ông Chánh Niệm Hương đứng ra cầu an cho bá tánh. Còn dân làng cầu xin cho gia đình được an cư lạc nghệp. Trong ba ngày diễn tiến lệ kỳ yên có lễ thỉnh sắc tức là thỉnh sắc thần từ nhà việc hay nhá công sở về đình. Sắc thần không để tại đình mà phải giữ tại nhà việc hay nhà công sở vì sợ bị mất cắp. Cũng trong ba ngay lễ, có hát bội về diễn cho dân xem gọi là hát chầu. Trong các vở tuồng hát, vở chót phải có nội dung là vua phải lên ngôi, quan trung thần được khen thưởng, cả nước được thái bình thạnh trị, nên gọi là vở tuồng tôn vương.
Trong khi diễn tuồng có một vị bô lão theo dõi để khen hay chê gọi là cầm chầu. Nếu cần khen người cầm chầu đánh một tiếng trống, nếu hay hơn hai tiếng, hay hơn nữa ba tiếng, gọi là chầu 1, chầu 2 hay chầu 3.
Còn nếu ông cầm chầu cho là quá hay, thì ông nện vào trống liên hồi.
Trái lại nếu đào kép diễn xuất dỡ quá, ông cầm chầu liền dùng dùi trống gỏ vào vành ngoài của trống lộp cộp để tỏ ý chê bai. Nhưng cũng tội cho ông cầm chầu nào lơ đểnh, hay ngủ quên không chầu cho những đoạn diễn tả hay diễn xuất hay, thì bị khán giả la ó và chính đào kép từ trên sân khấu nói bóng nói gió, chưởi xiên chưởi xéo nên có câu:
Ở đời có bốn cái ngu, Làm mai lãnh nợ gát cu….cầm chầu.
Về 4 cái ngu nầy, tác giả xin phép ra ngoài đề một chút để kể thêm một chuyện ngu nữa, vị chi là 5 cái ngu. (Mà chuyện nầy cũng nằm trong NKLT ).
Số là khi còn trẻ, tôi làm thầy giáo dạy tại trường Vang Quới (Bến Tre). Chiều thứ bảy tan học (hơi sớm một chút) đạp xe đạp về quê. Đến ngã ba Thới Lai, tôi bị chận lại, một anh mặc may-yô đá banh khẩn thiết đề nghị tôi lám ạt-bít cho trận banh giao hữu giữa xã Thới Lai và xã Vang Quới tức là xã tôi đang dạy. Được đề cao, tuổi trẻ háo thắng, tôi nhận liền.
Thay áo, thay quần cũng giống một ạt-bít thứ thiệt lắm, tôi hùng dũng ra sân, cho bắt thăm chọn sân xong hoét…tôi ra lịnh khai trận. Hai đội tuyển cấp…làng nầy tài đồng tài sức đồng sức nên giữa hiệp hai mà hai bên bất phân thắng bại. Tôi đang chạy theo một đường banh thì nghe thoang thoáng bên tai:
- Thầy kiếm chuyện phạt tụi nó một cái đi thầy.
Nhìn kỹ thì anh a-văng-xăng (avant centre, trung phong) của Vang Quới rỉ tai tôi như vậy. Tôi ra dấu: - Biết rồi! Thế là khi có đường banh xuống gần khung thành của Thới Lai, lại nhân dịp có một a-de (arrière, hậu vệ) của đội nầy tranh cản, tôi thổi còi hoét hoét…và dõng dạc:
- A lê! pê-nanh-ty xich mét ( Pénalty, six mètres, phạt đền 6 mét) hồi đó phạt đền chỉ có 6 m vì sân nhỏ. Mặc cho cầu thủ Thới Lai phản đối dữ dội, ạt-bít tôi cương quyết cho thực hiện quả phạt. Hoét! Trái banh số mệnh vô gọn trong lưới của Thới Lai. Tan trận, Vang Quới thắng Thới Lai 1-0. Thấy mặt hầm hầm của cầu thủ đội Thới Lai, tôi không dám ở lại uống nước, nhanh chân nhanh tay thay đồ đạp xe về nhà.
Sáng thứ hai lại đạp xe trở lại trường, vẫn phải đi ngang ngả ba Thới Lai. Bỗng có tiếng gọi mời uống cà-phê mà giọng nói không thân thiện lắm:
- Thầy giáo vô uống cà-phê với tụi nầy đi!
Chẳng đặng đừng, tôi dựng xe và bước vào quán cà-phê thấy đông đủ 11 cầu thủ thất trận hôm thứ bảy, mặt mày anh nào anh nấy trông nghiêm nghị lắm. Hồn vía tôi lên mây, ly cà-phê sữa trước mặt mà tôi uống không vô. Không khí làn lần bớt căn thẳng bổng anh đội trưởng bước đến vỗ vai tôi cười hà hà bảo:
-Thầy giáo bữa đó chơi hỗng đẹp nhưng tụi nầy thông cảm với thầy, gặp người khác tụi nầy hổng bỏ qua đâu, lần sau …. Anh bỏ lững không nói tiếp lần sau làm gì…mà tôi cũng không muốn nghe tiếp.
Tôi thót lên xe, đạp về trường, trong bụng nói : không có lần sau nào nữa đâu, một lần tởn tới già. Và từ đó tôi tự động bổ túc câu: Ở đời có 5 cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gát cu, cầm chầu và… làm ạt bit. Xin còn có ai thêm cái ngu thứ sáu không?
3. Bóng rỗi trong lệ cúng Miễu
Miễu hay miếu là nơi dân gian của một vùng, một ấp, một xóm…hay một cá nhân lập ra tại một nơi có địa thế hiểm trở hay vắng vẻ để thờ một vị nữ mà hầu hết đều ghi trong yết vị là Lê Sơn Thánh Mẫu đẻ cầu mong cho vị nầy tức là “Bà” ngự ở đây phù hộ cho, trước hết người lập miễu sau đó bá tánh trong vùng được mọi điều hanh thông tốt đẹp. Miễu cũng có thể lập ra để làm nơi ẩn trú cho những cô hồn bất đắc kỳ tử, chết rồi không nơi nương tựa, hồn phách vật vờ đói rét cơ cực, có thể đi phá phách dân làng. Một ngôi miễu như vậy tại đường Anh Giác, Phường 3 Mỹ Tho, mang tên miễu Cô hồn.
Miễu được nhang đèn quanh năm suốt tháng, cúng kiến bánh trái vào những ngày Tết, những ngày sóc vọng và trong vài năm lại có lệ cúng miễu hay tạ miễu. Lễ cúng miễu không qui mô bằng lễ cúng đình, không rầm rộ như lễ trai đàn ở chùa chỉ tập họp số dân trong vùng trong xóm mà thôi. Mục đích của cúng miễu là cầu “Bà” về để xin “Bà” phù hộ cho xóm ấp được làm ăn phát đạt tránh được thiên tai dịch họa.
Do vậy trong lễ cúng miễu phải có một người lên đồng để “Bà” nhập vào và ban phát lời khuyến bảo. Người lên đồng nầy được gọi là cô hay bà bóng, phải là một người bán nam bán nữ, vì người xua quan niệm là những người nầy mới đủ tinh khiết để đóng vai trò quan trọng nầy trong việc tế lễ.
Cô bóng đầu đội khăn đỏ, ngồi xếp bằng trước bàn thờ “Bà”, chung quanh đông đảo những người tham dự với một niềm tin sẵn có, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đẩu, hòa hợp với tiếng đàn cò, đàn tam…hòa quyện với khói hương khói trầm nghi ngút, giữa bầu trời đêm lấm tấm sương rơi, nên quang cảnh trở nên mông lung huyền ảo đủ để tác động tinh thần của những người tham dự.
Khi “Bà” nhập vào hay “đồng lên”, cô bóng bắt đầu rổi. Rổi là từ để chỉ cô bóng diễn tả câu văn, câu thơ…Câu rổi mặc dù vẫn là thể thơ lục bát hay lục bát biến thể, nhưng lối rổi không hế giống với ngâm thơ Kim Vân Kiều, không hề giống với nói thơ Lục Vân Tiên, không hề giống với lối đọc kinh Phật, không hề giống với điệu hò điệu lý nào…Vì nó là lối bóng rổi, thế thôi. Và đó cũng là cái đặc thù của văn hóa ta. Thử nghe bóng rổi:
Bà về, bà ở trên mây. Bà thương dân khổ đọa đày tấm thân.
Bà về, bà lại ở gần. Khuyên mà gia chủ đỡ đần chúng sinh...
Ngoài rổi, bóng còn múa để dâng lễ cho Bà. Và trong diễn xuất múa nầy cùng với giọng nói khao khao, ta mới thấy bóng phải là bán nam bán nữ mới đúng với vai trò sở trường của một người bóng.
Tóm lại “Bà” đề cao người tốt, răn dạy kẻ xấu hứa những điều tốt lành cho dân chúng. Tuy nhiên trước khi lễ kết thúc, còn một thủ tục là lễ đặt vật cốt trắc nghiệm xem việc “Bà” nhập là thiệt hay giả. Bà chủ miễu đi ra ngoài trở vào trên tay có một cái chén úp trên một cái dĩa, trong chén có một vật gì đó và bắt buộc cô bóng phải nói đúng vật mà bà chủ miễu đã kín đáo để vào đó. Cô bóng nói đúng là “Bà” lên thật, trái lại là lên giả, có thể bị phạt. Thường là cô bóng nói đúng vì cô có “gián điệp” theo dõi việc làm của bà chủ miễu rồi dùng tiếng lóng báo cho cô biêt .
Nhưng dù sao ngày xưa, tập tục nầy vẫn có tác dụng là răn đe kẻ xấu đề cao người tôt, giáo dục con người trên con đường hướng thiện.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
B. SINH HOẠT XÃ HỘI
1. Quán trà Huế
Nhà khách tỉnh (Hôtel de ville) cũng là dinh tỉnh trưởng
1. Quán trà Huế
Trên khắp nẻo đường miền Nam, từ ngày hoà bình trở lại sau cuộc Nam Bắc phân tranh giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh, trước cả khi người Pháp đến xâm chiếm, nơi đây đã có những quán trà Huế dọc theo những con đường đất đi lại ngang dọc.
Quán trà Huế bên vệ đường phục vụ giải khát, một tô trà Huế thơm phức, một chiếc bánh cốm đỡ lòng, giây phút nghỉ chân cho những khách đi đường thường là người đi bộ, đi ngựa sau nầy mới có những người đi xe đạp. Trên đường đi từ Mỹ Tho vào Gò Cát, từ Mỹ Tho xuống Chợ Gạo rồi Gò Công, từ Mỹ Tho lên Gò Lũy (Nhị Bình), từ Mỹ Tho đến Bến Tranh, Tịnh Hà…hay xa hơn nữa…ta gặp những quán trà Huế mọc lên đây đó dưới một cây bàng, một cây me, một tàn dừa. một bụi tre…
Nói đến quán trà Huế phải nói đến trà trước nhất. Trà dùng cho việc pha trà hay nấu trà phải là trà tươi, hái cả lá lẫn đọt về phơi không qua một sự xấy lửa hay pha chế nào cả, ủ lại trong lá chuối khô để vào chỗ khô ráo. Trà Huế không biết có phải xuất xứ từ Huế hay không nhưng theo truyền tụng là xuất xứ từ đâu ngoài Bắc xa xôi vì Huế không phải là nơi có nhiều trà, mà Lâm Đồng trong miến Nam thì chưa được khai phá. Vậy tại sao có từ trà Huế?
Ngày xưa ông bà ta chưa có quan niệm rõ ràng về địa lý, chỉ biết ngoài kia là Huế, đi ra miền Trung, miến Bắc gọi là đi Huế, vì Huế là kinh đô, Huế là nơi vua ở còn xa nữa thì không biết. Do đó trà ngoài kia đem vô là trà Huế. (Chỉ là một giả thiết. Lời của tác giả). Do đó có cụm từ quán trà Huế, và trà Huế để phân biệt với trà có pha chế thường do người Tàu sản xuất gọi là trà tàu.
Một buổi trưa hè, một khách bộ hành trên con đường gió bụi cảm thấy mệt mỏi, khát nước mà bắt gặp một quán trà Huế thì thú vị biết bao, nhất là được tiếp đãi bỡi các chủ nhân cũng có thể là một bà đứng tuổi móm mém, vui vẻ, tánh tình hiền lành dễ mến, thì cũng có thể là một cô gái Nam kỳ, tóc cột đuôi gà, áo bà ba củn cởn, đang vào tuổi trăng tròn đầy nhựa sống.
Khách bước vào quán được đón tiêp bằng một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt chân tình như người quen cũ. Khách đã cảm thấy ấm lòng, lại thêm mùi thơm của dầu dừa mà cô chủ quán xức tóc mướt rượt, gợi lên trong khách một tình quê hương dân tộc đậm đà. Chưa chi cô chủ quán đã mời khách với một giọng như quen nhau từ kiếp trước:
- Chèn đét ơi! Anh Hai đi đâu mà nắng dữ dậy. Dô quán em uống miếng trà Huế đi. Nè! lần sau đi, nhớ đem theo cây dù nghe hông, hông thôi em dận cho mà coi!
Khách vào ngồi trên một cái băng cây để trước quán. Quán trà Huế chỉ là một cái chòi, hai mái lá dừa nước lợp trên mấy cây kèo mảnh khảnh gá trên bốn cây cột tầm vông, chỉ đủ cho việc che mưa đở nắng, dựng bên lề đường dưới tàn một cây bàng. Trong quán một cái bàn cây choáng gần hết mặt bằng của quán. Trên bàn, bày những tô ông rồng lau khô úp lên nhau, bên cạnh một cái kệ đựng mấy phong bánh in bọc giấy đỏ, mấy gói kẹo đậu phọng đường tán…lủng lẳng trên mấy cây cột những nải chuối già, chuối xiêm, chuối cau và những xâu cốm chùi gói tròn tròn bằng lá chuối khô giống như những trái banh nhỏ. Dưới chân bàn một nồi nước trà bằng đất khá to đang sôi bốc khói, đặt trên một hỏa lò đun bằng than miển (mủn) gáo, hay than đước.
- Anh Hai uống dới em một tô nước trà Huế nghen! Em pha dừa uống lắm.
Người khách hai tay nâng tô nước trà Huế, không biết vô tình hay cố ý khẻ đụng vào bàn tay cô hàng, và cũng không biết cô hàng có phật ý hay không mà chỉ thấy cô hàng nở một nụ cười để lộ hai đồng tiền sâu hóm hai bên má, vói tay lấy gói cốm chùi mở ra và đưa cho khách:
- Cốm em làm đó, bằng nếp ngon mua tuốt ở ngoài Bà Rịa lận, anh ăn rồi anh nhớ em cho mà coi.
Mùi thơm đặc trưng của trà Huế, vị ngọt và béo của cốm trộn dừa làm khách mát lòng mát dạ. Ăn gói cốm xong, uống tô trà Huế xong mà sau chưa thấy khách muốn tiếp tục con đường thiên lý. Áng chừng vẻ đẹp mộc mạc thôn dã, giọng nói chân tình, chan chứa vị nhỏng nhẻo ngọt ngào của cô hàng trà Huế Nam kỳ đã có ma lực giữ người khách đường xa ở lại mãi nơi quán trà Huế nầy rồi chăng?
Hình ảnh quán trà Huế đây đó trên khắp nẻo đường đất nước và ngay cả trong nội thành Mỹ Tho, như đường vào Gò Cát, đường lên Bình Tạo ..ngay cả ở tại dốc Cầu Quay, nơi có một cầu tàu Lục Tỉnh, ngay cả tại cầu Bắc Rạch Miễu đầu đường De Castelneau, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bây giờ…Những quán trà Huế đó không còn thấy nữa vào những năm cuối của 1940, nhưng hình ảnh quán trà Huế cùng với hình ảnh một bà lão Việt Nam móm mém nhai trầu, hình ảnh một cô gái thôn dã tóc thơm mùi dầu dừa, má núng đồng tiền vẫn còn trong ký ức của những người lớn tuổi của Mỹ Tho, như một kỷ niệm không phai về Nam Kỳ Lục Tỉnh
Quán trà Huế bên vệ đường phục vụ giải khát, một tô trà Huế thơm phức, một chiếc bánh cốm đỡ lòng, giây phút nghỉ chân cho những khách đi đường thường là người đi bộ, đi ngựa sau nầy mới có những người đi xe đạp. Trên đường đi từ Mỹ Tho vào Gò Cát, từ Mỹ Tho xuống Chợ Gạo rồi Gò Công, từ Mỹ Tho lên Gò Lũy (Nhị Bình), từ Mỹ Tho đến Bến Tranh, Tịnh Hà…hay xa hơn nữa…ta gặp những quán trà Huế mọc lên đây đó dưới một cây bàng, một cây me, một tàn dừa. một bụi tre…
Nói đến quán trà Huế phải nói đến trà trước nhất. Trà dùng cho việc pha trà hay nấu trà phải là trà tươi, hái cả lá lẫn đọt về phơi không qua một sự xấy lửa hay pha chế nào cả, ủ lại trong lá chuối khô để vào chỗ khô ráo. Trà Huế không biết có phải xuất xứ từ Huế hay không nhưng theo truyền tụng là xuất xứ từ đâu ngoài Bắc xa xôi vì Huế không phải là nơi có nhiều trà, mà Lâm Đồng trong miến Nam thì chưa được khai phá. Vậy tại sao có từ trà Huế?
Ngày xưa ông bà ta chưa có quan niệm rõ ràng về địa lý, chỉ biết ngoài kia là Huế, đi ra miền Trung, miến Bắc gọi là đi Huế, vì Huế là kinh đô, Huế là nơi vua ở còn xa nữa thì không biết. Do đó trà ngoài kia đem vô là trà Huế. (Chỉ là một giả thiết. Lời của tác giả). Do đó có cụm từ quán trà Huế, và trà Huế để phân biệt với trà có pha chế thường do người Tàu sản xuất gọi là trà tàu.
Một buổi trưa hè, một khách bộ hành trên con đường gió bụi cảm thấy mệt mỏi, khát nước mà bắt gặp một quán trà Huế thì thú vị biết bao, nhất là được tiếp đãi bỡi các chủ nhân cũng có thể là một bà đứng tuổi móm mém, vui vẻ, tánh tình hiền lành dễ mến, thì cũng có thể là một cô gái Nam kỳ, tóc cột đuôi gà, áo bà ba củn cởn, đang vào tuổi trăng tròn đầy nhựa sống.
Khách bước vào quán được đón tiêp bằng một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt chân tình như người quen cũ. Khách đã cảm thấy ấm lòng, lại thêm mùi thơm của dầu dừa mà cô chủ quán xức tóc mướt rượt, gợi lên trong khách một tình quê hương dân tộc đậm đà. Chưa chi cô chủ quán đã mời khách với một giọng như quen nhau từ kiếp trước:
- Chèn đét ơi! Anh Hai đi đâu mà nắng dữ dậy. Dô quán em uống miếng trà Huế đi. Nè! lần sau đi, nhớ đem theo cây dù nghe hông, hông thôi em dận cho mà coi!
Khách vào ngồi trên một cái băng cây để trước quán. Quán trà Huế chỉ là một cái chòi, hai mái lá dừa nước lợp trên mấy cây kèo mảnh khảnh gá trên bốn cây cột tầm vông, chỉ đủ cho việc che mưa đở nắng, dựng bên lề đường dưới tàn một cây bàng. Trong quán một cái bàn cây choáng gần hết mặt bằng của quán. Trên bàn, bày những tô ông rồng lau khô úp lên nhau, bên cạnh một cái kệ đựng mấy phong bánh in bọc giấy đỏ, mấy gói kẹo đậu phọng đường tán…lủng lẳng trên mấy cây cột những nải chuối già, chuối xiêm, chuối cau và những xâu cốm chùi gói tròn tròn bằng lá chuối khô giống như những trái banh nhỏ. Dưới chân bàn một nồi nước trà bằng đất khá to đang sôi bốc khói, đặt trên một hỏa lò đun bằng than miển (mủn) gáo, hay than đước.
- Anh Hai uống dới em một tô nước trà Huế nghen! Em pha dừa uống lắm.
Người khách hai tay nâng tô nước trà Huế, không biết vô tình hay cố ý khẻ đụng vào bàn tay cô hàng, và cũng không biết cô hàng có phật ý hay không mà chỉ thấy cô hàng nở một nụ cười để lộ hai đồng tiền sâu hóm hai bên má, vói tay lấy gói cốm chùi mở ra và đưa cho khách:
- Cốm em làm đó, bằng nếp ngon mua tuốt ở ngoài Bà Rịa lận, anh ăn rồi anh nhớ em cho mà coi.
Mùi thơm đặc trưng của trà Huế, vị ngọt và béo của cốm trộn dừa làm khách mát lòng mát dạ. Ăn gói cốm xong, uống tô trà Huế xong mà sau chưa thấy khách muốn tiếp tục con đường thiên lý. Áng chừng vẻ đẹp mộc mạc thôn dã, giọng nói chân tình, chan chứa vị nhỏng nhẻo ngọt ngào của cô hàng trà Huế Nam kỳ đã có ma lực giữ người khách đường xa ở lại mãi nơi quán trà Huế nầy rồi chăng?
Hình ảnh quán trà Huế đây đó trên khắp nẻo đường đất nước và ngay cả trong nội thành Mỹ Tho, như đường vào Gò Cát, đường lên Bình Tạo ..ngay cả ở tại dốc Cầu Quay, nơi có một cầu tàu Lục Tỉnh, ngay cả tại cầu Bắc Rạch Miễu đầu đường De Castelneau, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bây giờ…Những quán trà Huế đó không còn thấy nữa vào những năm cuối của 1940, nhưng hình ảnh quán trà Huế cùng với hình ảnh một bà lão Việt Nam móm mém nhai trầu, hình ảnh một cô gái thôn dã tóc thơm mùi dầu dừa, má núng đồng tiền vẫn còn trong ký ức của những người lớn tuổi của Mỹ Tho, như một kỷ niệm không phai về Nam Kỳ Lục Tỉnh
Nhà khách tỉnh (Hôtel de ville) cũng là dinh tỉnh trưởng
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
2.- Cầu tàu Lục tỉnh Mỹ Tho
Cầu tàu Lục tỉnh Mỹ Tho
Cầu tàu Lục Tỉnh tại vàm sông Bảo Định. Sau khi người Pháp có mặt vào cuối thế kỷ XIX Mỹ Tho đã nổi tiếng là một bến sông, một bến tàu, một giang cảng sầm uất, nhộn nhịp vời cụm từ trên bến dưới thuyền.
Nhưng xin nói thêm là trước đó rất lâu sau khi có sự có mặt của đoàn người Hoa do Dương Ngạn Địch dẫn dắt đến lánh cư tại Mỹ Chánh và nhất là sau khi cuộc chiến tranh giữa hai chúa Trịnh, Nguyễn kết thúc thì sông Mỹ Tho đã là bến cảng cho các thuyền buôn từ miền Trung và cả từ Hải Nam (hay Hải Nàm) vào đây buôn bán.
Những di tích của tàu Hải Nam để lại mà ta tìm thấy ở Mỹ Tho rất nhiều như tỉn, lọ, ché để đựng cá mặn, củ cải mặn, nước tương, tương…mà họ dùng một thứ giấy mà ta gọi là giấy bạch rất dai, rất chắc để bịt miệng thật kín không thua gì kỹ thuật bao bì hiện đại. Ngoài ra ta con thấy những chiếc nón rộng vành đan bằng tre nứa hay mây v.v…những chiếc áo nút thắt, những đôi guốc gổ thô kệch và những…óng hút á phiện.
Những chiếc ghe bầu của ta từ miền Trung vào, lúc đầu đậu tại Bến Tắm Ngựa sau đó tại vàm sông Bảo Định. Riêng tàu Hải Nam, một loại tàu cánh dơi vì loại tàu nầy quá lớn nên đậu tại vàm Kỳ Hôn hay Bến Tắm Ngựa. Các loại thương thuyền nầy đã từng đến và đem lại cho Mỹ Tho một cảnh huyên náo phồn thịnh, cho mãi đến cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, khi tình hình mở màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, mới chấm dứt,
Xin trở lại cầu tàu Lục Tỉnh.
Đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho tuyến đường xuyên Việt qua ga Mỹ Tho để từ Mỹ Tho, hành khách sẽ dùng đường thủy đi các tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu đốc, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến cả Phnôm Penh.
Cầu tàu Lục Tỉnh còn gọi là bến tàu Lục Tỉnh có hai bến, một, từ ga xe lửa, hiện giờ là công viên Lạc Hồng, chỉ vài bước đến đầu đường mé sông Ga-li-ê-ni (quai Galliéni), bây giờ là đường Trưng Trắc, bên tượng Thủ Khoa Huân. Bến thứ hai ở sát dốc cầu Quay (cũng trên một con đường) đường vào chợ Mỹ Tho. Hai cầu tàu chỉ xây cất đơn sơ, cột cây lót ván, dưới sông có trồng mấy cây trụ to để tàu dựa vào khi cặp bến.
Từ ga xe lửa khách đến bến tàu thứ nhất không xa, nếu phải chờ tàu từ Sài Gòn đến, khách có thể vào nghỉ tại các khách sạn đối diện với nhà ga, bây giớ vẫn còn một vài khách sạn ở đó. Tại đây cũng có một khách sạn - nhà hàng lớn dành cho người Pháp và châu Âu được gọi là bung-ga-lô (bungalow), một lối kiến trúc của nhà hàng Majestic ở Sài Gòn).
Tàu từ Sài Gòn đến Mỹ Tho rước khách về miền Tây đi ngả sông Soài Rạp vào kinh Nước Mặn rồi kinh Chợ Gạo ra vàm Kỳ Hôn, ghé cầu củi (cảng cá bây giờ) để lấy củi nếu cần (tàu chạy bằng hơi nước nên đốt bằng củi) sau cùng cặp tại một trong hai bến nói trên.
Tàu Lục Tỉnh có nhiều công ty do người Pháp, người Hoa, người Việt làm chủ. Một ông chủ tàu người Việt ngày xưa là ông Nguyễn Văn Kiệu, người ta gọi tàu của ông là tàu ông Kiệu. Cháu, chắt ông Kiệu một số còn đang sống ở Mỹ Tho. Ngoài ra chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo ở Sài Gòn có liên hệ bà con với ông Bầu Bòn chủ gánh hát bội Bầu Bòn nổi danh thời bấy giờ, cũng có bà con huyết thống với ông Nguyễn Văn Kiệu.
Tàu Lục Tỉnh làm trung chuyển cho đường xe lửa về miền Tây, do địa hình đồng bằng sông Cửu Long không cho phép thiết lập đường sắt, còn đường bộ cũng còn hạn chế. Do đó đường thủy là phương tiện lợi nhất và cũng vì vậy hai bến tàu lục tỉnh ở Mỹ Tho tại vàm sông Bảo Định luôn luôn tấp nập, huyên náo ngày lẫn đêm.
Nơi vàm sông Bảo Định, ngoài tàu đi lục tỉnh còn có đò, thuyền ghe buôn thập phương từ các nơi đến Mỹ Tho như Bến Tre, Gò Công, Trà Vinh… nói chung là từ các tỉnh miền Tây đều phải qua nơi đây, để từ đây ghe thuyền nhỏ dùng kinh hay sông Bảo Định để đi Sài Gòn qua hai sông Vàm Cỏ.
Cũng nên nói thêm về sông hay kinh Bảo Định. Bảo Định là tên gọi của kinh hay sông đều đúng cả. Nguyên thủy đó là một phụ lưu nhỏ của sông Cửa Tiểu bắt nguồn từ Vũng Gù (Bến Tranh). Sau đó vua Minh Mạng vào năm 1806, cho đào thành một con kinh thông qua Tân An để có thể đi đến Sài Gòn và được đặt tên là kinh Bảo Định (tên của một thái tử nào đó của nhà Nguyễn). Con kinh nầy được người Pháp sử dụng như con đường giao thông vận chuyển thơ từ, văn kiện hành chánh, vì đường lộ chưa thuận tiện, nên họ gọi là Kinh Bưu điện (Arroyo de la Poste).
Lại thêm một dữ kiện lịch sử. Năm 1861, một đạo trong ba đạo quân Pháp tiến đánh Mỹ Tho đã dùng con kinh nầy. (Hai đạo quân kia một theo đường biển vào Cửa Tiểu Gò Công, một đường bộ theo con đường Cái gần như quốc lộ A 1 bây giờ). Qua khỏi địa phận Tân An, quân Pháp đến Hốc Đùn nơi giao điểm giữa Long Hòa và Đạo Thạnh (ấp 5 xã Đạo Thạnh) một địa điểm hiểm trở thì bị nghĩa quân ta chặn đánh. Chính đại úy chỉ huy, Bourdais tử trận. Sau đó người Pháp lấy tên sĩ quan nầy truy phong lên thiếu tá và đặt tên cho đại lộ Bourdais (boulevard Bourdais) tức là đường Hùng Vương bây giờ.
Trong tư liệu nầy có từ Hốc Đùn, là do tác giả đọc được trong công báo Đông Dương (Bulletin mensuel “Indochine”) của chính quyền Pháp cách nay trên 60 năm. Trong khi đó sử viết là Bourdais tử trận tại Thân cữu Nghĩa, một địa điểm cũng không xa Đạo Thạnh mà Đạo Thạnh thuộc thành phố Mỹ Tho, nên nhắc lại ở đây khi nói về lịch sử Mỹ Tho nghĩ cũng có thêm phần ý nghĩa.
Cũng nên nói thêm là giao thông đường thủy từ miền Tây lên Sài Gòn đến trước thế kỷ thứ XX đã có bốn đường rất thuận lợi. Trong bốn đường nầy có đến ba là phải qua Mỹ Tho.
Thứ nhất là do con kinh Bảo Định, ghe thuyền nhỏ buôn bán nông sản, đò chèo…từ Mỹ Tho đến Tân An qua hai sông Vàm Cỏ để đến Sài Gòn.
Thứ hai là do con kinh Chợ Gạo, dùng cho thuyền lớn, xà lan, bè gổ, tàu lục tỉnh, tàu vòng (kéo) ghe (một loại tàu dùng để kéo mướn ghe thuyền đi khắp nơi trong đồng bằng sông Cửu Long) từ Mỹ Tho vào vàm Kỳ Hôn, theo kinh Chợ Gạo đến Gò Công, từ đây con kinh còn mang tên là kinh Nước Mặn vì nơi đây nước sông Soài Rạp đã nhiễm mặn con kinh, để theo đây ngược dòng sông đến Sài Gòn.
Thứ ba là do con đường biển để tàu lớn, tàu chở dầu, tàu hải quân…phải dùng đường biển tức là ra Cửa Tiểu Gò Công đi về Cần Giờ rồi sông Soài Rạp, vào sông Sài Gòn.
Tất cả ba con đường nầy đều phải qua Mỹ Tho hay đúng hơn là qua vàm sông Bảo Định, bến tàu Lục Tỉnh.
Chỉ có con đường thứ tư đi Sài Gòn không qua Mỹ Tho mà bằng con kinh Xáng, có lẽ con kinh đầu tiên mà người Pháp dùng xáng đào cho thông với Dồng Tháp Mười và đặt tên là kinh Le Combes, về sau dân gian gọi là kinh Xáng, tức là kinh Nguyễn Van Tiếp bây giờ, dành cho ghe thuyên nhỏ, trung bình có cả tàu vòng ghe vào kinh xáng từ Bình Đúc, Long Định, qua Phú Mỹ huyện Châu Thành Tiền Giang rồi Rạch Chanh, Thủ Thừa (Long An) đổ ra Ba Cụm, Bình Điền, Chợ Đệm đến Sài Gòn.
Có đến ba con đường thủy đi Sài Gòn phải qua Mỹ Tho, cho nên vàm Bảo Định, nơi bến tàu Lục Tỉnh luôn luôn nhộn nhịp 24/24. Tiếng la hét của các thủy thủ, tiếng máy và còi tàu inh ỏi trong cơn sóng gió liên hồi của sông Cửu Long, tiếng rao hàng của những người bán hàng cùng với tàu ghe xuôi ngược như mắc cửi, tạo nên một cảnh sinh hoạt thủy vận độc đáo nơi đây, nói lên sự phồn thịnh nhất định của vùng Mỹ Tho sông nước trù phú, lớn mạnh.
Sự huyên náo của bến tàu Lục Tỉnh ở Mỹ Tho trên vàm sông Bảo Định lúc bấy giờ là như vậy, nên nơi đây, nơi vàm sông Mỹ Tho nầy đã có hai hình thức sinh hoạt độc đáo đáp ứng với đòi hỏi thực tế mưu sinh của người dân Mỹ Tho. Đó là: bán vàm và bối.
Cầu tàu Lục tỉnh Mỹ Tho
Cầu tàu Lục Tỉnh tại vàm sông Bảo Định. Sau khi người Pháp có mặt vào cuối thế kỷ XIX Mỹ Tho đã nổi tiếng là một bến sông, một bến tàu, một giang cảng sầm uất, nhộn nhịp vời cụm từ trên bến dưới thuyền.
Nhưng xin nói thêm là trước đó rất lâu sau khi có sự có mặt của đoàn người Hoa do Dương Ngạn Địch dẫn dắt đến lánh cư tại Mỹ Chánh và nhất là sau khi cuộc chiến tranh giữa hai chúa Trịnh, Nguyễn kết thúc thì sông Mỹ Tho đã là bến cảng cho các thuyền buôn từ miền Trung và cả từ Hải Nam (hay Hải Nàm) vào đây buôn bán.
Những di tích của tàu Hải Nam để lại mà ta tìm thấy ở Mỹ Tho rất nhiều như tỉn, lọ, ché để đựng cá mặn, củ cải mặn, nước tương, tương…mà họ dùng một thứ giấy mà ta gọi là giấy bạch rất dai, rất chắc để bịt miệng thật kín không thua gì kỹ thuật bao bì hiện đại. Ngoài ra ta con thấy những chiếc nón rộng vành đan bằng tre nứa hay mây v.v…những chiếc áo nút thắt, những đôi guốc gổ thô kệch và những…óng hút á phiện.
Những chiếc ghe bầu của ta từ miền Trung vào, lúc đầu đậu tại Bến Tắm Ngựa sau đó tại vàm sông Bảo Định. Riêng tàu Hải Nam, một loại tàu cánh dơi vì loại tàu nầy quá lớn nên đậu tại vàm Kỳ Hôn hay Bến Tắm Ngựa. Các loại thương thuyền nầy đã từng đến và đem lại cho Mỹ Tho một cảnh huyên náo phồn thịnh, cho mãi đến cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, khi tình hình mở màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, mới chấm dứt,
Xin trở lại cầu tàu Lục Tỉnh.
Đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho tuyến đường xuyên Việt qua ga Mỹ Tho để từ Mỹ Tho, hành khách sẽ dùng đường thủy đi các tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu đốc, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến cả Phnôm Penh.
Cầu tàu Lục Tỉnh còn gọi là bến tàu Lục Tỉnh có hai bến, một, từ ga xe lửa, hiện giờ là công viên Lạc Hồng, chỉ vài bước đến đầu đường mé sông Ga-li-ê-ni (quai Galliéni), bây giờ là đường Trưng Trắc, bên tượng Thủ Khoa Huân. Bến thứ hai ở sát dốc cầu Quay (cũng trên một con đường) đường vào chợ Mỹ Tho. Hai cầu tàu chỉ xây cất đơn sơ, cột cây lót ván, dưới sông có trồng mấy cây trụ to để tàu dựa vào khi cặp bến.
Từ ga xe lửa khách đến bến tàu thứ nhất không xa, nếu phải chờ tàu từ Sài Gòn đến, khách có thể vào nghỉ tại các khách sạn đối diện với nhà ga, bây giớ vẫn còn một vài khách sạn ở đó. Tại đây cũng có một khách sạn - nhà hàng lớn dành cho người Pháp và châu Âu được gọi là bung-ga-lô (bungalow), một lối kiến trúc của nhà hàng Majestic ở Sài Gòn).
Tàu từ Sài Gòn đến Mỹ Tho rước khách về miền Tây đi ngả sông Soài Rạp vào kinh Nước Mặn rồi kinh Chợ Gạo ra vàm Kỳ Hôn, ghé cầu củi (cảng cá bây giờ) để lấy củi nếu cần (tàu chạy bằng hơi nước nên đốt bằng củi) sau cùng cặp tại một trong hai bến nói trên.
Tàu Lục Tỉnh có nhiều công ty do người Pháp, người Hoa, người Việt làm chủ. Một ông chủ tàu người Việt ngày xưa là ông Nguyễn Văn Kiệu, người ta gọi tàu của ông là tàu ông Kiệu. Cháu, chắt ông Kiệu một số còn đang sống ở Mỹ Tho. Ngoài ra chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo ở Sài Gòn có liên hệ bà con với ông Bầu Bòn chủ gánh hát bội Bầu Bòn nổi danh thời bấy giờ, cũng có bà con huyết thống với ông Nguyễn Văn Kiệu.
Tàu Lục Tỉnh làm trung chuyển cho đường xe lửa về miền Tây, do địa hình đồng bằng sông Cửu Long không cho phép thiết lập đường sắt, còn đường bộ cũng còn hạn chế. Do đó đường thủy là phương tiện lợi nhất và cũng vì vậy hai bến tàu lục tỉnh ở Mỹ Tho tại vàm sông Bảo Định luôn luôn tấp nập, huyên náo ngày lẫn đêm.
Nơi vàm sông Bảo Định, ngoài tàu đi lục tỉnh còn có đò, thuyền ghe buôn thập phương từ các nơi đến Mỹ Tho như Bến Tre, Gò Công, Trà Vinh… nói chung là từ các tỉnh miền Tây đều phải qua nơi đây, để từ đây ghe thuyền nhỏ dùng kinh hay sông Bảo Định để đi Sài Gòn qua hai sông Vàm Cỏ.
Cũng nên nói thêm về sông hay kinh Bảo Định. Bảo Định là tên gọi của kinh hay sông đều đúng cả. Nguyên thủy đó là một phụ lưu nhỏ của sông Cửa Tiểu bắt nguồn từ Vũng Gù (Bến Tranh). Sau đó vua Minh Mạng vào năm 1806, cho đào thành một con kinh thông qua Tân An để có thể đi đến Sài Gòn và được đặt tên là kinh Bảo Định (tên của một thái tử nào đó của nhà Nguyễn). Con kinh nầy được người Pháp sử dụng như con đường giao thông vận chuyển thơ từ, văn kiện hành chánh, vì đường lộ chưa thuận tiện, nên họ gọi là Kinh Bưu điện (Arroyo de la Poste).
Lại thêm một dữ kiện lịch sử. Năm 1861, một đạo trong ba đạo quân Pháp tiến đánh Mỹ Tho đã dùng con kinh nầy. (Hai đạo quân kia một theo đường biển vào Cửa Tiểu Gò Công, một đường bộ theo con đường Cái gần như quốc lộ A 1 bây giờ). Qua khỏi địa phận Tân An, quân Pháp đến Hốc Đùn nơi giao điểm giữa Long Hòa và Đạo Thạnh (ấp 5 xã Đạo Thạnh) một địa điểm hiểm trở thì bị nghĩa quân ta chặn đánh. Chính đại úy chỉ huy, Bourdais tử trận. Sau đó người Pháp lấy tên sĩ quan nầy truy phong lên thiếu tá và đặt tên cho đại lộ Bourdais (boulevard Bourdais) tức là đường Hùng Vương bây giờ.
Trong tư liệu nầy có từ Hốc Đùn, là do tác giả đọc được trong công báo Đông Dương (Bulletin mensuel “Indochine”) của chính quyền Pháp cách nay trên 60 năm. Trong khi đó sử viết là Bourdais tử trận tại Thân cữu Nghĩa, một địa điểm cũng không xa Đạo Thạnh mà Đạo Thạnh thuộc thành phố Mỹ Tho, nên nhắc lại ở đây khi nói về lịch sử Mỹ Tho nghĩ cũng có thêm phần ý nghĩa.
Cũng nên nói thêm là giao thông đường thủy từ miền Tây lên Sài Gòn đến trước thế kỷ thứ XX đã có bốn đường rất thuận lợi. Trong bốn đường nầy có đến ba là phải qua Mỹ Tho.
Thứ nhất là do con kinh Bảo Định, ghe thuyền nhỏ buôn bán nông sản, đò chèo…từ Mỹ Tho đến Tân An qua hai sông Vàm Cỏ để đến Sài Gòn.
Thứ hai là do con kinh Chợ Gạo, dùng cho thuyền lớn, xà lan, bè gổ, tàu lục tỉnh, tàu vòng (kéo) ghe (một loại tàu dùng để kéo mướn ghe thuyền đi khắp nơi trong đồng bằng sông Cửu Long) từ Mỹ Tho vào vàm Kỳ Hôn, theo kinh Chợ Gạo đến Gò Công, từ đây con kinh còn mang tên là kinh Nước Mặn vì nơi đây nước sông Soài Rạp đã nhiễm mặn con kinh, để theo đây ngược dòng sông đến Sài Gòn.
Thứ ba là do con đường biển để tàu lớn, tàu chở dầu, tàu hải quân…phải dùng đường biển tức là ra Cửa Tiểu Gò Công đi về Cần Giờ rồi sông Soài Rạp, vào sông Sài Gòn.
Tất cả ba con đường nầy đều phải qua Mỹ Tho hay đúng hơn là qua vàm sông Bảo Định, bến tàu Lục Tỉnh.
Chỉ có con đường thứ tư đi Sài Gòn không qua Mỹ Tho mà bằng con kinh Xáng, có lẽ con kinh đầu tiên mà người Pháp dùng xáng đào cho thông với Dồng Tháp Mười và đặt tên là kinh Le Combes, về sau dân gian gọi là kinh Xáng, tức là kinh Nguyễn Van Tiếp bây giờ, dành cho ghe thuyên nhỏ, trung bình có cả tàu vòng ghe vào kinh xáng từ Bình Đúc, Long Định, qua Phú Mỹ huyện Châu Thành Tiền Giang rồi Rạch Chanh, Thủ Thừa (Long An) đổ ra Ba Cụm, Bình Điền, Chợ Đệm đến Sài Gòn.
Có đến ba con đường thủy đi Sài Gòn phải qua Mỹ Tho, cho nên vàm Bảo Định, nơi bến tàu Lục Tỉnh luôn luôn nhộn nhịp 24/24. Tiếng la hét của các thủy thủ, tiếng máy và còi tàu inh ỏi trong cơn sóng gió liên hồi của sông Cửu Long, tiếng rao hàng của những người bán hàng cùng với tàu ghe xuôi ngược như mắc cửi, tạo nên một cảnh sinh hoạt thủy vận độc đáo nơi đây, nói lên sự phồn thịnh nhất định của vùng Mỹ Tho sông nước trù phú, lớn mạnh.
Sự huyên náo của bến tàu Lục Tỉnh ở Mỹ Tho trên vàm sông Bảo Định lúc bấy giờ là như vậy, nên nơi đây, nơi vàm sông Mỹ Tho nầy đã có hai hình thức sinh hoạt độc đáo đáp ứng với đòi hỏi thực tế mưu sinh của người dân Mỹ Tho. Đó là: bán vàm và bối.
Được sửa bởi minhthanh ngày Wed Sep 19, 2012 3:49 pm; sửa lần 1.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
3.- Bán vàm
Bến tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho tập hợp ngày đêm đông đảo tàu ghe chen chúc, chiếc vào cặp bến, chiếc nhổ neo tách bến, chiếc đậu chờ khách, chiếc đậu bốc hàng, chiếc chờ con nước…một cảnh xuôi ngược sông nước đặc trưng nơi các dòng sông, các vàm sông Nam kỳ thuở bấy giờ. Mà con người ngược xuôi thương hồ thì vẫn phải có nhu cầu…ăn uống, giải khát sáng chiều nhất là về đêm, để ngày xưa nơi đây đã có một hình thức ẩm thực văn hóa sông nước đậm đà màu sắc dân tộc. Đó là bán vàm. (Từ nầy đến bây giờ ít ai nhớ, ít ai biết).
Thường xuyên đêm cũng như ngày nơi đây, có những chiếc tam bản con con, những chiếc xuồng ba lá mong manh bên trên là những người bán hàng đa số là các cô gái đẹp đẽ, vui vẻ trẻ, trung lau lách, len lỏi trong số ghe tàu đó để bán hàng. Những món ăn thức uống đó như bánh ú, bánh ít, bánh in, xôi, chè các loại đặc biệt là chè thưng, đặc sản của Mỷ Tho, cháo gà, cháo cá, cháo vịt, hủ tíu kể cả cơm, bánh mì, trái cây…nghĩa là tất cả những gì cần thiết cho sự ăn uống. Nhưng hình thức bán hàng nầy diễn ra không phải trên đất liền mà trên sông nước, tại các vàm sông mà tàu ghe thường lui tới, nên được gọi là bán vàm. Những cô bán vàm nầy đã một thời làm nên lịch sử văn hóa dân gian của đất Mỹ Tho.
Nhưng nói đến bán vàm chỉ có thế thì quả là chưa đủ, cũng không có gì đáng nhắc nhở. Không, bán vàm về đêm với những cô gái mặn mòi duyên dáng, với những câu hò với giọng đặc trưng miền Nam chất phác mà duyên vị hồn quê, đơn giản mà thấm đậm nghĩa tình mới là điều đáng lưu nhớ. Về đêm, giữa cảnh trời mây bao la, trăng sao vằng vặt, mây nước bồng bềnh, khói sương mờ ảo, trên vàm Bảo Định lấp lánh ánh đèn như sao sa, những chiếc thuyền con ghe nhỏ, nhấp nhô trên sóng nước…bỗng một giọng hò nữ nổi lên văng vẳng rồi như chiếm lĩnh cả không gian và làm ngưng trệ cả thời gian:
- Hò ơ..ơ ớ…ớ… Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ…ờ….ờ…ơ…ơ…Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu ờ…ờ ơ…ơ….Anh về học lấy chữ nhu ờ…ờ…ớ…ớ…Chín trăng mà em cũng đợi…ơ…ơ…chín trăng mà em cũng đợi… mười thu mà em cũng chờ ờ…ơ…ơ…ớ…ớ…
Giọng hò tan biến trong không gian mờ ảo nhưng cô gái bán vàm còn đó cất tiếng rao hàng:
Ai ăn chè thừng đậu xanh bột bán nước dừa dường cát hôn!!!
Đêm đã về khuya, khách thương hồ đang chờ con nước, bỗng thấy lòng mình trống rỗng, bụng mình trống trơn nên gọi:
- Chè!
- Em đến nè!
Cái tiếng em và tiếng nè sao làm ấm lòng khách đến thế nên khách cầm lòng không đậu nên gọi một chén chè lại thêm một câu:
- Một chén chè thưng đi em. Sao em đẹp quá vậy em cưng?
- Ba má em sanh ra em đẹp để bán chè cho anh mà!
Trời đất ơi! Giá mà khách có thể ăn hết cả nồi chè cho vừa với câu trả lời chan chứa ân tình của cô bán vàm.
Hò bán vàm và hò cấy lúa về hình thức không khác nhau, nhưng khác nhau ở nội dung. Hò bán vàm lấy sông nước, thương hồ rày đây mai đó làm nội dung cấu trúc. Do đó, những cô bán vàm và khách thương hồ phải có trình độ và nhanh trí để có thể ứng khẩu đối đáp đúng với ý của đối tượng và nhất là phải đối phó với những câu hò có ý thách đố chọc ghẹo lả lơi suồng sã, mà càng gay cấn chừng nào thì càng hứng thú chừng nấy.
Cho nên có biết bao nhiêu chuyện tình lâm ly giữa một cô bán vàm và một tay thương hồ sông nước đă từng đấu trí nhau qua những câu hò tình tứ để trở thành tri âm tri kỷ.
Ta thử trở về vàm Bảo Định nơi bến tàu Lục Tỉnh ngày xưa để dở lại một trang sử tình. Một cô bán vàm và một khách đi sông gặp nhau và trở thành người yêu qua lần gặp gỡ đầu tiên với những câu hò gợi tình đối đáp:
- Đèn Mỹ Tho ngọn xanh ngọn đỏ, Đèn Châu Đốc ngọn tỏ ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu. Chín trăng mà em cũng đợi… mười thu mà em cũng chờ.
Giọng nam đáp lại:
- Đèn Châu Đốc không khơi mà tỏ. Đèn Mỹ Tho gió thổi không mờ. Anh về trải chiếu bàn thờ. Rước em về lạy…rước em về lạy… Ông Bà để cưới em.
Luật chơi hò đối đáp có thể dùng những câu có sẵn và sửa lại nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh, và càng ý nhị hơn là có những lối chơi chữ như rước em về lạy ….không phải lạy …em mà lạy Ông Bà để cưới em. Nó hay là ở chỗ đó.
Cặp nầy không mấy chốc đã trở thành bạn tình, nhưng mối tình sông nước như phù du, như bọt nước lênh đênh, như lục binh trôi nổi…nên ngày chàng từ giả nàng cũng tại vàm Bảo Định, để lên tàu lục tỉnh về Châu Đốc, nàng có linh tính một điều gì tan rả nên mặc dù chàng quả quyết:
- Nước trong con cá lội. Mây cao con nhạn bay. Thương nhau rồi như trời cao biển rộng. Hò ơ…Thương nhau rồi….Chớ nào phải như con ong kia con bướm nọ….mà nói rằng xa nhau…
Tuy vậy mối tình sông nước đâu có gì bảo đảm cho lòng chung thủy vì theo dòng sông trăm nẽo, mối tình có đẹp đến đâu cũng là bọt nước trường giang. Nên nàng hò đáp lại:
- Hò ơ…Tàu súp lê một còn thương còn nhớ. Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ. Tàu súp lê ba tàu về Châu Đốc. Anh ơi! Xa nhau lần nầy, biết đến bao giờ…hò ơ…biết đến bao giờ… mới gặp lại anh.
Chuyện tình của cô bán vàm tại bến tàu lục tỉnh Mỹ Tho nầy rồi sẽ ra sao, không ai biết, vì tất cả dòng nước trên các con sông dài đều ít có dịp trở lại nơi đã chảy qua. Có điều hình ảnh cầu tàu Lục Tỉnh trên vàm sông Bảo Định, hình ảnh tàu ghe nhộn nhịp cùng với những chiếc xuồng ba lá với nồi chè thưng, trả cháo gà… cùng những cô gái bán vàm duyên dáng đã từng cất cao giọng hò, đến nay vẫn còn trong tiềm thức của những cư dân cao tuổi ở Mỹ Tho và ở vàm Kỳ Hôn.
Hơn nữa, quang cảnh các cô bán vàm bơi xuồng len lỏi trong đoàn ghe thương hồ chen chúc như lá tre, đêm đêm lại cất giọng hò để rao hàng quả là một hình thức ẩm thực văn hóa thấm đậm màu sắc dân tộc đáng trân trọng của đất Mỹ Tho. (Ngày nay khu giải trí Đầm Sen, Sài Gòn đang tái diễn hình thức ẩm thực nầy cho khách du lịch).
Thường xuyên đêm cũng như ngày nơi đây, có những chiếc tam bản con con, những chiếc xuồng ba lá mong manh bên trên là những người bán hàng đa số là các cô gái đẹp đẽ, vui vẻ trẻ, trung lau lách, len lỏi trong số ghe tàu đó để bán hàng. Những món ăn thức uống đó như bánh ú, bánh ít, bánh in, xôi, chè các loại đặc biệt là chè thưng, đặc sản của Mỷ Tho, cháo gà, cháo cá, cháo vịt, hủ tíu kể cả cơm, bánh mì, trái cây…nghĩa là tất cả những gì cần thiết cho sự ăn uống. Nhưng hình thức bán hàng nầy diễn ra không phải trên đất liền mà trên sông nước, tại các vàm sông mà tàu ghe thường lui tới, nên được gọi là bán vàm. Những cô bán vàm nầy đã một thời làm nên lịch sử văn hóa dân gian của đất Mỹ Tho.
Nhưng nói đến bán vàm chỉ có thế thì quả là chưa đủ, cũng không có gì đáng nhắc nhở. Không, bán vàm về đêm với những cô gái mặn mòi duyên dáng, với những câu hò với giọng đặc trưng miền Nam chất phác mà duyên vị hồn quê, đơn giản mà thấm đậm nghĩa tình mới là điều đáng lưu nhớ. Về đêm, giữa cảnh trời mây bao la, trăng sao vằng vặt, mây nước bồng bềnh, khói sương mờ ảo, trên vàm Bảo Định lấp lánh ánh đèn như sao sa, những chiếc thuyền con ghe nhỏ, nhấp nhô trên sóng nước…bỗng một giọng hò nữ nổi lên văng vẳng rồi như chiếm lĩnh cả không gian và làm ngưng trệ cả thời gian:
- Hò ơ..ơ ớ…ớ… Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ…ờ….ờ…ơ…ơ…Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu ờ…ờ ơ…ơ….Anh về học lấy chữ nhu ờ…ờ…ớ…ớ…Chín trăng mà em cũng đợi…ơ…ơ…chín trăng mà em cũng đợi… mười thu mà em cũng chờ ờ…ơ…ơ…ớ…ớ…
Giọng hò tan biến trong không gian mờ ảo nhưng cô gái bán vàm còn đó cất tiếng rao hàng:
Ai ăn chè thừng đậu xanh bột bán nước dừa dường cát hôn!!!
Đêm đã về khuya, khách thương hồ đang chờ con nước, bỗng thấy lòng mình trống rỗng, bụng mình trống trơn nên gọi:
- Chè!
- Em đến nè!
Cái tiếng em và tiếng nè sao làm ấm lòng khách đến thế nên khách cầm lòng không đậu nên gọi một chén chè lại thêm một câu:
- Một chén chè thưng đi em. Sao em đẹp quá vậy em cưng?
- Ba má em sanh ra em đẹp để bán chè cho anh mà!
Trời đất ơi! Giá mà khách có thể ăn hết cả nồi chè cho vừa với câu trả lời chan chứa ân tình của cô bán vàm.
Hò bán vàm và hò cấy lúa về hình thức không khác nhau, nhưng khác nhau ở nội dung. Hò bán vàm lấy sông nước, thương hồ rày đây mai đó làm nội dung cấu trúc. Do đó, những cô bán vàm và khách thương hồ phải có trình độ và nhanh trí để có thể ứng khẩu đối đáp đúng với ý của đối tượng và nhất là phải đối phó với những câu hò có ý thách đố chọc ghẹo lả lơi suồng sã, mà càng gay cấn chừng nào thì càng hứng thú chừng nấy.
Cho nên có biết bao nhiêu chuyện tình lâm ly giữa một cô bán vàm và một tay thương hồ sông nước đă từng đấu trí nhau qua những câu hò tình tứ để trở thành tri âm tri kỷ.
Ta thử trở về vàm Bảo Định nơi bến tàu Lục Tỉnh ngày xưa để dở lại một trang sử tình. Một cô bán vàm và một khách đi sông gặp nhau và trở thành người yêu qua lần gặp gỡ đầu tiên với những câu hò gợi tình đối đáp:
- Đèn Mỹ Tho ngọn xanh ngọn đỏ, Đèn Châu Đốc ngọn tỏ ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu. Chín trăng mà em cũng đợi… mười thu mà em cũng chờ.
Giọng nam đáp lại:
- Đèn Châu Đốc không khơi mà tỏ. Đèn Mỹ Tho gió thổi không mờ. Anh về trải chiếu bàn thờ. Rước em về lạy…rước em về lạy… Ông Bà để cưới em.
Luật chơi hò đối đáp có thể dùng những câu có sẵn và sửa lại nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh, và càng ý nhị hơn là có những lối chơi chữ như rước em về lạy ….không phải lạy …em mà lạy Ông Bà để cưới em. Nó hay là ở chỗ đó.
Cặp nầy không mấy chốc đã trở thành bạn tình, nhưng mối tình sông nước như phù du, như bọt nước lênh đênh, như lục binh trôi nổi…nên ngày chàng từ giả nàng cũng tại vàm Bảo Định, để lên tàu lục tỉnh về Châu Đốc, nàng có linh tính một điều gì tan rả nên mặc dù chàng quả quyết:
- Nước trong con cá lội. Mây cao con nhạn bay. Thương nhau rồi như trời cao biển rộng. Hò ơ…Thương nhau rồi….Chớ nào phải như con ong kia con bướm nọ….mà nói rằng xa nhau…
Tuy vậy mối tình sông nước đâu có gì bảo đảm cho lòng chung thủy vì theo dòng sông trăm nẽo, mối tình có đẹp đến đâu cũng là bọt nước trường giang. Nên nàng hò đáp lại:
- Hò ơ…Tàu súp lê một còn thương còn nhớ. Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ. Tàu súp lê ba tàu về Châu Đốc. Anh ơi! Xa nhau lần nầy, biết đến bao giờ…hò ơ…biết đến bao giờ… mới gặp lại anh.
Chuyện tình của cô bán vàm tại bến tàu lục tỉnh Mỹ Tho nầy rồi sẽ ra sao, không ai biết, vì tất cả dòng nước trên các con sông dài đều ít có dịp trở lại nơi đã chảy qua. Có điều hình ảnh cầu tàu Lục Tỉnh trên vàm sông Bảo Định, hình ảnh tàu ghe nhộn nhịp cùng với những chiếc xuồng ba lá với nồi chè thưng, trả cháo gà… cùng những cô gái bán vàm duyên dáng đã từng cất cao giọng hò, đến nay vẫn còn trong tiềm thức của những cư dân cao tuổi ở Mỹ Tho và ở vàm Kỳ Hôn.
Hơn nữa, quang cảnh các cô bán vàm bơi xuồng len lỏi trong đoàn ghe thương hồ chen chúc như lá tre, đêm đêm lại cất giọng hò để rao hàng quả là một hình thức ẩm thực văn hóa thấm đậm màu sắc dân tộc đáng trân trọng của đất Mỹ Tho. (Ngày nay khu giải trí Đầm Sen, Sài Gòn đang tái diễn hình thức ẩm thực nầy cho khách du lịch).
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
4.- Bối
Quang cảnh rộn rịp nơi bến tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho với người bán kẻ mua, sự chen lấn của khách thập phương, hàng hóa chồng chất trên các ghe thuyền thương hồ đã là môi trường lý tưởng cho những kẻ làm ăn không vốn. Đó là ăn trộm là giựt dọc…mà hành động nầy trên sông nước được gọi là… bối.
Từ bối khá lạ đối với ngôn ngữ Việt Nam để chỉ những kẻ ăn trôm là lấy cắp trên dòng sông hay kinh rạch nơi có bến tàu, bến ghe đậu để buôn bán hay chờ con nước. Công việc làm ăn của bối lẽ tất nhiên là về đêm như ăn trộm trên bờ. Những chiếc xuồng con quanh co len lỏi, nhẹ nhàng luồn lách giữa những ghe tàu để tùy thời cơ, lấy bất cứ một thứ gì có thể, các thứ hàng hóa như khoai sắn, gạo nếp, chén bát tô tộ, cá mắm, thúng rổ kể cả quần áo lẫn tiền bạc.
Lẽ tất nhiên mọi người neo thuyền nơi đây đều cảnh giác cao độ, hàng hóa được cột ràng gói ghém, quần áo tiền bạc cất giữ trong khoang và từng ghe, người ta thay phiên nhau canh bối. Nhưng vỏ quít dày móng tay nhọn. Ghe thương hồ vẫn bị mất cắp đều đều. Một qui luật về nhân sinh dường như đã an bài. Giả thử anh bối bị bắt quả tang khi cầm nhầm một vật của một người lái buôn giữa một đêm khuya vắng vẻ, chỉ có hai người, người ăn trộm và người bị mất trộm. Vấn đề sẽ được giải quyết sao đây? Chỉ cười trừ rồi thôi nếu có giận lắm anh lái buôn chỉ còn biết chửi đổng mấy câu cho bỏ ghét. Nghề ai nấy làm!
Lại nữa, những anh bối và các tay thương hồ sông nước nầy cũng không xa lạ gì nhau, vì nghề nghiệp đã xui họ thường gặp nhau trong chốn giang hồ. Nhưng nếu có kẻ bị bắt gặp lúc lấy trộm, thì đó chỉ là những tay mới vào nghề, những tay mơ, những tay nghiệp dư còn những tay bối lão luyện, họ có thừa kinh nghiệm, mưu trí để có thể lấy đồ trước mắt của chủ nhân.
Một giai thoại về bối như sau. Trên vàm sông Bảo Định bên bến tàu Lục Tỉnh vào một đầu hôm, bọn bối kháo nhau:
- Vợ chồng thằng cha bán khoai đó nó giữ đồ kỹ quá, có bữa tao tính kiếm vài củ khoai về luộc ăn mà nó canh hoài. Tao đố thằng nào lấy được cái gì của nó tao chịu một cử nhậu.
Có tiếng nói:
- Tao cũng chịu thua.
Nhưng có giọng cất lên:
- Tối nay tao sẽ lấy cái….quần lãnh của con mẽ cho tụi bây coi.
- Xạo mầy ơi! Tao thách mầy đó. Lại với quần là vật bất ly thân…mà mậy.
Khuya hôm đó có một trận cười như trời long đất lở khi anh chàng bối đưa cái quần lên cao mà anh ta cuổm được. Có tiếng xôn xao hỏi:
- Ê, sao mầy làm hay vậy…?
- Có gì đâu tụi bây, con người có lúc cũng mất cảnh giác, nhất là khi nửa đêm gà gáy ó o…mà tụi bây. Hơn nữa vật cũng có lúc…ly thân chớ bộ. Làm bối mà tụi bây hổng biết cái vụ đó… mà làm bối cái nỗi gì!
Nhưng có điều hai vợ chồng anh bán khoai sau khi bị đánh cắp, mà sao không thấy giận hờn, chửi bới gì hết, lặng lẽ nhổ sào lui ghe đi mất.
5.- Tàu Lục tỉnh
Như đã trinh bày ở phần trên, người Pháp có tham vọng lập con đường xe lửa xuyên suốt Việt Nam từ Lạng Son đến Cà mau nhưng vì địa hình miền Tây đầy sông rạch nên đường hỏa xa chỉ đến Mỹ Tho xem như trạm chót (terminus). Nhưng yêu cầu giao thông đòi hỏi đến khắp các tỉnh miền Tây kể cả đến mũi Cà Mau vẫn có. Vậy, ga xe lửa Mỹ Tho chỉ là trạm trung chuyển cho hành khánh và hàng hóa từ miền Đông về miền Tây và ngược lại nhưng bằng phương tiện nào để tiếp nối giao thông xuống các tỉnh miền tây?
Lẽ tất nhiên là đường thủy hay cụ thể hơn là đường sông vì hệ thống sông ngòi kinh rạch chằng chịt khắp Nam kỳ. Còn phương tiện?
Ngoài ghe thuyền lớn nhỏ chèo chống, chạy buồm, phương tiện hiện đại nhất thời bấy giờ là tàu. (Trong Nam không dùng từ tàu thủy để phân biệt tàu hỏa như ngoài Bắc). Tàu tiếp chuyển hành khách, hàng hóa…xuôi ngược các dòng sông trong Nam kỳ Lục tỉnh. Những chiếc tàu nầy cặp bến tại vàm sông Bảo Định cũng được gọi là cầu hay bến tàu Lục Tỉnh, cách ga xe lửa Mỹ Tho chỉ mấy bước.
Tàu Lục Tỉnh là loại tàu đi sông, máy chạy bằng hơi nước (machine à vapeur) đốt bằng củi như đầu máy xe lửa, người Pháp gọi là xà-lúp (chaloupe) nên còn gọi là tàu xà-lúp. Tàu Lục Tỉnh khởi hành từ Sai Gòn, bến Hàm Tử ở Chợ Lớn vì bến cảng Sài Gòn chỉ dành cho tàu biển. Ra khỏi Sài Gòn, tàu theo sông Soài Rạp vào kinh Nước Mặn rồi kinh Chọ Gạo, ra vàm Kỳ Hôn có thể vào cầu Củi, để lấy thêm củi chạy máy (cảng cá Tiền Giang bây giờ) rồi cặp bến tại cầu tàu Lục Tỉnh để rước khách, chở hàng hóa về miền Tây.
Tàu Lục Tỉnh đi khắp các tỉnh miền Tây: Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu… kể cả lên đến Phnôm Penh. Chủ tàu có thể là người Pháp, người Việt. người Hoa…Xin nhắc một người chủ, người Việt Nam là ông Nguyễn Văn Kiệu, tàu của ông, người ta gọi là tàu ông Kiệu. Cò Tàu là người chịu trách nhiệm trong các cuộc hành trình của tàu như một thuyền trưởng (capitaine) nên có đồng phục như một sĩ quan hàng hải cũng kê-pi, cũng ga-long… lắm khi có súng để phòng có cướp tàu.
Nhân tiện xin nhắc một vụ đắm tàu Lục Tỉnh tại vàm Kỳ Hôn gần Mỹ Tho. Một chiếc tàu Lục Tỉnh mang hiệu Đồng Sanh, đi từ Sài Gòn về Trà Vinh, chuyến nầy không có ghé bến tàu Mỹ Tho, vừa ra khỏi vàm Kỳ
Hôn lúc 4 giờ sáng vào một đêm vào mùa hè năm 1935 hay 1936. Vàm Kỳ Hôn và sông Cửa Tiểu có hai dòng nước đối lưu nhau cả khi nước lớn lẫn nước ròng nên rất nguy hiểm cho tàu ghe khi ra vào nơi nầy. Do vậy thời bấy giờ có một chòi gát thường trực nơi đây.
Chiếc tàu Đồng Sanh vừa ra khỏi vàm Kỳ Hôn bẻ mũi sang trái định băng ngang sông Tiền nhắm vàm Giao Hòa theo kinh An Hóa về Bến Tre để đi Trà Vinh thì lâm nạn. Tàu lật úp giữa dòng sông bao la, trời còn về đêm, không có phương tiện nào cấp cứu, gần hết hành khách đều tử nạn. Vì nạn nhân đều ở xa nên thi hài xấu số vớt lên đều vô thừa nhận. Nhà chức trách thời bấy giờ mới cho đem chôn tại một thửa đất ở Bình Tạo.
Nơi chôn cất nầy được dân gian gọi là đất Đồng Sanh, sau nơi nầy có nổi lên một cái chợ và cũng được gọi là chợ Đồng sanh. Chợ Đồng Sanh nầy sau thuộc về Phường 6, và khi cầu bắc Rạch Miễu từ đường Nam kỳ Khởi nghĩa dời lên đây, thì khu mộ tập thể Đồng Sanh cũng được dời đi nơi khác.
Nhân nói đến tàu Lục Tỉnh, nói đến tàu xà-lúp xin kể thêm một vài giai thoại xa xưa. Nói đến bến tàu, bến xe, ga xe lửa… thường nói đến các cuộc chia ly bin rịn buồn bã. Tiếng còi tàu, tiếng súp-lê (siffler) cũng như tiếng còi xe lửa… thường gây xúc cảm cho kẻ ra đi người ở lại.
Một cặp tình nhân chia tay nơi bến tàu Lục Tỉnh thường có những câu hò để nói lên sự cảm thương nhung nhớ của mình. Chẳng hạn:
Tàu súp-lê một còn thường còn nhớ.
Tàu súp-lê hai còn đợi còn chờ.
Tàu súp-lê ba tàu ra biển Bắc.
Anh đi rồi nước mắt em rơi.
Đó là tình yêu của một cặp tình nhân Việt Nam còn tình yêu của một cặp tình nhân Pháp Việt thì sao?
Chàng một người lính Pháp lên tàu cũng từ cầu tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho thuyên chuyển đi Nam Vang (Phnôm Penh), nàng một người phụ nữ Việt Nam tiễn chàng ra bến tàu, trên tay một cu tý…buồn vì phải xa người yêu, con xa cha nên cũng xúc động, nên cũng muốn tỏ tình mình cho người yêu. Khốn nỗi người yêu không biết tiếng Việt nên nàng đành phải ngâm mấy câu thơ Việt Nam theo lối song thất lục bát…bằng tiếng Pháp bồi tuy nhiên cũng không kém phấn lâm ly thống thiết:
- Cuốc sê đồng… mông se bớ tí.
Manh tơ nằng… phi nỉ pa pa
(Coucher donc mon cher petit.
Maintenant finit papa).
Nếu dịch ra một cách nôm na thì thế nầy: Hãy ngủ đi bánh tí yêu quí của mẹ. Bây giờ đâu còn pa pa gì nữa! Nhưng thôi, mối tình nào cũng đáng trân trọng nên có người dịch ra một cách thi vị hơn:
Con ơi! Con hãy ngủ đí.
Ba đi đồn thú còn gì mà momg!
Đấy Mỹ Tho cũ còn để lại chúng ta nhiều điều thú vị.
Từ bối khá lạ đối với ngôn ngữ Việt Nam để chỉ những kẻ ăn trôm là lấy cắp trên dòng sông hay kinh rạch nơi có bến tàu, bến ghe đậu để buôn bán hay chờ con nước. Công việc làm ăn của bối lẽ tất nhiên là về đêm như ăn trộm trên bờ. Những chiếc xuồng con quanh co len lỏi, nhẹ nhàng luồn lách giữa những ghe tàu để tùy thời cơ, lấy bất cứ một thứ gì có thể, các thứ hàng hóa như khoai sắn, gạo nếp, chén bát tô tộ, cá mắm, thúng rổ kể cả quần áo lẫn tiền bạc.
Lẽ tất nhiên mọi người neo thuyền nơi đây đều cảnh giác cao độ, hàng hóa được cột ràng gói ghém, quần áo tiền bạc cất giữ trong khoang và từng ghe, người ta thay phiên nhau canh bối. Nhưng vỏ quít dày móng tay nhọn. Ghe thương hồ vẫn bị mất cắp đều đều. Một qui luật về nhân sinh dường như đã an bài. Giả thử anh bối bị bắt quả tang khi cầm nhầm một vật của một người lái buôn giữa một đêm khuya vắng vẻ, chỉ có hai người, người ăn trộm và người bị mất trộm. Vấn đề sẽ được giải quyết sao đây? Chỉ cười trừ rồi thôi nếu có giận lắm anh lái buôn chỉ còn biết chửi đổng mấy câu cho bỏ ghét. Nghề ai nấy làm!
Lại nữa, những anh bối và các tay thương hồ sông nước nầy cũng không xa lạ gì nhau, vì nghề nghiệp đã xui họ thường gặp nhau trong chốn giang hồ. Nhưng nếu có kẻ bị bắt gặp lúc lấy trộm, thì đó chỉ là những tay mới vào nghề, những tay mơ, những tay nghiệp dư còn những tay bối lão luyện, họ có thừa kinh nghiệm, mưu trí để có thể lấy đồ trước mắt của chủ nhân.
Một giai thoại về bối như sau. Trên vàm sông Bảo Định bên bến tàu Lục Tỉnh vào một đầu hôm, bọn bối kháo nhau:
- Vợ chồng thằng cha bán khoai đó nó giữ đồ kỹ quá, có bữa tao tính kiếm vài củ khoai về luộc ăn mà nó canh hoài. Tao đố thằng nào lấy được cái gì của nó tao chịu một cử nhậu.
Có tiếng nói:
- Tao cũng chịu thua.
Nhưng có giọng cất lên:
- Tối nay tao sẽ lấy cái….quần lãnh của con mẽ cho tụi bây coi.
- Xạo mầy ơi! Tao thách mầy đó. Lại với quần là vật bất ly thân…mà mậy.
Khuya hôm đó có một trận cười như trời long đất lở khi anh chàng bối đưa cái quần lên cao mà anh ta cuổm được. Có tiếng xôn xao hỏi:
- Ê, sao mầy làm hay vậy…?
- Có gì đâu tụi bây, con người có lúc cũng mất cảnh giác, nhất là khi nửa đêm gà gáy ó o…mà tụi bây. Hơn nữa vật cũng có lúc…ly thân chớ bộ. Làm bối mà tụi bây hổng biết cái vụ đó… mà làm bối cái nỗi gì!
Nhưng có điều hai vợ chồng anh bán khoai sau khi bị đánh cắp, mà sao không thấy giận hờn, chửi bới gì hết, lặng lẽ nhổ sào lui ghe đi mất.
5.- Tàu Lục tỉnh
Như đã trinh bày ở phần trên, người Pháp có tham vọng lập con đường xe lửa xuyên suốt Việt Nam từ Lạng Son đến Cà mau nhưng vì địa hình miền Tây đầy sông rạch nên đường hỏa xa chỉ đến Mỹ Tho xem như trạm chót (terminus). Nhưng yêu cầu giao thông đòi hỏi đến khắp các tỉnh miền Tây kể cả đến mũi Cà Mau vẫn có. Vậy, ga xe lửa Mỹ Tho chỉ là trạm trung chuyển cho hành khánh và hàng hóa từ miền Đông về miền Tây và ngược lại nhưng bằng phương tiện nào để tiếp nối giao thông xuống các tỉnh miền tây?
Lẽ tất nhiên là đường thủy hay cụ thể hơn là đường sông vì hệ thống sông ngòi kinh rạch chằng chịt khắp Nam kỳ. Còn phương tiện?
Ngoài ghe thuyền lớn nhỏ chèo chống, chạy buồm, phương tiện hiện đại nhất thời bấy giờ là tàu. (Trong Nam không dùng từ tàu thủy để phân biệt tàu hỏa như ngoài Bắc). Tàu tiếp chuyển hành khách, hàng hóa…xuôi ngược các dòng sông trong Nam kỳ Lục tỉnh. Những chiếc tàu nầy cặp bến tại vàm sông Bảo Định cũng được gọi là cầu hay bến tàu Lục Tỉnh, cách ga xe lửa Mỹ Tho chỉ mấy bước.
Tàu Lục Tỉnh là loại tàu đi sông, máy chạy bằng hơi nước (machine à vapeur) đốt bằng củi như đầu máy xe lửa, người Pháp gọi là xà-lúp (chaloupe) nên còn gọi là tàu xà-lúp. Tàu Lục Tỉnh khởi hành từ Sai Gòn, bến Hàm Tử ở Chợ Lớn vì bến cảng Sài Gòn chỉ dành cho tàu biển. Ra khỏi Sài Gòn, tàu theo sông Soài Rạp vào kinh Nước Mặn rồi kinh Chọ Gạo, ra vàm Kỳ Hôn có thể vào cầu Củi, để lấy thêm củi chạy máy (cảng cá Tiền Giang bây giờ) rồi cặp bến tại cầu tàu Lục Tỉnh để rước khách, chở hàng hóa về miền Tây.
Tàu Lục Tỉnh đi khắp các tỉnh miền Tây: Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu… kể cả lên đến Phnôm Penh. Chủ tàu có thể là người Pháp, người Việt. người Hoa…Xin nhắc một người chủ, người Việt Nam là ông Nguyễn Văn Kiệu, tàu của ông, người ta gọi là tàu ông Kiệu. Cò Tàu là người chịu trách nhiệm trong các cuộc hành trình của tàu như một thuyền trưởng (capitaine) nên có đồng phục như một sĩ quan hàng hải cũng kê-pi, cũng ga-long… lắm khi có súng để phòng có cướp tàu.
Nhân tiện xin nhắc một vụ đắm tàu Lục Tỉnh tại vàm Kỳ Hôn gần Mỹ Tho. Một chiếc tàu Lục Tỉnh mang hiệu Đồng Sanh, đi từ Sài Gòn về Trà Vinh, chuyến nầy không có ghé bến tàu Mỹ Tho, vừa ra khỏi vàm Kỳ
Hôn lúc 4 giờ sáng vào một đêm vào mùa hè năm 1935 hay 1936. Vàm Kỳ Hôn và sông Cửa Tiểu có hai dòng nước đối lưu nhau cả khi nước lớn lẫn nước ròng nên rất nguy hiểm cho tàu ghe khi ra vào nơi nầy. Do vậy thời bấy giờ có một chòi gát thường trực nơi đây.
Chiếc tàu Đồng Sanh vừa ra khỏi vàm Kỳ Hôn bẻ mũi sang trái định băng ngang sông Tiền nhắm vàm Giao Hòa theo kinh An Hóa về Bến Tre để đi Trà Vinh thì lâm nạn. Tàu lật úp giữa dòng sông bao la, trời còn về đêm, không có phương tiện nào cấp cứu, gần hết hành khách đều tử nạn. Vì nạn nhân đều ở xa nên thi hài xấu số vớt lên đều vô thừa nhận. Nhà chức trách thời bấy giờ mới cho đem chôn tại một thửa đất ở Bình Tạo.
Nơi chôn cất nầy được dân gian gọi là đất Đồng Sanh, sau nơi nầy có nổi lên một cái chợ và cũng được gọi là chợ Đồng sanh. Chợ Đồng Sanh nầy sau thuộc về Phường 6, và khi cầu bắc Rạch Miễu từ đường Nam kỳ Khởi nghĩa dời lên đây, thì khu mộ tập thể Đồng Sanh cũng được dời đi nơi khác.
Nhân nói đến tàu Lục Tỉnh, nói đến tàu xà-lúp xin kể thêm một vài giai thoại xa xưa. Nói đến bến tàu, bến xe, ga xe lửa… thường nói đến các cuộc chia ly bin rịn buồn bã. Tiếng còi tàu, tiếng súp-lê (siffler) cũng như tiếng còi xe lửa… thường gây xúc cảm cho kẻ ra đi người ở lại.
Một cặp tình nhân chia tay nơi bến tàu Lục Tỉnh thường có những câu hò để nói lên sự cảm thương nhung nhớ của mình. Chẳng hạn:
Tàu súp-lê một còn thường còn nhớ.
Tàu súp-lê hai còn đợi còn chờ.
Tàu súp-lê ba tàu ra biển Bắc.
Anh đi rồi nước mắt em rơi.
Đó là tình yêu của một cặp tình nhân Việt Nam còn tình yêu của một cặp tình nhân Pháp Việt thì sao?
Chàng một người lính Pháp lên tàu cũng từ cầu tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho thuyên chuyển đi Nam Vang (Phnôm Penh), nàng một người phụ nữ Việt Nam tiễn chàng ra bến tàu, trên tay một cu tý…buồn vì phải xa người yêu, con xa cha nên cũng xúc động, nên cũng muốn tỏ tình mình cho người yêu. Khốn nỗi người yêu không biết tiếng Việt nên nàng đành phải ngâm mấy câu thơ Việt Nam theo lối song thất lục bát…bằng tiếng Pháp bồi tuy nhiên cũng không kém phấn lâm ly thống thiết:
- Cuốc sê đồng… mông se bớ tí.
Manh tơ nằng… phi nỉ pa pa
(Coucher donc mon cher petit.
Maintenant finit papa).
Nếu dịch ra một cách nôm na thì thế nầy: Hãy ngủ đi bánh tí yêu quí của mẹ. Bây giờ đâu còn pa pa gì nữa! Nhưng thôi, mối tình nào cũng đáng trân trọng nên có người dịch ra một cách thi vị hơn:
Con ơi! Con hãy ngủ đí.
Ba đi đồn thú còn gì mà momg!
Đấy Mỹ Tho cũ còn để lại chúng ta nhiều điều thú vị.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
Giáo Dục
Một gốc toàn cảnh trường Nguyễn Đình Chiểu
5. Tín ngưỡng
Đình
Chùa Phật
Thành phố Mỹ Tho có đến nay 48 ngôi tu viện, chưa kể số chùa do các xã vùng mới hội nhập vào thành phố. Nhưng ở đây xin nhắc qua bốn chùa lớn trong nội thành là Chùa Vĩnh Tràng, Chùa Bửu Lậm, Chùa Đức Lâm và chùa Thiên Phước.
Chùa Bửu Lâm được Bà Nguyễn Thị Đạt đứng ra xây cất vào năm 1742 tại Phường 3 bây giờ nằm bên kia sông Bảo Dịnh.
Bửu Lâm cổ tự là một trong những ngôi chùa xưa nhất ở Tiền Giang, được thành lập năm 1802 đời vua Lê Cảnh Hưng, trong khi ở miền Nam còn chúa Nguyễn Phúc Hoạt. Từ 1742 đến nay đã có 10 đời trụ trì của các vị cao tăng.
Đức Lâm cổ tự còn gọi là chùa Bà Lến, có người gọi là Bà Lớn được thành lập từ thế kỷ thứ XVIII do gia đình bà Lê Thị Khương. Địa điểm tại xã Mỹ Phong. Đến nay chùa đã trải qua 8 đời trụ trì.
Chùa Thiên Phước tọa lạc trên đường Gò Cát, xã Mỹ Phong. ấp Mỹ An được thành lập vào năm 1812 do dân chúng địa phương đứng ra đóng góp.
Chùa Vĩnh Tràng được xây đụng vào năm 1840 do sự đóng góp của ông bà Bùi Công Đạt thoạt đầu với lối kiến trúc chùa cổ bằng cây lợp ngói. Vào năm 1907 hòa thượng Chánh Hậu rồi sau đó hòa thượng Minh Đàng cùng hòa thượng Hoằng Từ cho xây cất lai với lối kiến trúc đặc thù Á, Âu để có được ngôi chùa có tầm vóc như ngày nay. Đến nay chùa Vĩnh Tràng đã có được 7 đời các hòa thượng trụ trì.
Gần đây trước ngôi chùa cổ kính nầy đã dời khu nghĩa địa có từ trăm năm nay, để thành lập một công viên đồng thời dựng một tượng Phật Thích Ca 18 m sau đó an vị thêm một tượng Di Lạc cũng đồ sộ không kém. Rất tiếc công trinh tốn kém nầy không biết nói lên điều gì cho thành phố, nhưng có điều trước mắt là nó làm mất đi vẻ tôn nghiêm thanh tịnh cổ kính cố hữu của những ngôi chùa.
Các chùa ở Mỹ Tho một phần lớn thuộc Bắc tông, một phần thuộc Nam tông rất ít, như chùa Pháp Bảo đường Lý Thường Kiệt.Ngoài ra còn một sồ chùa theo hệ Khất sĩ ở các Tịnh Xá như Tịnh xá Ngọc Tường, Tịnh xá Ngọc Trung…..
Chùa Cao đài
Nhà thờ
Trước khi người Pháp đến, Mỹ Tho đã có những người theo đạo Thiên Chúa rồi. Có nhiều di tích chứng tỏ đạo Thiên Chúa đã có mặt từ lâu ở vùng Ba Giồng, Nhị Quí.trên 300 năm tính đến nay.
au khi người Pháp đến những nhà thờ đầu tiên đã có ở Thủ Ngữ (Xuân Đông, Chợ Gạo), ở Bình Tạo (Phường 6 ) nhưng Mỹ Tho thì chưa có. Mãi đến nam 1866, 67 mới có một ngôi nhà thờ bằng cây lợp tranh cất gần chợ Mỹ Tho hiện giờ, sau đó dời đi mấy lượt cuối cùng về xây cất tại đường Bourdais (Hùng Vương) nhưng không phải ở vị trí hiện tại mà bên kia đường đó là nhà thờ Thánh Tâm.
Năm 1904, bảo năm Thìn tàn phá nhà thờ nầy nên sau đó được xây cất lại bên kia lộ Bourdais trên mặt bằng hiện nay, với qui mô lớn và từ đó trở thành Nhà Thờ Chánh tòa của họ đạo Mỹ Tho.
Chùa Hồi giáo
Trong những “cái nhất” của Mỹ Tho có cái nhất trong lĩnh vực giáo dục. Người Pháp đến Mỹ Tho vào năm 1861, ổn định guồng máy hành chánh xong, họ bắt tay vào việc dạy học. Trước khi họ đến, Mỹ Tho cũng có được một hệ thống dạy và học khá hoàn chỉnh, dưới sự dẫn dắt dạy dỗ của Thủ Khoa Huân, Phan Hiến Đạo, Phan Văn Trị, Học Lạc và một số sĩ phu khác.
Cho nên mặc dù ngưòi Pháp lập trường mở lớp dạy chữ Pháp và quốc ngữ nhưng đa số người Việt vẫn còn mặn mòi với chữ Nôm chũ Hán. Những trường lớp chữ nho vẫn còn hoạt động. Trong số có một trường dạy chữ nho ở Gò Cát, cho đến năm 1950 vẫn còn hoạt động với thầy Phan Trọng Am còn gọi là Tùng Am hay Tòng Am.
Người Pháp đến Mỹ Tho lập ngôi trường sơ cấp đầu tiên tại đầu đường De Castelneau (bây giờ là đường Trần Quốc Toản Phường 7) và gọi là trường Tổng (École Cantonnale élémentaire). Gọi là trường Tổng vì trường thu nhận học sinh trong tổng Thuận Trị. (Tổng Thuận Trị bao gồm Mỹ Tho và một số xã của huyện Châu Thành). Trường Tổng nầy sau đó dời về đường Ngô Quyền (trường TH Kỹ thuật bây giờ) rồi vào năm 1926 lại dời vế xây cất qui mô tại đường Hùng Vương, để có tên “Nhóm học sinh Mỹ Tho” (Groupe scolaire de Mỹ Tho) rồi đổi tên thành Trường Tiểu học tỉnh lỵ (École primaire du chef lieu), rồi lại đổi thành Trường Tiểu học Trương Công Định, rồi Trường Nam Tiểu học Mỹ Tho để rồi sau tháng 4,1975 đổi lại là trường Trung học cơ sở Xuân Diệu.
Nhưng đó chưa phải là dấu ấn của Mỹ Tho. Chính Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu mới có tiếng vang trong lịch sử giáo dục của Mỹ Tho. Trường Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi trường Trung học được xây cất sớm nhất (1879) trong toàn cõi Đông Dương trước cả các trường ở Sài Gòn chỉ trừ một trường của đạo Công giáo, trường D’Adran (Collège d’Adran) nhưng cũng chỉ có 2 năm mà thôi.
Đó là nói về bề dày lịch sử còn về tầm vóc kiến trúc, trường Nguyễn Đinh Chiểu vẫn chiếm ưu hạng nếu so với các kiến trúc trường ốc trong toàn quốc và mãi cho đến ngày nay. Thoạt đầu, trường mang tên Trường Trung học Mỹ Tho (Collège de Mỹ Tho) sau đó đổi thành Trường Trung học Le Myre de Villers (Collège Le Myre de Villers) và khi có ban tú tài (enseignement secondaire) đổi tên là Lycée Nguyễn Đình Chiểu, cuối cùng vào năm 1955 mang tên Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu và hiện giờ là Trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu.
Cho nên mặc dù ngưòi Pháp lập trường mở lớp dạy chữ Pháp và quốc ngữ nhưng đa số người Việt vẫn còn mặn mòi với chữ Nôm chũ Hán. Những trường lớp chữ nho vẫn còn hoạt động. Trong số có một trường dạy chữ nho ở Gò Cát, cho đến năm 1950 vẫn còn hoạt động với thầy Phan Trọng Am còn gọi là Tùng Am hay Tòng Am.
Người Pháp đến Mỹ Tho lập ngôi trường sơ cấp đầu tiên tại đầu đường De Castelneau (bây giờ là đường Trần Quốc Toản Phường 7) và gọi là trường Tổng (École Cantonnale élémentaire). Gọi là trường Tổng vì trường thu nhận học sinh trong tổng Thuận Trị. (Tổng Thuận Trị bao gồm Mỹ Tho và một số xã của huyện Châu Thành). Trường Tổng nầy sau đó dời về đường Ngô Quyền (trường TH Kỹ thuật bây giờ) rồi vào năm 1926 lại dời vế xây cất qui mô tại đường Hùng Vương, để có tên “Nhóm học sinh Mỹ Tho” (Groupe scolaire de Mỹ Tho) rồi đổi tên thành Trường Tiểu học tỉnh lỵ (École primaire du chef lieu), rồi lại đổi thành Trường Tiểu học Trương Công Định, rồi Trường Nam Tiểu học Mỹ Tho để rồi sau tháng 4,1975 đổi lại là trường Trung học cơ sở Xuân Diệu.
Nhưng đó chưa phải là dấu ấn của Mỹ Tho. Chính Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu mới có tiếng vang trong lịch sử giáo dục của Mỹ Tho. Trường Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi trường Trung học được xây cất sớm nhất (1879) trong toàn cõi Đông Dương trước cả các trường ở Sài Gòn chỉ trừ một trường của đạo Công giáo, trường D’Adran (Collège d’Adran) nhưng cũng chỉ có 2 năm mà thôi.
Đó là nói về bề dày lịch sử còn về tầm vóc kiến trúc, trường Nguyễn Đinh Chiểu vẫn chiếm ưu hạng nếu so với các kiến trúc trường ốc trong toàn quốc và mãi cho đến ngày nay. Thoạt đầu, trường mang tên Trường Trung học Mỹ Tho (Collège de Mỹ Tho) sau đó đổi thành Trường Trung học Le Myre de Villers (Collège Le Myre de Villers) và khi có ban tú tài (enseignement secondaire) đổi tên là Lycée Nguyễn Đình Chiểu, cuối cùng vào năm 1955 mang tên Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu và hiện giờ là Trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu.
Một gốc toàn cảnh trường Nguyễn Đình Chiểu
5. Tín ngưỡng
Mỹ Tho ngàn xưa thuộc về một vùng nhờ có thiên thời địa lợi nên tức nhiên nhân hoa, do vậy đình chùa miếu mạo nhà thờ được người dân tôn trọng, gìn giữ, bảo tồn và xem là nơi để con người tìm đến trau giồi đạo đức tâm linh.
Đình
Đình Điều Hòa được xây cất trước thế kỷ XX tại đường Trịnh Hoài Đức Phường 2 còn gọi nơi đây là Xóm Đình. Mỗi năm có hai lệ cúng vào tháng giêng và tháng bảy âm lịch để người dân đến chiêm bái Thần cầu nguyện cho quốc thái dân an. Người dân Mỹ Tho đã coi đình Điều Hòa là trung tâm thờ phượng Thần để đến cúng bái cầu nguyện. Mỹ Tho còn có đình Mỹ Chánh, đình Mỹ Hội cả hai đình nầy ở gần nhau thuộc Phường 8 bây giờ tức là vùng Mỹ Chánh (Mỹ Tho cổ). Mỗi đình như vậy vẫn con bảo giữ một hay nhiều Sắc phong của các vì vua phong từ vua Minh Mạng lâu nhất đến Thiệu Trị, Tự Đức và gần nhất là vua Bảo Đại. Đây là những di sản quốc gia vô cùng quí báu nói lên tính độc lập, tự chủ, bản chất dân tộc, văn hóa và truyền thống hướng thiện của một đất nước bốn ngàn năm văn hiến.
Chùa Phật
Thành phố Mỹ Tho có đến nay 48 ngôi tu viện, chưa kể số chùa do các xã vùng mới hội nhập vào thành phố. Nhưng ở đây xin nhắc qua bốn chùa lớn trong nội thành là Chùa Vĩnh Tràng, Chùa Bửu Lậm, Chùa Đức Lâm và chùa Thiên Phước.
Chùa Bửu Lâm được Bà Nguyễn Thị Đạt đứng ra xây cất vào năm 1742 tại Phường 3 bây giờ nằm bên kia sông Bảo Dịnh.
Bửu Lâm cổ tự là một trong những ngôi chùa xưa nhất ở Tiền Giang, được thành lập năm 1802 đời vua Lê Cảnh Hưng, trong khi ở miền Nam còn chúa Nguyễn Phúc Hoạt. Từ 1742 đến nay đã có 10 đời trụ trì của các vị cao tăng.
Đức Lâm cổ tự còn gọi là chùa Bà Lến, có người gọi là Bà Lớn được thành lập từ thế kỷ thứ XVIII do gia đình bà Lê Thị Khương. Địa điểm tại xã Mỹ Phong. Đến nay chùa đã trải qua 8 đời trụ trì.
Chùa Thiên Phước tọa lạc trên đường Gò Cát, xã Mỹ Phong. ấp Mỹ An được thành lập vào năm 1812 do dân chúng địa phương đứng ra đóng góp.
Chùa Vĩnh Tràng được xây đụng vào năm 1840 do sự đóng góp của ông bà Bùi Công Đạt thoạt đầu với lối kiến trúc chùa cổ bằng cây lợp ngói. Vào năm 1907 hòa thượng Chánh Hậu rồi sau đó hòa thượng Minh Đàng cùng hòa thượng Hoằng Từ cho xây cất lai với lối kiến trúc đặc thù Á, Âu để có được ngôi chùa có tầm vóc như ngày nay. Đến nay chùa Vĩnh Tràng đã có được 7 đời các hòa thượng trụ trì.
Gần đây trước ngôi chùa cổ kính nầy đã dời khu nghĩa địa có từ trăm năm nay, để thành lập một công viên đồng thời dựng một tượng Phật Thích Ca 18 m sau đó an vị thêm một tượng Di Lạc cũng đồ sộ không kém. Rất tiếc công trinh tốn kém nầy không biết nói lên điều gì cho thành phố, nhưng có điều trước mắt là nó làm mất đi vẻ tôn nghiêm thanh tịnh cổ kính cố hữu của những ngôi chùa.
Các chùa ở Mỹ Tho một phần lớn thuộc Bắc tông, một phần thuộc Nam tông rất ít, như chùa Pháp Bảo đường Lý Thường Kiệt.Ngoài ra còn một sồ chùa theo hệ Khất sĩ ở các Tịnh Xá như Tịnh xá Ngọc Tường, Tịnh xá Ngọc Trung…..
Chùa Cao đài
Đạo Cao đài ở Mỹ Tho có nhiều Thánh Thất và chia ra hai phái, một phái thờ Thiên Nhãn như chùa Cao đài đường Lý Thường Kiệt, và một phái Chơn lý thờ Trái Tim, như chùa Cao đài ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong. Ngôi chùa nầy là ngôi chùa Cao đài cổ nhất ở Mỹ Tho do ông Đốc phủ Ca sáng lập.
Nhà thờ
Trước khi người Pháp đến, Mỹ Tho đã có những người theo đạo Thiên Chúa rồi. Có nhiều di tích chứng tỏ đạo Thiên Chúa đã có mặt từ lâu ở vùng Ba Giồng, Nhị Quí.trên 300 năm tính đến nay.
au khi người Pháp đến những nhà thờ đầu tiên đã có ở Thủ Ngữ (Xuân Đông, Chợ Gạo), ở Bình Tạo (Phường 6 ) nhưng Mỹ Tho thì chưa có. Mãi đến nam 1866, 67 mới có một ngôi nhà thờ bằng cây lợp tranh cất gần chợ Mỹ Tho hiện giờ, sau đó dời đi mấy lượt cuối cùng về xây cất tại đường Bourdais (Hùng Vương) nhưng không phải ở vị trí hiện tại mà bên kia đường đó là nhà thờ Thánh Tâm.
Năm 1904, bảo năm Thìn tàn phá nhà thờ nầy nên sau đó được xây cất lại bên kia lộ Bourdais trên mặt bằng hiện nay, với qui mô lớn và từ đó trở thành Nhà Thờ Chánh tòa của họ đạo Mỹ Tho.
Chùa Hồi giáo
Người Ấn ở Mỹ Tho cũng có một ngôi chùa, nhưng không phải là ngôi chùa Ấn giáo mà là ngôi chùa Hồi giáo. Ngôi chùa nầy xây cất đầu thế kỷ XX, nằm trên con đường Trịnh Hoài Đức gần ngả tư Đinh Bộ Lĩnh. Người Việt chúng ta thường gọi chung người Ấn là Chà và, không biết có lầm lẫn với người Java vốn ở vùng Polynésia, dưới Indonésia cũng da đen (ngâm chớ không đen như người Ấn) cũng mặc xà rong, cũng đội mũ óng…vì người Ấn có hai đạo một là Ấn giáo hai là Hồi giáo. Chùa Ấn có nóc nhọn, chùa Hồi có nóc bầu tròn. Khi Ấn Độ độc lập liền được chia ra hai một là Ấn Độ (Inde) theo Ấn giáo, hai là Pakistan theo Hồi giáo đến bây giờ.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
6. Văn hóa
Bài Vọng cổ và nhạc tài tử
Thể thao
Đua xe đạp:
Bơi lội:
Võ thuật:
Bài Vọng cổ và nhạc tài tử
Có thể nói Mỹ Tho xưa là cái nôi của Đờn Ca tài tử. Thật vậy nếu bảo Bạc Liêu là nơi ra lò Vọng cổ hoài lang thì chính Mỹ Tho mới là nơi phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Chính Mỹ Tho với rạp Thầy Năm Tú, với hãng dĩa Ba tê Ba nô đã “lăng xê” bản Vọng cổ sau khi hoàn chỉnh từ nhịp 8 lên 16 rồi 32, từ dây Bạc liêu qua Rạch Giá đến Sài Gòn, rồi nhờ các bậc tài danh sáng tạo để trở nên một bản nhạc thấm đậm màu sắc dân tộc.
Mỹ Tho cũng vốn là quê hương của rất nhiều tài danh nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam cùng những bậc thầy trong nghệ thuật như Huỳnh Văn Chơi (Tư Chơi), Bảy Nhiêu, Nguyễn Thành Châu (Năm Châu), Trần Hữu Trang, Từ Anh… với những đoàn hát “đại bang” như Huỳnh Kỳ, Phước Cương, Phụng Hảo…
Mỹ Tho xứng đáng với danh hiệu cái nôi cải lương. Rất tiếc thời gian không cho phép Mỹ Tho giữ được danh tiếng nầy nữa rồi.
Thơ Lục Vân Tiên
Nói về văn hóa Mỹ Tho xưa mà không nói đến thơ Lục Vân Tiên là một điều đắc tội với tiền nhân. Cách nay nửa thế kỷ ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, không ai là không biết nói thơ Lục Vân Tiên. Trong vườn tược, ngoài đồng ruộng, trên các dòng sông rạch giữa trưa hay đang đêm khuya khoắt, ta thường nghe văng vẳmg điệu nói thơ Lục Vân Tiên. Tôi xin nhấn mạnh từ NÓI chớ không phải ngâm. Thơ thi ngâm nhưng đối với thơ Lục Vân Tiên là “nói”. Vì sao có sự khác biệt như vậy?
Như ta đã biết, cụ Nguyễn Đình Chiểu viết tập thơ Lục Vân Tiên là cốt giáo dục người dân theo đường Nhân Nghĩa mà đối tượng là ai? Là những người nông dân chân lấm tay bùn, nghèo khó dốt nat, nên ngay trong lời thơ cụ cũng sử dụng lối viết cốt sao cho gần gũi, dễ hiểu và lồi diễn tả thành lời cũng vậy, cũng giản dị, mộc mạc như trò chuyện như kể lễ như “nói” sao cho dễ nói dễ nghe. Đó là lối “Nói Thơ Lục vân Tiên” một lối “ngâm thơ độc đáo” của miền Nam.
Người dân Nam Kỳ trong khi cày cấy cực nhọc, trong khi chèo chống mệt mỏi, muốn có một phút thư giản, họ nói thơ Lục Vân Tiên.
Chẳng hạn:
…Ai ơi lẵng lặng mà nghe
Dữ răng việc trước lành dè thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình
Trai gái trong công việc đồng áng thường dùng thơ Lục Vân Tiên để giải buồn. Chẳng hạn họ ghép tên Nguyệt Nga cho một cô gái nầy và Lục Vân Tiên cho một cậu trai khác rồi họ bắt chước lối nói thơ đó để cắp đôi hoặc chòng ghẹo hai người:
Vân Tiên buồn bã thẩn thờ
Trông cho trời tối đề chờ ( hay mò) Nguyệt Nga
Hoặc:
Nguyên văn trong thơ Lục Vân Tiên thế nầy:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Họ sửa lai:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Để ta vào đó cái mà tiện hơn.
Hoặc:
Nguyên văn:
Bùi Kiệm thi rớt trở về
Bùi ông mắng nhiết nhún trề đuổi đi
Sửa lại:
Bùi Kiệm thi rớt trở về
Mặt mày một đóng như dề thịt trâu.
Điển hình nhất trong mọi cách “xào xáo” thơ Lục Vân Tiên để trở thành một giai thoại mà ai cũng biết, ai cũng thích nhưng khó nói ra nếu không nhằm chỗ, không đúng lúc “thân mật”. Cũng vì lý do đó, nên tác giả chỉ dám nhắc và ghi lại ngần nầy thôi:
Vân Tiên ngồi dựa bụi môn
Chờ cho trăng lặng…
Gát bỏ cáí khiếm nhã trong câu thơ tự chế ra, ta thử tưởng tượng bà con người nông dân dốt nát, đang lúc cày cấy vất vả mệt nhọc, luôn bận tâm vói cái nghèo khó đang trông một cái gì đó để giải khuây thư giản. Bỗng có một giọng nói thơ Lục Vân Tiên của một anh chàng nào đó lớn tiếng ngân nga mấy câu như vậy, với sự đồng lõa hể hả của các chàng trai khác cùng với cái “hít ngoái” bề ngoài của các cô gái, thì theo tôi quả thật là “ một điệu dân ca, một điệu đồng ca” tuyệt vời.
Nhưng nói gì thì nói tập thơ Lục Vân Tiên đã và mãi mãi vẫn là một tác phẩm tuyệt tác về mọi lãnh vực chính trị, văn học, giáo dục, xã hội...ít nữa là cho người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh mà Nguyễn Đình Chiểu đã lấy Nhân Nghĩa làm trọng điểm.
Tiếc thay vùng đất mà Lục Vân Tiên ra đời, hiện giờ còn mấy ai nhớ đến thơ Lục Vân Tiên!
Mỹ Tho cũng vốn là quê hương của rất nhiều tài danh nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam cùng những bậc thầy trong nghệ thuật như Huỳnh Văn Chơi (Tư Chơi), Bảy Nhiêu, Nguyễn Thành Châu (Năm Châu), Trần Hữu Trang, Từ Anh… với những đoàn hát “đại bang” như Huỳnh Kỳ, Phước Cương, Phụng Hảo…
Mỹ Tho xứng đáng với danh hiệu cái nôi cải lương. Rất tiếc thời gian không cho phép Mỹ Tho giữ được danh tiếng nầy nữa rồi.
Thơ Lục Vân Tiên
Nói về văn hóa Mỹ Tho xưa mà không nói đến thơ Lục Vân Tiên là một điều đắc tội với tiền nhân. Cách nay nửa thế kỷ ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, không ai là không biết nói thơ Lục Vân Tiên. Trong vườn tược, ngoài đồng ruộng, trên các dòng sông rạch giữa trưa hay đang đêm khuya khoắt, ta thường nghe văng vẳmg điệu nói thơ Lục Vân Tiên. Tôi xin nhấn mạnh từ NÓI chớ không phải ngâm. Thơ thi ngâm nhưng đối với thơ Lục Vân Tiên là “nói”. Vì sao có sự khác biệt như vậy?
Như ta đã biết, cụ Nguyễn Đình Chiểu viết tập thơ Lục Vân Tiên là cốt giáo dục người dân theo đường Nhân Nghĩa mà đối tượng là ai? Là những người nông dân chân lấm tay bùn, nghèo khó dốt nat, nên ngay trong lời thơ cụ cũng sử dụng lối viết cốt sao cho gần gũi, dễ hiểu và lồi diễn tả thành lời cũng vậy, cũng giản dị, mộc mạc như trò chuyện như kể lễ như “nói” sao cho dễ nói dễ nghe. Đó là lối “Nói Thơ Lục vân Tiên” một lối “ngâm thơ độc đáo” của miền Nam.
Người dân Nam Kỳ trong khi cày cấy cực nhọc, trong khi chèo chống mệt mỏi, muốn có một phút thư giản, họ nói thơ Lục Vân Tiên.
Chẳng hạn:
…Ai ơi lẵng lặng mà nghe
Dữ răng việc trước lành dè thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình
Trai gái trong công việc đồng áng thường dùng thơ Lục Vân Tiên để giải buồn. Chẳng hạn họ ghép tên Nguyệt Nga cho một cô gái nầy và Lục Vân Tiên cho một cậu trai khác rồi họ bắt chước lối nói thơ đó để cắp đôi hoặc chòng ghẹo hai người:
Vân Tiên buồn bã thẩn thờ
Trông cho trời tối đề chờ ( hay mò) Nguyệt Nga
Hoặc:
Nguyên văn trong thơ Lục Vân Tiên thế nầy:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Họ sửa lai:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Để ta vào đó cái mà tiện hơn.
Hoặc:
Nguyên văn:
Bùi Kiệm thi rớt trở về
Bùi ông mắng nhiết nhún trề đuổi đi
Sửa lại:
Bùi Kiệm thi rớt trở về
Mặt mày một đóng như dề thịt trâu.
Điển hình nhất trong mọi cách “xào xáo” thơ Lục Vân Tiên để trở thành một giai thoại mà ai cũng biết, ai cũng thích nhưng khó nói ra nếu không nhằm chỗ, không đúng lúc “thân mật”. Cũng vì lý do đó, nên tác giả chỉ dám nhắc và ghi lại ngần nầy thôi:
Vân Tiên ngồi dựa bụi môn
Chờ cho trăng lặng…
Gát bỏ cáí khiếm nhã trong câu thơ tự chế ra, ta thử tưởng tượng bà con người nông dân dốt nát, đang lúc cày cấy vất vả mệt nhọc, luôn bận tâm vói cái nghèo khó đang trông một cái gì đó để giải khuây thư giản. Bỗng có một giọng nói thơ Lục Vân Tiên của một anh chàng nào đó lớn tiếng ngân nga mấy câu như vậy, với sự đồng lõa hể hả của các chàng trai khác cùng với cái “hít ngoái” bề ngoài của các cô gái, thì theo tôi quả thật là “ một điệu dân ca, một điệu đồng ca” tuyệt vời.
Nhưng nói gì thì nói tập thơ Lục Vân Tiên đã và mãi mãi vẫn là một tác phẩm tuyệt tác về mọi lãnh vực chính trị, văn học, giáo dục, xã hội...ít nữa là cho người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh mà Nguyễn Đình Chiểu đã lấy Nhân Nghĩa làm trọng điểm.
Tiếc thay vùng đất mà Lục Vân Tiên ra đời, hiện giờ còn mấy ai nhớ đến thơ Lục Vân Tiên!
Thể thao
Từ năm 1938, Mỹ Tho đã có một sân vận động khá hiện đại đủ tiêu chuẩn cho những trận banh quốc tế, nằm trên đường Hùng Vương. Chính nơi đây đã có những trận so giày giữa đội tuyển Mỹ Tho và đội Nam Hoa của Hồng Kông vào năm 1939, giữa đội tuyển Mỹ Tho và một đội bóng của Thụy điển vào khoảng cuối 1960.
Đến bây giờ những người lớn tuổi mê bóng đá không thể quên được những danh thủ như Mỹ đơ (Mỹ 2), Rạng, Cúi…Đây là những cầu thủ trong đội bóng Mỹ Tho Sport, một đội bóng ngoại hạng trong các đội bóng ngoại hạng của Miến Nam như Cảng Sài Gòn, Étoile Gia Định, Hiệp Hòa, Police Sport….Chỉ có Mỹ Tho Sport là một đội tỉnh trong 21 tỉnh của Miền Nam nằm trong các 7 đội ngoại hạng nầy mà thôi.
Đến bây giờ những người lớn tuổi mê bóng đá không thể quên được những danh thủ như Mỹ đơ (Mỹ 2), Rạng, Cúi…Đây là những cầu thủ trong đội bóng Mỹ Tho Sport, một đội bóng ngoại hạng trong các đội bóng ngoại hạng của Miến Nam như Cảng Sài Gòn, Étoile Gia Định, Hiệp Hòa, Police Sport….Chỉ có Mỹ Tho Sport là một đội tỉnh trong 21 tỉnh của Miền Nam nằm trong các 7 đội ngoại hạng nầy mà thôi.
Đua xe đạp:
Trần Văn Nhường tay đua xe đạp của Mỹ Tho đã từng so tài trong các giải đua lớn thời bấy giờ như vòng đua Vòng quanh Đông Dương, với các “anh chị” như phượng hoàng Lê Thành Các trong nam, hùm xám Lê Văn Thân ngoai bắc….
Bơi lội:
Cũng trong thời nầy Mỹ Tho có những con kinh ngư làm nể mặt các tỉnh kể Sài Gòn và Hà Nội. Đó là những: Trần Trọng Phan, một thầy giáo, hai anh em Cẩm Lệ con của ông chủ nhà sách Nam Cường, đó là Nguyễn Kỳ chủ tiệm chụp hình Thiện Ký, còn có Chin Thanh chủ nhà sách Do Quang, đặc biệt là Nguyễn Văn Thông chỉ có một chân mà đã làm sóng làm gió (nghĩa trắng lẫn nghĩa đen) tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội tranh tài với những con kình ngư trong khắp nước.
Võ thuật:
Trong những năm 1920-1945 đa số thanh niên đều có học võ cổ truyền, sau đó trong thời gian quân đội Nhật Bổn chiếm đóng Mỹ Tho họ có dạy môn võ Nhu Đạo (Judo) và sau nũa là Jiu-Jitsu cũng từ Judo mà ra cốt dạy cho quân đội Nhật khi chiến đấu.
Về môn quyền Anh (boxe) ngay tại Mỹ Tho ngoài tại sân vận động đường Hùng Vương, cả trong nhà mát của trường Nam Tiểu học Mỹ Tho đã có thiết lập những võ đài cho các trận đấu quyền Anh cấp quốc gia. Nơi đây đã tập hợp nhiều tay võ quyền Anh cự phách trong nước đã từng so găng với các tay găng quốc tế.
Về môn quyền Anh (boxe) ngay tại Mỹ Tho ngoài tại sân vận động đường Hùng Vương, cả trong nhà mát của trường Nam Tiểu học Mỹ Tho đã có thiết lập những võ đài cho các trận đấu quyền Anh cấp quốc gia. Nơi đây đã tập hợp nhiều tay võ quyền Anh cự phách trong nước đã từng so găng với các tay găng quốc tế.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
* NGƯỜI KHMER
* HOA
1.-GIÁO DỤC
2.- TÍN NGƯỠNG PHONG TỤC TẬP QUÁN HỘI NHẬP
Một góc chợ Mỹ Tho
Theo lịch sử, Mỹ Tho xưa thuộc một vùng đất bán khai nửa biển nửa đất liền. Đã từ lâu chi có những cụm dân cư ít ỏi đến sinh sống nơi các vùng đất cao có ít nhiều thảo mộc cây cối, nước ngọt. Những vùng đó gọi là “sóc” theo tiếng khmer như Sóc Sải, Sóc Trăng, Sóc Bom Bo…theo tiếng Việt là “Giồng” như Ba Giồng, Giồng Quít, Giồng Keo, Giồng Ông Tố, cũng theo tiếng Việt là “Gò” như Gò Công, Gò Quao, Gò Vấp…
Lúc bấy giờ cộng đồng lao động người Việt và người Miên sống hòa thuận với nhau mặc dù đôi lúc có nhũng xung đột chính trị của các cấp cầm quyền. Nền văn hóa Phù Nam có lúc lên đến đỉnh cao trong vòm trời Đông Nam Á bỗng nhiên tan biến tuy nhiên vẫn còn lưu lại ít nhiều ở Mỹ Tho. Vào nhà bào tàng tỉnh Tiền Giang, ta sẽ tìm thấy rất nhiều cổ vật có niên đại rất xa mang dấu ấn Phù Nam tìm được trong vùng Mỹ Tho.
Về văn hóa mãi đến thập niên 1940 Mỹ Tho vẫn con đón tiếp những gánh hát “dù kê” một loại hát tuồng của Miên đến từ các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu đến hát tại Mỹ Tho. Tuồng tích của các đoàn nầy không nhiều chủ yếu là tuồng “Thạch Sanh Chém Chằng”. Văn hóa khmer có một lối múa gọi là múa “Lâm Thôn”. Điệu múa uyển chuyển nầy sử dụng độ mềm dẽo uốn éo của tay lẫn chân theo điệu nhạc ngũ âm khiến cho ta liên tưởng đến điệu nhạc vùng Nam Á.
Mỹ Tho khòng còn chùa Miên nhưng trước đây ở vùng Xuân Đông có khám phá một phế tích chùa Miên. Nhưng đến nay ở Mỹ Tho khi đào đất hoặc mò dưới đáy sông Cửu Long hay sông Bảo Định ta vẫn còn gặp nhiều vật cổ gốc khmer như: hủ, ghè, tỉn, tượng…Một số bằng đất sét nung màu vàng như gạch, một số có lẽ gần đây hơn lại có phủ một lớp men màu nâu sậm. Men nầy chính là do người Miên sáng tạo từ cát dưới lòng sông mà người ta gọi là cát cồn.
Lúc bấy giờ cộng đồng lao động người Việt và người Miên sống hòa thuận với nhau mặc dù đôi lúc có nhũng xung đột chính trị của các cấp cầm quyền. Nền văn hóa Phù Nam có lúc lên đến đỉnh cao trong vòm trời Đông Nam Á bỗng nhiên tan biến tuy nhiên vẫn còn lưu lại ít nhiều ở Mỹ Tho. Vào nhà bào tàng tỉnh Tiền Giang, ta sẽ tìm thấy rất nhiều cổ vật có niên đại rất xa mang dấu ấn Phù Nam tìm được trong vùng Mỹ Tho.
Về văn hóa mãi đến thập niên 1940 Mỹ Tho vẫn con đón tiếp những gánh hát “dù kê” một loại hát tuồng của Miên đến từ các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu đến hát tại Mỹ Tho. Tuồng tích của các đoàn nầy không nhiều chủ yếu là tuồng “Thạch Sanh Chém Chằng”. Văn hóa khmer có một lối múa gọi là múa “Lâm Thôn”. Điệu múa uyển chuyển nầy sử dụng độ mềm dẽo uốn éo của tay lẫn chân theo điệu nhạc ngũ âm khiến cho ta liên tưởng đến điệu nhạc vùng Nam Á.
Mỹ Tho khòng còn chùa Miên nhưng trước đây ở vùng Xuân Đông có khám phá một phế tích chùa Miên. Nhưng đến nay ở Mỹ Tho khi đào đất hoặc mò dưới đáy sông Cửu Long hay sông Bảo Định ta vẫn còn gặp nhiều vật cổ gốc khmer như: hủ, ghè, tỉn, tượng…Một số bằng đất sét nung màu vàng như gạch, một số có lẽ gần đây hơn lại có phủ một lớp men màu nâu sậm. Men nầy chính là do người Miên sáng tạo từ cát dưới lòng sông mà người ta gọi là cát cồn.
* HOA
1.-GIÁO DỤC
Người Hoa có đầu óc thực tiễn giỏi về kinh tế không có nghĩa là người Hoa không chú trọng đến sự học vấn của con cháu. Trái lại là khác. Một thành phố Mỹ Tho nhỏ như thế, số hoa kiều so với người Việt Nam chỉ là một tỷ lệ nhỏ, thế mà ngay từ đầu thế kỷ XX, người Hoa đã có những trường học riêng cho người Hoa.
Ngay khi người Hoa đặt chân lên đất Mỹ Tho, chưa kịp lo gia cư thì họ đã lo cất…chùa Quan đế hay là chùa Ông để thờ Quan Công, lẽ tất nhiên, nhưng còn một công ích khác đó là cho trẻ con đến… học chữ.
Chữ Trung Quốc hay chữ Hán không đánh vần vì không có chữ cái, chỉ có bộ, lại nữa mỗi chữ là một nghĩa hay nhiều nghĩa nhưng lại viết khác nhau, nên ngữ vựng Trung Quốc có bao nhiêu từ thì phải học bấy nhiều từ. Khó đấy nhưng cũng dễ đấy vì biết chữ nào rồi ra chữ nấy. Do dó, bất cứ một người Trung Quốc nào biết chữ nhiều hay ít cũng có thể là thầy của người chưa biết chữ. Do vậy có câu Một chữ cũng thầy, hai chữ cũng thầy (Nhứt tự vi sư, bán tự vi sư).
Cho nên người Hoa ở Mỹ Tho có trường Hoa cho con em họ cũng không trễ hơn người Việt bao nhiêu. Ngôi trường Quảng Đông Học Hiệu tại dốc cầu Quay có mặt vào đầu thế kỷ XX. Xin lược kể các trường Hoa ở Mỹ Tho:
Trường Quảng Đông Học hiệu cho học sinh Quảng tai dốc cầu Quay, Phường 1 sau về Phường 7 lấy tên Quảng Triệu rồi đổi thành Việt Tú ở đường Lê Lợi.
Phường 2 có hai trường một là trường Tân Dân cho học sinh người Phước Kiến và Triều Châu đường Trịnh Hoài Đức và trường Sùng Chính sau là Đức Hạnh cho học sinh nói tiếng Hẹ đường Phan Thanh Giản gần dốc cầu Quay.
Phường 3 có trường Trí Nhơn sanh sau đẻ muộn dạy con em nói tiếng Triều Châu và Phước Kiến ở đường Phan Thanh Giản nối dài.
Ngay khi người Hoa đặt chân lên đất Mỹ Tho, chưa kịp lo gia cư thì họ đã lo cất…chùa Quan đế hay là chùa Ông để thờ Quan Công, lẽ tất nhiên, nhưng còn một công ích khác đó là cho trẻ con đến… học chữ.
Chữ Trung Quốc hay chữ Hán không đánh vần vì không có chữ cái, chỉ có bộ, lại nữa mỗi chữ là một nghĩa hay nhiều nghĩa nhưng lại viết khác nhau, nên ngữ vựng Trung Quốc có bao nhiêu từ thì phải học bấy nhiều từ. Khó đấy nhưng cũng dễ đấy vì biết chữ nào rồi ra chữ nấy. Do dó, bất cứ một người Trung Quốc nào biết chữ nhiều hay ít cũng có thể là thầy của người chưa biết chữ. Do vậy có câu Một chữ cũng thầy, hai chữ cũng thầy (Nhứt tự vi sư, bán tự vi sư).
Cho nên người Hoa ở Mỹ Tho có trường Hoa cho con em họ cũng không trễ hơn người Việt bao nhiêu. Ngôi trường Quảng Đông Học Hiệu tại dốc cầu Quay có mặt vào đầu thế kỷ XX. Xin lược kể các trường Hoa ở Mỹ Tho:
Trường Quảng Đông Học hiệu cho học sinh Quảng tai dốc cầu Quay, Phường 1 sau về Phường 7 lấy tên Quảng Triệu rồi đổi thành Việt Tú ở đường Lê Lợi.
Phường 2 có hai trường một là trường Tân Dân cho học sinh người Phước Kiến và Triều Châu đường Trịnh Hoài Đức và trường Sùng Chính sau là Đức Hạnh cho học sinh nói tiếng Hẹ đường Phan Thanh Giản gần dốc cầu Quay.
Phường 3 có trường Trí Nhơn sanh sau đẻ muộn dạy con em nói tiếng Triều Châu và Phước Kiến ở đường Phan Thanh Giản nối dài.
2.- TÍN NGƯỠNG PHONG TỤC TẬP QUÁN HỘI NHẬP
Người Hoa theo Phật giáo phái Đại Thừa hay Bắc Tông tuy nhiên họ nặng về chủ thuyết Khổng, Mạnh, Lão nhiều hơn và họ xem như là Đạo: Đạo Khổng, Đạo Lão…Đến Việt Nam, cộng đồng người Hoa chú trọng vào việc xây cất chùa Quan đế tức là chùa thờ Quan Công, một kiện tướng thời Tam Quốc được vinh danh bằng 4 chữ Trung, Can, Nghĩa, Khí và đơn giản, dân gian gọi là chùa Ông.
Một huyền thoại là Quan Công vốn một tướng võ, trong suốt đời quân nghiệp đã giết không biết bao nhiêu người. Khi Quan Công bị Lữ Mông giết, Quan Công hiển thánh để đòi lại đầu. Có một vị hòa thượng đã đắc đạo nhắc cho biết chính Quan Công cũng giết biết bao nhiêu người mà có ai đòi đấu không? Quan Công giác ngộ và được thành Phật với phật tánh Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát (theo thuyết: tu nhất kiếp ngộ nhất thời). Do đó chùa thờ Quan Công còn gọi là chùa Quan đế. (Đế và bồ tát là Phật. Do đó trong chùa Phật phái Đại thừa, cũng có thờ Quan Công).
Trong chùa Ông còn có thờ ông Bổn, một vị thần chăm lo cho tài chánh của chùa (người Hoa mà, tài chánh trước đã…mà tài chánh thì phải có tài phú, tài phủ cho chùa Ông là …ông Bổn), một bên là thờ bà Thiên Hậu, một vị nữ thần mà người Hoa, chỉ có người Phước Kién thôi, tin là đã cưu mang họ che chở họ khi ra khơi vượt biển đến… Việt Nam được bình yên.
Còn tại tư gia thì nhà nhà đều có bàn thờ Ông ngay giữa nhà và trên cao, ngày đêm nhang đèn, mỗi năm có đến sáu lệ cúng. Người Trung Quốc thờ Quan Công lấy bốn đức sau đây làm ngọn đuốc soi đường cho tâm linh: Trung Can Nghĩa Khí. Ngày xưa nhiều người Việt Nam ta cũng có thờ Quan Công nhưng không hiểu quan niệm nầy.
Tuy nhiên số người Minh Hương có giòng máu Hoa Việt lại có một ngôi chùa vẫn thờ Phật nhưng lấy tứ ân phụ mẫu làm tâm hướng. Những ngôi chùa đó gọi là chùa Minh sư. Sư mặc y phục có dáng dấp người Hoa, ni cũng mặc áo vạt khách theo phụ nữ Hoa. Một ngôi chùa như vậy hiện có mặt tại Phường 5 Thành phố Mỹ Tho.
Ít có người Hoa nào đi chùa Phật, chỉ có những bà vợ người Việt Nam hay con cháu vẫn thường đi lễ chùa theo tín ngưỡng Việt Nam mà họ không hề phản đối. Nói chung là người Hoa sống với vợ người Việt, luôn có một sự tôn trọng, giao hết việc nhà cửa, nuôi nấng dạy dỗ con cháu cho người vợ.
Những ngôi chùa Ông người Hoa ở Mỹ Tho tính theo thời gian gồm có:
1.- Ngôi chùa Ông cuối đường Nguyễn Huỳnh Đức thuộc Ấp Mỹ An (Mỹ Phong) xây cất trong thời Dương Ngạn Địch, đây là ngôi chùa Ông cổ nhất Mỹ Tho, dành cho người Phước Kiến và người Triều Châu.
Bên cạnh ngôi chùa Ông nầy còn có ngôi chùa Bà, gọi là chùa Bà Kim Hoa xây cất sau nầy cũng của người Hoa. Những người đi lễ ngôi chùa Bà nầy thường là phụ nữ vì theo tín ngưỡng, họ đến lễ chùa nầy với mục đích cầu tự.
2.- Ngôi chùa Ông đường Đinh Bộ Lĩnh thuộc Phường 3 dành cho người Hải Nàm.
3.- Ngôi chùa Ông đường Trưng Trắc Phường 1 dành cho người Quảng Đông.
4.- Ngôi chùa Ông đường Ấp Bắc Phường 5 dành cho người Hẹ.
Ngôi chùa nầy chỉ mới xây cất vào năm 1969 mà thôi.
5.- Còn một ngôi chùa mà ít ai biết vì nó là một ngôi chùa “nghèo” lại ở trong Hốc Đùn ấp 5 xã Đạo Thạnh, nhưng nó lại là một ngôi chùa cổ. Một huyền thoại, xin nói chỉ là một huyền thoại thôi, là vào năm 1968, B52 bỏ bôm ở Hốc Đùn gây một hố to hơn cái đìa, nhà cửa cây cối san thành bình địa. Ngôi chùa Ông nầy chỉ cách nơi bôm nổ vài trăm mét, sườn, nóc, vách chùa đều đổ cả thế mà tượng Ông vẫn còn đứng yên. Đến nay người dân trong xã đã xây dựng lại khá khang trang.
Xa quê hương nhưng người Hoa nào cũng ôm mộng trở về Trung Quốc trước khi chết. Cũng có một số người Hoa đã có vợ Việt Nam nhưng cũng còn ý tưởng có một bà vợ xẩm để có được một giòng con thuần chủng. Họ vẫn cố giữ nề nếp phong tục tập quán của họ. Như con cái phải nói tiếng Hoa, học tiếng Hoa, ăn mặc theo Tàu áo xá xẩu, nút thắt, đầu (tóc) hớt gióp ( hớt jop tức là sát vo có cái móng ngựa chỗ mỏ ác) cho con trai. Còn con gái mặc áo xẩm, vạt khách, nút thắt hay nút bóp, tóc thắt bím hay hớt bôm bê, không uốn, quần lửng đến đầu gối.
Thời nầy ở Mỹ Tho vẫn còn một số lão phụ người Hoa còn có tục bó chân. Các ông lão người Hoa hút thuốc gọi là thuốc tàu, rất nhuyễn, rất thơm, bằng một óng điếu dài 4, 5 tấc, thuốc nầy nhập từ Hồng Kông mà người Hoa gọi là Hứng Cỏon, ta gọi là Hướng Cảng tức là Hương Cảng. Một số đông người Hoa hút á phiện.
Những ngày lễ chính trong năm của người Hoa: Tết Nguyên đán, 6 ngày vía Ông, mỗi ngày 16 âm lịch hàng tháng đều có cúng gọi là cúng 16, lệ cúng mùng 5 tháng 5 hay Tết Đoan Ngọ... Người Hoa không có tục giỗ ông bà như ta. Nhưng cùng sống với người vợ Việt họ tôn trọng mọi phong tục lề thói của ta.
Họ thờ người chết chỉ bằng bài vị chớ ít khi họ treo hình ảnh.
Trong gian giữa của một ngôi nhà người Hoa, trên cao là bàn thờ Ông dưới là thờ bà Thiên Hậu cùng với thờ bà Mẹ sanh, hai bên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì ..nghĩa là tất người trong gia đình dù đã qua đời, nhưng dường như vẫn chung sống với họ trong một mái nhà.
Người Hoa lập gia dình với một phụ nữ Việt Nam sinh con lẽ tất nhiên theo “họ” cha nhưng bắt buộc phải có hôn thú. Một số cặp vợ chồng Hoa Việt sống với nhau trọn đời không có hôn thú, nên khi sinh con, con phải mang họ mẹ. Hơn nữa con của Hoa kiều dù vợ là người Việt hay người Hoa sinh con ở Việt Nam vẫn là công dân Việt Nam. Một sự hội nhập tiệm tiến một cách tự nhiên giữa cộng động người Việt và người Hoa. Phương chi “họ gia đình” của người Trung Quốc và người Việt Nam gần như giống nhau. Nếu một người mang tên Trần Thành ta cho người đó là người Hoa, còn nếu Trần Văn Thành thì ta cho là người Việt Nam, mặc dù gốc là người Hoa.
Nhân tiện xin nói thêm về hệ thống “họ gia đình” của người Việt Nam. Như chúng ta biết họ của người Việt Nam và người Trung Hoa có nhiều họ giống nhau. Những nước châu Á khác gần gũi với Trung Quốc như Triều Tiên, Nhựt Bổn, Mông Cổ, Mãn Châu… vẫn có họ trùng với Trung Hoa nhưng rất ít.
Ở miền Trung có sự hội nhập với Chiêm Thành nên nhà Nguyễn cho phép 4 họ của Chiêm thành là họ Việt Nam gồm có Ong, Ma, Trà, Chế. Đa số họ nầy ở miền Trung thuộc Quảng Bình, Thừa Thiên… Còn trong Nam lẽ tất nhiên là có họ Thạch, họ Sơn gốc Khmer (Miên).
Một huyền thoại là Quan Công vốn một tướng võ, trong suốt đời quân nghiệp đã giết không biết bao nhiêu người. Khi Quan Công bị Lữ Mông giết, Quan Công hiển thánh để đòi lại đầu. Có một vị hòa thượng đã đắc đạo nhắc cho biết chính Quan Công cũng giết biết bao nhiêu người mà có ai đòi đấu không? Quan Công giác ngộ và được thành Phật với phật tánh Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát (theo thuyết: tu nhất kiếp ngộ nhất thời). Do đó chùa thờ Quan Công còn gọi là chùa Quan đế. (Đế và bồ tát là Phật. Do đó trong chùa Phật phái Đại thừa, cũng có thờ Quan Công).
Trong chùa Ông còn có thờ ông Bổn, một vị thần chăm lo cho tài chánh của chùa (người Hoa mà, tài chánh trước đã…mà tài chánh thì phải có tài phú, tài phủ cho chùa Ông là …ông Bổn), một bên là thờ bà Thiên Hậu, một vị nữ thần mà người Hoa, chỉ có người Phước Kién thôi, tin là đã cưu mang họ che chở họ khi ra khơi vượt biển đến… Việt Nam được bình yên.
Còn tại tư gia thì nhà nhà đều có bàn thờ Ông ngay giữa nhà và trên cao, ngày đêm nhang đèn, mỗi năm có đến sáu lệ cúng. Người Trung Quốc thờ Quan Công lấy bốn đức sau đây làm ngọn đuốc soi đường cho tâm linh: Trung Can Nghĩa Khí. Ngày xưa nhiều người Việt Nam ta cũng có thờ Quan Công nhưng không hiểu quan niệm nầy.
Tuy nhiên số người Minh Hương có giòng máu Hoa Việt lại có một ngôi chùa vẫn thờ Phật nhưng lấy tứ ân phụ mẫu làm tâm hướng. Những ngôi chùa đó gọi là chùa Minh sư. Sư mặc y phục có dáng dấp người Hoa, ni cũng mặc áo vạt khách theo phụ nữ Hoa. Một ngôi chùa như vậy hiện có mặt tại Phường 5 Thành phố Mỹ Tho.
Ít có người Hoa nào đi chùa Phật, chỉ có những bà vợ người Việt Nam hay con cháu vẫn thường đi lễ chùa theo tín ngưỡng Việt Nam mà họ không hề phản đối. Nói chung là người Hoa sống với vợ người Việt, luôn có một sự tôn trọng, giao hết việc nhà cửa, nuôi nấng dạy dỗ con cháu cho người vợ.
Những ngôi chùa Ông người Hoa ở Mỹ Tho tính theo thời gian gồm có:
1.- Ngôi chùa Ông cuối đường Nguyễn Huỳnh Đức thuộc Ấp Mỹ An (Mỹ Phong) xây cất trong thời Dương Ngạn Địch, đây là ngôi chùa Ông cổ nhất Mỹ Tho, dành cho người Phước Kiến và người Triều Châu.
Bên cạnh ngôi chùa Ông nầy còn có ngôi chùa Bà, gọi là chùa Bà Kim Hoa xây cất sau nầy cũng của người Hoa. Những người đi lễ ngôi chùa Bà nầy thường là phụ nữ vì theo tín ngưỡng, họ đến lễ chùa nầy với mục đích cầu tự.
2.- Ngôi chùa Ông đường Đinh Bộ Lĩnh thuộc Phường 3 dành cho người Hải Nàm.
3.- Ngôi chùa Ông đường Trưng Trắc Phường 1 dành cho người Quảng Đông.
4.- Ngôi chùa Ông đường Ấp Bắc Phường 5 dành cho người Hẹ.
Ngôi chùa nầy chỉ mới xây cất vào năm 1969 mà thôi.
5.- Còn một ngôi chùa mà ít ai biết vì nó là một ngôi chùa “nghèo” lại ở trong Hốc Đùn ấp 5 xã Đạo Thạnh, nhưng nó lại là một ngôi chùa cổ. Một huyền thoại, xin nói chỉ là một huyền thoại thôi, là vào năm 1968, B52 bỏ bôm ở Hốc Đùn gây một hố to hơn cái đìa, nhà cửa cây cối san thành bình địa. Ngôi chùa Ông nầy chỉ cách nơi bôm nổ vài trăm mét, sườn, nóc, vách chùa đều đổ cả thế mà tượng Ông vẫn còn đứng yên. Đến nay người dân trong xã đã xây dựng lại khá khang trang.
Xa quê hương nhưng người Hoa nào cũng ôm mộng trở về Trung Quốc trước khi chết. Cũng có một số người Hoa đã có vợ Việt Nam nhưng cũng còn ý tưởng có một bà vợ xẩm để có được một giòng con thuần chủng. Họ vẫn cố giữ nề nếp phong tục tập quán của họ. Như con cái phải nói tiếng Hoa, học tiếng Hoa, ăn mặc theo Tàu áo xá xẩu, nút thắt, đầu (tóc) hớt gióp ( hớt jop tức là sát vo có cái móng ngựa chỗ mỏ ác) cho con trai. Còn con gái mặc áo xẩm, vạt khách, nút thắt hay nút bóp, tóc thắt bím hay hớt bôm bê, không uốn, quần lửng đến đầu gối.
Thời nầy ở Mỹ Tho vẫn còn một số lão phụ người Hoa còn có tục bó chân. Các ông lão người Hoa hút thuốc gọi là thuốc tàu, rất nhuyễn, rất thơm, bằng một óng điếu dài 4, 5 tấc, thuốc nầy nhập từ Hồng Kông mà người Hoa gọi là Hứng Cỏon, ta gọi là Hướng Cảng tức là Hương Cảng. Một số đông người Hoa hút á phiện.
Những ngày lễ chính trong năm của người Hoa: Tết Nguyên đán, 6 ngày vía Ông, mỗi ngày 16 âm lịch hàng tháng đều có cúng gọi là cúng 16, lệ cúng mùng 5 tháng 5 hay Tết Đoan Ngọ... Người Hoa không có tục giỗ ông bà như ta. Nhưng cùng sống với người vợ Việt họ tôn trọng mọi phong tục lề thói của ta.
Họ thờ người chết chỉ bằng bài vị chớ ít khi họ treo hình ảnh.
Trong gian giữa của một ngôi nhà người Hoa, trên cao là bàn thờ Ông dưới là thờ bà Thiên Hậu cùng với thờ bà Mẹ sanh, hai bên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì ..nghĩa là tất người trong gia đình dù đã qua đời, nhưng dường như vẫn chung sống với họ trong một mái nhà.
Người Hoa lập gia dình với một phụ nữ Việt Nam sinh con lẽ tất nhiên theo “họ” cha nhưng bắt buộc phải có hôn thú. Một số cặp vợ chồng Hoa Việt sống với nhau trọn đời không có hôn thú, nên khi sinh con, con phải mang họ mẹ. Hơn nữa con của Hoa kiều dù vợ là người Việt hay người Hoa sinh con ở Việt Nam vẫn là công dân Việt Nam. Một sự hội nhập tiệm tiến một cách tự nhiên giữa cộng động người Việt và người Hoa. Phương chi “họ gia đình” của người Trung Quốc và người Việt Nam gần như giống nhau. Nếu một người mang tên Trần Thành ta cho người đó là người Hoa, còn nếu Trần Văn Thành thì ta cho là người Việt Nam, mặc dù gốc là người Hoa.
Nhân tiện xin nói thêm về hệ thống “họ gia đình” của người Việt Nam. Như chúng ta biết họ của người Việt Nam và người Trung Hoa có nhiều họ giống nhau. Những nước châu Á khác gần gũi với Trung Quốc như Triều Tiên, Nhựt Bổn, Mông Cổ, Mãn Châu… vẫn có họ trùng với Trung Hoa nhưng rất ít.
Ở miền Trung có sự hội nhập với Chiêm Thành nên nhà Nguyễn cho phép 4 họ của Chiêm thành là họ Việt Nam gồm có Ong, Ma, Trà, Chế. Đa số họ nầy ở miền Trung thuộc Quảng Bình, Thừa Thiên… Còn trong Nam lẽ tất nhiên là có họ Thạch, họ Sơn gốc Khmer (Miên).
Một góc chợ Mỹ Tho
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
* PHÁP
Non một trăm năm có mặt ở Việt Nam, người Pháp đã để lại không ít dấu ấn về kiến trúc xây cất vật chất cũng như tập quán sinh hoạt gia đình, xã hội, văn hóa …Mỹ Tho lại là một thành phố lớn có tấm quan trọng trên cả nước về mọi mặt chính trị, quân sự kinh tế, giao thông, văn hóa…nên số người Pháp ở đây cũng khá đông.
Ở đây chúng ta chỉ phiến diện nhắc lại những nếp sống văn minh của người Pháp đã tác động và ảnh hưởng đến người dân Mỹ Tho lúc bấy giờ ra sao và để lại đến ngày nay những gì.
Trong thời gian người Pháp ở Mỹ Tho thành phần nào gần gũi với người Pháp nhiều nhất? Lẽ dĩ nhiên là những công chức làm việc cho chính quyền lúc bấy giờ. Xin nói rõ họ, những người công chức nầy, không hẳn là người theo Pháp hay thân Pháp mà từ Pháp gọi là francophile. (Chống Pháp họi là francophobe). Tuy nhiên vì là công chức (giáo viên, thơ ký..) họ thường xuyên tiếp xúc với người Pháp, hơn nữa khi còn là học sinh họ đã đi học chữ Tây…dù muốn dù không những người nầy cũng bị ảnh hưởng của người Pháp. Ngoài ra còn một thành phần nữa là những người giàu có điền chủ hay thương gia, thường có dịp đi đây đi đó tiếp xúc với hạng người có tiền, có quyền thế, có địa vị, có con đi học trường tây cũng nhiễm theo lối sống người Pháp. Một thành phần nữa, đó là những tín đồ Thiên Chúa giáo và nói rộng ra dân Mỹ Tho thời bấy giờ ít nhiều cũng bị lối cuốn trong lối sống của tây phương
Nói tiếng tây
Cho nên ra đường gặp nhau, những thầy thông thầy ký nói chuyện với nhau bằng một thứ tiếng ba rọi. Thí dụ: Demain, nghỉ dạy, toi lại moi boire un coup, nhớ rủ madame đi theo. Ma femme nhắc elle hoài. Cà c’est dit! (Ngày mai nghỉ dạy, bồ lại tôi uốn một chầu nghe, nhớ rủ bà xả đi, vợ tôi nhắc bả hoái. Nói rồi đấy nhé!)
Thậm chí mấy ông nhà quê không biết tiếng tây một chữ, mà gặp nhau cũng; Bong jua, ô-rờ-voa..ra phết. Còn những ông phán, ông huyện, mấy thầy giáo trăm với nhau bằng tiếng tây như bắp rang dường như họ quên mất tiếng Việt Nam. Thật vậy, những người học cao hàng ngày dùng tiếng Pháp suốt, về nhà họ nói tiếng Việt Nam bỡ ngõ lắm. Có những người Việt nói tiếng Pháp rất giỏi, giỏi hơn cả người Pháp. Lẽ tất nhiên vì người Việt học cao nói với giọng trí thức cón mấy “thằng tây tào cáo” có học gì đâu. Ngày xưa nơi trường Nam Tiểu học có một thầy giáo, thầy Nguyễn Văn Đạt, thầy đẹp trai, ăn mặc luôn luôn đúng mode, xức dầu thơm…nói tiếng tây “hết cở”. Giọng thầy trong trẻo như giọng đầm pa-ri-xen chớ không thèm giọng tây đâu, lưu loát, trôi chảy…ai cũng khen nhất là học trò thì mê thầy lắm. (Em viết những giòng nầy hy vọng thầy còn trên cõi đời nầy để thầy nói tiếng tây cho tây nó ngán chơi.)
Vấn đề nầy là chung cho Việt Nam, chớ không riêng Mỹ Tho, nhưng ở Mỹ Tho cũng đã xảy ra như vậy. nên nhân nói về Mỹ Tho cũng nên nói lại cũng không phải là thừa. Thử nhắc lại một vài từ lai căn, Việt lai Pháp và Pháp lai Việt: Có những từ phiên âm còn giống nhau như: le ballon là trái ba-long, cinéma là Xi-nê-ma…Hơi khác một chút như: le savon thành cục xà bông, la gamelle thành cái gàu mên…Lạ hoắc như: le caporal gọi là anh cọp rằng, le comissaire thí là ông cò…
Đến Pháp lai Việt như: anh nhà quê, tây gọi là le nha que (đọc theo tây là lơ nha kê) một động từ vô cùng thú vị, trong tự điển Larousse năm nào tôi có thấy. Đó là động từ Việt có nghĩa là “ở nhà” không đi đâu, ông tây nào đó dám kê vào từ điển động từ Pháp là xăng cái nhạt đê viết theo tiếng Pháp là s’encainharder!. Thí dụ: Aujourd’hui Nguyên ne sort pas, il s’encainharde avec ses enfants” nghĩa là: Hôm nay, Nguyên không ra ngoài, anh ở nhà với các con anh.
Bây giờ từ nầy tôi không biết ai bắt chước ai? Đó là động từ Pháp Palabrer ( đọc là bá-láp-brê). Tra cứu trong từ điển Pháp từ nầy có nghĩa nói dong dài, không nghĩa lý gì cả, tầm sàm tầm đế…sao mà nó giống động từ Việt mình đến thế: Thí dụ: Nè, mầy không lo làm đi ở đó… nói bá láp hoài!!!
Ngoài ra người Việt Nam nói tiếng Pháp mà không cần học nhiều. Thí dụ: Một thắng “bồi” (boy) nói với bà chủ đầm của nó để cho biết là “nó đi tiểu rồi ra mé sông để quăng xơ mít luôn”. Nó nói như vầy: Moa a-lê rong-xà-xà, moa sọt-ti móng-xe moa quít-xơ-măng!
(rong xà xả là đi tiểu, sọt-ti móng xe là ra mé song, moa quít-xơ-măng là tôi quăng xơ mít…) Vậy mà bà đầm cũng hiểu.
Còn cụm từ: Hết nước nói! Thì sao? Xin nghe đây: Phi-ni lổ đía! (Phi-nĩ là Finir là hết, lổ là l’eau là nước, đía là dire là nó.). Thật hết nước nói!!!
Làm thơ Việt bằng tiếng tây. Một cô Việt Nam có chồng lính Pháp. Anh nầy được thuyên chuyển lên Nam Vang. Đời lính ra đi…là bất phục hoàn nên cô vợ bồng con ra bến tàu Lục tỉnh Mỹ Tho để tiễn anh chồng. Buồn vì nỗi xa chồng, thương cho con rồi đây không biết còn gặp lại cha không, nên cô vợ tức cảnh sinh tình làm hai câu thơ mà thơ chũ Pháp anh chồng mới hiểu. Khốn nổi cô vợ thì không biết làm thơ Pháp.
Thôi đành thơ Việt mà lời Pháp…bồi vậy. Hai câu thơ thế nầy:
Cưốc-sê đồng mông se bớ-tí. Manh-tơ-nằng phi-nỉ pa-pa.
(Coucher donc mon cher petit. Maintenant finit papa!).
Nếu dịch nôm na thì thế nấy: Ngủ đi, con yêu của má. Bây giờ hết cha con gì rồi! Tuy nhiên mối tình nào cũng đáng trân trọng, cho nên có một người cảm thông nỗi buồn chia ly nầy nên dịch hai câu thơ đó ra hai câu thơ một thi vị như sau:
Con ơi! Con hãy ngủ đi. Cha đi đồn thú còn gì mà trông!
Chắc có lẽ tác giả phải ngưng ở đây vì đã viết khá dài về cái chuyện bá láp nầy…
Tên tây
Những gia đình công giáo, con cái khi làm lễ rửa tội được đặt tên Thánh kèm theo tên cha sinh mẹ đẻ, chẳng hạn trai thi: Paul, Lucien…gái thì: Madeleine, Évengile … Thế nhưng cũng có gia đinh không đạo cũng đặt cho con kèm theo tên tây. Thí dụ: Nguyễn Thị Vân thành Nguyễn Thi Anna Vân, Bùi Quang Đa thành Bùi Quang Denis Đa…Điều buồn cười là cha mẹ con cái biết tiếng tây thì nói đúng giọng tây. Tội cho các cô bé mang tên tây mà bà nội, bà ngoại, ông nội, ông ngoại… cứ kêu Nhét ơi Nhét hởi (Angès) hoặc Nà ơi Nà hởi (Anna).
Cưới vợ đầm
Con những nhà trí thức giàu có cũng đôi khi cưới một cô đầm chánh hiệu cho con nai làm vợ. Mấy cô đầm chẳng những không biết mà cũng không thèm biết bổn phận làm dâu là cái gì mà cũng không hề gọi cha mẹ chồng là ba mẹ, May lắm là khi nói chuyện là mấy cô dâu mắt xanh nầy gọi là mông xừ, ma đàm ấy là tốt rồi. Có một thầy giáo cưới một cô đầm làm dâu. Một hôm thầy đi về khuya, nhìn vào phòng cô dâu không đóng cửa. Cô dâu bực bội nói với ông chồng: Con khỉ già đó đi đâu về trễ vậy? (Ce vieux singe, où est-ce-qu’il va pour rentrer trop tard?)
Lấy chồng tây
Một cô giáo lấy một người Pháp làm thanh tra giáo huấn đồng thời dạy trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Ông là cựu chiến binh thế chiến thứ nhất với Đức. Ông rất hiền, đối với các thầy giáo và học sinh.Tất nhiên với tính tình như vậy, ông rất yêu chuộng bà vợ. Bà vợ cũng là một cô giáo hiền hậu nhưng lại có cái tôi mê đánh bài tứ sắc. Hai vợ chồng không con, nên việc người nầy làm người kia không biết. Cho đến khi cô giáo nợ nần chồng chất, ông chồng trả không hết. Cuối cùng bà vợ treo cổ tự tử.Một chuyện tình buồn.
Xin nói thêm. Sau đó ông thanh tra nầy vế Pháp và chết. Những thầy giáo ở Mỹ Tho được tin bèn đâu đậu một số tiến không đáng kể, mua ngân phiếu gởi cho gia đình bên Pháp như là phúng điếu theo phong tục Việt Nam. Thời gian sau, những người phúng điếu ông thanh trả lại nhận được một ngân phiếu từ bên Pháp gởi qua, mà số tiền đúng là số tiền gởi đi với bức thư gởi kèm với dòng chữ: Không hiểu tiền gì. Xin hoàn lại người gởi.
“Bận” đồ tây
Trang phục thường ngày của người Việt Nam trước khi người Pháp đến là bộ quần áo với cổ áo bà ba, vạt khách, nút thắt, quần vận lúc bấy giờ chưa có lưng rút, mà chỉ xả xuống gọi là xả “tiền bàng”. Từ nầy tác giả không nằm vững chỉ nghe gọi như vậy nên viết ra đây, thật sự đó là một dãi lưng khá rộng, có màu sắc xanh, đỏ hay vàng thắt ngang lưng còn thừa thả xuống lòng thòng. Một số đông đàn ông còn mặc chăn hay “xà rong” một loại quần không óng giống như xà rong của người Miền Dưới, người Miến Điện, người Miên, người Lào, người Ấn…Thói quen mặc xà rong nầy mãi đến những năm 1950 vẫn còn.
Phụ nữ mặc áo dài nhiều hơn áo ngắn ngay trong gia đình. Các bà lớn tuổi không bao giờ mặc áo ngắn, áo dài thường bằng the hay xuyến đen, hay lãnh rất kín đáo ngay cả khi đi làm ruộng gặt lúa, cấy lúa…nhưng vạt áo phải vắt ngang lưng. Nam giới cũng vậy, những người có học thức có chức vụ trong làng xã ra ngoài vẫn mặc áo dài. Các thầy giáo khi đi dạy cũng mặc áo dài và cũng vén tà áo vào thắt lưng khi đi xe đạp.
Nhưng khi người Pháp đến, việc ăn mặc của ta cũng thay đổi. Lúc đầu còn dè dặt từ cái áo sơ mi tay dài, cái quần tây kaki rộng thênh thang, cái nón “cối” trắng kiểu nón thuộc địa của tây sợ nắng (casque colonial) đến đôi giày tây lộp cộp mang xong về nhà hai gót phồng lên hết. Đó là phần quí ông còn quí cô quí bà cũng chạy theo mốt. mặc đồ đầm áo sơ mi hở cổ, váy (jupe) xếp (pliant) thậm chí ăn mặc như con trai áo thun bỏ vô quần tây bó chẻn, chạy xe đạp. Còn quí bà cũng “rốp” nầy “rốp” nọ (robe), cũng xoa-rê (soirée) cũng “đờ sâm” (de chambre).
Quí bà quí cô chay theo thời trang hon quí ông. Khi người Pháp mới bỏ chân lên Mỹ Tho (nói riêng thôi, chớ ở đâu cũng vậy) con gái Việt Nam vừa mới “trổ mã” thì má bắt bận một cái áo bằng vải bó chẻn nguyên bộ ngực đang độ phát triển. Cái áo đó dược gọi một cách tả chân là “áo nịch vú”, ở ngoài trồng thêm một cái áo túi nữa, rôi mới tới cái áo bà ba rộng thênh thang, nút ơi là nút, muốn ra cũng lâu, cổ thì kín mít, khiến cho các cô tuổi lớn xộn mà…hổng thầy gì hết. Ai cũng bằng lòng.
Thế rồi khi cái đám mấy con đầm con qua Việt Nam, chúng vác cái ngực bự xộn đi bêu bêu ngoài đường…coi cũng được. Trước hết là các cô học sinh, mấy cô thơ ký, mấy cô gái nhà giàu… làm “cách mạng” bỏ cái áo nịch vú cà khổ kia bắt đầu từ xú chen (soutien) đến cọt-xê (corset) qua bikini, rồi 2 mảnh (deux pièces) rồi gần đây giống như trên cao nguyên… “Tốt khoe xấu che”. Vậy mà coi chừng, có người xấu cũng …khoe luôn.
Các ông trong nhà quê cũng không chịu kém. Lúc bấy giờ vào trong làng xã ta thấy các ông nhà giàu, các ông hương chức…cũng chạy theo âu hóa. Tôi xin tả một ông hương quản (một chức vụ trong ban hội tề chuyên trách về an ninh trật tự trong làng thường là oai lắm). Khi đến công sở làm việc, ông mặc một cái quần bà ba vải đen, một cái áo bà ba vải trắng khoác thêm ngoài một cái áo “bành tô” (paletot) đen lòm mốc cời, đầu có cái si- nhông (chignon, búi toc), đội một cái nón cối bạc màu, chân đi đất, thêm vào bộ râu ngạnh trê, miêng luôn luôn bỏm bẻm nhay trầu. Đầy hình ảnh với trang phục nửa tây nửa ta của một viên chức trong làng trong thời kỳ quá độ tiến đến âu phục hóa. .
Những di sản vật chất còn lại
Cũng như người Hoa, người Pháp đến Mỹ Tho (cũng như các nơi khác) đã đem theo nhiều vật dụng cho tiện nghi nội thất. Người Hoa đã để lại những cổ vật quí báu như lục bình, bàn ghế, tủ phên, tranh cảnh… xưa từ thời Đường, Tống đến Càng Long, Khang Hi. Người Pháp cũng vậy, họ đến đây và đem theo những sản vật đặc biệt của họ và chính người Việt Nam cũng chạy theo thị hiếu đã bỏ tiền ra còm-măng (commander, đặt hàng) những vật quí giá nhất là các sản phẩm pha lê, các loại tủ ghế, xa-loong (salon) kiểu (style) Louis XIV, tủ rượu (buffet) v.v…
Đặc biệt là sản phẩm pha lê (cristal). Pha lê và sứ của Pháp rất nổi tiếng trên thế giới như sản phẩm “Limoges” chẳng hạn. Limoges là một vùng miền trung nước Pháp chuyên làm đồ gốm cũng giống như ta có vùng Bát Tràng có đồ gốm Bát Tràng vậy. Nhưng phải nói một sản phẩm pha lê bất cứ là vật gì, một bình bông, một bồn cá, một chụp đèn, một lọ mực, một bộ chén đĩa… mang hiệu “Galet” đều là vô giá. Tại sao? Vì hãng Galet chỉ sản xuất sản phẩm pha lê cho nhà vua mà thôi, sản phẩm không lọt ra ngoài dân dã. Do vậy những sản phẩm nào mang thương hiệu Galet, chữ nổi ngay trong chất pha lê trong suốt, thì giá cao lắm. Ngay tại đất Pháp thì sản phẩm nầy cũng đã có giá cả bất thường đó rồi.
Sau năm 1975 có phong trào những người buôn bán đồ cổ llục lạo khắp nơi để mua vế bán lại. Ở đây tôi chỉ nói về đồ cổ Pháp mà thôi.
Những tay đồ cổ nầy sáng trí lắm. Họ chỉ cần biết một gia đình nào đó là họ biết trong nhà nầy có đồ cổ hay không mà đồ cổ Tàu hay Pháp nữa chớ!. Đồ cổ Pháp còn lại tại các già đình Mỹ Tho nhiều lắm từ: tượng đồng, tượng gan của Napoléon, Jeanne d’Arc, Louis XIV…, các đèn tây vói chân đồng hay thau hay cẩm thạch hay đèn chùm có chụp hình chuông hay hình hoa tuy-líp, hay hoa rau muống nên những tay đồ cổ gọi là “muống”. Những đèn chùm có 5, 7, 9 bóng với chụp pha lê…ngoài ra tủ buffet, sa-loong kiểu Louis XIV nguyên bộ gồm 16 món vừa bàn vừa ghế...
Kinh Bảo Định và khu chợ Mỹ Tho
Bọn mua bán đồ cổ nầy tìm mọi cách mua cho được những di vật nầy nhất là pha lê có hiệu “Galet”, không bán chúng xúi ăn trộm đến lấy cắp, bán lại chúng vì giá cả những vật nầy cao đến mức không tưởng tượng nỗi. Tôi chỉ nói một trường hợp điển hình thôi.
Gia đình một cựu công chức thời trước có một bộ đèn chùm 9 ngọn. Mỗi ngọn có một cái chụp gọi là “muống” bằng pha lê màu ngủ sắc. Khốn nỗi 9 cái muống nầy lại mang hiệu Galet. Càng khốn nỗi hơn nữa là chủ nhân không biết là đồ vật của mình mang hiệu gì mà có biết cũng vô nghĩa vì Galet hay không Galet đối với họ cũng vậy. Nhưng lại càng khốn nỗi hơn là bọn mua bán đồ cổ thì lại quá rành cái hiệu Galet nầy.
Chúng đến ngày một để hỏi mua. Lần đầu không bán, lần sau không bán, lần ba…chúng vẫn trở lại. Tháng nầy qua tháng khác năm nầy qua năm khác…chúng vẫn đến hỏi mua. Cuối cùng chủ nhân sắp đi nước ngoài đành phải bán và cũng biết vật kỷ niệm của gia đình là có giá trị nhất định, nên giá cả trả từ cây vàng lên cây váng đến giá 12 cây vàng chủ nhân thấy cũng thỏa mãn lắm rồi.
Chùm đèn được tháo ra từ sợi dây xich bắng thau treo trên nóc nhà non 100 năm mà vẫn cón sáng trưng, 9 chụp muống óng ánh ngủ sắc lóng lánh chữ Galet, mà chỉ có người mua chăm chăm nhìn nó như mèo vồ chuột miệng cười như hoa nở. Còn chủ nhân có biết gì đâu, chỉ biết mình sắp ra nước ngoài có được 12 cây vàng rủng rỉnh, nên cũng cười. Có biết đâu chùm đèn 9 bóng muống nầy, mang cái chữ Galet quê kệch nầy chỉ bán lại trong nước thôi thì giá nó cũng đã gấp 5 lần giá mua và con đường viễn du của nó còn đến tận Thái Lan, Xanh-Ga-bo… nữa kìa.
Ở đây chúng ta chỉ phiến diện nhắc lại những nếp sống văn minh của người Pháp đã tác động và ảnh hưởng đến người dân Mỹ Tho lúc bấy giờ ra sao và để lại đến ngày nay những gì.
Trong thời gian người Pháp ở Mỹ Tho thành phần nào gần gũi với người Pháp nhiều nhất? Lẽ dĩ nhiên là những công chức làm việc cho chính quyền lúc bấy giờ. Xin nói rõ họ, những người công chức nầy, không hẳn là người theo Pháp hay thân Pháp mà từ Pháp gọi là francophile. (Chống Pháp họi là francophobe). Tuy nhiên vì là công chức (giáo viên, thơ ký..) họ thường xuyên tiếp xúc với người Pháp, hơn nữa khi còn là học sinh họ đã đi học chữ Tây…dù muốn dù không những người nầy cũng bị ảnh hưởng của người Pháp. Ngoài ra còn một thành phần nữa là những người giàu có điền chủ hay thương gia, thường có dịp đi đây đi đó tiếp xúc với hạng người có tiền, có quyền thế, có địa vị, có con đi học trường tây cũng nhiễm theo lối sống người Pháp. Một thành phần nữa, đó là những tín đồ Thiên Chúa giáo và nói rộng ra dân Mỹ Tho thời bấy giờ ít nhiều cũng bị lối cuốn trong lối sống của tây phương
Nói tiếng tây
Cho nên ra đường gặp nhau, những thầy thông thầy ký nói chuyện với nhau bằng một thứ tiếng ba rọi. Thí dụ: Demain, nghỉ dạy, toi lại moi boire un coup, nhớ rủ madame đi theo. Ma femme nhắc elle hoài. Cà c’est dit! (Ngày mai nghỉ dạy, bồ lại tôi uốn một chầu nghe, nhớ rủ bà xả đi, vợ tôi nhắc bả hoái. Nói rồi đấy nhé!)
Thậm chí mấy ông nhà quê không biết tiếng tây một chữ, mà gặp nhau cũng; Bong jua, ô-rờ-voa..ra phết. Còn những ông phán, ông huyện, mấy thầy giáo trăm với nhau bằng tiếng tây như bắp rang dường như họ quên mất tiếng Việt Nam. Thật vậy, những người học cao hàng ngày dùng tiếng Pháp suốt, về nhà họ nói tiếng Việt Nam bỡ ngõ lắm. Có những người Việt nói tiếng Pháp rất giỏi, giỏi hơn cả người Pháp. Lẽ tất nhiên vì người Việt học cao nói với giọng trí thức cón mấy “thằng tây tào cáo” có học gì đâu. Ngày xưa nơi trường Nam Tiểu học có một thầy giáo, thầy Nguyễn Văn Đạt, thầy đẹp trai, ăn mặc luôn luôn đúng mode, xức dầu thơm…nói tiếng tây “hết cở”. Giọng thầy trong trẻo như giọng đầm pa-ri-xen chớ không thèm giọng tây đâu, lưu loát, trôi chảy…ai cũng khen nhất là học trò thì mê thầy lắm. (Em viết những giòng nầy hy vọng thầy còn trên cõi đời nầy để thầy nói tiếng tây cho tây nó ngán chơi.)
Vấn đề nầy là chung cho Việt Nam, chớ không riêng Mỹ Tho, nhưng ở Mỹ Tho cũng đã xảy ra như vậy. nên nhân nói về Mỹ Tho cũng nên nói lại cũng không phải là thừa. Thử nhắc lại một vài từ lai căn, Việt lai Pháp và Pháp lai Việt: Có những từ phiên âm còn giống nhau như: le ballon là trái ba-long, cinéma là Xi-nê-ma…Hơi khác một chút như: le savon thành cục xà bông, la gamelle thành cái gàu mên…Lạ hoắc như: le caporal gọi là anh cọp rằng, le comissaire thí là ông cò…
Đến Pháp lai Việt như: anh nhà quê, tây gọi là le nha que (đọc theo tây là lơ nha kê) một động từ vô cùng thú vị, trong tự điển Larousse năm nào tôi có thấy. Đó là động từ Việt có nghĩa là “ở nhà” không đi đâu, ông tây nào đó dám kê vào từ điển động từ Pháp là xăng cái nhạt đê viết theo tiếng Pháp là s’encainharder!. Thí dụ: Aujourd’hui Nguyên ne sort pas, il s’encainharde avec ses enfants” nghĩa là: Hôm nay, Nguyên không ra ngoài, anh ở nhà với các con anh.
Bây giờ từ nầy tôi không biết ai bắt chước ai? Đó là động từ Pháp Palabrer ( đọc là bá-láp-brê). Tra cứu trong từ điển Pháp từ nầy có nghĩa nói dong dài, không nghĩa lý gì cả, tầm sàm tầm đế…sao mà nó giống động từ Việt mình đến thế: Thí dụ: Nè, mầy không lo làm đi ở đó… nói bá láp hoài!!!
Ngoài ra người Việt Nam nói tiếng Pháp mà không cần học nhiều. Thí dụ: Một thắng “bồi” (boy) nói với bà chủ đầm của nó để cho biết là “nó đi tiểu rồi ra mé sông để quăng xơ mít luôn”. Nó nói như vầy: Moa a-lê rong-xà-xà, moa sọt-ti móng-xe moa quít-xơ-măng!
(rong xà xả là đi tiểu, sọt-ti móng xe là ra mé song, moa quít-xơ-măng là tôi quăng xơ mít…) Vậy mà bà đầm cũng hiểu.
Còn cụm từ: Hết nước nói! Thì sao? Xin nghe đây: Phi-ni lổ đía! (Phi-nĩ là Finir là hết, lổ là l’eau là nước, đía là dire là nó.). Thật hết nước nói!!!
Làm thơ Việt bằng tiếng tây. Một cô Việt Nam có chồng lính Pháp. Anh nầy được thuyên chuyển lên Nam Vang. Đời lính ra đi…là bất phục hoàn nên cô vợ bồng con ra bến tàu Lục tỉnh Mỹ Tho để tiễn anh chồng. Buồn vì nỗi xa chồng, thương cho con rồi đây không biết còn gặp lại cha không, nên cô vợ tức cảnh sinh tình làm hai câu thơ mà thơ chũ Pháp anh chồng mới hiểu. Khốn nổi cô vợ thì không biết làm thơ Pháp.
Thôi đành thơ Việt mà lời Pháp…bồi vậy. Hai câu thơ thế nầy:
Cưốc-sê đồng mông se bớ-tí. Manh-tơ-nằng phi-nỉ pa-pa.
(Coucher donc mon cher petit. Maintenant finit papa!).
Nếu dịch nôm na thì thế nấy: Ngủ đi, con yêu của má. Bây giờ hết cha con gì rồi! Tuy nhiên mối tình nào cũng đáng trân trọng, cho nên có một người cảm thông nỗi buồn chia ly nầy nên dịch hai câu thơ đó ra hai câu thơ một thi vị như sau:
Con ơi! Con hãy ngủ đi. Cha đi đồn thú còn gì mà trông!
Chắc có lẽ tác giả phải ngưng ở đây vì đã viết khá dài về cái chuyện bá láp nầy…
Tên tây
Những gia đình công giáo, con cái khi làm lễ rửa tội được đặt tên Thánh kèm theo tên cha sinh mẹ đẻ, chẳng hạn trai thi: Paul, Lucien…gái thì: Madeleine, Évengile … Thế nhưng cũng có gia đinh không đạo cũng đặt cho con kèm theo tên tây. Thí dụ: Nguyễn Thị Vân thành Nguyễn Thi Anna Vân, Bùi Quang Đa thành Bùi Quang Denis Đa…Điều buồn cười là cha mẹ con cái biết tiếng tây thì nói đúng giọng tây. Tội cho các cô bé mang tên tây mà bà nội, bà ngoại, ông nội, ông ngoại… cứ kêu Nhét ơi Nhét hởi (Angès) hoặc Nà ơi Nà hởi (Anna).
Cưới vợ đầm
Con những nhà trí thức giàu có cũng đôi khi cưới một cô đầm chánh hiệu cho con nai làm vợ. Mấy cô đầm chẳng những không biết mà cũng không thèm biết bổn phận làm dâu là cái gì mà cũng không hề gọi cha mẹ chồng là ba mẹ, May lắm là khi nói chuyện là mấy cô dâu mắt xanh nầy gọi là mông xừ, ma đàm ấy là tốt rồi. Có một thầy giáo cưới một cô đầm làm dâu. Một hôm thầy đi về khuya, nhìn vào phòng cô dâu không đóng cửa. Cô dâu bực bội nói với ông chồng: Con khỉ già đó đi đâu về trễ vậy? (Ce vieux singe, où est-ce-qu’il va pour rentrer trop tard?)
Lấy chồng tây
Một cô giáo lấy một người Pháp làm thanh tra giáo huấn đồng thời dạy trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Ông là cựu chiến binh thế chiến thứ nhất với Đức. Ông rất hiền, đối với các thầy giáo và học sinh.Tất nhiên với tính tình như vậy, ông rất yêu chuộng bà vợ. Bà vợ cũng là một cô giáo hiền hậu nhưng lại có cái tôi mê đánh bài tứ sắc. Hai vợ chồng không con, nên việc người nầy làm người kia không biết. Cho đến khi cô giáo nợ nần chồng chất, ông chồng trả không hết. Cuối cùng bà vợ treo cổ tự tử.Một chuyện tình buồn.
Xin nói thêm. Sau đó ông thanh tra nầy vế Pháp và chết. Những thầy giáo ở Mỹ Tho được tin bèn đâu đậu một số tiến không đáng kể, mua ngân phiếu gởi cho gia đình bên Pháp như là phúng điếu theo phong tục Việt Nam. Thời gian sau, những người phúng điếu ông thanh trả lại nhận được một ngân phiếu từ bên Pháp gởi qua, mà số tiền đúng là số tiền gởi đi với bức thư gởi kèm với dòng chữ: Không hiểu tiền gì. Xin hoàn lại người gởi.
“Bận” đồ tây
Trang phục thường ngày của người Việt Nam trước khi người Pháp đến là bộ quần áo với cổ áo bà ba, vạt khách, nút thắt, quần vận lúc bấy giờ chưa có lưng rút, mà chỉ xả xuống gọi là xả “tiền bàng”. Từ nầy tác giả không nằm vững chỉ nghe gọi như vậy nên viết ra đây, thật sự đó là một dãi lưng khá rộng, có màu sắc xanh, đỏ hay vàng thắt ngang lưng còn thừa thả xuống lòng thòng. Một số đông đàn ông còn mặc chăn hay “xà rong” một loại quần không óng giống như xà rong của người Miền Dưới, người Miến Điện, người Miên, người Lào, người Ấn…Thói quen mặc xà rong nầy mãi đến những năm 1950 vẫn còn.
Phụ nữ mặc áo dài nhiều hơn áo ngắn ngay trong gia đình. Các bà lớn tuổi không bao giờ mặc áo ngắn, áo dài thường bằng the hay xuyến đen, hay lãnh rất kín đáo ngay cả khi đi làm ruộng gặt lúa, cấy lúa…nhưng vạt áo phải vắt ngang lưng. Nam giới cũng vậy, những người có học thức có chức vụ trong làng xã ra ngoài vẫn mặc áo dài. Các thầy giáo khi đi dạy cũng mặc áo dài và cũng vén tà áo vào thắt lưng khi đi xe đạp.
Nhưng khi người Pháp đến, việc ăn mặc của ta cũng thay đổi. Lúc đầu còn dè dặt từ cái áo sơ mi tay dài, cái quần tây kaki rộng thênh thang, cái nón “cối” trắng kiểu nón thuộc địa của tây sợ nắng (casque colonial) đến đôi giày tây lộp cộp mang xong về nhà hai gót phồng lên hết. Đó là phần quí ông còn quí cô quí bà cũng chạy theo mốt. mặc đồ đầm áo sơ mi hở cổ, váy (jupe) xếp (pliant) thậm chí ăn mặc như con trai áo thun bỏ vô quần tây bó chẻn, chạy xe đạp. Còn quí bà cũng “rốp” nầy “rốp” nọ (robe), cũng xoa-rê (soirée) cũng “đờ sâm” (de chambre).
Quí bà quí cô chay theo thời trang hon quí ông. Khi người Pháp mới bỏ chân lên Mỹ Tho (nói riêng thôi, chớ ở đâu cũng vậy) con gái Việt Nam vừa mới “trổ mã” thì má bắt bận một cái áo bằng vải bó chẻn nguyên bộ ngực đang độ phát triển. Cái áo đó dược gọi một cách tả chân là “áo nịch vú”, ở ngoài trồng thêm một cái áo túi nữa, rôi mới tới cái áo bà ba rộng thênh thang, nút ơi là nút, muốn ra cũng lâu, cổ thì kín mít, khiến cho các cô tuổi lớn xộn mà…hổng thầy gì hết. Ai cũng bằng lòng.
Thế rồi khi cái đám mấy con đầm con qua Việt Nam, chúng vác cái ngực bự xộn đi bêu bêu ngoài đường…coi cũng được. Trước hết là các cô học sinh, mấy cô thơ ký, mấy cô gái nhà giàu… làm “cách mạng” bỏ cái áo nịch vú cà khổ kia bắt đầu từ xú chen (soutien) đến cọt-xê (corset) qua bikini, rồi 2 mảnh (deux pièces) rồi gần đây giống như trên cao nguyên… “Tốt khoe xấu che”. Vậy mà coi chừng, có người xấu cũng …khoe luôn.
Các ông trong nhà quê cũng không chịu kém. Lúc bấy giờ vào trong làng xã ta thấy các ông nhà giàu, các ông hương chức…cũng chạy theo âu hóa. Tôi xin tả một ông hương quản (một chức vụ trong ban hội tề chuyên trách về an ninh trật tự trong làng thường là oai lắm). Khi đến công sở làm việc, ông mặc một cái quần bà ba vải đen, một cái áo bà ba vải trắng khoác thêm ngoài một cái áo “bành tô” (paletot) đen lòm mốc cời, đầu có cái si- nhông (chignon, búi toc), đội một cái nón cối bạc màu, chân đi đất, thêm vào bộ râu ngạnh trê, miêng luôn luôn bỏm bẻm nhay trầu. Đầy hình ảnh với trang phục nửa tây nửa ta của một viên chức trong làng trong thời kỳ quá độ tiến đến âu phục hóa. .
Những di sản vật chất còn lại
Cũng như người Hoa, người Pháp đến Mỹ Tho (cũng như các nơi khác) đã đem theo nhiều vật dụng cho tiện nghi nội thất. Người Hoa đã để lại những cổ vật quí báu như lục bình, bàn ghế, tủ phên, tranh cảnh… xưa từ thời Đường, Tống đến Càng Long, Khang Hi. Người Pháp cũng vậy, họ đến đây và đem theo những sản vật đặc biệt của họ và chính người Việt Nam cũng chạy theo thị hiếu đã bỏ tiền ra còm-măng (commander, đặt hàng) những vật quí giá nhất là các sản phẩm pha lê, các loại tủ ghế, xa-loong (salon) kiểu (style) Louis XIV, tủ rượu (buffet) v.v…
Đặc biệt là sản phẩm pha lê (cristal). Pha lê và sứ của Pháp rất nổi tiếng trên thế giới như sản phẩm “Limoges” chẳng hạn. Limoges là một vùng miền trung nước Pháp chuyên làm đồ gốm cũng giống như ta có vùng Bát Tràng có đồ gốm Bát Tràng vậy. Nhưng phải nói một sản phẩm pha lê bất cứ là vật gì, một bình bông, một bồn cá, một chụp đèn, một lọ mực, một bộ chén đĩa… mang hiệu “Galet” đều là vô giá. Tại sao? Vì hãng Galet chỉ sản xuất sản phẩm pha lê cho nhà vua mà thôi, sản phẩm không lọt ra ngoài dân dã. Do vậy những sản phẩm nào mang thương hiệu Galet, chữ nổi ngay trong chất pha lê trong suốt, thì giá cao lắm. Ngay tại đất Pháp thì sản phẩm nầy cũng đã có giá cả bất thường đó rồi.
Sau năm 1975 có phong trào những người buôn bán đồ cổ llục lạo khắp nơi để mua vế bán lại. Ở đây tôi chỉ nói về đồ cổ Pháp mà thôi.
Những tay đồ cổ nầy sáng trí lắm. Họ chỉ cần biết một gia đình nào đó là họ biết trong nhà nầy có đồ cổ hay không mà đồ cổ Tàu hay Pháp nữa chớ!. Đồ cổ Pháp còn lại tại các già đình Mỹ Tho nhiều lắm từ: tượng đồng, tượng gan của Napoléon, Jeanne d’Arc, Louis XIV…, các đèn tây vói chân đồng hay thau hay cẩm thạch hay đèn chùm có chụp hình chuông hay hình hoa tuy-líp, hay hoa rau muống nên những tay đồ cổ gọi là “muống”. Những đèn chùm có 5, 7, 9 bóng với chụp pha lê…ngoài ra tủ buffet, sa-loong kiểu Louis XIV nguyên bộ gồm 16 món vừa bàn vừa ghế...
Kinh Bảo Định và khu chợ Mỹ Tho
Bọn mua bán đồ cổ nầy tìm mọi cách mua cho được những di vật nầy nhất là pha lê có hiệu “Galet”, không bán chúng xúi ăn trộm đến lấy cắp, bán lại chúng vì giá cả những vật nầy cao đến mức không tưởng tượng nỗi. Tôi chỉ nói một trường hợp điển hình thôi.
Gia đình một cựu công chức thời trước có một bộ đèn chùm 9 ngọn. Mỗi ngọn có một cái chụp gọi là “muống” bằng pha lê màu ngủ sắc. Khốn nỗi 9 cái muống nầy lại mang hiệu Galet. Càng khốn nỗi hơn nữa là chủ nhân không biết là đồ vật của mình mang hiệu gì mà có biết cũng vô nghĩa vì Galet hay không Galet đối với họ cũng vậy. Nhưng lại càng khốn nỗi hơn là bọn mua bán đồ cổ thì lại quá rành cái hiệu Galet nầy.
Chúng đến ngày một để hỏi mua. Lần đầu không bán, lần sau không bán, lần ba…chúng vẫn trở lại. Tháng nầy qua tháng khác năm nầy qua năm khác…chúng vẫn đến hỏi mua. Cuối cùng chủ nhân sắp đi nước ngoài đành phải bán và cũng biết vật kỷ niệm của gia đình là có giá trị nhất định, nên giá cả trả từ cây vàng lên cây váng đến giá 12 cây vàng chủ nhân thấy cũng thỏa mãn lắm rồi.
Chùm đèn được tháo ra từ sợi dây xich bắng thau treo trên nóc nhà non 100 năm mà vẫn cón sáng trưng, 9 chụp muống óng ánh ngủ sắc lóng lánh chữ Galet, mà chỉ có người mua chăm chăm nhìn nó như mèo vồ chuột miệng cười như hoa nở. Còn chủ nhân có biết gì đâu, chỉ biết mình sắp ra nước ngoài có được 12 cây vàng rủng rỉnh, nên cũng cười. Có biết đâu chùm đèn 9 bóng muống nầy, mang cái chữ Galet quê kệch nầy chỉ bán lại trong nước thôi thì giá nó cũng đã gấp 5 lần giá mua và con đường viễn du của nó còn đến tận Thái Lan, Xanh-Ga-bo… nữa kìa.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
PHẦN BỐN
IV - SINH HOẠT HÀNH CHÁNH, KINH TẾ
* VIỆT
* HOA
* PHÁP
* NGƯỜI VIỆT
1. Hành chánh.
IV - SINH HOẠT HÀNH CHÁNH, KINH TẾ
* VIỆT
* HOA
* PHÁP
* NGƯỜI VIỆT
1. Hành chánh.
Từ ngày người Pháp từ miền Đông đánh chiếm Mỹ Tho rồi sau đó chiếm cả miền Tây để đăt đất Nam kỳ lục tỉnh thành thuộc địa, riêng tỉnh Tiền Giang bây giờ (không có Gò Công) gọi là tỉnh Mỹ Tho. Sau đó họ chia lục tỉnh thành 21 tỉnh và mỗi tỉnh có mang một số hiệu riêng. Tỉnh Mỹ Tho mang số 14 trong khi Gò Công mang số 18. Vậy nhìn một chiếc ghe mang số đăng kiểm 14 là biết thuộc Mỹ Tho một chiếc ghe mang số 18 la thuộc tỉnh Gò Công v.vv…
Có 21 tỉnh theo số thứ tự như sau: 1 Gia Định, 2 Châu Đốc, 3 Hà Tiên, 4 Rạch Giá, 5 Trà Vinh, 6 Sa Đéc, 7 Bến Tre, 8 Tân An, 9 Long Xuyên. 10 Sóc Trăng, 11 Thủ Dầu Một, 12 Tây Ninh, 13 Biên Hòa, 14 Mỹ Tho, 15 Bà Rịa, 16 Chợ Lớn, 17 Vĩnh Long, 18 Gò Công, 19 Cần Thơ. 20 Bạc Liêu, 21 Ô Cấp tức là Cap Saint Jacques tức là Vũng Tàu.
Ngày xưa người lớn đến trẻ con đều thuộc lòng hệ thống 21 tỉnh của Nam Kỳ bằng cách đọc tắt như thế nầy: Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà, Sa, Bến, Tân, Long, Sóc, Thủ, Tây, Biên, Mỹ Bà, Chợ, Vịnh, Gò, Cần, Bạc.
Đơn vị hành chánh trong tỉnh là: tỉnh chia ra nhiều quận, mỗi quận chia ra nhiều tổng (đến năm 1955, tổng không còn nữa), mỗi tổng lại chia làm nhiều làng (bây giờ là xã), mỗi xã lại chia làm nhiều ấp. Sau khi người Pháp ổn định nến hành chánh ở Nam Kỳ, họ vẫn dùng địa danh Mỹ Tho làm tỉnh (cho đến 1955 tỉnh Mỹ Tho thêm Gò Công đổi lại là Định Tường riêng Mỹ Tho trở thành Thị xã) đồng thời vẫn dùng Mỹ Tho làm tỉnh lỵ (chef lieu).
Đứng đầu tỉnh là viên tham biện tỉnh trưởng (l’administrateur, chef de la province). Tham biện tỉnh trưởng có văn phòng là tòa hành chánh còn gọi là tòa bố (bureau de l’administration) mãi đến nay trên một trăm năm vẫn còn là cơ quan hành chánh đầu não của tỉnh: Ủy ban Nhân dân tỉnh bây giờ. Viên tham biện tỉnh trưởng vừa đứng đầu hành chánh của tỉnh vừa của tỉnh lỵ Mỷ Tho có một tư dinh tức là dinh tỉnh trưởng vừa để tiếp khách của chính phủ nên gọi là nhà khách thành phố (hôtel de ville).
Lúc bấy giờ nền hành chánh tỉnh chưa có ty, sở riêng chẳng hạn các bộ phận kinh tế, thuế vụ, thương mại, …đều chỉ có một bàn viết nhỏ đặt ngay trong tòa bố. Riêng về các bộ phận nhu giáo dục, y tế, trường tiền (công chánh) và cơ quan tư pháp có được một cơ sở riêng.
Tỉnh lỵ Mỹ Tho chỉ là một làng, làng Điều Hòa (vị trí trung tâm thương mại đường Lê Lợi bây giờ) có một ban hành chánh gọi là ban hội tề. ban hội tề gồm 12 người từ ông chủ, ông cả, ông hương thân, hương giáo hương hào…nhưng quan trọng nhất là ông hương quản phụ trách về an ninh trật tự, ông chánh lục bộ phụ trach về bộ đời như khai sanh, khai tử, hôn thú..Ban hội tề làm việc như một nội các thu nhỏ đứng đầu là ông cả. Sau 1945, không còn ban hội tề nữa và theo thời gian có lúc gọi là ban đại diện xã, có lúc ban hành chánh xã…
Mãi đến năm 1965, Mỹ Tho mới đổi thành thị xã Mỹ Tho để đến bây giờ là một thành phố loại II.
2. Kinh tế, thương mại
Người dân Việt Nam ta lúc bấy giờ nói chung chưa có đầu óc kinh tế, thương mại vẫn còn bận bịu vói canh nông, trồng trọt, chăn nuôi thậm chí còn nặng với đầu óc thư lại hưởng nhàn, thụ đông…nếu có đứng ra kinh doanh buôn bán thì cũng chỉ là những hình thức nhỏ không có sức cạnh tranh với người Hoa. Mãi đến đầu thế kỷ XX có phong trao canh tân của các nhà yêu nước, ta mới có những cơ sở công nghiệp, kỹ nghệ, thương mại…khoa học hơn. Chẳng hạn ta có nhà máy in Lumìère (Ánh sáng) đường Đinh Bộ Lĩnh bây giờ, nhà máy xay lúa Khương Hữu (cầu Bạch Nha), những nhà buôn khá lớn như Hà Phẩm Chất, Nam Hưng, Nam Hùng…nhà sách Nam Cường…nhà thuốc tây ông Tri, ông Khánh, trường trụ thục Nguyễn Văn Ngữ….
Đặc biệt là nhờ có phong trào Duy Tân nhằm mục đích phát triển dân sinh, kinh tế, mở mang dân trí tạo điều kiện tranh đấu dành lại độc lập, ông Gilbert Trần Chánh Chiếu đứng ra dùng tờ báo Lục tỉnh tân văn hô hào dân ta xông vào cạnh tranh với người Hoa, ngưới Ấn chiếm lại thị trường. Chính ông đã thiết lập các cơ sở sản xuất và tiêu thụ diêm quẹt, xà bông, mở khách sạn và mua bán lúa gạo…
Riêng tại Mỹ Tho ông Trần Chánh Chiếu có một hệ thống khách sạn mang tên Minh Tân Khách sạn, và lập một công ty mua bán lúa gạo.
Xin hãy đọc trang quảng cáo trong báo Lục tỉnh tân văn về công cuộc kinh doanh túc mễ tại Mỹ Tho của một người yêu nước như sau:
“Thuê phòng ngủ: Phòng nhất ban ngày 0.75$ trọn đêm ngày 1.10$. Phòng nhì ban ngày 0.40$, trọn đêm ngày: 0.80$. Có bán sách, đồ hành lý, khăn bông v.v…”
Về việc kinh doanh lúa gạo:
“Nghề buôn bán lúa gạo ở Nam kỳ ai cũng biết là nghề thứ nhứt…..chúng tôi kêu gọi người dân Mỹ Tho cùng chúng tôi thành lập “Mỹ Tho Minh Tân Túc Mễ Tổng cuộc” tại Mỹ Tho vì nơi đây là chỗ cận tiện nhất…..”
3. Giao thông
Nhìn trên bản đồ giao thông Việt Nam, theo dõi con đường thiên lý mà trước kia ông bà ta gọi là đường Cái Quan, còn người Pháp đặt là đường thuộc địa số 1 (route coloniale No1) (trước 1975 đoạn từ sài Gòn đi Cà Mau qua Mỹ Tho gọi là quốc lộ 4), bây giờ là quốc lộ A 1, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, ta thấy Mỹ Tho (Trung Lương) là một giao điễm tối quan trọng để từ cực nam của tổ quốc với một phần ba dân số cả nước đi Trung Bắc phải qua Mỹ Tho
Sử viết về nguồn gốc của con đường thiên lý nầy, đoạn liên quan đến Mỹ Tho như sau:
Năm 1792, Nguyễn Ánh cho đắp đường từ Mỹ Tho qua giồng Kiến Định và bắc cầu Quỳ Tông (cầu Kè. Giữa đường Trịnh Hoài Đức và Học Lạc),
Năm 1835, Minh Mạng cho đắp các đường bộ ở các tỉnh Nam Kỳ dùng vào việc quan báo. Từ thành Định Tường còn có thêm ba tuyến đường khác: đường từ bắc thành Gia Định đến Định Tường, qua Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Chợ Gạo để đến Mỵ Tho (chắc chắn là quốc lộ 50 bây giờ, lời của tác giả). Một con đường từ Mỹ Tho đi Cái Thia để đi Vĩnh Long.
Một con đường khác từ Mỹ Tho cặp theo sông Bảo Định qua Tân Hương, giồng Cái Yến (Khánh Hậu), Bến Lức, Gò Đen về Sài Gòn.
Quai Galliéni (Đường mé sông Trưng Trắc)
Người Pháp theo dấu con đường Cái Quan, thiết lập con đường Thuộc địa số 1 (route coloniale No 1) vẫn lấy Mỹ Tho làm trục chánh để xuống Cà Mau. Và đến bây giờ cây cầu Mỹ Thuận và cây cầu Rạch Miễu đã thông xe, trục giao điểm của Mỹ Tho đối với con đường quốc lộ A 1 càng quan trọng hơn. Thậm chí con đường xa lộ Đông Tây sắp hoàn thành vẫn phải qua Mỹ Tho, thành phố vừa được nới rộng. Giả thử sau nầy có một con đường chiến lược cặp theo duyên hải từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, con đường nầy vẫn phải qua Mỹ Tho.
Đấy, Mỹ Tho trên phương diện giao thông vận tải cũng là một trọng điểm quan trong từ ngàn xưa đến nay.
Có 21 tỉnh theo số thứ tự như sau: 1 Gia Định, 2 Châu Đốc, 3 Hà Tiên, 4 Rạch Giá, 5 Trà Vinh, 6 Sa Đéc, 7 Bến Tre, 8 Tân An, 9 Long Xuyên. 10 Sóc Trăng, 11 Thủ Dầu Một, 12 Tây Ninh, 13 Biên Hòa, 14 Mỹ Tho, 15 Bà Rịa, 16 Chợ Lớn, 17 Vĩnh Long, 18 Gò Công, 19 Cần Thơ. 20 Bạc Liêu, 21 Ô Cấp tức là Cap Saint Jacques tức là Vũng Tàu.
Ngày xưa người lớn đến trẻ con đều thuộc lòng hệ thống 21 tỉnh của Nam Kỳ bằng cách đọc tắt như thế nầy: Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà, Sa, Bến, Tân, Long, Sóc, Thủ, Tây, Biên, Mỹ Bà, Chợ, Vịnh, Gò, Cần, Bạc.
Đơn vị hành chánh trong tỉnh là: tỉnh chia ra nhiều quận, mỗi quận chia ra nhiều tổng (đến năm 1955, tổng không còn nữa), mỗi tổng lại chia làm nhiều làng (bây giờ là xã), mỗi xã lại chia làm nhiều ấp. Sau khi người Pháp ổn định nến hành chánh ở Nam Kỳ, họ vẫn dùng địa danh Mỹ Tho làm tỉnh (cho đến 1955 tỉnh Mỹ Tho thêm Gò Công đổi lại là Định Tường riêng Mỹ Tho trở thành Thị xã) đồng thời vẫn dùng Mỹ Tho làm tỉnh lỵ (chef lieu).
Đứng đầu tỉnh là viên tham biện tỉnh trưởng (l’administrateur, chef de la province). Tham biện tỉnh trưởng có văn phòng là tòa hành chánh còn gọi là tòa bố (bureau de l’administration) mãi đến nay trên một trăm năm vẫn còn là cơ quan hành chánh đầu não của tỉnh: Ủy ban Nhân dân tỉnh bây giờ. Viên tham biện tỉnh trưởng vừa đứng đầu hành chánh của tỉnh vừa của tỉnh lỵ Mỷ Tho có một tư dinh tức là dinh tỉnh trưởng vừa để tiếp khách của chính phủ nên gọi là nhà khách thành phố (hôtel de ville).
Lúc bấy giờ nền hành chánh tỉnh chưa có ty, sở riêng chẳng hạn các bộ phận kinh tế, thuế vụ, thương mại, …đều chỉ có một bàn viết nhỏ đặt ngay trong tòa bố. Riêng về các bộ phận nhu giáo dục, y tế, trường tiền (công chánh) và cơ quan tư pháp có được một cơ sở riêng.
Tỉnh lỵ Mỹ Tho chỉ là một làng, làng Điều Hòa (vị trí trung tâm thương mại đường Lê Lợi bây giờ) có một ban hành chánh gọi là ban hội tề. ban hội tề gồm 12 người từ ông chủ, ông cả, ông hương thân, hương giáo hương hào…nhưng quan trọng nhất là ông hương quản phụ trách về an ninh trật tự, ông chánh lục bộ phụ trach về bộ đời như khai sanh, khai tử, hôn thú..Ban hội tề làm việc như một nội các thu nhỏ đứng đầu là ông cả. Sau 1945, không còn ban hội tề nữa và theo thời gian có lúc gọi là ban đại diện xã, có lúc ban hành chánh xã…
Mãi đến năm 1965, Mỹ Tho mới đổi thành thị xã Mỹ Tho để đến bây giờ là một thành phố loại II.
2. Kinh tế, thương mại
Người dân Việt Nam ta lúc bấy giờ nói chung chưa có đầu óc kinh tế, thương mại vẫn còn bận bịu vói canh nông, trồng trọt, chăn nuôi thậm chí còn nặng với đầu óc thư lại hưởng nhàn, thụ đông…nếu có đứng ra kinh doanh buôn bán thì cũng chỉ là những hình thức nhỏ không có sức cạnh tranh với người Hoa. Mãi đến đầu thế kỷ XX có phong trao canh tân của các nhà yêu nước, ta mới có những cơ sở công nghiệp, kỹ nghệ, thương mại…khoa học hơn. Chẳng hạn ta có nhà máy in Lumìère (Ánh sáng) đường Đinh Bộ Lĩnh bây giờ, nhà máy xay lúa Khương Hữu (cầu Bạch Nha), những nhà buôn khá lớn như Hà Phẩm Chất, Nam Hưng, Nam Hùng…nhà sách Nam Cường…nhà thuốc tây ông Tri, ông Khánh, trường trụ thục Nguyễn Văn Ngữ….
Đặc biệt là nhờ có phong trào Duy Tân nhằm mục đích phát triển dân sinh, kinh tế, mở mang dân trí tạo điều kiện tranh đấu dành lại độc lập, ông Gilbert Trần Chánh Chiếu đứng ra dùng tờ báo Lục tỉnh tân văn hô hào dân ta xông vào cạnh tranh với người Hoa, ngưới Ấn chiếm lại thị trường. Chính ông đã thiết lập các cơ sở sản xuất và tiêu thụ diêm quẹt, xà bông, mở khách sạn và mua bán lúa gạo…
Riêng tại Mỹ Tho ông Trần Chánh Chiếu có một hệ thống khách sạn mang tên Minh Tân Khách sạn, và lập một công ty mua bán lúa gạo.
Xin hãy đọc trang quảng cáo trong báo Lục tỉnh tân văn về công cuộc kinh doanh túc mễ tại Mỹ Tho của một người yêu nước như sau:
“Thuê phòng ngủ: Phòng nhất ban ngày 0.75$ trọn đêm ngày 1.10$. Phòng nhì ban ngày 0.40$, trọn đêm ngày: 0.80$. Có bán sách, đồ hành lý, khăn bông v.v…”
Về việc kinh doanh lúa gạo:
“Nghề buôn bán lúa gạo ở Nam kỳ ai cũng biết là nghề thứ nhứt…..chúng tôi kêu gọi người dân Mỹ Tho cùng chúng tôi thành lập “Mỹ Tho Minh Tân Túc Mễ Tổng cuộc” tại Mỹ Tho vì nơi đây là chỗ cận tiện nhất…..”
3. Giao thông
Nhìn trên bản đồ giao thông Việt Nam, theo dõi con đường thiên lý mà trước kia ông bà ta gọi là đường Cái Quan, còn người Pháp đặt là đường thuộc địa số 1 (route coloniale No1) (trước 1975 đoạn từ sài Gòn đi Cà Mau qua Mỹ Tho gọi là quốc lộ 4), bây giờ là quốc lộ A 1, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, ta thấy Mỹ Tho (Trung Lương) là một giao điễm tối quan trọng để từ cực nam của tổ quốc với một phần ba dân số cả nước đi Trung Bắc phải qua Mỹ Tho
Sử viết về nguồn gốc của con đường thiên lý nầy, đoạn liên quan đến Mỹ Tho như sau:
Năm 1792, Nguyễn Ánh cho đắp đường từ Mỹ Tho qua giồng Kiến Định và bắc cầu Quỳ Tông (cầu Kè. Giữa đường Trịnh Hoài Đức và Học Lạc),
Năm 1835, Minh Mạng cho đắp các đường bộ ở các tỉnh Nam Kỳ dùng vào việc quan báo. Từ thành Định Tường còn có thêm ba tuyến đường khác: đường từ bắc thành Gia Định đến Định Tường, qua Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Chợ Gạo để đến Mỵ Tho (chắc chắn là quốc lộ 50 bây giờ, lời của tác giả). Một con đường từ Mỹ Tho đi Cái Thia để đi Vĩnh Long.
Một con đường khác từ Mỹ Tho cặp theo sông Bảo Định qua Tân Hương, giồng Cái Yến (Khánh Hậu), Bến Lức, Gò Đen về Sài Gòn.
Quai Galliéni (Đường mé sông Trưng Trắc)
Người Pháp theo dấu con đường Cái Quan, thiết lập con đường Thuộc địa số 1 (route coloniale No 1) vẫn lấy Mỹ Tho làm trục chánh để xuống Cà Mau. Và đến bây giờ cây cầu Mỹ Thuận và cây cầu Rạch Miễu đã thông xe, trục giao điểm của Mỹ Tho đối với con đường quốc lộ A 1 càng quan trọng hơn. Thậm chí con đường xa lộ Đông Tây sắp hoàn thành vẫn phải qua Mỹ Tho, thành phố vừa được nới rộng. Giả thử sau nầy có một con đường chiến lược cặp theo duyên hải từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, con đường nầy vẫn phải qua Mỹ Tho.
Đấy, Mỹ Tho trên phương diện giao thông vận tải cũng là một trọng điểm quan trong từ ngàn xưa đến nay.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
NGƯỜI HOA
1.- HÀNH CHÁNH
2. KINH TẾ
3.- MỘT VÀI HÌNH THỨC KINH DOANH
- Tiệm chạp phô
- Lò gạch.
1.- HÀNH CHÁNH
Trước khi người Pháp đến người Hoa đã có mặt ở Mỹ Tho từ lâu. Họ đã chung sống hòa hợp vời người Việt người Khờ me. Những thế hệ sau của họ lẽ tất nhiên có sự pha trộn ba sắc dân: Người Hoa và người Việt sanh con được gọi là con lai, lai căn, cắc chú lai sau đó cộng đồng nầy khá đông và có một lối sống nề nếp khá phong phú, nên hòa nhập với người Minh Hương. Cộng đồng Minh Hương vốn là người Hoa chạy trốn nhà Thanh lánh cư tại Việt Nam tự xưng là Minh Hương để vọng tưởng đến quê hương đất tổ nhà Minh. Chính nhà Nguyễn cũng công nhân cộng đồng Minh Hương là một bộ phận của người Việt Nam. Cộng đồng Minh Hương nầy có mặt tại các vùng người Hoa lưu trú lâu năm ngay cả ở Sài Gòn có một làng tên làng Minh Hương, hiện giờ ở đây vẫn còn một ngôi đình gọi là đình Minh Hương.
Riêng người Hoa và người Khờ me sanh con cũng được gọi là Miên lai có người còn gọi là đầu gà đít vịt. Nhất là ở Bạc Liêu có rất nhiều người Tiều (Triều Châu) lấy vợ thổ (người Miên). Người con gái Miên lai nhờ có hai màu da cha mẹ tương phản, nên có một vẻ đẹp đặc thù rắn rỏi, khỏe mạnh, mặn mòi, dễ thương…có mặt đông đảo ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…
Một điều đáng lưu ý trong sự pha trộn chủng tộc là đa số người đàn ông Hoa cưới vợ Việt Nam hay Khờ me chớ ít khi (cũng có nhưng rất hiếm) người đàn ông Việt hay Khờ me cười người phụ nữ Hoa.
Không biết trước khi người Pháp có mặt ở Nam bộ, người Hoa đến đây có qua một chế độ điều kiện nhập cảnh, lưu trú hay không nhưng chỉ biết khi người Pháp đã lập nền hành chánh ở đây rồi, người Hoa vẫn tiếp tục di cư sang Việt Nam nói chung, Mỹ Tho nói riêng rất dễ dàng.
Đối với sự nhập cảnh và lưu trú của người Hoa, chính quyền Pháp vẫn có một chế độ dễ dãi, thống thoáng. Dường như nhà chức trách Pháp dành cho họ một nền hành chánh tự trị.
Người Hoa qua đây được chia làm 5 bang căn cứ vào tỉnh hay địa phương nguyên quán bên Trung Quốc, gốm có bang Quảng Đông, bang Phước Kiến, bang Triều Châu hay Tiều Châu, bang Hải Nam hay Hải Nàm, bang Hẹ. Mỗi bang nói tiếng của riêng họ có một người đứng đầu gọi là bang trưởng được nhà nước thuộc địa công nhận. Bang trưởng có trọn quyền về hành chánh với đồng bang hay đồng hương mình, có quyền cấp chứng chỉ hành chánh một loại căn cước, một loại giấy thuế thân (như của người Việt) để sử dụng.
Mọi việc hành chánh, tố tụng nhỏ như tranh chấp gia đình, hội thảo về thương mại, giá cả….đều do bang đứng ra giải quyết. Ngoại trừ các vụ án dân, hình sự thì người Hoa vẫn phải ra trước pháp luật, và luật áp dụng cho người Hoa giống như cho người Việt Nam không được hưởng quyền tài phán của người ngoại kiều các nước lớn.
Bang trưởng được các người trong bang công cử có nhiệm kỳ và được chọn trong những người có uy tín, có cơ sở làm ăn quan trọng, tuổi tác…Ở Mỹ Tho bây giờ ta con nghe nhắc đến ông bang Hoạch, ông bang Vảnh, ông bang Phong ký…
Riêng người Hoa và người Khờ me sanh con cũng được gọi là Miên lai có người còn gọi là đầu gà đít vịt. Nhất là ở Bạc Liêu có rất nhiều người Tiều (Triều Châu) lấy vợ thổ (người Miên). Người con gái Miên lai nhờ có hai màu da cha mẹ tương phản, nên có một vẻ đẹp đặc thù rắn rỏi, khỏe mạnh, mặn mòi, dễ thương…có mặt đông đảo ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…
Một điều đáng lưu ý trong sự pha trộn chủng tộc là đa số người đàn ông Hoa cưới vợ Việt Nam hay Khờ me chớ ít khi (cũng có nhưng rất hiếm) người đàn ông Việt hay Khờ me cười người phụ nữ Hoa.
Không biết trước khi người Pháp có mặt ở Nam bộ, người Hoa đến đây có qua một chế độ điều kiện nhập cảnh, lưu trú hay không nhưng chỉ biết khi người Pháp đã lập nền hành chánh ở đây rồi, người Hoa vẫn tiếp tục di cư sang Việt Nam nói chung, Mỹ Tho nói riêng rất dễ dàng.
Đối với sự nhập cảnh và lưu trú của người Hoa, chính quyền Pháp vẫn có một chế độ dễ dãi, thống thoáng. Dường như nhà chức trách Pháp dành cho họ một nền hành chánh tự trị.
Người Hoa qua đây được chia làm 5 bang căn cứ vào tỉnh hay địa phương nguyên quán bên Trung Quốc, gốm có bang Quảng Đông, bang Phước Kiến, bang Triều Châu hay Tiều Châu, bang Hải Nam hay Hải Nàm, bang Hẹ. Mỗi bang nói tiếng của riêng họ có một người đứng đầu gọi là bang trưởng được nhà nước thuộc địa công nhận. Bang trưởng có trọn quyền về hành chánh với đồng bang hay đồng hương mình, có quyền cấp chứng chỉ hành chánh một loại căn cước, một loại giấy thuế thân (như của người Việt) để sử dụng.
Mọi việc hành chánh, tố tụng nhỏ như tranh chấp gia đình, hội thảo về thương mại, giá cả….đều do bang đứng ra giải quyết. Ngoại trừ các vụ án dân, hình sự thì người Hoa vẫn phải ra trước pháp luật, và luật áp dụng cho người Hoa giống như cho người Việt Nam không được hưởng quyền tài phán của người ngoại kiều các nước lớn.
Bang trưởng được các người trong bang công cử có nhiệm kỳ và được chọn trong những người có uy tín, có cơ sở làm ăn quan trọng, tuổi tác…Ở Mỹ Tho bây giờ ta con nghe nhắc đến ông bang Hoạch, ông bang Vảnh, ông bang Phong ký…
2. KINH TẾ
Nói đến người Hoa trên thế giới là nói đến từ “làm ăn”. Làm ăn ở đây có nghĩa là kinh tế, là thương mại, là buôn bán. Hình ảnh người Hoa với cái quang gánh, cái cân, cái bàn toán… là hình ảnh trung thực của người Hoa. Người Hoa không có óc quan lại, họ rất thực tế trong cuộc sống.
Họ đến Mỹ Tho (cũng như các nơi khác) từ xa xưa và với cung cách “làm ăn” của họ đã “cho ta một bài học”. Từ một “chú tửng bên Tàu” qua Việt Nam ngoài cái áo “xá xẩu” cái quần “xà lỏn” họ không có gì cả ngoài cái ý chí làm giàu. Với một đòn gánh trên vai với hai cần xé…lang thang khắp các nẻo đường từ thành thị đến thôn quê, để mua ve chai lông vịt, đồ phế thải…; hoặc với một cái còi toe toét với chiếc dao cạo, một chai dầu lửa…đi vào trong hang cùng ngõ hẻm để… thiến heo; hoặc đội cái nón mây rộng vành, gánh từ gánh phân tươi sớm chiều tưới cải…để chẳng mấy chốc trở thành một chủ nhân ông, một nhà tư bản kết sù. Điển hình ở Mỹ Tho có ông bang Hoạch, ở Sài Gòn có ông Hui Bòn Hỏa v.v… (sẽ đề cập trong một chủ đề khác).
Mỗi bang người Hoa đều có đường lối “làm ăn” khác nhau và xem như là truyền thống. Người Quảng Đông (còn gọi là người Quảng) chuyên về buôn bán chạp phô (tạp hóa hay hàng xén) Mỹ Tho có hiệu Hiệp Hòa Sanh. Người Phước Kiến chuyên về kinh tế lớn như lúa gạo, dừa khô, bắp… Mỹ Tho có trại cưa ở bên kia sông ngang chợ cá. Người Hẹ chuyên về ngành đông y tức là tiệm thuốc bắc, Mỹ Tho có hiệu Bồi Sanh Đường. Người Hải Nàm chuyên về ẩm thực, nấu ăn, cao lầu, tửu quán Mỹ Tho có nhà hàng Cửu Long. Người Triều châu (thường gọi là Tiều châu hay đơn giản người Tiều, chú Tiều) chuyên về trồng rẩy và chế tạo trà tàu, Mỹ Tho có hiệu trà Hiệp Phát.
Họ đến Mỹ Tho (cũng như các nơi khác) từ xa xưa và với cung cách “làm ăn” của họ đã “cho ta một bài học”. Từ một “chú tửng bên Tàu” qua Việt Nam ngoài cái áo “xá xẩu” cái quần “xà lỏn” họ không có gì cả ngoài cái ý chí làm giàu. Với một đòn gánh trên vai với hai cần xé…lang thang khắp các nẻo đường từ thành thị đến thôn quê, để mua ve chai lông vịt, đồ phế thải…; hoặc với một cái còi toe toét với chiếc dao cạo, một chai dầu lửa…đi vào trong hang cùng ngõ hẻm để… thiến heo; hoặc đội cái nón mây rộng vành, gánh từ gánh phân tươi sớm chiều tưới cải…để chẳng mấy chốc trở thành một chủ nhân ông, một nhà tư bản kết sù. Điển hình ở Mỹ Tho có ông bang Hoạch, ở Sài Gòn có ông Hui Bòn Hỏa v.v… (sẽ đề cập trong một chủ đề khác).
Mỗi bang người Hoa đều có đường lối “làm ăn” khác nhau và xem như là truyền thống. Người Quảng Đông (còn gọi là người Quảng) chuyên về buôn bán chạp phô (tạp hóa hay hàng xén) Mỹ Tho có hiệu Hiệp Hòa Sanh. Người Phước Kiến chuyên về kinh tế lớn như lúa gạo, dừa khô, bắp… Mỹ Tho có trại cưa ở bên kia sông ngang chợ cá. Người Hẹ chuyên về ngành đông y tức là tiệm thuốc bắc, Mỹ Tho có hiệu Bồi Sanh Đường. Người Hải Nàm chuyên về ẩm thực, nấu ăn, cao lầu, tửu quán Mỹ Tho có nhà hàng Cửu Long. Người Triều châu (thường gọi là Tiều châu hay đơn giản người Tiều, chú Tiều) chuyên về trồng rẩy và chế tạo trà tàu, Mỹ Tho có hiệu trà Hiệp Phát.
3.- MỘT VÀI HÌNH THỨC KINH DOANH
- Tiệm chạp phô
Xin kể một tiệm chạp phô hay tiệm tạp hóa hay tiệm hàng xén lớn nhất ở Mỹ Tho, đó là hiệu Quảng Nguyên Hòa của người Quảng.
Một tiệm hàng xén của người Hoa bán từ thượng vàng hạ cám: vải sồ tơ lụa, gạo nếp đậu bắp, thực phẩm bột bún tương chao tàu yểu, cho đến dây chạt lưới cá mỏ neo cần câu lòi tói lục lạc, mác dao cuốc xuổng lưỡi cày cho đến đục cưa khoan búa cho thợ mộc cả đến kim chỉ v.v và v.v..nghĩa là tất cả cho nhu cầu sinh sống của mọi tầng lớp dân trong xã hội hơn cả một siêu thị hiện đại.
Trong gia đình bất cứ ai kể cả người giúp việc vẫn có thể đứng ra bán hàng như người chủ. Tiền bán được, ngày xưa tiền nhỏ đều là tiền cắc xu toàn bằng kim khí…, bỏ vào một cái óng tre lớn cao cở 1,2 m miệng rộng bằng cái chén mà không ai kiểm soát cả. Đến tối ông chủ trút óng ra đếm tiền để tính sổ.
Nói đến việc “tính sổ” phải nói người Hoa là thiên tài về …kế toán! Toa vé mua hàng tức là hóa đơn từ các nơi giao hàng bằng đủ loại giấy, từ giấy bạch, giấy báo cũ, giấy lịch cũ…được viết bằng đủ kiểu chữ, cũng có những hóa đơn với chữ “phá toa” rất đẹp đúng cách, cũng có những hóa đơn mà chữ viết chỉ có thể mấy ông thầy bùa mới đọc được.
Hằng tá hóa đơn kiểu đó lưu giữ để “tính sổ” được cất ở đâu? Một cách đơn giản và thực tiễn, họ chỉ ấn mạnh vào cây đinh một tấc, được đóng trên một gốc cột. Thế là xong! Và việc “tính sổ” của họ không hề sai chạy, không hề có tranh chấp. Và công cuộc “làm ăn” của họ cũng nhờ cái “ba tàu” đó, cái “xính xái” đó, cái xuề xòa đó…mà họ làm giàu không mấy chốc.
Cần phải nói đến cái bàn toán. Cái bàn toán của họ là một cái máy tinh (calculateur) hiện đại. Nhìn một người tài phú tức là kế toán viên sử dụng cái bàn toán, nghe tiếng lắc cắc giòn tan không ngưng mà cũng không cần nhìn vào bàn toán, chỉ nhìn vào toa vé, sổ sách tìm các con số để thực hiện các bài toán cộng, toán trừ, toán nhơn đến toán chia dài thườn thượt….một cách thuần thục nhanh nhẹn và kết quả không hề sai chạy…quả là một điều đáng ngạc nhiên vô cùng.
Chưa hết, ngoài tài sử dụng bàn toán, tài phú còn có tài viết toa hay hóa đơn. Chữ Trung Hoa có nhiều lối viết riêng biệt như chân phương, tháo, triện, thư pháp…còn thay đổi theo loại văn như viết thơ, toa thuốc, thi phú…dều có lối viết khác nhau, riêng lối viết hóa đơn gọi là lối phá toa, cũng bay bướm nhưng rõ nét để không lầm lộn, đặc biệt là những con số có chữ đi kèm. Tại sao? Vì có thể 300 thành 3.000 hay 30.000.
Một tiệm hàng xén của người Hoa bán từ thượng vàng hạ cám: vải sồ tơ lụa, gạo nếp đậu bắp, thực phẩm bột bún tương chao tàu yểu, cho đến dây chạt lưới cá mỏ neo cần câu lòi tói lục lạc, mác dao cuốc xuổng lưỡi cày cho đến đục cưa khoan búa cho thợ mộc cả đến kim chỉ v.v và v.v..nghĩa là tất cả cho nhu cầu sinh sống của mọi tầng lớp dân trong xã hội hơn cả một siêu thị hiện đại.
Trong gia đình bất cứ ai kể cả người giúp việc vẫn có thể đứng ra bán hàng như người chủ. Tiền bán được, ngày xưa tiền nhỏ đều là tiền cắc xu toàn bằng kim khí…, bỏ vào một cái óng tre lớn cao cở 1,2 m miệng rộng bằng cái chén mà không ai kiểm soát cả. Đến tối ông chủ trút óng ra đếm tiền để tính sổ.
Nói đến việc “tính sổ” phải nói người Hoa là thiên tài về …kế toán! Toa vé mua hàng tức là hóa đơn từ các nơi giao hàng bằng đủ loại giấy, từ giấy bạch, giấy báo cũ, giấy lịch cũ…được viết bằng đủ kiểu chữ, cũng có những hóa đơn với chữ “phá toa” rất đẹp đúng cách, cũng có những hóa đơn mà chữ viết chỉ có thể mấy ông thầy bùa mới đọc được.
Hằng tá hóa đơn kiểu đó lưu giữ để “tính sổ” được cất ở đâu? Một cách đơn giản và thực tiễn, họ chỉ ấn mạnh vào cây đinh một tấc, được đóng trên một gốc cột. Thế là xong! Và việc “tính sổ” của họ không hề sai chạy, không hề có tranh chấp. Và công cuộc “làm ăn” của họ cũng nhờ cái “ba tàu” đó, cái “xính xái” đó, cái xuề xòa đó…mà họ làm giàu không mấy chốc.
Cần phải nói đến cái bàn toán. Cái bàn toán của họ là một cái máy tinh (calculateur) hiện đại. Nhìn một người tài phú tức là kế toán viên sử dụng cái bàn toán, nghe tiếng lắc cắc giòn tan không ngưng mà cũng không cần nhìn vào bàn toán, chỉ nhìn vào toa vé, sổ sách tìm các con số để thực hiện các bài toán cộng, toán trừ, toán nhơn đến toán chia dài thườn thượt….một cách thuần thục nhanh nhẹn và kết quả không hề sai chạy…quả là một điều đáng ngạc nhiên vô cùng.
Chưa hết, ngoài tài sử dụng bàn toán, tài phú còn có tài viết toa hay hóa đơn. Chữ Trung Hoa có nhiều lối viết riêng biệt như chân phương, tháo, triện, thư pháp…còn thay đổi theo loại văn như viết thơ, toa thuốc, thi phú…dều có lối viết khác nhau, riêng lối viết hóa đơn gọi là lối phá toa, cũng bay bướm nhưng rõ nét để không lầm lộn, đặc biệt là những con số có chữ đi kèm. Tại sao? Vì có thể 300 thành 3.000 hay 30.000.
- Lò gạch.
Một lò gạch chuyên sản xuất gạch thẻ, gạch thức, ngói …của ông bang Hoạch, người Phước Kiến họ Tôn. Lò gach của ông ]bang Hoạch ra đời trước 1900. Chính tại lò gạch nầy nữ nghệ sĩ nhân dân Phùng Há vốn dĩ gốc Hoa, thuở còn trẻ đã từng là công nhân làm gạch. Vừa lao động vừa ngân nga mấy câu vọng cổ, ít bài ca nhạc tài tử để cho công nhân giải trí. Giọng ca của cô gái trẻ nầy vang đến tai của một ông bầu cải lương thế là người nghệ sĩ tài danh có được bước đường thăng tiến đến tột đỉnh vinh quang.
Lò gạch nầy còn lại cho đến năm 1958, chính quyền đã đền bồi để lấy mặt bằng làm bến xe khách Mỹ Tho, bây giờ là ngôi chợ Thạnh Trị Phường 4. Đất sét mà lò gạch lấy để sản xuất gạch do đất từ cầu Bạch Nha lên đến cầu Đạo Ngạn, thửa đất rộng lớn nầy thành đất trủng thấp nên bỏ hoang. Những năm chiến tranh vào thập niên 1950, người dân tản cư ra thành phố chiếm hết vùng đất nầy để cất nhà.
Gạch ngói do lò gạch nầy làm ra rất tốt. Đến bây giờ khi phá dở những công trinh xây cất ở Mỹ Tho hàng trăm năm cũ mà phần lớn là vật tư của chính lò gạch nầy cung cấp, vẫn còn nguyên vẹn cứng rắn, kích thước đúng đắn không sai chạy.
Chủ lò gạch thành công nhanh chóng trong công nghiệp sản xuất gạch ngói nên ông tậu ruộng đất khắp tỉnh và xây cất phố xá trong thành phố Mỹ Tho rất nhiều. Hầu hết các dãy phố xưa chung quanh chợ và trong thành phố Mỹ Tho đều do ông hay gia đình dựng nên.
- Trại cưa
Bên kia sông Bảo Định, đối diện Chợ Cá Mỹ Tho, thuộc Phuỏng 3 bây giờ có một trại cưa rất lớn. Trại cưa nầy của một người Quảng Đông họ Tất chuyên lên rừng Bù Đăng Bù Đóp mua các loại gổ cổ thụ như dầu, sao, sến, gỏ, thao lao…dùng tre kết lại thành bè gọi là bè gổ hay bè súc, thả theo dòng sông Đồng Nai, qua hai sông Vàm Cỏ về Mỹ Tho, kéo lên trại dùng cưa tay xẻ ra, bán cho những người cất nhà, đóng ghe thuyền, xây cất cầu.
- Tiệm tương
Tiệm tương hiệu Liễn Trân của người Tiều gọi là ông Bang Cửng trên đường mé sông gần dốc cầu Quay, đường Phan Thanh Giản Phường 2 bây giờ, chuyên sản xuất tương, đậu phụ, chao toàn bằng đậu nành. Đậu nành giàu chất prô-tê-in cần thiết cho dinh dưỡng được người Trung Quốc tận dụng trong ẩm thực mà cũng cho…hầu bao. Cho nên tương, chao..vật khinh mà hình trọng nên công cuộc làm ăn của người Hoa là như vậy, thực tế đáp ứng với nhu cầu hàng ngày cho sự sống, khồng màu mè hoa lá miễn sao có lãi càng nhiều càng tốt.
- Cao lâu, tiệm nước.
Những cao lâu lâu đời của người Hoa nay không còn, nhưng trước kia là những nơi ăn uống ồn ào, sôi động nhất của thành phố Mỹ Tho. Khách vào Lạc Cảnh Viên đường Trưng Trắc, Kỳ Hương trước chợ Mỹ Tho, bên cạnh đó là cao lâu Huê Kiều… sẽ có một cảm giác được tiếp đãi trọng hậu niềm nỡ. Tiếng người phổ ky (tiếp viên) oang oang: -Bàn số 7, khách dùng 1 tô mì, 1 xây phế nại và chấm dứt bằng một tiết điệu hơi giọng quảng nghe vui vui. Lập tức từ trong bếp, người đứng bếp lập lại câu gọi hàng đó, chứng tỏ đã nghe rõ.
Trong tửu lầu trong tiệm nước, thực khách Việt có Hoa có, nhưng có một điều giống nhau là họ nói chuyện ồn ào quá, dường như mạnh ai nấy nói không cần biết có ai nghe hay không. Khách ăn uống xong, lấy bình nước trà chế nước vào tay dùng tay đó rửa miệng, ngậm một cây tăm xỉa răng gọi phổ ky: Thảay xu! (tính tiền). Chú phổ ky liếc nhìn xem khách ăn những gì lẩm nhẩm tính tiền rồi lớn tiến nói với chú tài phú (thu tiền) ngồi gần cửa ra vào dzì hầu buôôn …thảay xu …thòaang dậu lớớ…(hai cắc rưởi…tính tiền...cho chú Thòn đi…) Chú tài phú cũng lập lại số tiền chú phổ ky đã báo và khách ra trả tiền nơi đây.
- Tiệm cầm đồ
Đây không phải là tiệm cầm đồ tầm thường mà là một tiệm cầm đồ qui mô, có tổ chức như một công ty lớn. Mà là một công ty thật sự.
Tiệm cầm đồ nầy nằm tại ngả tư đường Lê Lợi (Ariès) và Thủ Khoa Huân (Desvaux), sau đó bán cho bộ Giáo dục để dùng làm cư xá cho giáo sư trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau tháng 4. 1975 nơi đây là phòng Giáo dục bây giờ là trụ sở công ty Xổ số kiến thiết. Tiệm cầm đồ nầy là một tòa kiến trúc lầu kiên cố, có một số nhân viên đông đảo, hoạt động như công sở nhà nước mang một bảng hiệu thật nhân đạo Mont de piété tức cơ quan bác ái.
Chủ nhân của cả một tập đoàn “bác ái” nầy là một người Hoa nức danh trong thương trường Việt Nam trước và sau thế kỷ XX. Đó là Hui Bòn Hỏa tức là Chú Hỏa người Phước Kiến họ Huỳnh, khi đã thành công trong việc “làm ăn” rồi, ông đã thành lập một với thương hiệu quốc tế là Société Oliastro, một công ty nặc danh (société anonyme) ở Sài Gòn tại đường Catinat, kể cả ở nước ngoài như Singapore, Hồng Kông, Paris. Ngoài ra ông còn có một hệ thống tiệm cầm đồ như nói ở trên tại hầu hết các tỉnh thành miền Nam.
Tiệm cầm đồ Hui Bòn Hỏa ở Mỹ Tho chỉ cầm vàng và cho vay tiền bằng cách thế chân bất động sản mà thôi. Giá vàng lên xuống được cập nhật, cũng như lãi xuất được ấn định mỗi ngày. Hui Bòn Hỏa nhập cảnh Việt Nam không lâu sau ngày người Pháp chiếm đóng miến Nam với hai bàn tay trắng.
Một đòn gánh, hai cần xé, chú xiêng tửng nầy (thằng tửng con) ngày ngày gò lừng đi mua ve chai lông vịt khắp phố phường, để rồi với cái quyết tâm truyền thống đó đã trở nên một đại tư bản trong vùng Đông Nam Á thời bầy giờ. Một số biệt thư cao sang ở quận 1 Sài Gòn mà khi ăn tân gia có một người khách là… Toàn Quyền Đông Dương, và mỗi lần biệt thự nầy mở cửa phải đóng phạt cho nhà nước 500 đồng vì cái tội…nhà dân lớn hơn nhà Toàn quyền. Một con đường lớn mang tên Hui Bòn Hỏa, con đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay, một bịnh viện Đa khoa ngay chợ Bến Thành mang tên Hui Bòn Hỏa, bệnh viện Đô thành bây giờ.
Bao nhiêu đó đủ nói lên thằng tửng làm ăn thế nào!
Hôtel de ville (Dinh tỉnh trưởng)
- Hai tệ nạn: Thuốc phiện và Rượu.
Ngoài những kinh doanh nói trên, người Hoa còn độc quyền hai đại lý do chính quyền người Pháp cấp. Đó là đại lý bán á phiện và đại lý bán rượu nếp. Cách nay một trăm năm cho đến năm 1945 đi một vòng quanh thành phố Mỹ Tho ta sẽ bắt gặp những đại lý bán á phiện với bảng hiệu treo bên ngoài: RO viết tắt của từ Régie opium tức là đại lý á phiện, người Việt Nam thường gọi là tiệm hút. Người ghiền á phiện công khai vào đây mua thuốc nằm hút cho đến khi nào…hết tiền.
Rượu nếp cũng do hai công ty người Hoa độc quyền sản xuất. Đó là công ty Rượu Bình Tây ở Chợ Lớn và công ty Rượu Bãi Xàu ở Sóc Trăng. Ngoài ra bất cứ ai nấu rượu đều bị cho là rượu lậu luôn luôn bị tào cáo (douane tức là quan thuế hay hải quan bay giờ) săn bắt. Một đại lý rượu trước cửa hiệu có treo bảng hiệu: RA viết tắt của từ Régie alcool tức là đại lý rượu. Hãng Rượu Bình Tây có một đề pô (dépôt) rượu tại Mỹ Tho để phân phối cho các đại lý nhỏ trong tỉnh nằm đầu đường Huyện Toại, sau đó là trung tâm Xã hội, bây giò là vị trí của văn phòng Thi hành án.
Tóm lại những ngành mà người Hoa chủ trương chi phối một trăm phần trăm nhu cầu của đời sống: từ nhu yếu phẩm hàng ngày là vật thực ăn uống, đến một mái nhà che mưa đỡ nắng cho đến những kinh nghiệm thực tế trong đầu tư buôn bán từ vụn vặt đến qui mô, Còn ta vẫn còn lẫm đẫm với ruộng vườn thậm chí vẫn còn mang nặng tinh thần bi quan yếm thế hay đầu óc thư lại…
NGƯỜI PHÁP
Hành chánh
Nói về hành chánh đối với ngưòi Pháp ở Mỹ Tho tức là nền hành chánh áp dụng đã trình bày ở phần ba cho người Việt Nam.
Kinh tế
Thật sự người Pháp không có chủ trương kinh tế thương mãi ỏ Mỹ Tho ngoại trừ Hãng Xáng, đại lý á phiện, đại lý rượu…có tính cách nhà nước. Còn tư nhân chỉ có nhà hàng-khách sạn bung-ga-lô (bungalow) ở gần ga xe lửa, một vài người Pháp mở quán rượu khiêu vũ…
Lò gạch nầy còn lại cho đến năm 1958, chính quyền đã đền bồi để lấy mặt bằng làm bến xe khách Mỹ Tho, bây giờ là ngôi chợ Thạnh Trị Phường 4. Đất sét mà lò gạch lấy để sản xuất gạch do đất từ cầu Bạch Nha lên đến cầu Đạo Ngạn, thửa đất rộng lớn nầy thành đất trủng thấp nên bỏ hoang. Những năm chiến tranh vào thập niên 1950, người dân tản cư ra thành phố chiếm hết vùng đất nầy để cất nhà.
Gạch ngói do lò gạch nầy làm ra rất tốt. Đến bây giờ khi phá dở những công trinh xây cất ở Mỹ Tho hàng trăm năm cũ mà phần lớn là vật tư của chính lò gạch nầy cung cấp, vẫn còn nguyên vẹn cứng rắn, kích thước đúng đắn không sai chạy.
Chủ lò gạch thành công nhanh chóng trong công nghiệp sản xuất gạch ngói nên ông tậu ruộng đất khắp tỉnh và xây cất phố xá trong thành phố Mỹ Tho rất nhiều. Hầu hết các dãy phố xưa chung quanh chợ và trong thành phố Mỹ Tho đều do ông hay gia đình dựng nên.
- Trại cưa
Bên kia sông Bảo Định, đối diện Chợ Cá Mỹ Tho, thuộc Phuỏng 3 bây giờ có một trại cưa rất lớn. Trại cưa nầy của một người Quảng Đông họ Tất chuyên lên rừng Bù Đăng Bù Đóp mua các loại gổ cổ thụ như dầu, sao, sến, gỏ, thao lao…dùng tre kết lại thành bè gọi là bè gổ hay bè súc, thả theo dòng sông Đồng Nai, qua hai sông Vàm Cỏ về Mỹ Tho, kéo lên trại dùng cưa tay xẻ ra, bán cho những người cất nhà, đóng ghe thuyền, xây cất cầu.
- Tiệm tương
Tiệm tương hiệu Liễn Trân của người Tiều gọi là ông Bang Cửng trên đường mé sông gần dốc cầu Quay, đường Phan Thanh Giản Phường 2 bây giờ, chuyên sản xuất tương, đậu phụ, chao toàn bằng đậu nành. Đậu nành giàu chất prô-tê-in cần thiết cho dinh dưỡng được người Trung Quốc tận dụng trong ẩm thực mà cũng cho…hầu bao. Cho nên tương, chao..vật khinh mà hình trọng nên công cuộc làm ăn của người Hoa là như vậy, thực tế đáp ứng với nhu cầu hàng ngày cho sự sống, khồng màu mè hoa lá miễn sao có lãi càng nhiều càng tốt.
- Cao lâu, tiệm nước.
Những cao lâu lâu đời của người Hoa nay không còn, nhưng trước kia là những nơi ăn uống ồn ào, sôi động nhất của thành phố Mỹ Tho. Khách vào Lạc Cảnh Viên đường Trưng Trắc, Kỳ Hương trước chợ Mỹ Tho, bên cạnh đó là cao lâu Huê Kiều… sẽ có một cảm giác được tiếp đãi trọng hậu niềm nỡ. Tiếng người phổ ky (tiếp viên) oang oang: -Bàn số 7, khách dùng 1 tô mì, 1 xây phế nại và chấm dứt bằng một tiết điệu hơi giọng quảng nghe vui vui. Lập tức từ trong bếp, người đứng bếp lập lại câu gọi hàng đó, chứng tỏ đã nghe rõ.
Trong tửu lầu trong tiệm nước, thực khách Việt có Hoa có, nhưng có một điều giống nhau là họ nói chuyện ồn ào quá, dường như mạnh ai nấy nói không cần biết có ai nghe hay không. Khách ăn uống xong, lấy bình nước trà chế nước vào tay dùng tay đó rửa miệng, ngậm một cây tăm xỉa răng gọi phổ ky: Thảay xu! (tính tiền). Chú phổ ky liếc nhìn xem khách ăn những gì lẩm nhẩm tính tiền rồi lớn tiến nói với chú tài phú (thu tiền) ngồi gần cửa ra vào dzì hầu buôôn …thảay xu …thòaang dậu lớớ…(hai cắc rưởi…tính tiền...cho chú Thòn đi…) Chú tài phú cũng lập lại số tiền chú phổ ky đã báo và khách ra trả tiền nơi đây.
- Tiệm cầm đồ
Đây không phải là tiệm cầm đồ tầm thường mà là một tiệm cầm đồ qui mô, có tổ chức như một công ty lớn. Mà là một công ty thật sự.
Tiệm cầm đồ nầy nằm tại ngả tư đường Lê Lợi (Ariès) và Thủ Khoa Huân (Desvaux), sau đó bán cho bộ Giáo dục để dùng làm cư xá cho giáo sư trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau tháng 4. 1975 nơi đây là phòng Giáo dục bây giờ là trụ sở công ty Xổ số kiến thiết. Tiệm cầm đồ nầy là một tòa kiến trúc lầu kiên cố, có một số nhân viên đông đảo, hoạt động như công sở nhà nước mang một bảng hiệu thật nhân đạo Mont de piété tức cơ quan bác ái.
Chủ nhân của cả một tập đoàn “bác ái” nầy là một người Hoa nức danh trong thương trường Việt Nam trước và sau thế kỷ XX. Đó là Hui Bòn Hỏa tức là Chú Hỏa người Phước Kiến họ Huỳnh, khi đã thành công trong việc “làm ăn” rồi, ông đã thành lập một với thương hiệu quốc tế là Société Oliastro, một công ty nặc danh (société anonyme) ở Sài Gòn tại đường Catinat, kể cả ở nước ngoài như Singapore, Hồng Kông, Paris. Ngoài ra ông còn có một hệ thống tiệm cầm đồ như nói ở trên tại hầu hết các tỉnh thành miền Nam.
Tiệm cầm đồ Hui Bòn Hỏa ở Mỹ Tho chỉ cầm vàng và cho vay tiền bằng cách thế chân bất động sản mà thôi. Giá vàng lên xuống được cập nhật, cũng như lãi xuất được ấn định mỗi ngày. Hui Bòn Hỏa nhập cảnh Việt Nam không lâu sau ngày người Pháp chiếm đóng miến Nam với hai bàn tay trắng.
Một đòn gánh, hai cần xé, chú xiêng tửng nầy (thằng tửng con) ngày ngày gò lừng đi mua ve chai lông vịt khắp phố phường, để rồi với cái quyết tâm truyền thống đó đã trở nên một đại tư bản trong vùng Đông Nam Á thời bầy giờ. Một số biệt thư cao sang ở quận 1 Sài Gòn mà khi ăn tân gia có một người khách là… Toàn Quyền Đông Dương, và mỗi lần biệt thự nầy mở cửa phải đóng phạt cho nhà nước 500 đồng vì cái tội…nhà dân lớn hơn nhà Toàn quyền. Một con đường lớn mang tên Hui Bòn Hỏa, con đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay, một bịnh viện Đa khoa ngay chợ Bến Thành mang tên Hui Bòn Hỏa, bệnh viện Đô thành bây giờ.
Bao nhiêu đó đủ nói lên thằng tửng làm ăn thế nào!
Hôtel de ville (Dinh tỉnh trưởng)
- Hai tệ nạn: Thuốc phiện và Rượu.
Ngoài những kinh doanh nói trên, người Hoa còn độc quyền hai đại lý do chính quyền người Pháp cấp. Đó là đại lý bán á phiện và đại lý bán rượu nếp. Cách nay một trăm năm cho đến năm 1945 đi một vòng quanh thành phố Mỹ Tho ta sẽ bắt gặp những đại lý bán á phiện với bảng hiệu treo bên ngoài: RO viết tắt của từ Régie opium tức là đại lý á phiện, người Việt Nam thường gọi là tiệm hút. Người ghiền á phiện công khai vào đây mua thuốc nằm hút cho đến khi nào…hết tiền.
Rượu nếp cũng do hai công ty người Hoa độc quyền sản xuất. Đó là công ty Rượu Bình Tây ở Chợ Lớn và công ty Rượu Bãi Xàu ở Sóc Trăng. Ngoài ra bất cứ ai nấu rượu đều bị cho là rượu lậu luôn luôn bị tào cáo (douane tức là quan thuế hay hải quan bay giờ) săn bắt. Một đại lý rượu trước cửa hiệu có treo bảng hiệu: RA viết tắt của từ Régie alcool tức là đại lý rượu. Hãng Rượu Bình Tây có một đề pô (dépôt) rượu tại Mỹ Tho để phân phối cho các đại lý nhỏ trong tỉnh nằm đầu đường Huyện Toại, sau đó là trung tâm Xã hội, bây giò là vị trí của văn phòng Thi hành án.
Tóm lại những ngành mà người Hoa chủ trương chi phối một trăm phần trăm nhu cầu của đời sống: từ nhu yếu phẩm hàng ngày là vật thực ăn uống, đến một mái nhà che mưa đỡ nắng cho đến những kinh nghiệm thực tế trong đầu tư buôn bán từ vụn vặt đến qui mô, Còn ta vẫn còn lẫm đẫm với ruộng vườn thậm chí vẫn còn mang nặng tinh thần bi quan yếm thế hay đầu óc thư lại…
NGƯỜI PHÁP
Hành chánh
Nói về hành chánh đối với ngưòi Pháp ở Mỹ Tho tức là nền hành chánh áp dụng đã trình bày ở phần ba cho người Việt Nam.
Kinh tế
Thật sự người Pháp không có chủ trương kinh tế thương mãi ỏ Mỹ Tho ngoại trừ Hãng Xáng, đại lý á phiện, đại lý rượu…có tính cách nhà nước. Còn tư nhân chỉ có nhà hàng-khách sạn bung-ga-lô (bungalow) ở gần ga xe lửa, một vài người Pháp mở quán rượu khiêu vũ…
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
PHẦN NĂM
V - QUA THƠ VĂN BÁO CHÍ XƯA
1.- QUA BÁO CHÍ
Tập san Nam Kỳ Phong Tục Nhơn Vật Diễn Ca, do nhà sách Phát Toàn của Đinh Thái Sơn làm chủ ở số 55, 57 đường d’Ormay, Sài Gòn, ấn hành quyển thứ nhứt vào năm 1909 có đăng bài nói về Mỹ Tho của tác giả Nguyễn Liên Phong.
Tác giả xin trích đoạn bằng cách chép lại nguyên bản, không sửa bất cứ một từ nào, dù những từ đó không đúng chính tả, với dụng ý để độc giả cảm nhận được lối văn quốc ngữ lúc bấy giờ còn phôi thai, và cũng để chúng ta có được một khái niệm về Mỹ Tho cổ.
1.1 Mỷ Tho phong cảnh thị: (Phong cảnh chợ Mỹ Tho)
Phong cảnh vui xem hạt Định Tường,
Tàu xa đông đảo mối đầu đường,
Cồn-rồng đất nổi che tiền diện,
Cổ-lịch(1) đồn xây trấn viển phương,
Phú nử hào nam nơi tổng lý,
Cử nhơn tấn sỉ chốn khoa trường,
Thuần phong tập tục dân no đủ,
Hóa hóa sanh sanh lợi ruộng vườn.
1.2 Tả cảnh Mỹ Tho:
Mỷ Tho nguyên tỉnh Định Tường, Phía tiền một dảy phố phường quá đông.
Trên bờ hàng hóa thạnh sung. Dưới sông ghe đậu chật cùng ngoài trong.
……
Song(2) mà hồi ấy chỉnh tu, Để lo phòng bị tuần du tặc thuyền.
Hẩy còn chật hẹp chưa liền, Gia Long nhất thập bát niên thêm đào.
Tứ sau thuận tiện ra vào, Ghe buôn tự thích chở trao dễ giàng.
……
Cù lao trước mặt án ngang, Chữ kêu Long đảo(3) rở ràng trời sanh.
……
Qua sông Rạch Miểu có đò, Một ngày hai buổi ra vô hoài hoài.
Cồn rồng nay cất lâu đài, Một lầu cao thấp trong ngoài làm nhơn(4).
1.3 Mỹ Tho phồn thịnh
Trang nghiêm một sở nhà thờ, Lầu cao vòi vọi đến giờ chuông rung.
Người trong đạo Chúa thạnh sung, Đến tuần xem lễ khiêm cung kỉ càng.
Nhà thương Nhà phước bĩ bàn, Phân ra đâu đó lớp lang ê hề.
Bên phang bên niếc(5) chỉnh tề, Các dinh các sở tư bề phân minh.
Điều-hòa Mỹ-chánh thần dinh, Qui mô tráng lệ công trình biết nhiêu.
Châu thành chợ bán dập dều, Xe người(6) xe ngựa thảy đều có đưa.
Buổi mơi buổi tối buổi trưa, Tàu đò xe lửa rước đưa liền liền.
Đầu đường sáu tỉnh(7) mối giềng, Tiệm ăn tiệm ngủ khỏe yên bộ hành.
Thiệt là đông đạo hữu danh, Tứ phương lai vản dinh sanh điệp trùng.
……
1.4 Anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân
..…
Tập quen roi đến đời nầy, Huân, Lân khởi nghĩa người say tấm lòng.
Cả thảy nghe theo rùng rùng, Dẩu ra khổ não khốn cùng cũng ưng.
Bất hàng cam đoạn Tướng-quân, Ông Huân thủ bút( khi vưng chịu hình.
Cho hay qui tiện nhục vinh, Đều chôn xuống đất mà danh khác nhiều.
……
Chú thích:
1- Thành cổ ở Mỹ Chánh,
2- Song tức sông là con sông Bảo Định một phụ lưu nhỏ của sông Cửa Tiểu sau đào thành kinh,
3- Cồn Rồng,
4- Nhà thương cùi,
5- Bên nầy bên kia,
6- Xe kéo,
7- Mỹ Tho là giao lộ của 6 tỉnh miền Tây,
8- Bài thơ của cụ Thủ Khoa Huân.
1.5 Trận bão năm Thìn (1904)
Xin trích một bài báo vào năm 1952 nói lại về trận bão năm Thìn tàn phá Mỹ Tho vào năm 1904 cách nay 1006 năm, do tác giả: Ái Tử.
Trận bão năm Giáp Thìn tàn hại Mỹ Tho
Mỹ Tho trận bảo thình lình.
Sớm mai mười sáu trời đà mưa giông.
Tưởng là phong thổ bất đồng.
Chỗ nầy thời có nơi không đâu chừng.
Mưa sao đến xế không ngừng.
Gió sao càng lớn tưng bừng sangđây.
Người Nam chí những người Tây.
Tưởng giông một lát có nhây đâu nào.
……
Đời xưa chí nhẫn đời nầy.
Chẳng khi nào có bão rày tháng ba.
Trên bờ sặp hết cửa nhà.
Dưới sông xà-lúp chìm đà lăn chiêng.
Ghe bầu ghe cửa ngả nghiêng.
Ghe chài đò dọc cũng khiêng lên bờ…”
“Trận nầy thiệt bão quá to.
Làm cho dân sự Mỹ Tho nghèo nàn.
Cồn Rồng mấy cái nhà thương.
Để nuôi cùi ở sặp tường tan hoang.
……
Thương thay mấy cậu ghe bầu.
Chìm thuyền nên nổi cái đầu chơm bơm.
Bão rồi sáng ngó ra đường.
Người đi như thể Tần vương hội đàm.
Người ta xúm xít ngoài vàm.
Kẻ giành vớt vải người ham vớt dù.
Nồi ơ chén tộ mái lu.
Con nít nó vác,” băng bù” (du côn) nó khiên.
………
Nâm thôn có cái cù lao.
Bần thì ngã hết khỉ nhào xuống sông.
Cái Bè cùng chợ Gò Công.
Nhà nhà đều sập người đồng gian nan.
Phía vườn dân sự thở than.
Cau dừa ngã lấp không đàng mà đi.
Còn ở trong Đồng Tháp Mười thì:
Tháp Mười có một chùa cao.
Gió thì nương gió không sao kiểng chùa.
Những dân đến Tháp làm mùa.
Đói no hẩm hút cá cua qua ngày.
Cũng trùng một bữa đậu tiền cúng chung.”
(Trích báo cũ)
2. –QUA VĂN THƠ
2.1 Thủ khoa Huân và bài thơ tuyệt mạng
Nói lên tính anh hùng của Mỹ Tho qua Bài thơ tuyệt mạng của anh hùng dân tộc Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân:
Tuyệt mạng
Hản mã nan kham vị quốc cừu
Chỉ nhơn binh mã trí thân hưu
Anh hùng mạc bả vinh dư luận
Võ trụ trường khang tiếc nghĩa luu
Vi bổ dĩ kinh hồ lỗ phách
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu
Đương niên Tho thủy lưu ba huyết
Long đảo thu giang khởi mộ sầu.
2.2 Học Lạc với cảnh Mỹ Tho
Tạ Hương đảng
Vành mâm xôi để tên Thằng Lạc
Nghĩ mình ty tiện không đài các
Văn chương vốn thiệt bợm mèo quằn
Danh phận không ra cái cóc rác
Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông
Dám đâu vúc vắc nhạo cô bác
Việc nầy dầu có thấu lòng chăng
Trong có ông Thần, ngoài cặp hạc.
Một lần khác không biết trêu chọc quan chức nào đó, ông lại bị đóng trăng (gông) cùng với một người khách (khách trú, người Hoa), ông mới làm một bài thơ tựa là:
Học Lạc ngồi trăng*
Hóa* An Nam, lứ* khách trú
Trăng trói lằng xằng chung một lũ
Ngoài mặt ngỡ ngàn lạ Bắc, Nam
Trong tai* cắc cớ xui đoàn tụ
Bợm Làng* chẳng vị sĩ năm kinh*
Ông Bổn* không thường người Bảy Phủ*
Phạt tạ xong rồi trở lại nhà
Hóa thời hốt thuốc, lứ bong vụ*.
(Trích Tự Điển Thành ngữ Điển tích,Diên Hương.Khai Trí Sài Gòn.1961)
Chú thích:
*Đóng trăn là đóng gông
* Hóa tiếng Hoa là tôi, là tao là anh, là chị….
*Lứ tiếng Hoa là anh, là mầy, là anh, là chị…
*Tai là tai nạn * Bợm Làng ông cho Hương đảng là bợm.
* Năm kinh là Tứ thư ngũ kinh.
*Bảy Phủ gồm 5 bang: Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam và Hẹ.
* Bong vụ: người Hoa đánh bong vụ với con nít.
Ngoài ra ông còn có một bài nói về độ thị Mỹ Tho thời bấy giờ:
Mỹ tho tức cảnh
“Trên Sài gòn, dưới Mỹ tho
Đâu đâu phong cảnh cũng nhường cho
Lớn ròng chung rạch chia đôi ngã
Cũ mới phân ranh cũng một đò
Phố cất vẽ vời xanh tợ lục,
Buồm giong lên xuống trắng như cò
Đắc tình trạo tử quên mưa nắng
Dắn dỏi đua nhau tiếng hát hò
2.3 Xin sao lục hai bài thơ tả cảnh buổi sáng Mỹ Tho xưa:
Mỹ Tho 1900
Một sáng sớm Mỹ Tho bừng trở dậy
Ngả ba đường ê ép bác phu xe
Nơi đầu ngõ cóc keng chuông xe đạp
Đôi chân gầy cô gái gánh hàng khoai.
Tôi trở dậy theo dòng đời thác đổ
Dốc cấu Quay chen chúc đám người đi
Mấy thầy ký giày tây quần thẳng nếp
Đám học trò xà lỏn áo sơ mi
Áo dài the, nón quay thau chễm chệ
Trên xe kéo vuốt râu cười vui vẻ
Ông huyện hàm được lịnh đến hầu quan
“Quẩy mông xừ…”(1) để về khoe với vợ.
Đến đầu chợ cửa hàng còn ngái ngủ
Quán Lạc ký đã thơm khói cà phê
Chưa nóng đít ly xây chừng(2) trước mặt
Thét đinh tay tiếng gọi chú phổ ky(3).
Tôi bắt chước kéo quần lên tận háng
Mắt lim dim chép chép dĩa(4) cà phê
Cảnh hổn loạn tiếng Tàu xen tiếng Việt
Mặc cho ai người nói chẳng người nghe.
Vách cô phế nại(5), phảanh xực(6)…thòong dành dzớớ…(7)
Tiểng gọi hàng pha trộn tiếng hét hò
Tiếng ly bát va nhau nghe nhức óc
Hơi nước lèo hòa với khói trong lò.
Vách cô phế nại(5), phảanh xực(6)…thòong dành dzớớ…(7)
Tiểng gọi hàng pha trộn tiếng hét hò
Tiếng ly bát va nhau nghe nhức óc
Hơi nước lèo hòa với khói trong lò.
Kìa bà cụ oằn vai quang gánh nặng
Hai thúng trầu, cau, thuốc xỉa vôi hồng
Chân sai sải nhanh nhanh cô hàng cá
“Cá tươi đây…rô, trê, sặc, lóc, bông…”
Trong phút chốc chợ đông người chật ních
Tôi vội vàng lên tiếng gọi…thẩy xu(
Ra đường lộ nhanh chân lên lò gạch
Bỏ đằng sau một cảnh tả-bính-lù...!(9)
(Trich trong tập thơ “Mỹ Tho, sợi nhớ sợi thương” của tác giả)
Chú thích:
1-Oui, Monsieur! Dạ, thưa ông !,
2- ly cà phê đen nhỏ,
3- thằng chạy bàn,
4- uống cà phê đổ ra dĩa cho mau ngụi,
5- một ly cà phê sữa,
6- hủ tíu ăn đi!,
7- từ chỉ người Tàu.
8- tính tiền,
9- đủ thứ lộn xộn ồn ào…
2.4 Mỹ Tho 1920
Mỹ Tho với từng xóm nhỏ đìu hiu
Từng con đường có lá me bay
Đến cầu Quay(1) xem tàu ghe xuôi ngược
Đi chợ Mỹ ăn bánh giá(2) chấm tương.
Vào chùa Vĩnh Tràng xem cổng Minh Đàn
Ra đình Điều Hòa xem hát kỳ yên
Sáng chiều ga xe lửa vang tiếng còi tiễn biệt
Qua cầu tàu Lục tỉnh đón tàu cặp bến
Nhặt me rụng trên đường Lê Lợi
Ngồi băng đá hàng dương nhìn sang
cồn Rồng lộng gió
Đầu mùa mưa vào lộ Bờ Dừa(3) bắt dế
Ngày chủ nhật anh “ cô le”(4) Mỹ Tho,
bà ba trắng, guốc vông lộp bộp
“sọt-ti” dạo phố.
Đến đường Hùng Vương nghe ve kêu vào hạ
Đêm thu lên cầu bắc nhìn tháp nước(5) trăng treo
Theo đường làng vào Gò Cát tìm cô hàng mía(6).
Mùa Phục sinh đến nhà Thờ
đón nàng ra lễ, cành cọ trong tay(7).
Rằm tháng bảy qua đò lễ Phật
Chùa Bửu Lâm( thanh thản tiếng nam mô
(Trích trong tập thơ “Mỹ Tho, mười chuyện tình buồn” của tác giả”)
Chú thích:
Ngôi nhà của Phước Georges, Bạch Công Tử
Đường Đinh Bộ Lĩnh P.2 TP. Mỹ Tho.
Hiện giờ là Phòng Thông Tin Văn Hóa cùa TP.
V - QUA THƠ VĂN BÁO CHÍ XƯA
1.- QUA BÁO CHÍ
Tập san Nam Kỳ Phong Tục Nhơn Vật Diễn Ca, do nhà sách Phát Toàn của Đinh Thái Sơn làm chủ ở số 55, 57 đường d’Ormay, Sài Gòn, ấn hành quyển thứ nhứt vào năm 1909 có đăng bài nói về Mỹ Tho của tác giả Nguyễn Liên Phong.
Tác giả xin trích đoạn bằng cách chép lại nguyên bản, không sửa bất cứ một từ nào, dù những từ đó không đúng chính tả, với dụng ý để độc giả cảm nhận được lối văn quốc ngữ lúc bấy giờ còn phôi thai, và cũng để chúng ta có được một khái niệm về Mỹ Tho cổ.
1.1 Mỷ Tho phong cảnh thị: (Phong cảnh chợ Mỹ Tho)
Phong cảnh vui xem hạt Định Tường,
Tàu xa đông đảo mối đầu đường,
Cồn-rồng đất nổi che tiền diện,
Cổ-lịch(1) đồn xây trấn viển phương,
Phú nử hào nam nơi tổng lý,
Cử nhơn tấn sỉ chốn khoa trường,
Thuần phong tập tục dân no đủ,
Hóa hóa sanh sanh lợi ruộng vườn.
1.2 Tả cảnh Mỹ Tho:
Mỷ Tho nguyên tỉnh Định Tường, Phía tiền một dảy phố phường quá đông.
Trên bờ hàng hóa thạnh sung. Dưới sông ghe đậu chật cùng ngoài trong.
……
Song(2) mà hồi ấy chỉnh tu, Để lo phòng bị tuần du tặc thuyền.
Hẩy còn chật hẹp chưa liền, Gia Long nhất thập bát niên thêm đào.
Tứ sau thuận tiện ra vào, Ghe buôn tự thích chở trao dễ giàng.
……
Cù lao trước mặt án ngang, Chữ kêu Long đảo(3) rở ràng trời sanh.
……
Qua sông Rạch Miểu có đò, Một ngày hai buổi ra vô hoài hoài.
Cồn rồng nay cất lâu đài, Một lầu cao thấp trong ngoài làm nhơn(4).
1.3 Mỹ Tho phồn thịnh
Trang nghiêm một sở nhà thờ, Lầu cao vòi vọi đến giờ chuông rung.
Người trong đạo Chúa thạnh sung, Đến tuần xem lễ khiêm cung kỉ càng.
Nhà thương Nhà phước bĩ bàn, Phân ra đâu đó lớp lang ê hề.
Bên phang bên niếc(5) chỉnh tề, Các dinh các sở tư bề phân minh.
Điều-hòa Mỹ-chánh thần dinh, Qui mô tráng lệ công trình biết nhiêu.
Châu thành chợ bán dập dều, Xe người(6) xe ngựa thảy đều có đưa.
Buổi mơi buổi tối buổi trưa, Tàu đò xe lửa rước đưa liền liền.
Đầu đường sáu tỉnh(7) mối giềng, Tiệm ăn tiệm ngủ khỏe yên bộ hành.
Thiệt là đông đạo hữu danh, Tứ phương lai vản dinh sanh điệp trùng.
……
1.4 Anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân
..…
Tập quen roi đến đời nầy, Huân, Lân khởi nghĩa người say tấm lòng.
Cả thảy nghe theo rùng rùng, Dẩu ra khổ não khốn cùng cũng ưng.
Bất hàng cam đoạn Tướng-quân, Ông Huân thủ bút( khi vưng chịu hình.
Cho hay qui tiện nhục vinh, Đều chôn xuống đất mà danh khác nhiều.
……
Chú thích:
1- Thành cổ ở Mỹ Chánh,
2- Song tức sông là con sông Bảo Định một phụ lưu nhỏ của sông Cửa Tiểu sau đào thành kinh,
3- Cồn Rồng,
4- Nhà thương cùi,
5- Bên nầy bên kia,
6- Xe kéo,
7- Mỹ Tho là giao lộ của 6 tỉnh miền Tây,
8- Bài thơ của cụ Thủ Khoa Huân.
1.5 Trận bão năm Thìn (1904)
Xin trích một bài báo vào năm 1952 nói lại về trận bão năm Thìn tàn phá Mỹ Tho vào năm 1904 cách nay 1006 năm, do tác giả: Ái Tử.
Trận bão năm Giáp Thìn tàn hại Mỹ Tho
Tôi là một người ở tỉnh Mỹ Tho. Lúc con nhỏ nghe cha mẹ kể chuyện lại trận bão năm Thìn. Nghe bắt mà rùn rợn. Chỉ nội cái câu “thây trôi như bộp dừa nước” cũng đủ ngán rồi.
Xứ Nam Việt không mấy khi có bão to như thế nên câu chuyện thướng được nhắc nhở luôn luôn ở cửa miệng mọi người. Nhứt là mỗi năm khi đến ngày xảy ra trận bão năm Thìn, nhiểu nhà đều có làm lễ giỗ vì đều có ông bà, cha mẹ rủi ro trong trận bão nầy.
Trận bão dữ dội xảy ra ngày 16 tháng 3 năm Giáp Thìn nhằm ngày 1 tháng 5 năm 1904 tức là đã được 48 năm rồi. Các vị lão thành trên 60 chắc còn nhớ rõ. Thật ngày ấy là cái tang chung cho nhiều gia đình ờ hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công.
Nay nhân dịp năm Thìn, tôi xin nhắc lại biến cố lớn lao ấy. Sau khi xảy ra trận bão, một nhà thơ là ông Huỳnh Ngọc Liễn, người ở Gò Công có làm một bài thơ lục bát dài trên 200 câu thuật lại đuôi đầu. Ông kể tỉ mỉ hết các chi tiết cùng sự thiệt hại về người và vật. Tôi xin chép lược lại gọi là một bức tranh thời sự hồi 48 năm qua.
Xứ Nam Việt không mấy khi có bão to như thế nên câu chuyện thướng được nhắc nhở luôn luôn ở cửa miệng mọi người. Nhứt là mỗi năm khi đến ngày xảy ra trận bão năm Thìn, nhiểu nhà đều có làm lễ giỗ vì đều có ông bà, cha mẹ rủi ro trong trận bão nầy.
Trận bão dữ dội xảy ra ngày 16 tháng 3 năm Giáp Thìn nhằm ngày 1 tháng 5 năm 1904 tức là đã được 48 năm rồi. Các vị lão thành trên 60 chắc còn nhớ rõ. Thật ngày ấy là cái tang chung cho nhiều gia đình ờ hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công.
Nay nhân dịp năm Thìn, tôi xin nhắc lại biến cố lớn lao ấy. Sau khi xảy ra trận bão, một nhà thơ là ông Huỳnh Ngọc Liễn, người ở Gò Công có làm một bài thơ lục bát dài trên 200 câu thuật lại đuôi đầu. Ông kể tỉ mỉ hết các chi tiết cùng sự thiệt hại về người và vật. Tôi xin chép lược lại gọi là một bức tranh thời sự hồi 48 năm qua.
Mỹ Tho trận bảo thình lình.
Sớm mai mười sáu trời đà mưa giông.
Tưởng là phong thổ bất đồng.
Chỗ nầy thời có nơi không đâu chừng.
Mưa sao đến xế không ngừng.
Gió sao càng lớn tưng bừng sangđây.
Người Nam chí những người Tây.
Tưởng giông một lát có nhây đâu nào.
……
Đời xưa chí nhẫn đời nầy.
Chẳng khi nào có bão rày tháng ba.
Trên bờ sặp hết cửa nhà.
Dưới sông xà-lúp chìm đà lăn chiêng.
Ghe bầu ghe cửa ngả nghiêng.
Ghe chài đò dọc cũng khiêng lên bờ…”
Theo lời thân phụ tôi kể lại trận bão rồi đứng xa bảy tám cây số ngó thấy lồng lộng. Nói gì ở Trung Lương, Chợ Bưng, Xoài Hột đứng nhìn thấy rõ ràng thành phố Mỹ Tho! Không một gốc cây nào đứng vững hết.
“Trận nầy thiệt bão quá to.
Làm cho dân sự Mỹ Tho nghèo nàn.
Cồn Rồng mấy cái nhà thương.
Để nuôi cùi ở sặp tường tan hoang.
……
Thương thay mấy cậu ghe bầu.
Chìm thuyền nên nổi cái đầu chơm bơm.
Bão rồi sáng ngó ra đường.
Người đi như thể Tần vương hội đàm.
Người ta xúm xít ngoài vàm.
Kẻ giành vớt vải người ham vớt dù.
Nồi ơ chén tộ mái lu.
Con nít nó vác,” băng bù” (du côn) nó khiên.
………
Nâm thôn có cái cù lao.
Bần thì ngã hết khỉ nhào xuống sông.
Cái Bè cùng chợ Gò Công.
Nhà nhà đều sập người đồng gian nan.
Phía vườn dân sự thở than.
Cau dừa ngã lấp không đàng mà đi.
Còn ở trong Đồng Tháp Mười thì:
Tháp Mười có một chùa cao.
Gió thì nương gió không sao kiểng chùa.
Những dân đến Tháp làm mùa.
Đói no hẩm hút cá cua qua ngày.
Đó là ở Mỹ Tho, còn ở Gò Công thiệt hại còn nhiều hơn.
Bởi thế cho nên cứ mỗi năm đến ngày 16 tháng 3, chúng ta chớ lấy làm lạ có nhiều nhà ở Mỹ Tho và Gò Công cũng đều có giỗ ông bà cha mẹ v.v…đã thiệt mạng trong trận bão nầy. Vì vậy tác giả đã kết luận bằng hai câu thơ:
Tháng ba mười sáu lai niên. Bởi thế cho nên cứ mỗi năm đến ngày 16 tháng 3, chúng ta chớ lấy làm lạ có nhiều nhà ở Mỹ Tho và Gò Công cũng đều có giỗ ông bà cha mẹ v.v…đã thiệt mạng trong trận bão nầy. Vì vậy tác giả đã kết luận bằng hai câu thơ:
Cũng trùng một bữa đậu tiền cúng chung.”
(Trích báo cũ)
2. –QUA VĂN THƠ
2.1 Thủ khoa Huân và bài thơ tuyệt mạng
Nói lên tính anh hùng của Mỹ Tho qua Bài thơ tuyệt mạng của anh hùng dân tộc Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân:
Tuyệt mạng
Hản mã nan kham vị quốc cừu
Chỉ nhơn binh mã trí thân hưu
Anh hùng mạc bả vinh dư luận
Võ trụ trường khang tiếc nghĩa luu
Vi bổ dĩ kinh hồ lỗ phách
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu
Đương niên Tho thủy lưu ba huyết
Long đảo thu giang khởi mộ sầu.
2.2 Học Lạc với cảnh Mỹ Tho
Từ 1861 , Mỹ tho là nhượng địa của Pháp, nhân dân ly tán yêu nước tích cực rất nhiều như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan văn Trị , Thủ khoa Huân, Học Lac… họ bày tỏ thài độ bất hơp tác với Pháp, luôn giữ gìn khí tiết, bộc lộ nỗi đau buồn trước những đổi thay của đất nước trong thời Pháp thuộc
Học Lạc tên thật là Nguyễn Lạc, sinh trưởng làng Mỹ Chánh, tinh Mỹ Tho người nho học xuất thân, giỏi quẻ Diệc, rành nghề thuốc, lại làu thông cầm kỳ thi họa, lạ gì cái tính học trò có tài, nên thường ngạo nghễ. Bởi vậy, trong làng hương đảng ít ai ưa. Rồi một bữa cúng đình, ông dưng một mâm xôi, cũng như mọi người để cúng Thần. Nhưng ông lại ký tên là “Thằng Lac”. Làng bắt tội ông, khi làng xã đem ông đóng gông, ông mới làm một bài thơ xin lỗi:
Học Lạc tên thật là Nguyễn Lạc, sinh trưởng làng Mỹ Chánh, tinh Mỹ Tho người nho học xuất thân, giỏi quẻ Diệc, rành nghề thuốc, lại làu thông cầm kỳ thi họa, lạ gì cái tính học trò có tài, nên thường ngạo nghễ. Bởi vậy, trong làng hương đảng ít ai ưa. Rồi một bữa cúng đình, ông dưng một mâm xôi, cũng như mọi người để cúng Thần. Nhưng ông lại ký tên là “Thằng Lac”. Làng bắt tội ông, khi làng xã đem ông đóng gông, ông mới làm một bài thơ xin lỗi:
Tạ Hương đảng
Vành mâm xôi để tên Thằng Lạc
Nghĩ mình ty tiện không đài các
Văn chương vốn thiệt bợm mèo quằn
Danh phận không ra cái cóc rác
Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông
Dám đâu vúc vắc nhạo cô bác
Việc nầy dầu có thấu lòng chăng
Trong có ông Thần, ngoài cặp hạc.
Một lần khác không biết trêu chọc quan chức nào đó, ông lại bị đóng trăng (gông) cùng với một người khách (khách trú, người Hoa), ông mới làm một bài thơ tựa là:
Học Lạc ngồi trăng*
Hóa* An Nam, lứ* khách trú
Trăng trói lằng xằng chung một lũ
Ngoài mặt ngỡ ngàn lạ Bắc, Nam
Trong tai* cắc cớ xui đoàn tụ
Bợm Làng* chẳng vị sĩ năm kinh*
Ông Bổn* không thường người Bảy Phủ*
Phạt tạ xong rồi trở lại nhà
Hóa thời hốt thuốc, lứ bong vụ*.
(Trích Tự Điển Thành ngữ Điển tích,Diên Hương.Khai Trí Sài Gòn.1961)
Chú thích:
*Đóng trăn là đóng gông
* Hóa tiếng Hoa là tôi, là tao là anh, là chị….
*Lứ tiếng Hoa là anh, là mầy, là anh, là chị…
*Tai là tai nạn * Bợm Làng ông cho Hương đảng là bợm.
* Năm kinh là Tứ thư ngũ kinh.
*Bảy Phủ gồm 5 bang: Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam và Hẹ.
* Bong vụ: người Hoa đánh bong vụ với con nít.
Ngoài ra ông còn có một bài nói về độ thị Mỹ Tho thời bấy giờ:
Mỹ tho tức cảnh
“Trên Sài gòn, dưới Mỹ tho
Đâu đâu phong cảnh cũng nhường cho
Lớn ròng chung rạch chia đôi ngã
Cũ mới phân ranh cũng một đò
Phố cất vẽ vời xanh tợ lục,
Buồm giong lên xuống trắng như cò
Đắc tình trạo tử quên mưa nắng
Dắn dỏi đua nhau tiếng hát hò
2.3 Xin sao lục hai bài thơ tả cảnh buổi sáng Mỹ Tho xưa:
Mỹ Tho 1900
Một sáng sớm Mỹ Tho bừng trở dậy
Ngả ba đường ê ép bác phu xe
Nơi đầu ngõ cóc keng chuông xe đạp
Đôi chân gầy cô gái gánh hàng khoai.
Tôi trở dậy theo dòng đời thác đổ
Dốc cấu Quay chen chúc đám người đi
Mấy thầy ký giày tây quần thẳng nếp
Đám học trò xà lỏn áo sơ mi
Áo dài the, nón quay thau chễm chệ
Trên xe kéo vuốt râu cười vui vẻ
Ông huyện hàm được lịnh đến hầu quan
“Quẩy mông xừ…”(1) để về khoe với vợ.
Đến đầu chợ cửa hàng còn ngái ngủ
Quán Lạc ký đã thơm khói cà phê
Chưa nóng đít ly xây chừng(2) trước mặt
Thét đinh tay tiếng gọi chú phổ ky(3).
Tôi bắt chước kéo quần lên tận háng
Mắt lim dim chép chép dĩa(4) cà phê
Cảnh hổn loạn tiếng Tàu xen tiếng Việt
Mặc cho ai người nói chẳng người nghe.
Vách cô phế nại(5), phảanh xực(6)…thòong dành dzớớ…(7)
Tiểng gọi hàng pha trộn tiếng hét hò
Tiếng ly bát va nhau nghe nhức óc
Hơi nước lèo hòa với khói trong lò.
Vách cô phế nại(5), phảanh xực(6)…thòong dành dzớớ…(7)
Tiểng gọi hàng pha trộn tiếng hét hò
Tiếng ly bát va nhau nghe nhức óc
Hơi nước lèo hòa với khói trong lò.
Kìa bà cụ oằn vai quang gánh nặng
Hai thúng trầu, cau, thuốc xỉa vôi hồng
Chân sai sải nhanh nhanh cô hàng cá
“Cá tươi đây…rô, trê, sặc, lóc, bông…”
Trong phút chốc chợ đông người chật ních
Tôi vội vàng lên tiếng gọi…thẩy xu(
Ra đường lộ nhanh chân lên lò gạch
Bỏ đằng sau một cảnh tả-bính-lù...!(9)
(Trich trong tập thơ “Mỹ Tho, sợi nhớ sợi thương” của tác giả)
Chú thích:
1-Oui, Monsieur! Dạ, thưa ông !,
2- ly cà phê đen nhỏ,
3- thằng chạy bàn,
4- uống cà phê đổ ra dĩa cho mau ngụi,
5- một ly cà phê sữa,
6- hủ tíu ăn đi!,
7- từ chỉ người Tàu.
8- tính tiền,
9- đủ thứ lộn xộn ồn ào…
2.4 Mỹ Tho 1920
Mỹ Tho với từng xóm nhỏ đìu hiu
Từng con đường có lá me bay
Đến cầu Quay(1) xem tàu ghe xuôi ngược
Đi chợ Mỹ ăn bánh giá(2) chấm tương.
Vào chùa Vĩnh Tràng xem cổng Minh Đàn
Ra đình Điều Hòa xem hát kỳ yên
Sáng chiều ga xe lửa vang tiếng còi tiễn biệt
Qua cầu tàu Lục tỉnh đón tàu cặp bến
Nhặt me rụng trên đường Lê Lợi
Ngồi băng đá hàng dương nhìn sang
cồn Rồng lộng gió
Đầu mùa mưa vào lộ Bờ Dừa(3) bắt dế
Ngày chủ nhật anh “ cô le”(4) Mỹ Tho,
bà ba trắng, guốc vông lộp bộp
“sọt-ti” dạo phố.
Đến đường Hùng Vương nghe ve kêu vào hạ
Đêm thu lên cầu bắc nhìn tháp nước(5) trăng treo
Theo đường làng vào Gò Cát tìm cô hàng mía(6).
Mùa Phục sinh đến nhà Thờ
đón nàng ra lễ, cành cọ trong tay(7).
Rằm tháng bảy qua đò lễ Phật
Chùa Bửu Lâm( thanh thản tiếng nam mô
(Trích trong tập thơ “Mỹ Tho, mười chuyện tình buồn” của tác giả”)
Chú thích:
1- Cầu có tên cầu Quây là vì cầu nầy người Pháp xây cất bằng sắt thép, nhịp giữa có 2 đoạn rời nhau lại để khi tàu bè qua, hai đoạn nầy được quay lên cao.
2- Bánh giá chiên với bột gạo có tép và giá ăn với tương, chỉ Gò Công và Mỹ Tho có mà thôi.
3- Lộ Bờ Dừa nguyên là lộ Vòng Lớn bây giờ là đoạn từ giao lộ Trung An đến chân cầu Rạch Miễu thuộc quốc lộ 60, người Pháp lập ra để đi tuần tra ban đêm. Đường Vòng Nhỏ bây giờ là đường Trần Hưng Đạo, cũng cùng chung một mục đích nhưng vòng đai nhỏ hơn.
4- “cô le” (collégien) là học trò trường cô le (collège) tức là Trụng học Nguyễn Đình Chiểu. Ngày xua người ta thường chế giễu anh cô le là cô le gèn đứng gốc me cạy ghèn.
5- Tháp nước trăng treo là khi trời có trăng lên cầu bắc thấy trăng lơ lững trên 2 tháp nước, cảnh thật đẹp.
6- Trên đường đi thường có các cô bán mía cho khách qua đường. Ở Gò cát nổi danh mía thanh dịu ngon nhất.
7- Trước lễ Phục sinh, nhà Thờ có lễ Lá, các cô có đạo ra lễ cầm theo một nhánh cọ trông dễ thương.
8- Qua chùa Bửu Lâm phải đi đò, chùa nầy cổ hơn chùa Vĩnh Tràng.
2- Bánh giá chiên với bột gạo có tép và giá ăn với tương, chỉ Gò Công và Mỹ Tho có mà thôi.
3- Lộ Bờ Dừa nguyên là lộ Vòng Lớn bây giờ là đoạn từ giao lộ Trung An đến chân cầu Rạch Miễu thuộc quốc lộ 60, người Pháp lập ra để đi tuần tra ban đêm. Đường Vòng Nhỏ bây giờ là đường Trần Hưng Đạo, cũng cùng chung một mục đích nhưng vòng đai nhỏ hơn.
4- “cô le” (collégien) là học trò trường cô le (collège) tức là Trụng học Nguyễn Đình Chiểu. Ngày xua người ta thường chế giễu anh cô le là cô le gèn đứng gốc me cạy ghèn.
5- Tháp nước trăng treo là khi trời có trăng lên cầu bắc thấy trăng lơ lững trên 2 tháp nước, cảnh thật đẹp.
6- Trên đường đi thường có các cô bán mía cho khách qua đường. Ở Gò cát nổi danh mía thanh dịu ngon nhất.
7- Trước lễ Phục sinh, nhà Thờ có lễ Lá, các cô có đạo ra lễ cầm theo một nhánh cọ trông dễ thương.
8- Qua chùa Bửu Lâm phải đi đò, chùa nầy cổ hơn chùa Vĩnh Tràng.
Ngôi nhà của Phước Georges, Bạch Công Tử
Đường Đinh Bộ Lĩnh P.2 TP. Mỹ Tho.
Hiện giờ là Phòng Thông Tin Văn Hóa cùa TP.
Bên cạnh ngôi nhà của BạCh công tử nầy là rạp hát Huỳnh Kỳ mà chính con người hào hoa nầy đã xây cất cho người yêu, cố nghệ sĩ Phùng Há có nơi diễn xuất. Sau đó, rạp hát được bán cho ông huyện Lê Ngọc Chiếu cũng người Chợ Gạo và được đổi tến là Lê Ngọc, rồi lại một lần thay chủ nữa với tên là Viễn Trường. Sau ngày 1.5.1975 rạp lấy tên nhà hát Mỹ Tho để đến bây giờ chấm dứt vai trò nghệ thuật cầm ca của nó để trở thành một siêu thị nhỏ.
Rạp hát Huỳnh Kỳ sau đó đổi chủ và mang tên Lê Ngọc, một lần nữa đổi chủ láy tên Viễn Trường đến ngày 1.5.1975 thuộc về nhà nước mag tên nhà hát Mỹ Tho, cuồi cùng vào năm 2009 biến thành một siêu thị nhỏ.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: MỸ THO XƯA (1861-1945) - Mặc NhânTVC
PHẦN SÁU
Lời kết
Mỹ Tho lớn lên tôi cũng lớn
Đã thành người trên đất Mỹ Tho
Như hạt sỏi trong lòng sông Cửu
Mơ một ngày hóa ngọc thành châu.
Một chút tâm tình
Mặc Nhân TVC.
Lập Đông Kỷ Sửu. Cuối 2009
Lời kết
Mỹ Tho lớn lên tôi cũng lớn
Đã thành người trên đất Mỹ Tho
Như hạt sỏi trong lòng sông Cửu
Mơ một ngày hóa ngọc thành châu.
Một chút tâm tình
Mặc cho kiến thức hẹp hòi nhưng vì tham vọng thúc đẩy nên kẻ cầm viết mạnh dạn ghi chép lại và phổ biến những sự kiện, những sinh hoạt dân gian, những lề thói lắng đọng trong ký ức của người dân Mỹ Tho Nam kỳ Lục tỉnh, vùng đất phương Nam trong thời điểm lịch sử 1861-1945. Xin trân trọng trao về tất cả những ai, trong nước hay đây đó trong cõi hồng trần nầy, đã từng có một thời ăn gạo Gò Cát, uống nước sông Bảo Định, thưởng thức hủ tíu Phánh ký, nhấm nháp chiếc bánh giá chấm tương, trái chuối nướng ở chợ Hàng Bông hay vào Trung Lương hái mận Hồng Đào…Kẻ kể chuyện nầy dường như còn nghe rạt rào tiếng sóng Cửu Long vỗ bờ, cùng với tiếng hò “ Đèn cầu tàu ngọn xanh ngọn đỏ. Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu….và làm sao quên được tiếng còi tàu tiễn biệt, cũng như tiếng còi xe lửa, với tiếng nghiến của bánh xe trên đường sắt như xé tan hai trái tim đang yêu nhau mà kẻ ở người đi trong cảnh chia ly…
Mặc Nhân TVC.
Lập Đông Kỷ Sửu. Cuối 2009
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
VÀI HÌNH ẢNH MỸ THO XƯA
Phụ nữ đất Mỹ Tho
Trường Nguyễn Đình Chiểu.
Vàm sông Bảo Định
Con tàu mang tên Mỹ Tho
Nhà bảo sanh
Chợ hàng bông
Bắc Rạch Miễu trước năm 1960
Chợ Mỹ Tho nhìn từ phía bên kia sông
Trường Nguyễn Đình Chiểu.
Vàm sông Bảo Định
Con tàu mang tên Mỹ Tho
Nhà bảo sanh
Chợ hàng bông
Bắc Rạch Miễu trước năm 1960
Chợ Mỹ Tho nhìn từ phía bên kia sông
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết