Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư........Người Xưa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư........Người Xưa
Khi Hiên thôi học ở thành phố về, mướn căn nhà, treo cái bảng kẻ bằng bút lông lên giấy các tông "Viết hồi ký thuê" thì Hiên gặp lại người thương của má.
Bảy năm rồi, Hiên mới gặp ông. Ông ốm, xanh, ông không già đi bao nhiêu nhưng tóc đã rụng nhiều để lại cái trán rộng như sân bay Trà Nóc. Hiên luôn luôn thấy ông gần gụi và thân thuộc, cái cảm giác ông luôn luôn có mặt trong đời của Hiên mặc dầu chẳng thân tình gì nhau. Cứ nói với một đứa bé mười, mười hai tuổi rằng cái ông đang nói trên ti-vi hồi đó thương má mầy, nó sẽ dõi theo ông ta bằng một sự quan tâm nào đó không lý giải được. Ngay từ khi ông còn tại chức, ông luôn xuất hiện trên mặt báo, trên ti-vi với sự chân thật toát ra từ đôi mắt, một vẻ mặt trăn trở, đấu tranh. Hiên cho rằng đôi mắt thể hiện được con người. Ông từ chức chủ tịch trước nhiệm kỳ hồi cuối năm rồi với lý do sức khỏe kém, không đủ năng lực để làm việc. Hiên cố làm như mình chẳng bao giờ quen ông. Bảy năm, đủ để ông già đi và Hiên bỏ bộ dạng đứa học trò quê mùa cũ. Hiên hỏi ông muốn viết hồi ký ở dạng nào. Hẳn nhiên là có nhiều cách viết khác nhau, để lại cho con cháu thì đào sâu về đạo đức, lối sống, về buổi đầu lập thân cực nhọc ra làm sao để lại cho đời sau cơ ngơi, sự nghiệp nầy. Nếu xuất bản hàng loạt thì chú trọng những công việc, thành tích trong đời... hoặc chỉ viết riêng cho một mình ông thôi, sống giấu kín, chết mang theo. Ông cười rất đẹp (đôi lúc có những nụ cười như thế làm cho tim Hiên thót lên một tiếng hít hà):
- Tôi muốn cháu viết cho người tôi yêu. Và viết thật.
Hiên thưa rằng Hiên sẽ viết thật nếu như ông nói thật. Ông lại cười. Má ơi!
Hiên thèm được viết thật dữ lắm chớ. Hiên vừa học vừa làm thêm việc viết hồi ký non hai năm. Hiên đã gặp nhiều khách hàng nghe họ kể về cuộc đời của họ. Ai cũng làm tỉ mỉ điều tốt, điều cao thượng hơi giống nhau, bày tỏ lòng nhân ái với thế giới, lòng thương mến với tất cả mọi người. Hiên nhận ra một quỹ đạo nhàm chán là không ai kể về những lỗi lầm của mình dù là từ thuở ấu thơ đã ngắt đuôi con chuồn chuồn đỏ nhét vào cọng cỏ hay về chú dế lửa bị mình nhốt trong cái lồng đất đã chết vì chật và buồn. Mà, Hiên cho rằng, hồi ký là phải thật, ai đời người ta lại gian dối với cả chính mình. Đôi khi cầm quyển hồi ký do chính tay mình viết ra, trình bày sạch sẽ, bìa đẹp, lật từ trang đầu tới trang cuối thấy người ta sống sao mà tốt quá, tốt thiệt, tốt đến không ngờ. Bạn bè cười vào cái ý nghĩ ngớ ngẩn của Hiên: "Thì tật con người ta vậy mà... ". Hiên biểu tin Hiên đi, thấy cuộc đời kiểu nầy không ham, không thấy vui đâu.
Ông không vậy, ông thủ thỉ với Hiên như một người bạn bên một người bạn thân thiết. Hiên cảm thấy cái quý giá nhất của hợp đồng nầy là được ông tin cậy. Ông nói với Hiên về tuổi thơ, về quê hương, về tất cả những chiến công và những lỗi lầm. Những nơi ông đến rồi đi và ấn tượng những người ông gặp... Buổi tối, trở về căn nhà vuông vức như cái bánh chưng, Hiên mở máy ghi âm để ghi lại giọng nói điềm đạm như thể dè dặt của ông và chợt nhận ra mình viết cái hồi ký không phải cho riêng ông. Hiên viết cho những đồng đội đã hy sinh xương máu để giúp ông lập nhiều chiến công. Hiên viết cho những người cộng sự cùng ông đưa cái địa phương nầy đi lên, được biểu dương thành tích. Và Hiên hạnh phúc viết về một bóng hình mơ hồ nào đó mà ông đã chia tay trong quá khứ nhưng luôn hiển hiện bên ông. Hiên không chắc chắn đó có phải là má Hiên không. Thường thì đàn ông không nhớ sâu sắc và yêu sâu sắc như người đàn bà.
Ông sống một mình trong một căn nhà rộng, mặt ngó ra một con đường nhỏ chạy vòng vèo quanh một hồ rộng nhân tạo. Vợ ông qua đời gần tròn bốn năm. Họ không có những đứa con trai, con gái. Ông bảo bà yếu ớt, hay đau hay bệnh lắm. Ông cũng đang bệnh, mỗi sáng, mỗi trưa và tối, Hiên thấy ông uống một vốc thuốc. Hơi thở của ông cũng phảng phất mùi kháng sinh. Hiên hỏi thăm ông bệnh gì, ông cười, bệnh nhỏ thôi, mai mốt hết. Hiên hơi bần thần. Cô vẫn cần mẫn đến nhà ông như mọi ngày. Sáng nào ông cũng rang cơm và chừa cho Hiên một chén. Ông rang cơm rất ngon. Hột cơm se lại, giòn tan. Mùi tỏi vàng trong dầu nóng xộc vào mũi.
Hiên thường bưng chén cơm ra ăn ngoài khoảng sân hẹp rụng đầy bông điệp đỏ và ngồi xuống cái băng đá đặt dưới bệ cửa sổ. Mầu của buổi sáng trong ngôi nhà nầy mới trong trẻo làm sao. Hiên bảo:
- Sống một mình khổ thiệt. Cháu sẽ làm mai cho chú một cô. Thím cũng mất lâu rồi, phải không, chú?
Ông lấy tay vỗ vỗ đầu gối Hiên, tay ông to, nhưng mềm và lạnh lẽo:
- Thôi, cháu. Trễ quá rồi.
Hiên cười, chú vẫn còn trẻ chán. Ông chắc lưỡi, "tự nhiên thèm gặp một người" rồi quay sang hỏi Hiên có muốn nghe chuyện tình của ông không. Hiên còn chờ đợi gì mà không gật đầu. Hiên nhận thấy con người nầy luôn luôn vắt kiệt mình trong đám bùng nhùng thiện - ác, đúng - sai, giả - chân... Cả trong tình yêu cũng vậy. Hai người ngồi trong cảnh buổi sớm đang vãi nắng lên cao.
Hiên tưởng như mình đang đi trên con tàu cuộc đời ông và đã qua bao ngoặc trái ngoặc phải, leo bao đồi dốc, băng qua những cây cầu sang sông rồi một ngày, Hiên nhìn thấy má mình như một ga xép hiện rõ dần lên trong đêm tối. Một ga xép với đầy đủ vẻ đẹp của nó: thầm lặng, đìu hiu, nhưng rất trân trọng đón đưa những con tàu xuôi ngược.
- Đó là thời đạn bom ác liệt, nhưng sáng nào cổ cũng chèo xuồng ra chi khu Rạch Ráng bán trầu. Tôi thương cổ từ ốp trầu cổ bó. Ốp trầu chắc nụi, hai đầu cong cong như mái đình làng. Những lá trầu xanh đằm lên nhau khăng khít không chèn lẫn một lá úa nào. Tôi thương cổ từ ngón tay cái bấm trầu đã mòn khuyết như trăng mùng tám. Tôi hoạt động trong vai một thầy giáo, "con" út của một bà má tiến bộ. Con trai má đi lính cho Ngô Đình Diệm đã bị tử trận, bà má đó quả quyết là con trai bà bị chính lực lượng cộng hòa dập pháo và bà muốn trả thù. Sáng nào tôi cũng ra bến chợ, xuống xuồng của cổ mua một ốp trầu cho "má". Cổ không đẹp lắm, ừ giống như cháu vậy, ở cổ luôn luôn lộ ra một nét duyên ngầm, càng nhìn càng thấy lạ, thấy thương. Cổ cũng thương tôi thiệt lòng. Ngặt cái cổ là con gái xã trưởng Ba Chi khét tiếng ác. Gia thế cổ là vậy. Cổ chấp nhận thương tôi mặc dầu cũng đoán được tôi ở phía nào trong cuộc chiến tranh nầy. Cháu cũng biết thân phận của tôi mà, ông nội tôi, ba tôi, các chú bác đều thoát ly đi làm cách mạng. Gia đình tôi phản đối dữ lắm. Tổ chức cũng không đồng ý. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ, trẻ như cháu bây giờ, tôi nghĩ, tình yêu sẽ vượt lên tất cả.
- Cháu cũng nghĩ vậy, chú à. - Hiên gật đầu.
- Nhưng cháu còn trẻ, cháu có hiểu không? Chiến tranh vốn đầy bất trắc. Nó để lại cho tôi một niềm đau, lâu quá rồi mà còn đau hoài.
Hiên cũng vậy. Hiên biết buồn nỗi buồn chiến tranh từ ngày thơ bé. Tụi bạn chơi trò đánh trận giả, bao giờ cũng đẩy Hiên về phía giặc. Thằng Đen lớn nhất, nó chống nạnh cười khì khịt: "Mày phải ở "bên nó". Má tao nói hồi đó ba mầy đi lính quốc gia". "Bên mình" bắn "bên nó" phằng phằng, Hiên cũng bắn lại phằng phằng nhưng Hiên thì phải chết. Có khi nằm trên ổ kiến lửa để chết, Hiên giật nảy lên, giãy giụa, thằng Đen đứng vỗ tay cười chưa xong đã khóc mướt: "Con nhỏ nầy chết y hệt ba tao"". Hiên cũng khóc. Những đứa trẻ như thằng Đen, như Hiên mới tí tuổi đầu đã bị súng bập dừa bắn vào trái tim thơ ngây. Đen thôi hồn nhiên và Hiên thì ngơ ngác chết.
- Người ta mong hòa bình một, tôi mong tới chín, mười, cháu à. Sau Mậu Thân, cơ sở bị lộ, tôi rút vô cứ. Địch ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Tề ngụy gom dân vô ấp chiến lược, trong đó, nhà cổ đi đầu. Người xuôi kẻ ngược, cổ chỉ kịp đầm đìa nước mắt và hẹn nhau hai tiếng "hòa bình". Coi lại, cả đời chúng tôi rượt đuổi nhau. Cổ bỏ nhà ra ấp chiến lược mới chín tháng thì chúng tôi mở rộng căn cứ về xóm quê ở. Tôi dọn dẹp căn nhà đầy mạng nhện và bồ hóng của cổ để làm nơi làm việc. Hôm một bà má đi chợ về ghé báo con út Xuyến nó lấy một thằng lính ngụy, đêm đó bom bỏ vụn căn nhà. Tới bây giờ, tôi cũng không hiểu làm sao mình còn sống được, nhưng hôm đó, trong cái hầm, nước lỏng bỏng, tôi tìm được trong hốc đất một cái khăn trắng thêu hai con chim đậu trên cành mận trổ đầy hoa, và một dòng thêu dở: "Đường dài ngựa chạy biệt tăm... "
-... " Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". - Hiên buột miệng, rồi giật mình, cô quấy quá thêm - Cháu đã đọc câu ca dao nầy ở đâu rồi, chắc là trong trường học.
Ông gật đầu, dường như chớm bàng hoàng, ông nhẩm lại "Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". Mặt ông hơi tái đi.
- Vậy tôi không phải là người thương có nghĩa rồi, cháu à. Tôi đã có thật nhiều cơ hội nhưng rồi đã bỏ qua. Năm tám hai, tôi chuẩn bị làm Bí thư huyện thì nghe tin chồng cổ vượt biên.
- Và chú phải lựa chọn, hoặc làm bí thư hoặc phải từ bỏ tất cả, không ai chấp nhận chú lập gia đình với một người đàn bà đã có một đời chồng là lính ngụy.
Ông nhìn Hiên kinh ngạc, trong mắt ông ánh lên một niềm đau xót:
- Cháu biết nhiều như vậy để làm gì, cháu gái?
Hiên có muốn biết nhiều đâu, đời dạy cô vậy mà. Cô không trả lời câu hỏi, chỉ thốt lên:
- Trời đất ơi, sao chú lại có thể đem tình yêu ra mà bì với mấy cái đó. Cháu mà yêu ai, cháu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới với người ta.
- Cháu đã làm thử chưa?
- Rồi. - Hiên quả quyết.
- Tôi cũng có lần làm như vậy. Có một lần, tôi về thăm căn cứ. Chiếc tàu hì hụi về tới xóm đã chạng vạng. Tôi lúc đó không nghĩ tới chuyện gì khác ngoài chuyện tôi sắp gặp lại cổ. Khi tàu ghé dưới bật kinh nhà Tám Muốt, tôi thấy cổ bơi xuồng đi đặt đó. Xuồng nhỏ, bóng cổ nhỏ, một mình. Tôi nhìn cổ và nghĩ rằng mình có thể bỏ hết tất cả để về đây để che chở cho cái bóng nhỏ nhoi đó suốt đời. Nhìn tôi, cổ mừng xuống nước mắt. Tối đó, sau khi ăn đã đời bữa cơm bông súng nấu canh chua cá nâu, mắm sống, tôi chống xuồng qua sông. Hôm đó, tôi hơi say. Chắc tôi ngộ lắm nên đứa con gái nhỏ của cổ cứ nhìn tôi hoài. Tôi ngã mình trên võng mà khói cứ bay nồng mũi. Tôi còn nhớ mình nói rằng không chấp chuyện đã qua, tôi không ngại đứa con gái lên ba tuổi của cô. Tôi nói rằng cơn mưa xưa đã đem nguồn nước cũ về đầm. Cổ nằm trên một cái võng khác, giăng xéo qua hai cây cột, đứa con gái ngủ. Cô chỉ khóc, khóc thật nhiều mà có nói được gì đâu. Vậy mà hai đứa thức, thở vắn thở dài tới sáng. Bữa sau, tôi đi thăm những bà con trong xóm căn cứ cũ. Vườn sau sân trước hố bom chằng chịt hố bom. Bảy năm sau giải phóng mà xóm rất nghèo. Những gia đình cách mạng ngày xưa hết mình nuôi nấng, che giấu chúng tôi, cuộc sống rất khó khăn, mặc dầu bông súng đã nở trắng hố bom, bầy vịt ta lội ngủng ngẳng. Cạnh nhà tường đạn bom cháy xém, bà con dựng lại căn nhà lá. Tôi về than, bà con mình nghèo quá. Cổ nói với tôi rằng dù có chính tay họ làm hay không nhưng cha cổ, chồng cổ đã gây biết bao nhiêu tội ác, làm cho cái quê nhỏ nầy trở nên như vậy. Mà, có còn ai để giúp cổ trả món nợ nầy cho bà con, cho làng xóm, để cho cổ được ngẩng đầu lên nhìn cuộc đời mà không thấy mình có tội, ngoài tôi. Tôi thương cổ lắm, tôi quay lại, tự hâm nóng mình. Thời đó tôi sống tràn đầy hoài bão, tràn đầy yêu thương như cháu bây giờ, cháu gái à. Tôi chưa biết ham mê tước vị, quyền lợi. Rồi từ từ tôi mới biết cân nặng nhẹ, biết so đo. Tôi lấy vợ, mà tội nghiệp tôi lắm, lấy vợ mà cũng so đo. Ông già vợ tôi là cán bộ tổ chức của tỉnh. Tới một ngày chợt nhận ra, quyền lực đối với tôi càng giống như cục mỡ rệu trong veo trong nồi thịt kho tàu ngày Tết, nhìn thì thèm, ăn lại quá ngán mà bỏ thì tiếc.
Ông cười sùng sục. Tiếng cười nghe xao động như quầy dừa rụng xuống vườn ranh giữa buổi trưa vắng. Nhưng Hiên giật mình vì ánh mắt không hề có một niềm vui, nó sâu hun hút. Hiên thấy lòng mình tạnh hẳn. Cái nhìn ông lạnh như cái ao sâu phủ kín lục bình.
- Chú à, bây giờ cô ấy ở đâu?
- Cháu có biết xóm Trầu? Một cái xóm đẹp. Căn cứ cũ của chúng tôi. Tôi nhớ hoài, trước mặt xóm là một cái đầm nước gió ơi là gió...
Và một hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáy. Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rạnh từng xớ lá. Trên bờ kinh, dây choại mọc đầy, đọt choại xanh non nhuốt líu ra líu ríu níu bước chân người. Hàng bông bụp trước sân nhà nở đỏ. Con heo cỏ bụng bự đầy đất sục mũi vào đám rau diệu, rau chay. Sau vườn, dây trầu già leo cây cau ốm. Bầy kiến vàng liêu xiêu bò ra bò vào trên nhánh chanh giấy de ra mé ao. Và ở đó có má Hiên, một đời thầm lặng, hiền lành... Sớm sớm, ngồi xắt chuối quết nát trộn với cám cho bầy vịt Xiêm ăn. Xẩm tối, má đốt nhang lên bàn thờ ông bà ngoại, đóng cửa, sập rèm. Má Hiên bị bức phải lấy ba Hiên tháng chín, tháng ba năm sau giải phóng miền nam. Cái khoảnh khắc đó so với cuộc đời nó ngắn ngủi biết bao nhiêu nhưng đã trì níu cuộc đời má Hiên xuống. Mấy mươi năm, cuộc đời má như hũ sành bể nát, không mảnh nào ráp được với mảnh nào, phải làm hai, làm ba còn lấy keo chắp vá. Niềm vui chỉ những ngày cuối tuần, má Hiên trông từng chuyến tàu trưa, coi Hiên có về không? Một người quen cũ có về không? Khi ba Hiên đi học tập cải tạo ba năm, Hiên lớn lên không hề có ba mà không thấy tủi. Ba Hiên về, ba năm sau xuống tàu vượt biên. Hiên đã là một con bé lạ lùng. Hiên có thể rạch ròi từng chuyện một. Hiên nghĩ rằng ba ra đi là lỗi của ông vì ông nghĩ rằng đất nầy không cưu mang, không liên quan tới chuyện mối tình xưa gì gì đó của má. Hồi đó, mối tình đó chỉ là một ngọn lửa nhỏ le lói cháy trong mắt má Hiên. Lạ sao, đến bây giờ, ngọn lửa vẫn không tắt và chưa bao giờ tắt. Hiên vẫn không tin được, chỉ những lời hứa hẹn và một đôi lần nắm tay nhau (Hiên tưởng tượng cùng lắm thì hôn lên má nhau thôi, nếu có thể) lại làm cho người ta nhớ lâu, nhớ sâu đến vậỵ Một lần xem ti-vi, nhìn ông thoáng qua, trên màn hình, má Hiên luôn cười rất nhẹ, kín đáo âm thầm. Cái cười nhỏ nhưng tràn đầy tình. Hiên có lần bảo: "Con mà thương ai thể nào con cũng lặn lội lại nói với người ta liền". Má Hiên cười: "Con còn trẻ, má già rồi. Mà, má có xứng gì đâu... ". Hiên chợt nhận ra, thế hệ của mình đã khác, thế hệ mình sống nhẹ nhàng hơn thời của má nhiều.
- Không biết bây giờ xóm cũ có còn như trước, cũng ba năm rồi tôi không về...
Ông trầm ngâm. Hiên nói với lòng mình: Không, cái xóm đó không bao giờ thay đổi được. Người ở xóm đó vẫn vậy. Chắc nó không khác được đâu, lúc nào nó cũng soi mình xuống Đầm. Thấy mình khác một chút đã sửa lại.
- Lẽ ra bây giờ chú phải về xóm Trầu. Cháu chắc chắn là có người vẫn chờ đợi chú, chờ đợi tới trăm năm.
Ông bồn chồn ngước lên nhìn Hiên:
... Hai hôm sau, khi Hiên quay lại nhà ông, nhà đã khóa cửa ngoài. Hiên quay về chỗ trọ thì nhận được lá thư nhỏ. Thư của ông, Hiên cứ cầm thư mà xuống nước mắt. Ông viết: "Cuộc đời đã tằn tiện chia sớt lại cái cơ hội cuối cùng của chú, cũng bởi vì chú đã hoài phí nhiều. Chú đã nhận ra cháu rồi, cháu gái à. Chú chuyển lời xin lỗi đến má cháu. Chú bệnh, bệnh nặng. Không còn ham hố, vướng bận gì nữa, chú cũng không thể trở về, bởi vì chú không muốn làm một gánh nặng cho má con cháu lúc cuối đời... Chú thương cháu nhiều, con gái nhỏ... ".
Chỉ vậy mà họ có thể bứt khỏi nhau ra được sao, trời đất quỷ thần ơi, những người lớn. Đường đời gang tấc mà vì nỗi gì đi vòng cho xa hoài, xa mãi. Hiên lặng người, tới bây giờ Hiên cũng không biết ông bệnh gì, nghiêm trọng ra làm sao. Hiên không biết. Má ơi!
Bảy năm rồi, Hiên mới gặp ông. Ông ốm, xanh, ông không già đi bao nhiêu nhưng tóc đã rụng nhiều để lại cái trán rộng như sân bay Trà Nóc. Hiên luôn luôn thấy ông gần gụi và thân thuộc, cái cảm giác ông luôn luôn có mặt trong đời của Hiên mặc dầu chẳng thân tình gì nhau. Cứ nói với một đứa bé mười, mười hai tuổi rằng cái ông đang nói trên ti-vi hồi đó thương má mầy, nó sẽ dõi theo ông ta bằng một sự quan tâm nào đó không lý giải được. Ngay từ khi ông còn tại chức, ông luôn xuất hiện trên mặt báo, trên ti-vi với sự chân thật toát ra từ đôi mắt, một vẻ mặt trăn trở, đấu tranh. Hiên cho rằng đôi mắt thể hiện được con người. Ông từ chức chủ tịch trước nhiệm kỳ hồi cuối năm rồi với lý do sức khỏe kém, không đủ năng lực để làm việc. Hiên cố làm như mình chẳng bao giờ quen ông. Bảy năm, đủ để ông già đi và Hiên bỏ bộ dạng đứa học trò quê mùa cũ. Hiên hỏi ông muốn viết hồi ký ở dạng nào. Hẳn nhiên là có nhiều cách viết khác nhau, để lại cho con cháu thì đào sâu về đạo đức, lối sống, về buổi đầu lập thân cực nhọc ra làm sao để lại cho đời sau cơ ngơi, sự nghiệp nầy. Nếu xuất bản hàng loạt thì chú trọng những công việc, thành tích trong đời... hoặc chỉ viết riêng cho một mình ông thôi, sống giấu kín, chết mang theo. Ông cười rất đẹp (đôi lúc có những nụ cười như thế làm cho tim Hiên thót lên một tiếng hít hà):
- Tôi muốn cháu viết cho người tôi yêu. Và viết thật.
Hiên thưa rằng Hiên sẽ viết thật nếu như ông nói thật. Ông lại cười. Má ơi!
Hiên thèm được viết thật dữ lắm chớ. Hiên vừa học vừa làm thêm việc viết hồi ký non hai năm. Hiên đã gặp nhiều khách hàng nghe họ kể về cuộc đời của họ. Ai cũng làm tỉ mỉ điều tốt, điều cao thượng hơi giống nhau, bày tỏ lòng nhân ái với thế giới, lòng thương mến với tất cả mọi người. Hiên nhận ra một quỹ đạo nhàm chán là không ai kể về những lỗi lầm của mình dù là từ thuở ấu thơ đã ngắt đuôi con chuồn chuồn đỏ nhét vào cọng cỏ hay về chú dế lửa bị mình nhốt trong cái lồng đất đã chết vì chật và buồn. Mà, Hiên cho rằng, hồi ký là phải thật, ai đời người ta lại gian dối với cả chính mình. Đôi khi cầm quyển hồi ký do chính tay mình viết ra, trình bày sạch sẽ, bìa đẹp, lật từ trang đầu tới trang cuối thấy người ta sống sao mà tốt quá, tốt thiệt, tốt đến không ngờ. Bạn bè cười vào cái ý nghĩ ngớ ngẩn của Hiên: "Thì tật con người ta vậy mà... ". Hiên biểu tin Hiên đi, thấy cuộc đời kiểu nầy không ham, không thấy vui đâu.
Ông không vậy, ông thủ thỉ với Hiên như một người bạn bên một người bạn thân thiết. Hiên cảm thấy cái quý giá nhất của hợp đồng nầy là được ông tin cậy. Ông nói với Hiên về tuổi thơ, về quê hương, về tất cả những chiến công và những lỗi lầm. Những nơi ông đến rồi đi và ấn tượng những người ông gặp... Buổi tối, trở về căn nhà vuông vức như cái bánh chưng, Hiên mở máy ghi âm để ghi lại giọng nói điềm đạm như thể dè dặt của ông và chợt nhận ra mình viết cái hồi ký không phải cho riêng ông. Hiên viết cho những đồng đội đã hy sinh xương máu để giúp ông lập nhiều chiến công. Hiên viết cho những người cộng sự cùng ông đưa cái địa phương nầy đi lên, được biểu dương thành tích. Và Hiên hạnh phúc viết về một bóng hình mơ hồ nào đó mà ông đã chia tay trong quá khứ nhưng luôn hiển hiện bên ông. Hiên không chắc chắn đó có phải là má Hiên không. Thường thì đàn ông không nhớ sâu sắc và yêu sâu sắc như người đàn bà.
Ông sống một mình trong một căn nhà rộng, mặt ngó ra một con đường nhỏ chạy vòng vèo quanh một hồ rộng nhân tạo. Vợ ông qua đời gần tròn bốn năm. Họ không có những đứa con trai, con gái. Ông bảo bà yếu ớt, hay đau hay bệnh lắm. Ông cũng đang bệnh, mỗi sáng, mỗi trưa và tối, Hiên thấy ông uống một vốc thuốc. Hơi thở của ông cũng phảng phất mùi kháng sinh. Hiên hỏi thăm ông bệnh gì, ông cười, bệnh nhỏ thôi, mai mốt hết. Hiên hơi bần thần. Cô vẫn cần mẫn đến nhà ông như mọi ngày. Sáng nào ông cũng rang cơm và chừa cho Hiên một chén. Ông rang cơm rất ngon. Hột cơm se lại, giòn tan. Mùi tỏi vàng trong dầu nóng xộc vào mũi.
Hiên thường bưng chén cơm ra ăn ngoài khoảng sân hẹp rụng đầy bông điệp đỏ và ngồi xuống cái băng đá đặt dưới bệ cửa sổ. Mầu của buổi sáng trong ngôi nhà nầy mới trong trẻo làm sao. Hiên bảo:
- Sống một mình khổ thiệt. Cháu sẽ làm mai cho chú một cô. Thím cũng mất lâu rồi, phải không, chú?
Ông lấy tay vỗ vỗ đầu gối Hiên, tay ông to, nhưng mềm và lạnh lẽo:
- Thôi, cháu. Trễ quá rồi.
Hiên cười, chú vẫn còn trẻ chán. Ông chắc lưỡi, "tự nhiên thèm gặp một người" rồi quay sang hỏi Hiên có muốn nghe chuyện tình của ông không. Hiên còn chờ đợi gì mà không gật đầu. Hiên nhận thấy con người nầy luôn luôn vắt kiệt mình trong đám bùng nhùng thiện - ác, đúng - sai, giả - chân... Cả trong tình yêu cũng vậy. Hai người ngồi trong cảnh buổi sớm đang vãi nắng lên cao.
Hiên tưởng như mình đang đi trên con tàu cuộc đời ông và đã qua bao ngoặc trái ngoặc phải, leo bao đồi dốc, băng qua những cây cầu sang sông rồi một ngày, Hiên nhìn thấy má mình như một ga xép hiện rõ dần lên trong đêm tối. Một ga xép với đầy đủ vẻ đẹp của nó: thầm lặng, đìu hiu, nhưng rất trân trọng đón đưa những con tàu xuôi ngược.
- Đó là thời đạn bom ác liệt, nhưng sáng nào cổ cũng chèo xuồng ra chi khu Rạch Ráng bán trầu. Tôi thương cổ từ ốp trầu cổ bó. Ốp trầu chắc nụi, hai đầu cong cong như mái đình làng. Những lá trầu xanh đằm lên nhau khăng khít không chèn lẫn một lá úa nào. Tôi thương cổ từ ngón tay cái bấm trầu đã mòn khuyết như trăng mùng tám. Tôi hoạt động trong vai một thầy giáo, "con" út của một bà má tiến bộ. Con trai má đi lính cho Ngô Đình Diệm đã bị tử trận, bà má đó quả quyết là con trai bà bị chính lực lượng cộng hòa dập pháo và bà muốn trả thù. Sáng nào tôi cũng ra bến chợ, xuống xuồng của cổ mua một ốp trầu cho "má". Cổ không đẹp lắm, ừ giống như cháu vậy, ở cổ luôn luôn lộ ra một nét duyên ngầm, càng nhìn càng thấy lạ, thấy thương. Cổ cũng thương tôi thiệt lòng. Ngặt cái cổ là con gái xã trưởng Ba Chi khét tiếng ác. Gia thế cổ là vậy. Cổ chấp nhận thương tôi mặc dầu cũng đoán được tôi ở phía nào trong cuộc chiến tranh nầy. Cháu cũng biết thân phận của tôi mà, ông nội tôi, ba tôi, các chú bác đều thoát ly đi làm cách mạng. Gia đình tôi phản đối dữ lắm. Tổ chức cũng không đồng ý. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ, trẻ như cháu bây giờ, tôi nghĩ, tình yêu sẽ vượt lên tất cả.
- Cháu cũng nghĩ vậy, chú à. - Hiên gật đầu.
- Nhưng cháu còn trẻ, cháu có hiểu không? Chiến tranh vốn đầy bất trắc. Nó để lại cho tôi một niềm đau, lâu quá rồi mà còn đau hoài.
Hiên cũng vậy. Hiên biết buồn nỗi buồn chiến tranh từ ngày thơ bé. Tụi bạn chơi trò đánh trận giả, bao giờ cũng đẩy Hiên về phía giặc. Thằng Đen lớn nhất, nó chống nạnh cười khì khịt: "Mày phải ở "bên nó". Má tao nói hồi đó ba mầy đi lính quốc gia". "Bên mình" bắn "bên nó" phằng phằng, Hiên cũng bắn lại phằng phằng nhưng Hiên thì phải chết. Có khi nằm trên ổ kiến lửa để chết, Hiên giật nảy lên, giãy giụa, thằng Đen đứng vỗ tay cười chưa xong đã khóc mướt: "Con nhỏ nầy chết y hệt ba tao"". Hiên cũng khóc. Những đứa trẻ như thằng Đen, như Hiên mới tí tuổi đầu đã bị súng bập dừa bắn vào trái tim thơ ngây. Đen thôi hồn nhiên và Hiên thì ngơ ngác chết.
- Người ta mong hòa bình một, tôi mong tới chín, mười, cháu à. Sau Mậu Thân, cơ sở bị lộ, tôi rút vô cứ. Địch ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Tề ngụy gom dân vô ấp chiến lược, trong đó, nhà cổ đi đầu. Người xuôi kẻ ngược, cổ chỉ kịp đầm đìa nước mắt và hẹn nhau hai tiếng "hòa bình". Coi lại, cả đời chúng tôi rượt đuổi nhau. Cổ bỏ nhà ra ấp chiến lược mới chín tháng thì chúng tôi mở rộng căn cứ về xóm quê ở. Tôi dọn dẹp căn nhà đầy mạng nhện và bồ hóng của cổ để làm nơi làm việc. Hôm một bà má đi chợ về ghé báo con út Xuyến nó lấy một thằng lính ngụy, đêm đó bom bỏ vụn căn nhà. Tới bây giờ, tôi cũng không hiểu làm sao mình còn sống được, nhưng hôm đó, trong cái hầm, nước lỏng bỏng, tôi tìm được trong hốc đất một cái khăn trắng thêu hai con chim đậu trên cành mận trổ đầy hoa, và một dòng thêu dở: "Đường dài ngựa chạy biệt tăm... "
-... " Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". - Hiên buột miệng, rồi giật mình, cô quấy quá thêm - Cháu đã đọc câu ca dao nầy ở đâu rồi, chắc là trong trường học.
Ông gật đầu, dường như chớm bàng hoàng, ông nhẩm lại "Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". Mặt ông hơi tái đi.
- Vậy tôi không phải là người thương có nghĩa rồi, cháu à. Tôi đã có thật nhiều cơ hội nhưng rồi đã bỏ qua. Năm tám hai, tôi chuẩn bị làm Bí thư huyện thì nghe tin chồng cổ vượt biên.
- Và chú phải lựa chọn, hoặc làm bí thư hoặc phải từ bỏ tất cả, không ai chấp nhận chú lập gia đình với một người đàn bà đã có một đời chồng là lính ngụy.
Ông nhìn Hiên kinh ngạc, trong mắt ông ánh lên một niềm đau xót:
- Cháu biết nhiều như vậy để làm gì, cháu gái?
Hiên có muốn biết nhiều đâu, đời dạy cô vậy mà. Cô không trả lời câu hỏi, chỉ thốt lên:
- Trời đất ơi, sao chú lại có thể đem tình yêu ra mà bì với mấy cái đó. Cháu mà yêu ai, cháu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới với người ta.
- Cháu đã làm thử chưa?
- Rồi. - Hiên quả quyết.
- Tôi cũng có lần làm như vậy. Có một lần, tôi về thăm căn cứ. Chiếc tàu hì hụi về tới xóm đã chạng vạng. Tôi lúc đó không nghĩ tới chuyện gì khác ngoài chuyện tôi sắp gặp lại cổ. Khi tàu ghé dưới bật kinh nhà Tám Muốt, tôi thấy cổ bơi xuồng đi đặt đó. Xuồng nhỏ, bóng cổ nhỏ, một mình. Tôi nhìn cổ và nghĩ rằng mình có thể bỏ hết tất cả để về đây để che chở cho cái bóng nhỏ nhoi đó suốt đời. Nhìn tôi, cổ mừng xuống nước mắt. Tối đó, sau khi ăn đã đời bữa cơm bông súng nấu canh chua cá nâu, mắm sống, tôi chống xuồng qua sông. Hôm đó, tôi hơi say. Chắc tôi ngộ lắm nên đứa con gái nhỏ của cổ cứ nhìn tôi hoài. Tôi ngã mình trên võng mà khói cứ bay nồng mũi. Tôi còn nhớ mình nói rằng không chấp chuyện đã qua, tôi không ngại đứa con gái lên ba tuổi của cô. Tôi nói rằng cơn mưa xưa đã đem nguồn nước cũ về đầm. Cổ nằm trên một cái võng khác, giăng xéo qua hai cây cột, đứa con gái ngủ. Cô chỉ khóc, khóc thật nhiều mà có nói được gì đâu. Vậy mà hai đứa thức, thở vắn thở dài tới sáng. Bữa sau, tôi đi thăm những bà con trong xóm căn cứ cũ. Vườn sau sân trước hố bom chằng chịt hố bom. Bảy năm sau giải phóng mà xóm rất nghèo. Những gia đình cách mạng ngày xưa hết mình nuôi nấng, che giấu chúng tôi, cuộc sống rất khó khăn, mặc dầu bông súng đã nở trắng hố bom, bầy vịt ta lội ngủng ngẳng. Cạnh nhà tường đạn bom cháy xém, bà con dựng lại căn nhà lá. Tôi về than, bà con mình nghèo quá. Cổ nói với tôi rằng dù có chính tay họ làm hay không nhưng cha cổ, chồng cổ đã gây biết bao nhiêu tội ác, làm cho cái quê nhỏ nầy trở nên như vậy. Mà, có còn ai để giúp cổ trả món nợ nầy cho bà con, cho làng xóm, để cho cổ được ngẩng đầu lên nhìn cuộc đời mà không thấy mình có tội, ngoài tôi. Tôi thương cổ lắm, tôi quay lại, tự hâm nóng mình. Thời đó tôi sống tràn đầy hoài bão, tràn đầy yêu thương như cháu bây giờ, cháu gái à. Tôi chưa biết ham mê tước vị, quyền lợi. Rồi từ từ tôi mới biết cân nặng nhẹ, biết so đo. Tôi lấy vợ, mà tội nghiệp tôi lắm, lấy vợ mà cũng so đo. Ông già vợ tôi là cán bộ tổ chức của tỉnh. Tới một ngày chợt nhận ra, quyền lực đối với tôi càng giống như cục mỡ rệu trong veo trong nồi thịt kho tàu ngày Tết, nhìn thì thèm, ăn lại quá ngán mà bỏ thì tiếc.
Ông cười sùng sục. Tiếng cười nghe xao động như quầy dừa rụng xuống vườn ranh giữa buổi trưa vắng. Nhưng Hiên giật mình vì ánh mắt không hề có một niềm vui, nó sâu hun hút. Hiên thấy lòng mình tạnh hẳn. Cái nhìn ông lạnh như cái ao sâu phủ kín lục bình.
- Chú à, bây giờ cô ấy ở đâu?
- Cháu có biết xóm Trầu? Một cái xóm đẹp. Căn cứ cũ của chúng tôi. Tôi nhớ hoài, trước mặt xóm là một cái đầm nước gió ơi là gió...
Và một hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáy. Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rạnh từng xớ lá. Trên bờ kinh, dây choại mọc đầy, đọt choại xanh non nhuốt líu ra líu ríu níu bước chân người. Hàng bông bụp trước sân nhà nở đỏ. Con heo cỏ bụng bự đầy đất sục mũi vào đám rau diệu, rau chay. Sau vườn, dây trầu già leo cây cau ốm. Bầy kiến vàng liêu xiêu bò ra bò vào trên nhánh chanh giấy de ra mé ao. Và ở đó có má Hiên, một đời thầm lặng, hiền lành... Sớm sớm, ngồi xắt chuối quết nát trộn với cám cho bầy vịt Xiêm ăn. Xẩm tối, má đốt nhang lên bàn thờ ông bà ngoại, đóng cửa, sập rèm. Má Hiên bị bức phải lấy ba Hiên tháng chín, tháng ba năm sau giải phóng miền nam. Cái khoảnh khắc đó so với cuộc đời nó ngắn ngủi biết bao nhiêu nhưng đã trì níu cuộc đời má Hiên xuống. Mấy mươi năm, cuộc đời má như hũ sành bể nát, không mảnh nào ráp được với mảnh nào, phải làm hai, làm ba còn lấy keo chắp vá. Niềm vui chỉ những ngày cuối tuần, má Hiên trông từng chuyến tàu trưa, coi Hiên có về không? Một người quen cũ có về không? Khi ba Hiên đi học tập cải tạo ba năm, Hiên lớn lên không hề có ba mà không thấy tủi. Ba Hiên về, ba năm sau xuống tàu vượt biên. Hiên đã là một con bé lạ lùng. Hiên có thể rạch ròi từng chuyện một. Hiên nghĩ rằng ba ra đi là lỗi của ông vì ông nghĩ rằng đất nầy không cưu mang, không liên quan tới chuyện mối tình xưa gì gì đó của má. Hồi đó, mối tình đó chỉ là một ngọn lửa nhỏ le lói cháy trong mắt má Hiên. Lạ sao, đến bây giờ, ngọn lửa vẫn không tắt và chưa bao giờ tắt. Hiên vẫn không tin được, chỉ những lời hứa hẹn và một đôi lần nắm tay nhau (Hiên tưởng tượng cùng lắm thì hôn lên má nhau thôi, nếu có thể) lại làm cho người ta nhớ lâu, nhớ sâu đến vậỵ Một lần xem ti-vi, nhìn ông thoáng qua, trên màn hình, má Hiên luôn cười rất nhẹ, kín đáo âm thầm. Cái cười nhỏ nhưng tràn đầy tình. Hiên có lần bảo: "Con mà thương ai thể nào con cũng lặn lội lại nói với người ta liền". Má Hiên cười: "Con còn trẻ, má già rồi. Mà, má có xứng gì đâu... ". Hiên chợt nhận ra, thế hệ của mình đã khác, thế hệ mình sống nhẹ nhàng hơn thời của má nhiều.
- Không biết bây giờ xóm cũ có còn như trước, cũng ba năm rồi tôi không về...
Ông trầm ngâm. Hiên nói với lòng mình: Không, cái xóm đó không bao giờ thay đổi được. Người ở xóm đó vẫn vậy. Chắc nó không khác được đâu, lúc nào nó cũng soi mình xuống Đầm. Thấy mình khác một chút đã sửa lại.
- Lẽ ra bây giờ chú phải về xóm Trầu. Cháu chắc chắn là có người vẫn chờ đợi chú, chờ đợi tới trăm năm.
Ông bồn chồn ngước lên nhìn Hiên:
... Hai hôm sau, khi Hiên quay lại nhà ông, nhà đã khóa cửa ngoài. Hiên quay về chỗ trọ thì nhận được lá thư nhỏ. Thư của ông, Hiên cứ cầm thư mà xuống nước mắt. Ông viết: "Cuộc đời đã tằn tiện chia sớt lại cái cơ hội cuối cùng của chú, cũng bởi vì chú đã hoài phí nhiều. Chú đã nhận ra cháu rồi, cháu gái à. Chú chuyển lời xin lỗi đến má cháu. Chú bệnh, bệnh nặng. Không còn ham hố, vướng bận gì nữa, chú cũng không thể trở về, bởi vì chú không muốn làm một gánh nặng cho má con cháu lúc cuối đời... Chú thương cháu nhiều, con gái nhỏ... ".
Chỉ vậy mà họ có thể bứt khỏi nhau ra được sao, trời đất quỷ thần ơi, những người lớn. Đường đời gang tấc mà vì nỗi gì đi vòng cho xa hoài, xa mãi. Hiên lặng người, tới bây giờ Hiên cũng không biết ông bệnh gì, nghiêm trọng ra làm sao. Hiên không biết. Má ơi!
6hau6- VIP
- Tổng số bài gửi : 42
Join date : 30/08/2012
Similar topics
» Những truyện ngắn ...tính cách của người Sài Gòn.
» Chương VII - Đời người ngắn lắm ai ơi !
» CHIỀU VẮNG - Nguyễn ngọc Tư
» GIAO THỪA - Nguyễn Ngọc Tư
» CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN - Nguyễn Ngọc Tư.
» Chương VII - Đời người ngắn lắm ai ơi !
» CHIỀU VẮNG - Nguyễn ngọc Tư
» GIAO THỪA - Nguyễn Ngọc Tư
» CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN - Nguyễn Ngọc Tư.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết