SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Sài Gòn kỳ nhân - kỳ sự:
70 năm một hàng chè
05/07/2012 4:00
Chị Lý Thanh Hà bên xe chè của gia đình - Ảnh: Đ.T
Đỗ Tuấn
báo Thanh Niên Oline.
70 năm một hàng chè
05/07/2012 4:00
Chỉ là một hàng chè như hàng trăm hàng ngàn hàng chè khác ở Sài Gòn, nhưng với tôi nơi đây chứa đầy ký ức của tuổi thơ, ngày tôi và thằng em cười vang mỗi khi được ba mẹ đạp xe chở xuống khu Chợ Lớn nhấm nháp món khoái khẩu.
Ký ức xa xưa
Nếu gia đình bạn từng thưởng thức món ngon nào trải qua 4 thế hệ, ắt hẳn bạn không thể quên. Mấy mươi năm trước, ông bà nội từng dắt ba tôi đến ăn chè vào những ngày hè oi ả. Nay tôi tiếp tục dẫn con mình đến đây.
Hàng chè nằm lọt thỏm trong khoảnh sân nhỏ trước trạm biến áp cũ kỹ trên đường Trần Hưng Đạo B, TP.HCM, đoạn qua ngã tư Châu Văn Liêm gần đến chợ vải Soái Kình Lâm, được người dân quanh đây gọi bằng cái tên thân mật: Quán chè nhà đèn.
Chị Lý Thanh Hà là cháu gọi người tạo ra hàng chè này từ những năm 30 thế kỷ trước là cụ cố. Qua lời kể của mẹ và bà ngoại, chị Hà kết nối lại câu chuyện của dòng họ. Năm 1936, bà Phùng Hạnh Phan hồi ấy là cô gái tuổi đôi mươi, quá hoảng sợ trước cảnh khủng khiếp mà chiến tranh gây ra tại ngôi làng quê hương tận Quảng Đông (Trung Quốc), đã quyết định cùng hai người bạn gái trốn đi sau khi cả gia đình bị giặc giết. Đơn thân, lại là gái nhưng bà Phan vẫn chấp nhận xa xứ vì không còn lựa chọn nào khác. Bà nhận một bé gái mới vài tháng tuổi làm con nuôi, đặt tên Lý Ái Quỳnh. Sau nhiều lần đắn đo, bà quyết định ẵm con sang Việt Nam lánh nạn.
Ký ức xa xưa
Nếu gia đình bạn từng thưởng thức món ngon nào trải qua 4 thế hệ, ắt hẳn bạn không thể quên. Mấy mươi năm trước, ông bà nội từng dắt ba tôi đến ăn chè vào những ngày hè oi ả. Nay tôi tiếp tục dẫn con mình đến đây.
Hàng chè nằm lọt thỏm trong khoảnh sân nhỏ trước trạm biến áp cũ kỹ trên đường Trần Hưng Đạo B, TP.HCM, đoạn qua ngã tư Châu Văn Liêm gần đến chợ vải Soái Kình Lâm, được người dân quanh đây gọi bằng cái tên thân mật: Quán chè nhà đèn.
Chị Lý Thanh Hà là cháu gọi người tạo ra hàng chè này từ những năm 30 thế kỷ trước là cụ cố. Qua lời kể của mẹ và bà ngoại, chị Hà kết nối lại câu chuyện của dòng họ. Năm 1936, bà Phùng Hạnh Phan hồi ấy là cô gái tuổi đôi mươi, quá hoảng sợ trước cảnh khủng khiếp mà chiến tranh gây ra tại ngôi làng quê hương tận Quảng Đông (Trung Quốc), đã quyết định cùng hai người bạn gái trốn đi sau khi cả gia đình bị giặc giết. Đơn thân, lại là gái nhưng bà Phan vẫn chấp nhận xa xứ vì không còn lựa chọn nào khác. Bà nhận một bé gái mới vài tháng tuổi làm con nuôi, đặt tên Lý Ái Quỳnh. Sau nhiều lần đắn đo, bà quyết định ẵm con sang Việt Nam lánh nạn.
Chị Lý Thanh Hà bên xe chè của gia đình - Ảnh: Đ.T
Không tiền, không nghề nghiệp, bà lặn lội đến Hà Nội rồi Hải Phòng bằng đường bộ, làm đủ mọi cách để sinh nhai trên đôi chân trần và hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, môi trường sống khó khăn nên bà Phan và hai người bạn gái nghe theo lời nhiều người mách bảo, tìm đường vào Sài Gòn lập nghiệp. Dồn hết những đồng tiền cuối cùng, nhóm bà Phan lên tàu thủy ở Hải Phòng xuôi vào nam. Đến Sài Gòn, đất lạ quê người, cuộc sống cũng chẳng khá hơn. Giấc ngủ đến với bà cứ chập chờn đầy ác mộng kinh hoàng về chiến tranh, chết chóc và cả những ngày đen tối trước mắt.
Cái đói bắt đầu hoành hành, lại phải ở lề đường, đôi lúc bà không còn thiết sống. Năm 1938, khi mà mọi nguồn sống gần như bế tắc, bà Phan nấu đại một nồi chè đậu xanh ngồi ở góc đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) - Nguyễn Trãi bán cho khách hàng trong khu phố. Món chè của bà nhanh chóng được mọi người gần xa ưa thích và tìm đến. Có chút tiền, bà mướn tạm căn phòng nhỏ trên lầu một khu chung cư kế bên trạm biến thế để tá túc. Dần dà bà sắm được xe chè. Hằng đêm, khi thành phố tĩnh lặng, bà lặng lẽ đẩy xe về cất tại sân phía trước trạm.
Nhưng chuyện mưu sinh không hề đơn giản. Chính quyền Pháp truy quét nạn buôn bán trên lề đường. Thấy khoảnh sân trước trạm biến áp còn trống, bà Phan đành “xí” đại, lòng cứ thầm cầu nguyện chính quyền ngó lơ. Hơn 70 năm sau, hàng chè này vẫn ở vị trí cũ, với xe chè bà Phan đã dành dụm mua từ ngày đầu lập nghiệp, giờ thành “đồ cổ”…
Hàng chè bốn thế hệ
Hàng chè bà Phan có nhiều món nấu khá lạ. Cũng là sâm bổ lượng, hạnh nhơn, chè đậu xanh, đậu đỏ, hột gà chưng (như một loại bánh flan), hột gà nấu trà đường, chè hạt sen, đậu phộng, chè mè đen, nhãn nhục, bạch quả, củ năng... nhưng hương vị rất đặc trưng.
Những ngày cuối tháng 4.1975, quán chè vẫn phục vụ khách, không nghỉ hôm nào dù thành phố vừa được giải phóng. “Mẹ tôi kể lại lúc đó, làm gì có nguyên liệu để nấu chè, phải mua đường tán hay đường thùng đen kịt về nấu mà còn khó kiếm. Mẹ phải đạp xe đến tận Xa cảng Miền Tây để nhờ bạn hàng quen mua nguyên liệu từ các tỉnh nhưng lúc có lúc không. Tết Mậu Thân 1968, bà ngoại buộc phải nghỉ bán vì chiến tranh ác liệt quá. Chiến sự lan đến tận từng ngôi nhà, khu phố, dân chúng sơ tán khắp nơi, ai mà còn thiết tha đến chuyện ăn chè. Sau khi tình hình yên ắng trở lại mới tiếp tục công việc”, chị Lý Thanh Hà kể.
Bà Phan già yếu rồi qua đời. Bà để hàng chè lại cho con cả của bà Lý Ái Quỳnh là Lý Tô Hà tiếp tục đứng bán. Đó là thập niên 80-90 thế kỷ trước. Nay bà Lý Tô Hà cũng đã lớn tuổi, lại bị bệnh tim, không thể tiếp tục công việc nên giao lại cho người con gái rồi tiếp tục đến cháu. Các cô được mẹ, bà truyền lại bí quyết của nghề nên vẫn giữ được hương vị truyền thống của hàng chè năm xưa. “Gia đình tôi bốn đời bán chè. Nơi đây đã trở thành “nhà”, quá thân quen với dòng họ dù chỉ là một cái sân nhỏ xíu. Gia đình chúng tôi sống lương thiện bằng hàng chè này. Nó nuôi sống nhiều thế hệ”, chị Thanh Hà nói.
Năm tháng qua đi... Cuộc sống thay đổi nhưng vẫn còn đó một hàng chè, như thách thức với thời gian khắc nghiệt. Cũng như tôi, nhiều khách đến đây ăn chè từ ngày bé tí đến lúc trưởng thành rồi sinh con đẻ cái. Hàng chè không còn là điểm bán thức ăn mà trở thành nơi dung chứa ký ức. Ngồi đây ăn chè, nhìn các con tôi chợt nhớ đến ba mẹ, ông bà mình. Và tôi nhận ra rằng một hàng chè sẽ trở thành bất tử nếu nó gắn chặt với cuộc đời của mỗi người.
Cái đói bắt đầu hoành hành, lại phải ở lề đường, đôi lúc bà không còn thiết sống. Năm 1938, khi mà mọi nguồn sống gần như bế tắc, bà Phan nấu đại một nồi chè đậu xanh ngồi ở góc đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) - Nguyễn Trãi bán cho khách hàng trong khu phố. Món chè của bà nhanh chóng được mọi người gần xa ưa thích và tìm đến. Có chút tiền, bà mướn tạm căn phòng nhỏ trên lầu một khu chung cư kế bên trạm biến thế để tá túc. Dần dà bà sắm được xe chè. Hằng đêm, khi thành phố tĩnh lặng, bà lặng lẽ đẩy xe về cất tại sân phía trước trạm.
Nhưng chuyện mưu sinh không hề đơn giản. Chính quyền Pháp truy quét nạn buôn bán trên lề đường. Thấy khoảnh sân trước trạm biến áp còn trống, bà Phan đành “xí” đại, lòng cứ thầm cầu nguyện chính quyền ngó lơ. Hơn 70 năm sau, hàng chè này vẫn ở vị trí cũ, với xe chè bà Phan đã dành dụm mua từ ngày đầu lập nghiệp, giờ thành “đồ cổ”…
Hàng chè bốn thế hệ
Hàng chè bà Phan có nhiều món nấu khá lạ. Cũng là sâm bổ lượng, hạnh nhơn, chè đậu xanh, đậu đỏ, hột gà chưng (như một loại bánh flan), hột gà nấu trà đường, chè hạt sen, đậu phộng, chè mè đen, nhãn nhục, bạch quả, củ năng... nhưng hương vị rất đặc trưng.
Những ngày cuối tháng 4.1975, quán chè vẫn phục vụ khách, không nghỉ hôm nào dù thành phố vừa được giải phóng. “Mẹ tôi kể lại lúc đó, làm gì có nguyên liệu để nấu chè, phải mua đường tán hay đường thùng đen kịt về nấu mà còn khó kiếm. Mẹ phải đạp xe đến tận Xa cảng Miền Tây để nhờ bạn hàng quen mua nguyên liệu từ các tỉnh nhưng lúc có lúc không. Tết Mậu Thân 1968, bà ngoại buộc phải nghỉ bán vì chiến tranh ác liệt quá. Chiến sự lan đến tận từng ngôi nhà, khu phố, dân chúng sơ tán khắp nơi, ai mà còn thiết tha đến chuyện ăn chè. Sau khi tình hình yên ắng trở lại mới tiếp tục công việc”, chị Lý Thanh Hà kể.
Bà Phan già yếu rồi qua đời. Bà để hàng chè lại cho con cả của bà Lý Ái Quỳnh là Lý Tô Hà tiếp tục đứng bán. Đó là thập niên 80-90 thế kỷ trước. Nay bà Lý Tô Hà cũng đã lớn tuổi, lại bị bệnh tim, không thể tiếp tục công việc nên giao lại cho người con gái rồi tiếp tục đến cháu. Các cô được mẹ, bà truyền lại bí quyết của nghề nên vẫn giữ được hương vị truyền thống của hàng chè năm xưa. “Gia đình tôi bốn đời bán chè. Nơi đây đã trở thành “nhà”, quá thân quen với dòng họ dù chỉ là một cái sân nhỏ xíu. Gia đình chúng tôi sống lương thiện bằng hàng chè này. Nó nuôi sống nhiều thế hệ”, chị Thanh Hà nói.
Năm tháng qua đi... Cuộc sống thay đổi nhưng vẫn còn đó một hàng chè, như thách thức với thời gian khắc nghiệt. Cũng như tôi, nhiều khách đến đây ăn chè từ ngày bé tí đến lúc trưởng thành rồi sinh con đẻ cái. Hàng chè không còn là điểm bán thức ăn mà trở thành nơi dung chứa ký ức. Ngồi đây ăn chè, nhìn các con tôi chợt nhớ đến ba mẹ, ông bà mình. Và tôi nhận ra rằng một hàng chè sẽ trở thành bất tử nếu nó gắn chặt với cuộc đời của mỗi người.
Đỗ Tuấn
báo Thanh Niên Oline.
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Người bán xôi qua 6 thập niên
06/07/2012 3:09
Bà ngồi đó, bền bỉ suốt gần 60 năm với gánh xôi, mặc cho bao đổi thay của cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Kiệm
Bà Kiệm bên gánh xôi ở góc đường Lê Thánh Tôn - Pasteur (TP.HCM). Ảnh: Đ.T
Đỗ Tuấn
06/07/2012 3:09
Bà ngồi đó, bền bỉ suốt gần 60 năm với gánh xôi, mặc cho bao đổi thay của cuộc sống.
"Tôi chỉ sống bằng nghề bán xôi giản dị đâu ngờ được nhiều người quan tâm quá. Nghĩ lại cũng thấy vui. Có lẽ do mình tận tụy với công việc, hết lòng với nó nên mọi người trân trọng chăng?"
Bà Nguyễn Thị Kiệm
Quê tận Hải Phòng, di cư vào nam năm 1954, bà Nguyễn Thị Kiệm nay đã bước sang tuổi 81 và vẫn ra góc đường Lê Thánh Tôn - Pasteur ngồi bán xôi từ tinh mơ. Góc đường đông xe cộ vào giờ đi làm, chốc chốc lại có người ghé vào mua vội gói xôi bắp để kịp giờ đến nơi làm việc.
Bà Kiệm, chậm rãi rọc từng chiếc lá chuối, ép thẳng thớm bằng đôi bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác. Người con gái thứ năm, không chồng con, sống với bà tại ngôi nhà trong con hẻm nhỏ tận đường Lê Văn Sỹ, Q.3 sáng sáng phụ bà bán từng gói xôi nhỏ.
“14 tuổi tôi đã mồ côi. 23 tuổi một thân một mình từ bắc vào nam không đồng xu dính túi. Đất Sài Gòn đón tôi bằng duy nhất một cơ hội: kiếm sống với nghề nấu xôi bắc do gia đình truyền lại”, bà Kiệm nói bằng giọng chậm rãi.
Chồng bà, nay đã 84 tuổi vẫn còn sống, trước là thợ hồ, cùng bà nuôi 11 người con.
“Năm 1954 cũng là thời điểm tôi lập gia đình, sinh con trai đầu lòng. Tôi chỉ buồn là làm cha làm mẹ mà không cho con được một tuổi thơ đẹp đẽ. Ngày đó, nghèo quá, đứa con trai đầu phải phụ mẹ ẵm em, đi chợ, nấu ăn, làm tất tần tật công việc của một người phụ nữ. Rồi đứa lớn cứ thế trông đứa nhỏ. Nay cháu nội tôi đã 30 tuổi, tôi cũng có chắt rồi”, bà kể.
Gánh xôi bắp hiếm hoi giữa Sài Gòn
Để có gánh xôi nóng thơm ngậy mùi đậu xanh, hành phi, bà phải thức dậy từ 2 giờ sáng để nấu.
Gánh xôi của bà có 2 loại: xôi bắp bắc và xôi vò. Nấu được nồi xôi bắp, bà cho biết phải qua nhiều công đoạn. Bà mua trữ nguyên liệu mỗi lần cả tấn để dành phòng khi khan hiếm. Bắp khô ngâm nước nấu qua ba lần lửa.
“Phải hầm thật lâu bắp mới nở hết và mềm. Thấy vậy chứ nấu một nồi bắp không hề đơn giản, vì dễ bị chai cứng. Đậu xanh ngâm nước, đãi vỏ, hấp chín rồi cho vô cối giã nhuyễn. Còn hành phi cũng tự tay tôi làm suốt 60 năm qua. Ngày xưa tôi dùng dầu ô liu phi hành nhưng giờ đắt quá nên đổi qua dầu đậu nành”, bà tiết lộ.
Để có hương vị đặc trưng của món xôi bắp bắc, bà buộc phải gói bằng lá chuối xanh. Lá chuối giờ vẫn đặt mua tận Bà Điểm, Hóc Môn nhưng ngày càng hiếm. Ngày xưa bà dùng lá dứa gai làm muỗng múc xôi bán cho cho khách, nay cây đó không còn ai trồng nữa nên đành thay bằng muỗng nhựa.
Những ngày giáp tết cổ truyền, bà Kiệm còn gói thêm bánh chưng để bán. Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) bà làm thêm món cơm rượu bán với xôi vò. Khách đến gánh xôi của bà đa số là người quen, sinh viên, học sinh, công chức, đủ mọi thành phần. Bất kể mưa nắng, sáng nào người dân Sài Gòn đi ngang đây đều thấy bà ngồi với gánh xôi nghi ngút khói.
“Ngày xưa lúc mới bán, lại còn trẻ, tôi đội thúng xôi trên đầu đi bộ từ cầu Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ) sang tận đây. Sau vì tuổi cao, nên tôi đi xe buýt đến tận bây giờ. Đời mình đã khổ, thôi còn sức thì ráng làm, được đồng nào hay đồng đó, lo cho con cho cháu”, bà Kiệm cười khoe hàm răng đen bóng.
Bà Kiệm, chậm rãi rọc từng chiếc lá chuối, ép thẳng thớm bằng đôi bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác. Người con gái thứ năm, không chồng con, sống với bà tại ngôi nhà trong con hẻm nhỏ tận đường Lê Văn Sỹ, Q.3 sáng sáng phụ bà bán từng gói xôi nhỏ.
“14 tuổi tôi đã mồ côi. 23 tuổi một thân một mình từ bắc vào nam không đồng xu dính túi. Đất Sài Gòn đón tôi bằng duy nhất một cơ hội: kiếm sống với nghề nấu xôi bắc do gia đình truyền lại”, bà Kiệm nói bằng giọng chậm rãi.
Chồng bà, nay đã 84 tuổi vẫn còn sống, trước là thợ hồ, cùng bà nuôi 11 người con.
“Năm 1954 cũng là thời điểm tôi lập gia đình, sinh con trai đầu lòng. Tôi chỉ buồn là làm cha làm mẹ mà không cho con được một tuổi thơ đẹp đẽ. Ngày đó, nghèo quá, đứa con trai đầu phải phụ mẹ ẵm em, đi chợ, nấu ăn, làm tất tần tật công việc của một người phụ nữ. Rồi đứa lớn cứ thế trông đứa nhỏ. Nay cháu nội tôi đã 30 tuổi, tôi cũng có chắt rồi”, bà kể.
Gánh xôi bắp hiếm hoi giữa Sài Gòn
Để có gánh xôi nóng thơm ngậy mùi đậu xanh, hành phi, bà phải thức dậy từ 2 giờ sáng để nấu.
Gánh xôi của bà có 2 loại: xôi bắp bắc và xôi vò. Nấu được nồi xôi bắp, bà cho biết phải qua nhiều công đoạn. Bà mua trữ nguyên liệu mỗi lần cả tấn để dành phòng khi khan hiếm. Bắp khô ngâm nước nấu qua ba lần lửa.
“Phải hầm thật lâu bắp mới nở hết và mềm. Thấy vậy chứ nấu một nồi bắp không hề đơn giản, vì dễ bị chai cứng. Đậu xanh ngâm nước, đãi vỏ, hấp chín rồi cho vô cối giã nhuyễn. Còn hành phi cũng tự tay tôi làm suốt 60 năm qua. Ngày xưa tôi dùng dầu ô liu phi hành nhưng giờ đắt quá nên đổi qua dầu đậu nành”, bà tiết lộ.
Để có hương vị đặc trưng của món xôi bắp bắc, bà buộc phải gói bằng lá chuối xanh. Lá chuối giờ vẫn đặt mua tận Bà Điểm, Hóc Môn nhưng ngày càng hiếm. Ngày xưa bà dùng lá dứa gai làm muỗng múc xôi bán cho cho khách, nay cây đó không còn ai trồng nữa nên đành thay bằng muỗng nhựa.
Những ngày giáp tết cổ truyền, bà Kiệm còn gói thêm bánh chưng để bán. Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) bà làm thêm món cơm rượu bán với xôi vò. Khách đến gánh xôi của bà đa số là người quen, sinh viên, học sinh, công chức, đủ mọi thành phần. Bất kể mưa nắng, sáng nào người dân Sài Gòn đi ngang đây đều thấy bà ngồi với gánh xôi nghi ngút khói.
“Ngày xưa lúc mới bán, lại còn trẻ, tôi đội thúng xôi trên đầu đi bộ từ cầu Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ) sang tận đây. Sau vì tuổi cao, nên tôi đi xe buýt đến tận bây giờ. Đời mình đã khổ, thôi còn sức thì ráng làm, được đồng nào hay đồng đó, lo cho con cho cháu”, bà Kiệm cười khoe hàm răng đen bóng.
Bà Kiệm bên gánh xôi ở góc đường Lê Thánh Tôn - Pasteur (TP.HCM). Ảnh: Đ.T
“Thế sao bà không bán gần nhà cho tiện hay tìm góc phố khác đông người để bán nhiều xôi hơn?”, tôi hỏi.
“60 năm ngồi đâu quen đó rồi chú ơi! Xa chỗ này tôi chịu không được. Bao nhiêu năm dù chỉ là người buôn gánh bán bưng, tôi đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của thành phố. Những tháng năm dân chúng Sài Gòn biểu tình chống chế độ ông Thiệu cũng đến đây mua xôi của tôi. Rồi ngày giải phóng mấy chú bộ đội tiếp quản thành phố, đóng quân bên kia đường, quý tôi lắm, sáng nào cũng chạy sang đây ăn gói xôi bắp bắc cho đỡ nhớ nhà”.
Cuộn phim đời mãi chạy trong ký ức người phụ nữ có gần 60 năm dài sinh sống tại thành phố này như một chứng nhân sống của lịch sử.
Nhiều phóng viên báo nước ngoài tìm gặp bà, xin phỏng vấn rồi ghi hình.
“Tôi chẳng biết là báo nào vì có rành tiếng Tây tiếng u gì đâu, nhưng thấy họ quý mình nên cũng vui”.
Ngôi nhà cũ kỹ ọp ẹp của bà rộn vang tiếng cười khi đón tiếp những nhà báo đó.
“Tôi chỉ sống bằng nghề bán xôi giản dị đâu ngờ được nhiều người quan tâm quá. Nghĩ lại cũng thấy vui. Có lẽ do mình tận tụy với công việc, hết lòng với nó nên mọi người trân trọng chăng?”, bà nói, giọng nhẹ bâng giữa dòng xe cộ đông đúc ngược xuôi ở Sài Gòn.
“60 năm ngồi đâu quen đó rồi chú ơi! Xa chỗ này tôi chịu không được. Bao nhiêu năm dù chỉ là người buôn gánh bán bưng, tôi đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của thành phố. Những tháng năm dân chúng Sài Gòn biểu tình chống chế độ ông Thiệu cũng đến đây mua xôi của tôi. Rồi ngày giải phóng mấy chú bộ đội tiếp quản thành phố, đóng quân bên kia đường, quý tôi lắm, sáng nào cũng chạy sang đây ăn gói xôi bắp bắc cho đỡ nhớ nhà”.
Cuộn phim đời mãi chạy trong ký ức người phụ nữ có gần 60 năm dài sinh sống tại thành phố này như một chứng nhân sống của lịch sử.
Nhiều phóng viên báo nước ngoài tìm gặp bà, xin phỏng vấn rồi ghi hình.
“Tôi chẳng biết là báo nào vì có rành tiếng Tây tiếng u gì đâu, nhưng thấy họ quý mình nên cũng vui”.
Ngôi nhà cũ kỹ ọp ẹp của bà rộn vang tiếng cười khi đón tiếp những nhà báo đó.
“Tôi chỉ sống bằng nghề bán xôi giản dị đâu ngờ được nhiều người quan tâm quá. Nghĩ lại cũng thấy vui. Có lẽ do mình tận tụy với công việc, hết lòng với nó nên mọi người trân trọng chăng?”, bà nói, giọng nhẹ bâng giữa dòng xe cộ đông đúc ngược xuôi ở Sài Gòn.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Người sửa giày sau lưng chợ Bến Thành
07/07/2012 3:53
Sài Gòn trong tôi thật giản dị. Đó là những con người quen biết ở đây, là khách hàng thân thuộc bao năm qua mà chỉ cần đưa đôi giày cũ tôi biết họ muốn sửa chỗ nào...
Ông Tạ Hữu Ngọc
Ông Tạ Hữu Ngọc (trái) và ông Tạ Văn Hiếu bên hàng sửa giày - Ảnh: Đ.T
Đỗ Tuấn
07/07/2012 3:53
Sài Gòn trong tôi thật giản dị. Đó là những con người quen biết ở đây, là khách hàng thân thuộc bao năm qua mà chỉ cần đưa đôi giày cũ tôi biết họ muốn sửa chỗ nào...
Ông Tạ Hữu Ngọc
Ông Tạ Hữu Ngọc (trái) và ông Tạ Văn Hiếu bên hàng sửa giày - Ảnh: Đ.T
Những hàng giày nổi tiếng trên con đường Lê Thánh Tôn chạy sau lưng chợ Bến Thành xưa kia dần mai một. Những người thợ sửa giày ngồi rải rác ở khu vực này cũng ngày một hiếm.
May mắn thay tôi vẫn còn gặp được hai anh em người thợ sửa giày đang làm đều qua tuổi 60 với hơn 30 năm cặm cụi bên bộ đồ nghề đơn sơ gồm vài ba cây kim dùi, lọ keo, dao cắt, búa, đục… Góc đường Lê Thánh Tôn - Phan Bội Châu bao năm qua không ngày nào vắng bóng hai ông Tạ Văn Hiếu (66 tuổi) và Tạ Hữu Ngọc (62 tuổi). Khách hàng của họ không chỉ là người quanh vùng mà có cả từ nam chí bắc, thậm chí rất nhiều người nước ngoài.
Gia đình ông Hiếu và Ngọc là dân Sài Gòn gốc.
“Anh em tôi sinh ra, lớn lên tận Q.6 thời Pháp nay đổi là Q.4. Tuổi thơ của tôi ở đất này là quãng thời gian đẹp nhất. Đó là những ngày tháng tôi học Trường Võ Trường Toản. Ngày đó, nhà nghèo không tiền mua xe đạp đi học, tôi cứ canh nhảy lên bàn đạp phía sau xe thổ mộ ở cầu Ông Lãnh để đến trường. Hôm nào bị người đánh xe ngựa phát hiện, tôi đành đi bộ”, ông Ngọc kể.
Cạnh bên ông Ngọc là hàng sửa giày của anh ruột Tạ Văn Hiếu. Càng bất ngờ hơn khi biết hai ông còn một người em ruột - Phan Văn Ngà nay cũng bước sang tuổi 60 hiện cũng làm nghề sửa giày ở chợ Cây Quéo, Q.Bình Thạnh.
Thắc mắc vì sao anh em ruột mà không cùng họ, ông Ngọc cười giải thích do ngày xưa, lúc làm giấy khai sinh nhân viên hành chính quận lúc đó nhũng nhiễu quá, công khai đòi hối lộ, cha ông không có tiền đành đưa người con út về Cần Thơ cùng vợ rồi làm khai sinh mang họ mẹ ở đó với phần khai cha vô danh.
Ba anh em thợ sửa giày cũng như bao thanh niên khác thời chiến ở Sài Gòn, phải đi quân dịch. Kết thúc chiến tranh cũng là thời điểm họ trở về với cuộc sống với hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp.
“May nhờ lúc đó đường Lê Thánh Tôn này có duy nhất một ông thợ sửa giày già mà sau này thế hệ chúng tôi gọi bằng “ông tổ” thương con rể là tôi, truyền cho nghề này”, ông Hiếu cho biết. Thạo nghề, ông Hiếu dạy cho ông Ngọc và ông Ngà để cùng tìm cơ hội mưu sinh. Đến nay, học trò ông Hiếu dạy nghề sửa giày lên đến vài chục người.
Bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác của hai anh em ông Hiếu và Ngọc bỗng trở nên linh hoạt lạ kỳ khi cầm đôi giày trên tay. Họ cắt gọt, dùi kim, lòn chỉ nhanh nhẹn đến không ngờ, chẳng mấy chốc một đôi giày ngỡ đâu vứt đi trở nên chắc chắn, bóng loáng như mới.
“Khách đến đây không hẳn họ tiếc tiền, không dám mua giày mới mà có người giàu lắm nhưng muốn lưu giữ đôi giày kỷ niệm, ghi dấu một đoạn đời của họ nên mới mang sửa”, ông Ngọc tiếp lời.
Sống và làm việc hơn 30 năm dài trên lề đường Lê Thánh Tôn, với ông Ngọc là quãng đời quá dài, gần nửa đời người.
“Ngày nào không ra đây, tôi nhớ lắm. Sài Gòn trong tôi thật giản dị. Đó là những con người quen biết ở đây, là khách hàng thân thuộc bao năm qua mà chỉ cần đưa đôi giày cũ tôi biết họ muốn sửa chỗ nào. Mưa to gió lớn tôi cũng ngồi đây, chỉ hôm nào bệnh nặng lắm đi không nổi mới đành nằm nhà”, ông Ngọc tâm sự.
Mối ruột có cả khách nước ngoài
“Vô số khách nước ngoài là mối “ruột” của tôi. Như vợ chồng ông bà người Singapore cứ mỗi lần qua Việt Nam là gom hết giày dép đến đây sửa bởi bên xứ họ không ai làm nghề này mà nếu có thì công rất đắt, có khi gần bằng mua đôi giày mới. Khách từ ngạc nhiên rồi trở thành bạn vì tôi có thể nói được tiếng Anh lẫn Pháp. Cái nón này của khách Pháp tặng, đồng hồ là bạn Nhật cho còn chiếc áo tôi đang mặc do vợ chồng người Úc biếu dịp Noel 2010”, ông Ngọc ôn tồn khoe.
“Thành phố ngày càng văn minh, tiến bộ, chắc chắn lề đường phải bỏ dần những người sống bám trụ bằng cái nghề như chúng tôi. Lúc đó nếu còn sức tôi vẫn làm nhưng chỉ ra đây nhận giày để mang về nhà sửa rồi hẹn giờ giao cho khách, hoặc có thể làm việc qua mạng internet để nhận và sửa giày. Còn sống tôi còn làm nghề này. Không phải vì miếng cơm manh áo nữa mà vì niềm vui. Tuổi già, sống với con cháu, còn được làm nghề mình yêu thích thì còn gì bằng?”, ông Hiếu thổ lộ.
Rít hơi thuốc thật sâu, nhìn đường phố tấp nập người xe qua lại, ông Ngọc nói giọng thật trầm:
“Nhìn lại cuộc đời mình, tôi không hề tiếc nuối hay buồn tủi vì đã chọn cái nghề tay chân này bởi nhờ nó tôi đã nuôi sống vợ con mấy mươi năm qua, giúp con cái trưởng thành, nên người. Giờ đứa làm cán bộ phường, đứa làm giám đốc công ty cho thuê tài chính quốc tế. Một con trai hiện theo nghề của tôi. Còn thằng út thì sang Úc làm việc. Với tôi làm nghề gì không quan trọng bằng việc mình để hết tâm sức vào đó”.
May mắn thay tôi vẫn còn gặp được hai anh em người thợ sửa giày đang làm đều qua tuổi 60 với hơn 30 năm cặm cụi bên bộ đồ nghề đơn sơ gồm vài ba cây kim dùi, lọ keo, dao cắt, búa, đục… Góc đường Lê Thánh Tôn - Phan Bội Châu bao năm qua không ngày nào vắng bóng hai ông Tạ Văn Hiếu (66 tuổi) và Tạ Hữu Ngọc (62 tuổi). Khách hàng của họ không chỉ là người quanh vùng mà có cả từ nam chí bắc, thậm chí rất nhiều người nước ngoài.
Gia đình ông Hiếu và Ngọc là dân Sài Gòn gốc.
“Anh em tôi sinh ra, lớn lên tận Q.6 thời Pháp nay đổi là Q.4. Tuổi thơ của tôi ở đất này là quãng thời gian đẹp nhất. Đó là những ngày tháng tôi học Trường Võ Trường Toản. Ngày đó, nhà nghèo không tiền mua xe đạp đi học, tôi cứ canh nhảy lên bàn đạp phía sau xe thổ mộ ở cầu Ông Lãnh để đến trường. Hôm nào bị người đánh xe ngựa phát hiện, tôi đành đi bộ”, ông Ngọc kể.
Cạnh bên ông Ngọc là hàng sửa giày của anh ruột Tạ Văn Hiếu. Càng bất ngờ hơn khi biết hai ông còn một người em ruột - Phan Văn Ngà nay cũng bước sang tuổi 60 hiện cũng làm nghề sửa giày ở chợ Cây Quéo, Q.Bình Thạnh.
Thắc mắc vì sao anh em ruột mà không cùng họ, ông Ngọc cười giải thích do ngày xưa, lúc làm giấy khai sinh nhân viên hành chính quận lúc đó nhũng nhiễu quá, công khai đòi hối lộ, cha ông không có tiền đành đưa người con út về Cần Thơ cùng vợ rồi làm khai sinh mang họ mẹ ở đó với phần khai cha vô danh.
Ba anh em thợ sửa giày cũng như bao thanh niên khác thời chiến ở Sài Gòn, phải đi quân dịch. Kết thúc chiến tranh cũng là thời điểm họ trở về với cuộc sống với hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp.
“May nhờ lúc đó đường Lê Thánh Tôn này có duy nhất một ông thợ sửa giày già mà sau này thế hệ chúng tôi gọi bằng “ông tổ” thương con rể là tôi, truyền cho nghề này”, ông Hiếu cho biết. Thạo nghề, ông Hiếu dạy cho ông Ngọc và ông Ngà để cùng tìm cơ hội mưu sinh. Đến nay, học trò ông Hiếu dạy nghề sửa giày lên đến vài chục người.
Bàn tay già nua, nhăn nheo vì tuổi tác của hai anh em ông Hiếu và Ngọc bỗng trở nên linh hoạt lạ kỳ khi cầm đôi giày trên tay. Họ cắt gọt, dùi kim, lòn chỉ nhanh nhẹn đến không ngờ, chẳng mấy chốc một đôi giày ngỡ đâu vứt đi trở nên chắc chắn, bóng loáng như mới.
“Khách đến đây không hẳn họ tiếc tiền, không dám mua giày mới mà có người giàu lắm nhưng muốn lưu giữ đôi giày kỷ niệm, ghi dấu một đoạn đời của họ nên mới mang sửa”, ông Ngọc tiếp lời.
Sống và làm việc hơn 30 năm dài trên lề đường Lê Thánh Tôn, với ông Ngọc là quãng đời quá dài, gần nửa đời người.
“Ngày nào không ra đây, tôi nhớ lắm. Sài Gòn trong tôi thật giản dị. Đó là những con người quen biết ở đây, là khách hàng thân thuộc bao năm qua mà chỉ cần đưa đôi giày cũ tôi biết họ muốn sửa chỗ nào. Mưa to gió lớn tôi cũng ngồi đây, chỉ hôm nào bệnh nặng lắm đi không nổi mới đành nằm nhà”, ông Ngọc tâm sự.
Mối ruột có cả khách nước ngoài
“Vô số khách nước ngoài là mối “ruột” của tôi. Như vợ chồng ông bà người Singapore cứ mỗi lần qua Việt Nam là gom hết giày dép đến đây sửa bởi bên xứ họ không ai làm nghề này mà nếu có thì công rất đắt, có khi gần bằng mua đôi giày mới. Khách từ ngạc nhiên rồi trở thành bạn vì tôi có thể nói được tiếng Anh lẫn Pháp. Cái nón này của khách Pháp tặng, đồng hồ là bạn Nhật cho còn chiếc áo tôi đang mặc do vợ chồng người Úc biếu dịp Noel 2010”, ông Ngọc ôn tồn khoe.
“Thành phố ngày càng văn minh, tiến bộ, chắc chắn lề đường phải bỏ dần những người sống bám trụ bằng cái nghề như chúng tôi. Lúc đó nếu còn sức tôi vẫn làm nhưng chỉ ra đây nhận giày để mang về nhà sửa rồi hẹn giờ giao cho khách, hoặc có thể làm việc qua mạng internet để nhận và sửa giày. Còn sống tôi còn làm nghề này. Không phải vì miếng cơm manh áo nữa mà vì niềm vui. Tuổi già, sống với con cháu, còn được làm nghề mình yêu thích thì còn gì bằng?”, ông Hiếu thổ lộ.
Rít hơi thuốc thật sâu, nhìn đường phố tấp nập người xe qua lại, ông Ngọc nói giọng thật trầm:
“Nhìn lại cuộc đời mình, tôi không hề tiếc nuối hay buồn tủi vì đã chọn cái nghề tay chân này bởi nhờ nó tôi đã nuôi sống vợ con mấy mươi năm qua, giúp con cái trưởng thành, nên người. Giờ đứa làm cán bộ phường, đứa làm giám đốc công ty cho thuê tài chính quốc tế. Một con trai hiện theo nghề của tôi. Còn thằng út thì sang Úc làm việc. Với tôi làm nghề gì không quan trọng bằng việc mình để hết tâm sức vào đó”.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
“Đại gia” hội họa
08/07/2012 3:00
Họa sĩ Bùi Văn Ngọ bên tác phẩm Sơn nữ tắm thác Pongour - Ảnh: Đ.T
Đỗ Tuấn
08/07/2012 3:00
Biết nhau gần 30 năm nhưng chưa một lần ông đồng ý cho tôi viết bài về ông. Lúc nào ông cũng khiêm nhường: “Đời tôi đâu có gì đáng để người ta đọc”.
Với tôi và có lẽ cả nhiều người khác, cuộc đời ông rất đáng để thế hệ trẻ noi theo.
Tuổi thơ bần hàn
Bước sang tuổi 83, trông ông Bùi Văn Ngọ vẫn còn rất khỏe, dù mái tóc bạc trắng. Ông cười tự nhận mình là dân Sài Gòn chính hiệu vì cụ cố cũng sinh ra và lớn lên trên đất này, hiện mồ mả còn ở Gia Định (nay là quận Bình Thạnh). Ông cố Bùi Văn Nên từng là thợ cơ khí tại xưởng đóng tàu Ba Son thời Pháp. Ông nội Bùi Văn Trà làm giáo viên thực hành Trường kỹ thuật Đỗ Hữu Vị (nay là Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng). Ba ông, Bùi Văn Bảy tốt nghiệp Trường Đỗ Hữu Vị, còn người bác ruột Bùi Văn Mạnh đoạt giải khôi nguyên Đông Dương về kỹ thuật. Ông Mạnh từng là bạn học và làm chung xưởng Ba Son với bác Tôn Đức Thắng những năm đầu thế kỷ 20.
Sinh tại Q.5, thời niên thiếu ông Ngọ liên tục bị gián đoạn chuyện học hành vì chiến tranh.
Năm 1942, Nhật chiếm Sài Gòn, chiếm Trường Paul Doumer nơi ông đang theo học làm nơi đóng quân.
Đầu năm 1945, ông chuyển sang trường khác trên đường Duranton (nay là đường Sương Nguyệt Anh) nhưng rồi phải theo gia đình tản cư tận Bình Trị Đông (Q.Bình Tân ngày nay) do quân đội đồng minh và Nhật Bản đánh nhau dữ dội.
“Thời đó khu vực Tổng lãnh sự quán Anh và Mỹ trên đường Lê Duẩn bây giờ hứng chịu nhiều bom nhất do quân đội Pháp có một đồn trú rất lớn ngay mảnh đất thuộc Tổng lãnh sự Mỹ ngày nay”, ông kể.
Với tôi và có lẽ cả nhiều người khác, cuộc đời ông rất đáng để thế hệ trẻ noi theo.
Tuổi thơ bần hàn
Bước sang tuổi 83, trông ông Bùi Văn Ngọ vẫn còn rất khỏe, dù mái tóc bạc trắng. Ông cười tự nhận mình là dân Sài Gòn chính hiệu vì cụ cố cũng sinh ra và lớn lên trên đất này, hiện mồ mả còn ở Gia Định (nay là quận Bình Thạnh). Ông cố Bùi Văn Nên từng là thợ cơ khí tại xưởng đóng tàu Ba Son thời Pháp. Ông nội Bùi Văn Trà làm giáo viên thực hành Trường kỹ thuật Đỗ Hữu Vị (nay là Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng). Ba ông, Bùi Văn Bảy tốt nghiệp Trường Đỗ Hữu Vị, còn người bác ruột Bùi Văn Mạnh đoạt giải khôi nguyên Đông Dương về kỹ thuật. Ông Mạnh từng là bạn học và làm chung xưởng Ba Son với bác Tôn Đức Thắng những năm đầu thế kỷ 20.
Sinh tại Q.5, thời niên thiếu ông Ngọ liên tục bị gián đoạn chuyện học hành vì chiến tranh.
Năm 1942, Nhật chiếm Sài Gòn, chiếm Trường Paul Doumer nơi ông đang theo học làm nơi đóng quân.
Đầu năm 1945, ông chuyển sang trường khác trên đường Duranton (nay là đường Sương Nguyệt Anh) nhưng rồi phải theo gia đình tản cư tận Bình Trị Đông (Q.Bình Tân ngày nay) do quân đội đồng minh và Nhật Bản đánh nhau dữ dội.
“Thời đó khu vực Tổng lãnh sự quán Anh và Mỹ trên đường Lê Duẩn bây giờ hứng chịu nhiều bom nhất do quân đội Pháp có một đồn trú rất lớn ngay mảnh đất thuộc Tổng lãnh sự Mỹ ngày nay”, ông kể.
Họa sĩ Bùi Văn Ngọ bên tác phẩm Sơn nữ tắm thác Pongour - Ảnh: Đ.T
“Ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu ở chung trong căn nhà lá gần Bệnh viện Chợ Quán, phải ăn cơm cháy khô rồi uống nước lã vì không tìm đâu ra thức ăn. Tôi và ba bị bệnh phù thũng nặng do thiếu muối. Ký ức tôi vẫn mãi nhớ hình ảnh ngôi nhà lá của gia đình 3 lần bị cháy vì bom đạn”, ông nhớ lại.
Một họa sĩ tài ba
Ông Ngọ tự nhận mình chẳng học hành gì nhiều dù có thể viết nói thông thạo tiếng Pháp. Nhìn thân phụ vẽ các chi tiết máy, ông học lóm và làm theo. Vậy mà ông đã tự thiết kế rồi sản xuất chiếc máy ép dầu dừa đầu tiên năm 17 tuổi. Năm 1948, xưởng đóng tàu Ba Son cần người vẽ họa đồ chi tiết máy. Ông nộp đơn thi vào và được nhận với mức lương 850 đồng rồi gần 1.000 đồng tiền Đông Dương thời đó. Có việc làm, gia đình ông thoát nghèo, cuộc sống sung túc hẳn lên.
“Nếu chỉ kiếm tiền tôi đã chọn con đường làm thợ. Ngày đó vì nỗi nhục mất nước nên tôi tham gia biểu tình chống Pháp nhân sự kiện anh Trần Văn Ơn bị bắn đầu năm 1950. Anh Ơn bằng tuổi tôi, hy sinh khi đang là học sinh Trường Pétrus Ký nên thế hệ chúng tôi rất cảm kích. Tôi và anh em làm chung xưởng Ba Son xuống đường, giương biểu ngữ ở bùng binh Quách Thị Trang (chợ Bến Thành). Hôm sau, những đồng nghiệp lớn tuổi bị mật thám Pháp vào tận xưởng Ba Son bắt, đánh đập dã man. Tôi xin nghỉ việc từ đó”, ông Ngọ nhớ lại thời thanh niên đầy sôi nổi của mình.
Năm 1955, ông cùng cha nhận đơn hàng làm các chi tiết máy cơ khí ở nhà, nhưng thu nhập chỉ đủ sống. Năm 1959, ông thuê miếng đất ở quận 6 để lập xưởng cơ khí tại đây. Ông cất tạm cái chòi để ở, làm việc cật lực dành dụm từng đồng tiền ít ỏi sắm chiếc máy tiện đầu tiên trong đời. “Nhìn cái máy dù cũ người nhưng mới ta, nước mắt tôi lăn dài. Để có nó, tôi đã lao động quá sức, ho cả ra máu”, ông bùi ngùi nói.
Từ chiếc máy đó, ông gầy dựng sự nghiệp để 53 năm sau công ty cơ khí mang tên ông giờ do 9 người con quản lý với hơn 1.000 công nhân. Con gái lớn Bùi Thị Xuân Đào làm giám đốc tài chính, thay ông xuất khẩu máy cơ khí nông nghiệp đi khắp thế giới, từ Lào, Campuchia, Philippines, Indonesia đến Panama, Brazil, Israel… với giá bằng 1/5 máy của Nhật nhưng không thua kém nếu không muốn nói vượt trội hơn về năng suất và chất lượng.
Không chỉ có biệt tài vẽ kỹ thuật, ông Ngọ còn cầm cọ suốt hơn 60 năm.
Hiện ông đang sở hữu gần 1.000 bức họa đủ thể loại: sơn dầu, màu nước, sơn mài, bút chì… Ông bôn ba khắp đất nước hình chữ S để vẽ. Tranh ông kết hợp đậm kỹ thuật của phương Tây với chất mềm mại, thâm trầm của phương Đông nên tạo dấu ấn rất riêng. Đặc biệt, ông là người duy nhất ở VN sở hữu nhiều bức tranh thuộc hàng “khủng”, với kích thước có tấm lên đến 3 m x 20 m. Ông còn sưu tập đá với hàng trăm viên kích thước lớn, có giá trị rất cao.
Giàu có, thành đạt nhưng con cháu ông không ai ra vẻ “đại gia” chi xài tiền như nước. Ông nói đó là cái phước của gia đình, một phần do ông giáo dục con cháu rất cẩn thận từ bé. “Tiền kiếm khó khăn lắm nên phải biết quý. Còn nhiều người nghèo nên mình không thể phung phí tài sản vào các cuộc chơi vô bổ. Đó là điều tôi luôn tâm niệm và dạy con cháu”.
Chia tay ông, tôi vẫn nhớ giọng sang sảng: “Tôi chỉ mới 38 chứ không phải 83 đâu nhe. Sài Gòn là thành phố tôi yêu vì nó gắn bó với tôi cả đời. Tôi đã lưu giữ Sài Gòn trong tim mình bằng vô số tranh, chép lại từng con đường góc phố, trong đó có cả các khu bị giải tỏa như bến Bình Đông, cầu chữ U, kênh Nhiêu Lộc... Sài Gòn với tôi như cô gái trẻ đẹp, vẫn mãi lung linh”.
[size=910]Ông Bùi Văn Ngọ đã nhận 3 kỷ lục: Đồi tiên nữ bằng đất lớn nhất VN (2007), Họa sĩ vẽ bức tranh sơn dầu Toàn cảnh lăng Tự Đức lớn nhất VN (2011) với khổ (2,9 m x 20,1 m) và Tác giả có nhiều tác phẩm tạo hình nhất VN (2012) do Trung tâm sách kỷ lục VN cấp.[/size]
Một họa sĩ tài ba
Ông Ngọ tự nhận mình chẳng học hành gì nhiều dù có thể viết nói thông thạo tiếng Pháp. Nhìn thân phụ vẽ các chi tiết máy, ông học lóm và làm theo. Vậy mà ông đã tự thiết kế rồi sản xuất chiếc máy ép dầu dừa đầu tiên năm 17 tuổi. Năm 1948, xưởng đóng tàu Ba Son cần người vẽ họa đồ chi tiết máy. Ông nộp đơn thi vào và được nhận với mức lương 850 đồng rồi gần 1.000 đồng tiền Đông Dương thời đó. Có việc làm, gia đình ông thoát nghèo, cuộc sống sung túc hẳn lên.
“Nếu chỉ kiếm tiền tôi đã chọn con đường làm thợ. Ngày đó vì nỗi nhục mất nước nên tôi tham gia biểu tình chống Pháp nhân sự kiện anh Trần Văn Ơn bị bắn đầu năm 1950. Anh Ơn bằng tuổi tôi, hy sinh khi đang là học sinh Trường Pétrus Ký nên thế hệ chúng tôi rất cảm kích. Tôi và anh em làm chung xưởng Ba Son xuống đường, giương biểu ngữ ở bùng binh Quách Thị Trang (chợ Bến Thành). Hôm sau, những đồng nghiệp lớn tuổi bị mật thám Pháp vào tận xưởng Ba Son bắt, đánh đập dã man. Tôi xin nghỉ việc từ đó”, ông Ngọ nhớ lại thời thanh niên đầy sôi nổi của mình.
Năm 1955, ông cùng cha nhận đơn hàng làm các chi tiết máy cơ khí ở nhà, nhưng thu nhập chỉ đủ sống. Năm 1959, ông thuê miếng đất ở quận 6 để lập xưởng cơ khí tại đây. Ông cất tạm cái chòi để ở, làm việc cật lực dành dụm từng đồng tiền ít ỏi sắm chiếc máy tiện đầu tiên trong đời. “Nhìn cái máy dù cũ người nhưng mới ta, nước mắt tôi lăn dài. Để có nó, tôi đã lao động quá sức, ho cả ra máu”, ông bùi ngùi nói.
Từ chiếc máy đó, ông gầy dựng sự nghiệp để 53 năm sau công ty cơ khí mang tên ông giờ do 9 người con quản lý với hơn 1.000 công nhân. Con gái lớn Bùi Thị Xuân Đào làm giám đốc tài chính, thay ông xuất khẩu máy cơ khí nông nghiệp đi khắp thế giới, từ Lào, Campuchia, Philippines, Indonesia đến Panama, Brazil, Israel… với giá bằng 1/5 máy của Nhật nhưng không thua kém nếu không muốn nói vượt trội hơn về năng suất và chất lượng.
Không chỉ có biệt tài vẽ kỹ thuật, ông Ngọ còn cầm cọ suốt hơn 60 năm.
Hiện ông đang sở hữu gần 1.000 bức họa đủ thể loại: sơn dầu, màu nước, sơn mài, bút chì… Ông bôn ba khắp đất nước hình chữ S để vẽ. Tranh ông kết hợp đậm kỹ thuật của phương Tây với chất mềm mại, thâm trầm của phương Đông nên tạo dấu ấn rất riêng. Đặc biệt, ông là người duy nhất ở VN sở hữu nhiều bức tranh thuộc hàng “khủng”, với kích thước có tấm lên đến 3 m x 20 m. Ông còn sưu tập đá với hàng trăm viên kích thước lớn, có giá trị rất cao.
Giàu có, thành đạt nhưng con cháu ông không ai ra vẻ “đại gia” chi xài tiền như nước. Ông nói đó là cái phước của gia đình, một phần do ông giáo dục con cháu rất cẩn thận từ bé. “Tiền kiếm khó khăn lắm nên phải biết quý. Còn nhiều người nghèo nên mình không thể phung phí tài sản vào các cuộc chơi vô bổ. Đó là điều tôi luôn tâm niệm và dạy con cháu”.
Chia tay ông, tôi vẫn nhớ giọng sang sảng: “Tôi chỉ mới 38 chứ không phải 83 đâu nhe. Sài Gòn là thành phố tôi yêu vì nó gắn bó với tôi cả đời. Tôi đã lưu giữ Sài Gòn trong tim mình bằng vô số tranh, chép lại từng con đường góc phố, trong đó có cả các khu bị giải tỏa như bến Bình Đông, cầu chữ U, kênh Nhiêu Lộc... Sài Gòn với tôi như cô gái trẻ đẹp, vẫn mãi lung linh”.
[size=910]Ông Bùi Văn Ngọ đã nhận 3 kỷ lục: Đồi tiên nữ bằng đất lớn nhất VN (2007), Họa sĩ vẽ bức tranh sơn dầu Toàn cảnh lăng Tự Đức lớn nhất VN (2011) với khổ (2,9 m x 20,1 m) và Tác giả có nhiều tác phẩm tạo hình nhất VN (2012) do Trung tâm sách kỷ lục VN cấp.[/size]
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Cây đại thụ của nhiếp ảnh Sài thành
09/07/2012 3:00
Nhắc đến ông, giới nhiếp ảnh Sài Gòn đều ngả mũ. Ông đại diện cho lớp phóng viên ảnh sau cùng của các tờ báo Pháp phát hành ở Đông Dương còn sống.
Chụp ảnh phóng sự từ 60 năm trước
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Đan - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đỗ Tuấn
09/07/2012 3:00
Nhắc đến ông, giới nhiếp ảnh Sài Gòn đều ngả mũ. Ông đại diện cho lớp phóng viên ảnh sau cùng của các tờ báo Pháp phát hành ở Đông Dương còn sống.
Chụp ảnh phóng sự từ 60 năm trước
Bước sang tuổi 90, sức khỏe yếu do vừa bị đột quỵ đầu năm 2012 nhưng nhắc đến nhiếp ảnh, nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đan vẫn say sưa như ngày đầu cách đây gần 70 năm, ông đến với nghệ thuật của ánh sáng, bố cục, màu sắc.
“Năm 1950, từ Hà Nội tôi được điều động vào Sài Gòn làm phóng viên ảnh cho tờ Indochine Sud-Est Asiatique do trong này thiếu người làm. Ngày đó, rất ít phóng viên ảnh là người Việt, có chăng giờ cũng qua đời hết rồi, chỉ mình tôi còn sống”, ông cười chòm râu bạc rung rung theo nhịp lắc của bàn tay gầy gò. Năm 1954, ông đưa cả vợ con vào Sài Gòn sinh sống sau khi có vị trí vững chắc tại tòa soạn.
“Năm 1950, từ Hà Nội tôi được điều động vào Sài Gòn làm phóng viên ảnh cho tờ Indochine Sud-Est Asiatique do trong này thiếu người làm. Ngày đó, rất ít phóng viên ảnh là người Việt, có chăng giờ cũng qua đời hết rồi, chỉ mình tôi còn sống”, ông cười chòm râu bạc rung rung theo nhịp lắc của bàn tay gầy gò. Năm 1954, ông đưa cả vợ con vào Sài Gòn sinh sống sau khi có vị trí vững chắc tại tòa soạn.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Đan - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Đan sinh tại Nam Định, từng đoạt hơn 70 huy chương nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế từ năm 1959 đến 1963. Ông còn nhận Huy chương vì sự nghiệp Văn học và Nghệ thuật VN năm 1997, thực hiện 5 tập sách ảnh: Việt Nam khói lửa (1969), Hình ảnh kinh tế Việt Nam (1974), Quê hương Việt Nam (1996), Hình ảnh Việt Nam (2003), Non sông nước Việt (2011).
Chiếc máy ảnh Rolleiflex của Đức theo chân ông bôn ba khắp mọi miền đất nước ngày ấy. Ông kể thời đó chưa có đèn flash hiện đại như bây giờ, phóng viên phải thủ sẵn cả túi bóng đèn magnesium, chụp một lần rồi bỏ. “Có khi chụp nhiều quá, xong việc mấy ngón tay tôi gần như phỏng vì phải thay đèn liên tục”. Mà có Rolleiflex chụp đã là mừng. Ông Mạnh Đan còn nói thêm thời chụp ảnh bằng máy có vỏ bọc gỗ. Trước tiên, bỏ diêm sinh (thuốc pháo) vào chén inox. Theo kinh nghiệm cứ nửa chén diêm sinh thì mở khẩu độ ống kính f/5.6. Người chụp một tay mở nắp ống kính, xoay 1/2 vòng hoặc 1 vòng cho ánh sáng vào, tay kia đốt diêm sinh để ánh sáng bùng lên. Vậy mà vẫn cho ảnh sáng đẹp như trong studio hiện đại ngày nay.
Nhiều bức ảnh của Nguyễn Mạnh Đan chụp thời ấy được tạp chí nổi tiếng thế giới của Pháp là Paris Match đăng trong các bài viết về Đông Dương. Ông nhìn nhận phóng viên ảnh thời bình rất ít có cơ hội nắm bắt những khoảnh khắc quan trọng của lịch sử, bởi phải gặp những biến cố lớn ảnh phóng sự mới thể hiện rõ chức năng của nó.
Từ năm 1950 đến 1958, ông trở thành một trong số tay máy nổi tiếng ở Sài Gòn với những bức ảnh đăng trên báo Pháp. Tuy nhiên sau đó, người Pháp rút khỏi Việt Nam. “Tôi buộc phải từ bỏ nghề báo. Hỏi ông chủ bút người Pháp rằng nên làm gì để sống với nghề chụp ảnh, ông khuyên tôi nên nắm bắt nét đẹp của Việt Nam. Rồi ông ấy tạo điều kiện để tôi thực hiện cuộc triển lãm, mời đại diện đại sứ quán các nước đóng tại Sài Gòn đến thưởng thức và mua ảnh. Nhờ vậy, tôi ổn định cuộc sống, có tiền để mở ảnh viện Mạnh Đan trên đường Điện Biên Phủ ngày nay”, ông nói.
Ba đời cầm máy
Cùng thời với ông có các tay máy cũng rất nổi tiếng như Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, Nguyễn Văn Chiêm, Bàng Bá Lân, Phạm Văn Mùi… nhưng có thể nói, đến giờ chỉ còn mình ông là thách thức với thời gian. Những gì Nguyễn Mạnh Đan để lại cho đời, cho nhiếp ảnh Việt Nam là rất đáng trân trọng.
Nghiêm khắc và cực kỳ kỹ tính trong nghề nghiệp, ông rất ít khi nhận học trò vì ngoài tài năng, ông còn phải xem xét tính cách cũng như tư cách đạo đức của người muốn theo học trước khi chỉ dạy. Do vậy, học trò ông tính đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay mà đa phần ai cũng thành danh như nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Hoa Nữ, nhiếp ảnh gia Hoàng Trưởng, phóng viên ảnh thể thao Dư Hải…
Nguyễn Mạnh Đan có 9 người con, trong đó 6 người con trai theo nghiệp bố. Đó là những nhiếp ảnh gia cũng có tên tuổi tại Sài Gòn trước đây và hiện nay như: Mạnh Sơn, Trung Vinh, Mạnh Quỳnh, Mạnh Ngọc, Huy Quang, Mạnh Sinh, trong đó Mạnh Sinh hiện là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh TP.HCM.
Thập niên 1980-1990, nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Đan là thành viên của Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN. “Ngày còn làm ban giám khảo các cuộc thi ảnh, tôi không thiên vị cho bất cứ ai hay bất cứ tấm ảnh nào. Cho dù đó là ảnh chụp lãnh tụ nhưng không đẹp, bố cục không chặt tôi đều đánh rớt”, ông Mạnh Đan nói thêm.
Thế hệ thứ ba của gia đình Mạnh Đan bắt đầu cầm máy từ vài năm trước. Mạnh Nguyên, Mạnh Lâm hiện theo nghề của ông nội, cũng rất vững vàng về kỹ thuật nhiếp ảnh.
Anh Mạnh Sinh nhớ mãi lần theo cha chụp ảnh xuyên suốt chiều dài đất nước. “Tôi theo cụ vừa chăm lo sức khỏe vừa học hỏi kinh nghiệm chụp ảnh nghệ thuật. Năm 1986, lúc đất nước còn rất khó khăn, tôi và cụ cùng một số học trò trong đó có cả chị Đào Hoa Nữ thuê xe 25 chỗ đi từ nam ra bắc. Rong ruổi đến tận Điện Biên, Lai Châu, Mộc Châu, Sa Pa… trong 45 ngày. Tôi ấn tượng nhất là phải mua hàng vài trăm lít xăng chất phía sau xe, vừa đi vừa lo xe có thể phát cháy nổ bất cứ lúc nào. Ngày đó làm gì có trạm xăng dầu nhiều như bây giờ, xăng khan hiếm lắm. Cả đoàn phải mua theo gạo, mắm muối, đem cả nồi niêu xoong chảo để đến đâu là nấu nướng đến đấy. Gặp dòng suối hay con sông nào nhảy xuống tắm giặt. Nhưng đi rồi mới thấy đất nước mình tuyệt đẹp. Ngày đó thiên nhiên còn hoang sơ lắm, chưa bị tàn phá như bây giờ”.
Cuộc trò chuyện với nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Đan không thể kéo dài hơn do sợ ông mệt. Ông nhắn gửi đến thế hệ những người cầm máy trẻ: “Chụp ảnh thể loại nào cũng vậy, phải gửi hết tâm hồn vào đấy, nếu không bức ảnh sẽ vô hồn. Việt Nam chỉ mạnh ở thể loại ảnh nghệ thuật do biết khai thác vẻ đẹp của đất nước, của con người. Tôi hy vọng trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ làm nên chuyện ở thể loại ảnh báo chí, ảnh phóng sự, ảnh khoa học. Có như thế nhiếp ảnh VN mới phát triển toàn diện và bền vững. Đừng quá chạy theo thành tích, huy chương mà sa vào lối mòn trong sáng tạo, đặc biệt khi chụp ảnh nghệ thuật. Tôi gần đất xa trời rồi chỉ đau đáu một mối tình với nhiếp ảnh, thủy chung với nó suốt 70 năm dài nên luôn mong người tình của mình mãi đẹp, mãi xinh”.
Chiếc máy ảnh Rolleiflex của Đức theo chân ông bôn ba khắp mọi miền đất nước ngày ấy. Ông kể thời đó chưa có đèn flash hiện đại như bây giờ, phóng viên phải thủ sẵn cả túi bóng đèn magnesium, chụp một lần rồi bỏ. “Có khi chụp nhiều quá, xong việc mấy ngón tay tôi gần như phỏng vì phải thay đèn liên tục”. Mà có Rolleiflex chụp đã là mừng. Ông Mạnh Đan còn nói thêm thời chụp ảnh bằng máy có vỏ bọc gỗ. Trước tiên, bỏ diêm sinh (thuốc pháo) vào chén inox. Theo kinh nghiệm cứ nửa chén diêm sinh thì mở khẩu độ ống kính f/5.6. Người chụp một tay mở nắp ống kính, xoay 1/2 vòng hoặc 1 vòng cho ánh sáng vào, tay kia đốt diêm sinh để ánh sáng bùng lên. Vậy mà vẫn cho ảnh sáng đẹp như trong studio hiện đại ngày nay.
Nhiều bức ảnh của Nguyễn Mạnh Đan chụp thời ấy được tạp chí nổi tiếng thế giới của Pháp là Paris Match đăng trong các bài viết về Đông Dương. Ông nhìn nhận phóng viên ảnh thời bình rất ít có cơ hội nắm bắt những khoảnh khắc quan trọng của lịch sử, bởi phải gặp những biến cố lớn ảnh phóng sự mới thể hiện rõ chức năng của nó.
Từ năm 1950 đến 1958, ông trở thành một trong số tay máy nổi tiếng ở Sài Gòn với những bức ảnh đăng trên báo Pháp. Tuy nhiên sau đó, người Pháp rút khỏi Việt Nam. “Tôi buộc phải từ bỏ nghề báo. Hỏi ông chủ bút người Pháp rằng nên làm gì để sống với nghề chụp ảnh, ông khuyên tôi nên nắm bắt nét đẹp của Việt Nam. Rồi ông ấy tạo điều kiện để tôi thực hiện cuộc triển lãm, mời đại diện đại sứ quán các nước đóng tại Sài Gòn đến thưởng thức và mua ảnh. Nhờ vậy, tôi ổn định cuộc sống, có tiền để mở ảnh viện Mạnh Đan trên đường Điện Biên Phủ ngày nay”, ông nói.
Ba đời cầm máy
Cùng thời với ông có các tay máy cũng rất nổi tiếng như Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, Nguyễn Văn Chiêm, Bàng Bá Lân, Phạm Văn Mùi… nhưng có thể nói, đến giờ chỉ còn mình ông là thách thức với thời gian. Những gì Nguyễn Mạnh Đan để lại cho đời, cho nhiếp ảnh Việt Nam là rất đáng trân trọng.
Nghiêm khắc và cực kỳ kỹ tính trong nghề nghiệp, ông rất ít khi nhận học trò vì ngoài tài năng, ông còn phải xem xét tính cách cũng như tư cách đạo đức của người muốn theo học trước khi chỉ dạy. Do vậy, học trò ông tính đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay mà đa phần ai cũng thành danh như nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Hoa Nữ, nhiếp ảnh gia Hoàng Trưởng, phóng viên ảnh thể thao Dư Hải…
Nguyễn Mạnh Đan có 9 người con, trong đó 6 người con trai theo nghiệp bố. Đó là những nhiếp ảnh gia cũng có tên tuổi tại Sài Gòn trước đây và hiện nay như: Mạnh Sơn, Trung Vinh, Mạnh Quỳnh, Mạnh Ngọc, Huy Quang, Mạnh Sinh, trong đó Mạnh Sinh hiện là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh TP.HCM.
Thập niên 1980-1990, nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Đan là thành viên của Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN. “Ngày còn làm ban giám khảo các cuộc thi ảnh, tôi không thiên vị cho bất cứ ai hay bất cứ tấm ảnh nào. Cho dù đó là ảnh chụp lãnh tụ nhưng không đẹp, bố cục không chặt tôi đều đánh rớt”, ông Mạnh Đan nói thêm.
Thế hệ thứ ba của gia đình Mạnh Đan bắt đầu cầm máy từ vài năm trước. Mạnh Nguyên, Mạnh Lâm hiện theo nghề của ông nội, cũng rất vững vàng về kỹ thuật nhiếp ảnh.
Anh Mạnh Sinh nhớ mãi lần theo cha chụp ảnh xuyên suốt chiều dài đất nước. “Tôi theo cụ vừa chăm lo sức khỏe vừa học hỏi kinh nghiệm chụp ảnh nghệ thuật. Năm 1986, lúc đất nước còn rất khó khăn, tôi và cụ cùng một số học trò trong đó có cả chị Đào Hoa Nữ thuê xe 25 chỗ đi từ nam ra bắc. Rong ruổi đến tận Điện Biên, Lai Châu, Mộc Châu, Sa Pa… trong 45 ngày. Tôi ấn tượng nhất là phải mua hàng vài trăm lít xăng chất phía sau xe, vừa đi vừa lo xe có thể phát cháy nổ bất cứ lúc nào. Ngày đó làm gì có trạm xăng dầu nhiều như bây giờ, xăng khan hiếm lắm. Cả đoàn phải mua theo gạo, mắm muối, đem cả nồi niêu xoong chảo để đến đâu là nấu nướng đến đấy. Gặp dòng suối hay con sông nào nhảy xuống tắm giặt. Nhưng đi rồi mới thấy đất nước mình tuyệt đẹp. Ngày đó thiên nhiên còn hoang sơ lắm, chưa bị tàn phá như bây giờ”.
Cuộc trò chuyện với nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Đan không thể kéo dài hơn do sợ ông mệt. Ông nhắn gửi đến thế hệ những người cầm máy trẻ: “Chụp ảnh thể loại nào cũng vậy, phải gửi hết tâm hồn vào đấy, nếu không bức ảnh sẽ vô hồn. Việt Nam chỉ mạnh ở thể loại ảnh nghệ thuật do biết khai thác vẻ đẹp của đất nước, của con người. Tôi hy vọng trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ làm nên chuyện ở thể loại ảnh báo chí, ảnh phóng sự, ảnh khoa học. Có như thế nhiếp ảnh VN mới phát triển toàn diện và bền vững. Đừng quá chạy theo thành tích, huy chương mà sa vào lối mòn trong sáng tạo, đặc biệt khi chụp ảnh nghệ thuật. Tôi gần đất xa trời rồi chỉ đau đáu một mối tình với nhiếp ảnh, thủy chung với nó suốt 70 năm dài nên luôn mong người tình của mình mãi đẹp, mãi xinh”.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Lên đời cùng tiểu thuyết Kim Dung
10/07/2012 3:55
Người Sài Gòn mê truyện chưởng Kim Dung khó mà quên nét vẽ tài tình của ông trên bìa sách. Ông thú nhận nhờ vậy mới có tiền nuôi vợ, nuôi con.
Họa sĩ Lê Minh và vợ - Ảnh: Đ.T
10/07/2012 3:55
Người Sài Gòn mê truyện chưởng Kim Dung khó mà quên nét vẽ tài tình của ông trên bìa sách. Ông thú nhận nhờ vậy mới có tiền nuôi vợ, nuôi con.
Họa sĩ Lê Minh và vợ - Ảnh: Đ.T
Thế hệ đầu tiên vẽ tranh trên báo
Làng báo Sài Gòn thập niên 1950-1960 gần như rất hiếm họa sĩ vẽ tranh minh họa và tranh vui. Ngoài cây cọ tài danh Lê Trung, người còn lại là họa sĩ Lê Minh, sinh năm 1937, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1957. 17 tuổi, ông vừa học vừa vẽ tranh minh họa cho loạt truyện Hoa Lư động chúa đăng trên nhật báo Dân ta. “Người Sài Gòn thời đó gọi là truyện feuilleton, mỗi ngày ra một kỳ kèm theo tranh minh họa. Ngày xưa tôi phải vẽ trên giấy decal, người làm bản kẽm mới đặt giấy đó trên gỗ rồi dùng dao khắc từng chi tiết, rất kỳ công.
Hôm nào tôi vẽ nhiều ô vuông nhỏ là bị mắng mỏ bởi thợ khắc gỗ làm quá khổ”, ông nhớ lại.
Mất cha năm 16 tuổi, Lê Minh và người chị gái sống với mẹ. Bà tảo tần nuôi con bằng gánh hàng hoa mua từ chợ Gò Vấp mang về bán tại chợ Bà Chiểu. “Thương mẹ nên tôi biết lo thân từ tấm bé. Ngày tôi thi đậu vào trường mỹ thuật, ba mẹ đều rơi nước mắt. Tôi thường xuyên đi học trễ vì đêm nào cũng thức đến 2 giờ sáng vẽ tranh cho báo. Có lần, báo Sài Gòn mới đặt tôi vẽ gấp bức tranh vui cho số báo ra sáng mai. Tối đó, làm việc đến 3 giờ sáng tôi mệt quá ngủ gục, tay quơ đổ lọ mực tàu trên bàn ướt nhẹp bức vẽ. Hoảng hồn, sáng sớm tôi vội vã đạp xe đến tòa soạn báo tin cho chủ báo Bút Trà và bị la một trận nhớ đời. May mà tòa soạn thay bằng bản tin khác. Thời sinh viên, tôi ngập đầu trong công việc nhưng cũng nhờ đó mà kinh tế gia đình khấm khá hẳn lên. Tôi còn sắm cho chị gái cái máy may để học nghề và sinh sống sau này”, ông kể.
Vẽ minh họa, sắm xe hơi
Đầu thập niên 1960, Sài Gòn tràn ngập truyện chưởng Kim Dung. Nhiều tờ báo bắt đầu trích đăng lại với dạng feuilleton. Lúc đó, họa sĩ Lê Minh được biết đến sau rất nhiều tranh minh họa trên các báo Phụ nữ diễn đàn, Phụ nữ ngày mai, Đẹp…, đặc biệt qua các bức vẽ thiếu nữ. Nhiều nhà xuất bản (NXB) như Thế Kỷ, An Hưng, Trung Thành, Hương Hoa, Sống Mới, Tấn Phát... phát hành truyện Kim Dung săn tìm ông đặt vẽ bìa. “Rất nhiều tác giả dịch truyện Kim Dung như Tiền Phong Từ Khánh Phụng, Đồ Mập, Vũ Tài Lục, Hải Âu Tử… nhưng chẳng hiểu sao phải là Hàn Giang Nhạn chuyển ngữ còn tôi vẽ bìa, sách bán mới đắt hàng. Tôi được trả 2.000 đồng cho một bức vẽ bìa. Giá này là cao so với thời đó”, họa sĩ Lê Minh thú nhận.
Vẽ bìa truyện chưởng Kim Dung theo họa sĩ Lê Minh cần tuân thủ một số nguyên tắc mà các NXB quy ước để thu hút độc giả: phải có hình thiếu nữ, vẽ tranh động, không đơn điệu. Giai đoạn này, Sài Gòn cũng có vài họa sĩ vẽ bìa truyện chưởng như Đỗ Phi, Cảnh Thế nhưng nét vẽ không thể so với Lê Minh.
Qua12 năm làm bìa truyện chưởng, Lê Minh nhớ mãi lần vẽ bìa cuốn Tiếu ngạo giang hồ. NXB đặt ông thực hiện gấp bìa có nhân vật Vạn lý độc hành Điền Bá Quang mê ni cô Nghi Lâm. Chưa kịp đọc kỹ bản thảo, nghĩ Điền Bá Quang là kẻ hắc đạo, nhân vật phản diện nên Lê Minh phóng bút vẽ một người hung dữ, đầu tóc râu ria xồm xoàm. Đến khi in bìa xong, ông chủ NXB than trời. “Té ra, Điền Bá Quang trong Tiếu ngạo giang hồ là bạn với Lệnh Hồ Xung. Người thư sinh trắng trẻo, mày râu nhẵn nhụi. Ông chủ NXB kêu trời: Vẽ như vầy là chết tôi rồi”, họa sĩ Lê Minh cười vang.
Ngoài tài vẽ tranh truyện chưởng, họa sĩ Lê Minh còn vẽ tranh tứ bình (truyện 4 cột kèm tranh minh họa, rất được ưa chuộng vào những năm 1950-1960 ở Sài Gòn) kể về những điển tích như Sự tích trầu cau, Bao Công kỳ án, Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương… Ông cũng minh họa nhiều tiểu thuyết của bà Tùng Long, Nguyễn Ngọc Mẫn, Dương Hà…
“Từ số tiền dành dụm qua bao năm vẽ truyện tranh, đặc biệt là bìa truyện chưởng, tôi thành lập tờ báo Em, phát hành tại Sài Gòn những năm 1970. Báo bán chạy lắm, tôi sắm được chiếc xe hơi Simca. Thời đó vậy là bảnh lắm rồi”, ông khoe bằng giọng thật vui.
Ngồi trong ngôi nhà trên đường Lê Quang Định, Q.Gò Vấp của cha mẹ để lại, nay đến lượt ông và con cháu sinh sống, họa sĩ Lê Minh bùi ngùi. Cả đời ông gắn bó với nơi này. Ngôi nhà cất giữ kỷ niệm những ngày ông gò lưng ngồi vẽ báo, kiếm được đồng tiền đầu tiên về phụ giúp mẹ, lo cho gia đình. Con trai út - họa sĩ Lê Phong theo nghiệp bố khiến ông mãn nguyện. Lập gia đình từ năm 1957 nhưng đến giờ theo lời bà Lê Kim Hoa, một y tá trước đây thì: “Ổng chưa bao giờ phản bội vợ con qua ngần ấy năm chung sống. Tôi nghĩ mình là người vợ hạnh phúc”.
75 năm sống trên mảnh đất Sài Gòn, trải qua bao thăng trầm, biến cố, có nhọc nhằn và có cả niềm hân hoan, họa sĩ Lê Minh thổ lộ ông gắn bó nơi này như máu thịt. “Một mảnh đất mình đã chào đời, trải qua thời niên thiếu, rồi thành danh và bây giờ vui vầy với con cháu làm sao không mang cảm giác thân thương? Tôi tự hào mình là người Sài Gòn lắm”.
Đỗ Tuấn
Họa sĩ Lê Minh đã tổ chức triển lãm tranh lụa năm 1990 và tranh sơn dầu vào tháng 9.2008 với tên gọi Đất phương Nam tại TP.HCM. Tranh ông khiến người xem xao lòng trước cảnh làng quê hiền hòa, bờ sông an bình, những con người chất phác. Đặc biệt tranh thiếu nữ đầy nét lãng du, bay bổng, mềm mại. Ông là một trong số ít họa sĩ vẽ tranh minh họa trên báo mang đậm hồn cốt của người Sài Gòn.
Làng báo Sài Gòn thập niên 1950-1960 gần như rất hiếm họa sĩ vẽ tranh minh họa và tranh vui. Ngoài cây cọ tài danh Lê Trung, người còn lại là họa sĩ Lê Minh, sinh năm 1937, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1957. 17 tuổi, ông vừa học vừa vẽ tranh minh họa cho loạt truyện Hoa Lư động chúa đăng trên nhật báo Dân ta. “Người Sài Gòn thời đó gọi là truyện feuilleton, mỗi ngày ra một kỳ kèm theo tranh minh họa. Ngày xưa tôi phải vẽ trên giấy decal, người làm bản kẽm mới đặt giấy đó trên gỗ rồi dùng dao khắc từng chi tiết, rất kỳ công.
Hôm nào tôi vẽ nhiều ô vuông nhỏ là bị mắng mỏ bởi thợ khắc gỗ làm quá khổ”, ông nhớ lại.
Mất cha năm 16 tuổi, Lê Minh và người chị gái sống với mẹ. Bà tảo tần nuôi con bằng gánh hàng hoa mua từ chợ Gò Vấp mang về bán tại chợ Bà Chiểu. “Thương mẹ nên tôi biết lo thân từ tấm bé. Ngày tôi thi đậu vào trường mỹ thuật, ba mẹ đều rơi nước mắt. Tôi thường xuyên đi học trễ vì đêm nào cũng thức đến 2 giờ sáng vẽ tranh cho báo. Có lần, báo Sài Gòn mới đặt tôi vẽ gấp bức tranh vui cho số báo ra sáng mai. Tối đó, làm việc đến 3 giờ sáng tôi mệt quá ngủ gục, tay quơ đổ lọ mực tàu trên bàn ướt nhẹp bức vẽ. Hoảng hồn, sáng sớm tôi vội vã đạp xe đến tòa soạn báo tin cho chủ báo Bút Trà và bị la một trận nhớ đời. May mà tòa soạn thay bằng bản tin khác. Thời sinh viên, tôi ngập đầu trong công việc nhưng cũng nhờ đó mà kinh tế gia đình khấm khá hẳn lên. Tôi còn sắm cho chị gái cái máy may để học nghề và sinh sống sau này”, ông kể.
Vẽ minh họa, sắm xe hơi
Đầu thập niên 1960, Sài Gòn tràn ngập truyện chưởng Kim Dung. Nhiều tờ báo bắt đầu trích đăng lại với dạng feuilleton. Lúc đó, họa sĩ Lê Minh được biết đến sau rất nhiều tranh minh họa trên các báo Phụ nữ diễn đàn, Phụ nữ ngày mai, Đẹp…, đặc biệt qua các bức vẽ thiếu nữ. Nhiều nhà xuất bản (NXB) như Thế Kỷ, An Hưng, Trung Thành, Hương Hoa, Sống Mới, Tấn Phát... phát hành truyện Kim Dung săn tìm ông đặt vẽ bìa. “Rất nhiều tác giả dịch truyện Kim Dung như Tiền Phong Từ Khánh Phụng, Đồ Mập, Vũ Tài Lục, Hải Âu Tử… nhưng chẳng hiểu sao phải là Hàn Giang Nhạn chuyển ngữ còn tôi vẽ bìa, sách bán mới đắt hàng. Tôi được trả 2.000 đồng cho một bức vẽ bìa. Giá này là cao so với thời đó”, họa sĩ Lê Minh thú nhận.
Vẽ bìa truyện chưởng Kim Dung theo họa sĩ Lê Minh cần tuân thủ một số nguyên tắc mà các NXB quy ước để thu hút độc giả: phải có hình thiếu nữ, vẽ tranh động, không đơn điệu. Giai đoạn này, Sài Gòn cũng có vài họa sĩ vẽ bìa truyện chưởng như Đỗ Phi, Cảnh Thế nhưng nét vẽ không thể so với Lê Minh.
Qua12 năm làm bìa truyện chưởng, Lê Minh nhớ mãi lần vẽ bìa cuốn Tiếu ngạo giang hồ. NXB đặt ông thực hiện gấp bìa có nhân vật Vạn lý độc hành Điền Bá Quang mê ni cô Nghi Lâm. Chưa kịp đọc kỹ bản thảo, nghĩ Điền Bá Quang là kẻ hắc đạo, nhân vật phản diện nên Lê Minh phóng bút vẽ một người hung dữ, đầu tóc râu ria xồm xoàm. Đến khi in bìa xong, ông chủ NXB than trời. “Té ra, Điền Bá Quang trong Tiếu ngạo giang hồ là bạn với Lệnh Hồ Xung. Người thư sinh trắng trẻo, mày râu nhẵn nhụi. Ông chủ NXB kêu trời: Vẽ như vầy là chết tôi rồi”, họa sĩ Lê Minh cười vang.
Ngoài tài vẽ tranh truyện chưởng, họa sĩ Lê Minh còn vẽ tranh tứ bình (truyện 4 cột kèm tranh minh họa, rất được ưa chuộng vào những năm 1950-1960 ở Sài Gòn) kể về những điển tích như Sự tích trầu cau, Bao Công kỳ án, Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương… Ông cũng minh họa nhiều tiểu thuyết của bà Tùng Long, Nguyễn Ngọc Mẫn, Dương Hà…
“Từ số tiền dành dụm qua bao năm vẽ truyện tranh, đặc biệt là bìa truyện chưởng, tôi thành lập tờ báo Em, phát hành tại Sài Gòn những năm 1970. Báo bán chạy lắm, tôi sắm được chiếc xe hơi Simca. Thời đó vậy là bảnh lắm rồi”, ông khoe bằng giọng thật vui.
Ngồi trong ngôi nhà trên đường Lê Quang Định, Q.Gò Vấp của cha mẹ để lại, nay đến lượt ông và con cháu sinh sống, họa sĩ Lê Minh bùi ngùi. Cả đời ông gắn bó với nơi này. Ngôi nhà cất giữ kỷ niệm những ngày ông gò lưng ngồi vẽ báo, kiếm được đồng tiền đầu tiên về phụ giúp mẹ, lo cho gia đình. Con trai út - họa sĩ Lê Phong theo nghiệp bố khiến ông mãn nguyện. Lập gia đình từ năm 1957 nhưng đến giờ theo lời bà Lê Kim Hoa, một y tá trước đây thì: “Ổng chưa bao giờ phản bội vợ con qua ngần ấy năm chung sống. Tôi nghĩ mình là người vợ hạnh phúc”.
75 năm sống trên mảnh đất Sài Gòn, trải qua bao thăng trầm, biến cố, có nhọc nhằn và có cả niềm hân hoan, họa sĩ Lê Minh thổ lộ ông gắn bó nơi này như máu thịt. “Một mảnh đất mình đã chào đời, trải qua thời niên thiếu, rồi thành danh và bây giờ vui vầy với con cháu làm sao không mang cảm giác thân thương? Tôi tự hào mình là người Sài Gòn lắm”.
Đỗ Tuấn
Họa sĩ Lê Minh đã tổ chức triển lãm tranh lụa năm 1990 và tranh sơn dầu vào tháng 9.2008 với tên gọi Đất phương Nam tại TP.HCM. Tranh ông khiến người xem xao lòng trước cảnh làng quê hiền hòa, bờ sông an bình, những con người chất phác. Đặc biệt tranh thiếu nữ đầy nét lãng du, bay bổng, mềm mại. Ông là một trong số ít họa sĩ vẽ tranh minh họa trên báo mang đậm hồn cốt của người Sài Gòn.
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Họa sĩ có trái tim bên phải
Tuổi 80 đến với họa sĩ Phan Phan nhẹ nhàng, dường như khiến ông chẳng bận tâm suy nghĩ bởi ông có quá nhiều việc còn phải làm.
NSND Phan Phan - ẢNH: Đ.T
Đỗ Tuấn
Tuổi 80 đến với họa sĩ Phan Phan nhẹ nhàng, dường như khiến ông chẳng bận tâm suy nghĩ bởi ông có quá nhiều việc còn phải làm.
NSND Phan Phan - ẢNH: Đ.T
Trong con hẻm sâu trên đường Trần Đình Xu, ông chậm rãi nói về mình. Giọng miền Nam chân chất, họa sĩ Phan Phan kể ông sinh tại Bến Tre nhưng lại thành danh ở đất Sài thành. “Mới 3 tuổi đã mất mẹ nên ngày còn bé tôi không thiếu vị đắng. Hơn 10 tuổi đầu, tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng, đội thùng cà rem, lội bộ 11 cây số đến bến phà Rạch Miễu bán tối mịt mới về”, ông Phan nhớ lại.
Rồi ông tiết lộ một điều khiến tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên. “Hồi nhỏ, một lần bị bệnh, bác sĩ khám phát hiện tôi là người có ngũ tạng trái ngược. Tim, lá lách thì bên phải còn gan lại bên trái. Chắc nhờ ngược đời như vậy mà tôi sống lâu đến hôm nay”.
Năm 1953, Trường Mỹ thuật Gia Định tuyển sinh, ông thích quá xin gia đình nộp đơn thi vào. Với tài vẽ tuyệt đẹp, ông đỗ thủ khoa. “Thầy Bùi Kỉnh dạy lớp Section Préparatoire (dự bị) đã truyền cho tôi tình yêu hội họa để có đủ tâm lực theo nghề. Thầy Kỉnh có biệt danh “độc thủ đại hiệp” do chỉ còn 1 tay trái. Thầy tham gia biểu tình chống Pháp khi Trần Văn Ơn bị bắn. Mật thám Pháp bắt, tra tấn, treo thầy lên giàn giáo, cánh tay phải bị hoại tử phải cưa bỏ. Chỉ còn tay trái nhưng thầy vẽ cũng rất tài tình lại truyền thêm cho chúng tôi lòng yêu nước”, họa sĩ Phan nhớ lại.
Nghệ sĩ thiết kế sân khấu tài danh
Ngay khi đang là sinh viên, họa sĩ Phan Phan đã kiếm ra tiền bằng công việc vẽ truyện tranh cho các nhật báo ở Sài Gòn. Một bộ truyện ông nhận 4.500 đồng trong khi tiền ăn ở trọ chỉ tốn 450 đồng/tháng nên dù gia đình “cắt viện trợ” ông vẫn sống khỏe re.
Ra trường ông làm đủ thứ nghề: họa sĩ trang trí quảng cáo, thiết kế hội chợ. Lần làm sân khấu cho đoàn ca nhạc Nhật Bản sang Sài Gòn dự hội chợ ở Thị Nghè năm 1959, ông đã học lóm được rất nhiều điều, làm nền tảng cho sự nghiệp thiết kế sân khấu đồ sộ sau này. Có thể nói, sau những bậc đàn anh thiết kế sân khấu ở Sài Gòn thập niên 1950 rồi 1960 như Loka, Lê Viên hay Mười Rây thì Phan Phan là cái tên xứng đáng nhất.
Cơ duyên đưa đẩy ông đến với sân khấu bắt đầu từ mối tình của một “đại gia” với nghệ sĩ Thanh Nga! “Con bà Bút Trà, chủ bút tờ Sài Gòn mới là cậu Năm Thành mê cô đào Thanh Nga lúc đó. Để mua lòng người đẹp, Năm Thành đặt tôi thiết kế sân khấu cho vở diễn Thầy cai tổng Bồi của tác giả Lư Hòa Nghĩa (tức Năm Nghĩa, cha của NSƯT Bảo Quốc - PV). Vở diễn thành công, tôi theo nghề từ đó”.
Nói đến sân khấu Sài Gòn ông thuộc làu, như một bộ tự điển sống bởi ông gắn bó với nó cả đời. “Ngày xưa, trong một đoàn hát thì soạn giả, thầy tuồng - đạo diễn bây giờ - và cả ông bầu là một. Bà bầu Thơ, chủ gánh hát Thanh Minh “kết” tôi sau thành công của vở Thầy cai tổng Bồi kêu tôi về làm. Thực hiện mô hình sân khấu cho vở mới, bà bầu Thơ xem xong gật đầu cái rụp, hồn vía tôi lên mây vì chẳng biết làm sao triển khai ý tưởng. Tôi lặn lội lên tận Gò Vấp, tìm ông thợ mộc chuyên về đạo cụ cho đoàn phim để làm phông nền sân khấu tại rạp Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân). Đến khi mọi thứ thành hình, anh em hậu đài vừa làm vừa rủa vì quá nặng, khó di chuyển. Hôm sau tôi phải dẫn anh em ra ăn bún mắm ở “ngã tư quốc tế” (góc Bùi Viện - Đề Thám ngày nay) để rút kinh nghiệm. “Ngã tư quốc tế” là nơi anh em nghệ sĩ, ký giả Sài Gòn thời trước tụ tập. Chuyện gì trong làng cũng đều “khui hàng” chỗ này”, ông Phan cười khà khà.
Tiếp theo vở Thầy cai tổng Bồi, họa sĩ Phan Phan thiết kế sân khấu cho rất nhiều vở cải lương nổi danh ở Sài Gòn như Rồi 30 năm sau, Nỗi buồn Thu Thảo (tác giả Hà Triều - Hoa Phượng), Vụ án song hôn (Hoàng Khâm), rồi các vở của đoàn kịch nói Kim Cương, Dạ Lý Hương, Kim Chưởng… “Giờ ngồi đếm không tài nào nhớ hết, có đến vài trăm vở tôi đã làm”.
“Những ngày đầu thống nhất, chỉ có đoàn Thanh Minh-Thanh Nga được nhà nước cho phép hoạt động sớm nhất. Bà bầu Thơ gọi tôi về ngay. Lúc đó sân khấu miền Nam chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế phía bắc, mang tính ước lệ, đơn giản. Tôi làm 2 vở Hoa Mộc Lan tùng chinh và Tấm lòng của biển bị thất bại thảm hại. Đến khi dựng sân khấu cho vở Trận tuyến thầm lặng của đoàn cải lương Trung Hiếu, tôi mạnh dạn sửa thiết kế của họa sĩ Lương Đống để rồi làm nên phong cách riêng, bớt rườm rà, đặc tả của miền Nam hay đại khái của miền Bắc mà thay vào đó là sự hòa quyện giữa tính ước lệ và tả thật. Phong cách đó sau này được báo chí gọi là cách điệu”, Phan Phan nói say sưa. Ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2007.
Giờ ở tuổi 80 ông vẫn làm việc sau khi về hưu năm 1995, “không hẳn vì cơm áo mà thiếu nó tôi chịu không nỗi, quen rồi! Tôi đang làm sân khấu cho 2 vở: Trên cả trời xanh, Cạm bẫy và trừng phạt”. Hỏi ông mong ước gì cho nghề nghiệp, giọng ông chợt buồn: “Thành phố phát triển, nhà hàng, khách sạn, cao ốc mọc lên như nấm mà kiếm không ra một nhà hát tầm cỡ để nghệ sĩ có cơ hội làm nghề. Đến giờ chẳng thấy nơi đâu ở Việt Nam có bảo tàng lưu giữ dù chỉ là những mô hình thiết kế sân khấu. Thế hệ con cháu mình sau này muốn biết ông cha chúng đã làm sâu khấu như thế nào trong thế kỷ 20 thì tìm ở đâu?”.
Rồi ông tiết lộ một điều khiến tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên. “Hồi nhỏ, một lần bị bệnh, bác sĩ khám phát hiện tôi là người có ngũ tạng trái ngược. Tim, lá lách thì bên phải còn gan lại bên trái. Chắc nhờ ngược đời như vậy mà tôi sống lâu đến hôm nay”.
Năm 1953, Trường Mỹ thuật Gia Định tuyển sinh, ông thích quá xin gia đình nộp đơn thi vào. Với tài vẽ tuyệt đẹp, ông đỗ thủ khoa. “Thầy Bùi Kỉnh dạy lớp Section Préparatoire (dự bị) đã truyền cho tôi tình yêu hội họa để có đủ tâm lực theo nghề. Thầy Kỉnh có biệt danh “độc thủ đại hiệp” do chỉ còn 1 tay trái. Thầy tham gia biểu tình chống Pháp khi Trần Văn Ơn bị bắn. Mật thám Pháp bắt, tra tấn, treo thầy lên giàn giáo, cánh tay phải bị hoại tử phải cưa bỏ. Chỉ còn tay trái nhưng thầy vẽ cũng rất tài tình lại truyền thêm cho chúng tôi lòng yêu nước”, họa sĩ Phan nhớ lại.
Nghệ sĩ thiết kế sân khấu tài danh
Ngay khi đang là sinh viên, họa sĩ Phan Phan đã kiếm ra tiền bằng công việc vẽ truyện tranh cho các nhật báo ở Sài Gòn. Một bộ truyện ông nhận 4.500 đồng trong khi tiền ăn ở trọ chỉ tốn 450 đồng/tháng nên dù gia đình “cắt viện trợ” ông vẫn sống khỏe re.
Ra trường ông làm đủ thứ nghề: họa sĩ trang trí quảng cáo, thiết kế hội chợ. Lần làm sân khấu cho đoàn ca nhạc Nhật Bản sang Sài Gòn dự hội chợ ở Thị Nghè năm 1959, ông đã học lóm được rất nhiều điều, làm nền tảng cho sự nghiệp thiết kế sân khấu đồ sộ sau này. Có thể nói, sau những bậc đàn anh thiết kế sân khấu ở Sài Gòn thập niên 1950 rồi 1960 như Loka, Lê Viên hay Mười Rây thì Phan Phan là cái tên xứng đáng nhất.
Cơ duyên đưa đẩy ông đến với sân khấu bắt đầu từ mối tình của một “đại gia” với nghệ sĩ Thanh Nga! “Con bà Bút Trà, chủ bút tờ Sài Gòn mới là cậu Năm Thành mê cô đào Thanh Nga lúc đó. Để mua lòng người đẹp, Năm Thành đặt tôi thiết kế sân khấu cho vở diễn Thầy cai tổng Bồi của tác giả Lư Hòa Nghĩa (tức Năm Nghĩa, cha của NSƯT Bảo Quốc - PV). Vở diễn thành công, tôi theo nghề từ đó”.
Nói đến sân khấu Sài Gòn ông thuộc làu, như một bộ tự điển sống bởi ông gắn bó với nó cả đời. “Ngày xưa, trong một đoàn hát thì soạn giả, thầy tuồng - đạo diễn bây giờ - và cả ông bầu là một. Bà bầu Thơ, chủ gánh hát Thanh Minh “kết” tôi sau thành công của vở Thầy cai tổng Bồi kêu tôi về làm. Thực hiện mô hình sân khấu cho vở mới, bà bầu Thơ xem xong gật đầu cái rụp, hồn vía tôi lên mây vì chẳng biết làm sao triển khai ý tưởng. Tôi lặn lội lên tận Gò Vấp, tìm ông thợ mộc chuyên về đạo cụ cho đoàn phim để làm phông nền sân khấu tại rạp Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân). Đến khi mọi thứ thành hình, anh em hậu đài vừa làm vừa rủa vì quá nặng, khó di chuyển. Hôm sau tôi phải dẫn anh em ra ăn bún mắm ở “ngã tư quốc tế” (góc Bùi Viện - Đề Thám ngày nay) để rút kinh nghiệm. “Ngã tư quốc tế” là nơi anh em nghệ sĩ, ký giả Sài Gòn thời trước tụ tập. Chuyện gì trong làng cũng đều “khui hàng” chỗ này”, ông Phan cười khà khà.
Tiếp theo vở Thầy cai tổng Bồi, họa sĩ Phan Phan thiết kế sân khấu cho rất nhiều vở cải lương nổi danh ở Sài Gòn như Rồi 30 năm sau, Nỗi buồn Thu Thảo (tác giả Hà Triều - Hoa Phượng), Vụ án song hôn (Hoàng Khâm), rồi các vở của đoàn kịch nói Kim Cương, Dạ Lý Hương, Kim Chưởng… “Giờ ngồi đếm không tài nào nhớ hết, có đến vài trăm vở tôi đã làm”.
“Những ngày đầu thống nhất, chỉ có đoàn Thanh Minh-Thanh Nga được nhà nước cho phép hoạt động sớm nhất. Bà bầu Thơ gọi tôi về ngay. Lúc đó sân khấu miền Nam chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế phía bắc, mang tính ước lệ, đơn giản. Tôi làm 2 vở Hoa Mộc Lan tùng chinh và Tấm lòng của biển bị thất bại thảm hại. Đến khi dựng sân khấu cho vở Trận tuyến thầm lặng của đoàn cải lương Trung Hiếu, tôi mạnh dạn sửa thiết kế của họa sĩ Lương Đống để rồi làm nên phong cách riêng, bớt rườm rà, đặc tả của miền Nam hay đại khái của miền Bắc mà thay vào đó là sự hòa quyện giữa tính ước lệ và tả thật. Phong cách đó sau này được báo chí gọi là cách điệu”, Phan Phan nói say sưa. Ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2007.
Giờ ở tuổi 80 ông vẫn làm việc sau khi về hưu năm 1995, “không hẳn vì cơm áo mà thiếu nó tôi chịu không nỗi, quen rồi! Tôi đang làm sân khấu cho 2 vở: Trên cả trời xanh, Cạm bẫy và trừng phạt”. Hỏi ông mong ước gì cho nghề nghiệp, giọng ông chợt buồn: “Thành phố phát triển, nhà hàng, khách sạn, cao ốc mọc lên như nấm mà kiếm không ra một nhà hát tầm cỡ để nghệ sĩ có cơ hội làm nghề. Đến giờ chẳng thấy nơi đâu ở Việt Nam có bảo tàng lưu giữ dù chỉ là những mô hình thiết kế sân khấu. Thế hệ con cháu mình sau này muốn biết ông cha chúng đã làm sâu khấu như thế nào trong thế kỷ 20 thì tìm ở đâu?”.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Nghệ sĩ khẩu cầm cuối cùng
12/07/2012 5:00
Khán giả Sài Gòn xưa và nay hẳn khó quên tiếng khẩu cầm (harmonica) điệu nghệ, mượt mà, sâu lắng của nghệ sĩ Tòng Sơn.
Thoát nạn nhờ… kèn
Nghệ sĩ Tòng Sơn bên cây khẩu cầm - Ảnh: Đ.T
Đỗ Tuấn
*Nghệ sĩ Tòng Sơn từng nhận kỷ lục Người có phong cách biểu diễn khẩu cầm độc đáo nhất VN do Trung tâm sách kỷ lục VN trao năm 2005, danh hiệu Nghệ sĩ biểu diễn harmonica ấn tượng nhất (2006) do Đài truyền hình VN tặng. Ông đã phát hành 4 CD với đĩa mới nhất mang tên Vì đó là em (2012).
12/07/2012 5:00
Khán giả Sài Gòn xưa và nay hẳn khó quên tiếng khẩu cầm (harmonica) điệu nghệ, mượt mà, sâu lắng của nghệ sĩ Tòng Sơn.
Thoát nạn nhờ… kèn
16 tuổi, tình cờ Tòng Sơn nhặt được cây khẩu cầm của lính Pháp sau một trận càn vào làng quê ông ở Vĩnh Long. Ông nào ngờ định mệnh đã gắn chặt đời mình với nó suốt 67 năm. “Thời đó tìm khắp miền Nam chẳng ai biết sử dụng harmonica lấy đâu mà học? Tôi bèn mày mò, tự tập thổi và tìm hiểu về nhạc lý”, ông nói trên căn gác gỗ của ngôi nhà trên đường Trần Hữu Trang.
Nhà nghèo, 18 tuổi, ông bôn ba lên Sài Gòn học việc tại xưởng sản xuất máy đánh chữ của một ông chủ người Việt hồi hương từ Campuchia. Nơi ông làm việc ngày nay là con đường Phan Chu Trinh, cạnh chợ Bến Thành. Mỗi lúc nhớ nhà, nhớ quê, ông lại lôi kèn ra thổi. Âm nhạc giúp ông thoát khỏi sự phiền muộn vì chuyện cơm áo.
Năm 1950, ông dự cuộc thi Tuyển lựa tài tử do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức và đoạt giải cao với cây khẩu cầm. “Sơn là tên ông già, còn tôi tên thật là Dương Ngô Tòng. Tôi ghép tên tôi và tên cha thành nghệ danh Tòng Sơn đi thi vì rủi có rớt thì không ai biết, để đỡ quê. Ai dè đậu liền, mà còn đậu cao nữa chứ. Từ đó, ban ngày đi làm, tối về tôi đi diễn, kiếm thêm tiền lo cho gia đình ở quê”, ông cười.
Đây cũng là thời điểm Tòng Sơn làm thêm nghề chế bản tại một xưởng in trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). “Tôi sáng dạ, chỉ một biết hai, ba nên làm gì cũng nhanh. Ông chủ hãng làm máy đánh chữ quý tôi lắm. Thời đó, trong chiến khu các chiến sĩ cách mạng rất cần máy đánh chữ có dấu để làm việc. Tôi và người bạn âm thầm chuyển máy đánh chữ lên tận Phú Văn (Thủ Dầu Một) rồi dùng xe thổ mộ ngụy trang rau muống bên trên đưa vào rừng cung cấp cho cách mạng”.
Rất nhiều máy đánh chữ đã đến tay quân ta ngày ấy. Năm 1951, đúng vào ngày giỗ đầu liệt sĩ Trần Văn Ơn - bị Pháp bắn ở Sài Gòn, thình lình mật thám xông vào xưởng in, nơi ông đang làm việc còng tay, đưa lên xe bít bùng chở về đồn. Đường dây đưa máy đánh chữ vào chiến khu bị bể. “Mật thám Pháp đánh tôi dã man để moi thông tin. Chúng chuyển tôi đến Đồn công an Đa Kao trên đường Mạc Đĩnh Chi bây giờ rồi giải qua khám lớn ở đường Catinat (Đồng Khởi), ngay vị trí của Sở VH-TT và DL TP.HCM ngày nay. Được vài tháng, tôi lại bị chuyển đến Đồn Cây Mai (Q.11), sau đó là Trại giam Gia Định rồi Thủ Đức. Những năm tháng ngồi tù khổ lắm. Mỗi ngày tôi chỉ được phát cho 4 lon nước để vệ sinh và ăn uống”.
Nhà nghèo, 18 tuổi, ông bôn ba lên Sài Gòn học việc tại xưởng sản xuất máy đánh chữ của một ông chủ người Việt hồi hương từ Campuchia. Nơi ông làm việc ngày nay là con đường Phan Chu Trinh, cạnh chợ Bến Thành. Mỗi lúc nhớ nhà, nhớ quê, ông lại lôi kèn ra thổi. Âm nhạc giúp ông thoát khỏi sự phiền muộn vì chuyện cơm áo.
Năm 1950, ông dự cuộc thi Tuyển lựa tài tử do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức và đoạt giải cao với cây khẩu cầm. “Sơn là tên ông già, còn tôi tên thật là Dương Ngô Tòng. Tôi ghép tên tôi và tên cha thành nghệ danh Tòng Sơn đi thi vì rủi có rớt thì không ai biết, để đỡ quê. Ai dè đậu liền, mà còn đậu cao nữa chứ. Từ đó, ban ngày đi làm, tối về tôi đi diễn, kiếm thêm tiền lo cho gia đình ở quê”, ông cười.
Đây cũng là thời điểm Tòng Sơn làm thêm nghề chế bản tại một xưởng in trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). “Tôi sáng dạ, chỉ một biết hai, ba nên làm gì cũng nhanh. Ông chủ hãng làm máy đánh chữ quý tôi lắm. Thời đó, trong chiến khu các chiến sĩ cách mạng rất cần máy đánh chữ có dấu để làm việc. Tôi và người bạn âm thầm chuyển máy đánh chữ lên tận Phú Văn (Thủ Dầu Một) rồi dùng xe thổ mộ ngụy trang rau muống bên trên đưa vào rừng cung cấp cho cách mạng”.
Rất nhiều máy đánh chữ đã đến tay quân ta ngày ấy. Năm 1951, đúng vào ngày giỗ đầu liệt sĩ Trần Văn Ơn - bị Pháp bắn ở Sài Gòn, thình lình mật thám xông vào xưởng in, nơi ông đang làm việc còng tay, đưa lên xe bít bùng chở về đồn. Đường dây đưa máy đánh chữ vào chiến khu bị bể. “Mật thám Pháp đánh tôi dã man để moi thông tin. Chúng chuyển tôi đến Đồn công an Đa Kao trên đường Mạc Đĩnh Chi bây giờ rồi giải qua khám lớn ở đường Catinat (Đồng Khởi), ngay vị trí của Sở VH-TT và DL TP.HCM ngày nay. Được vài tháng, tôi lại bị chuyển đến Đồn Cây Mai (Q.11), sau đó là Trại giam Gia Định rồi Thủ Đức. Những năm tháng ngồi tù khổ lắm. Mỗi ngày tôi chỉ được phát cho 4 lon nước để vệ sinh và ăn uống”.
Nghệ sĩ Tòng Sơn bên cây khẩu cầm - Ảnh: Đ.T
Trong hồ sơ ghi nghề nghiệp là thợ in nên mật thám Pháp chuyển ông lên tận Bình Dương để làm việc cho Bureau (Phòng Nhì - Cơ quan tình báo Pháp). “Những ông Tây làm việc ở đây nói tiếng Việt còn giỏi hơn một số người Việt nữa. Biết tôi thổi kèn hay, vài cai ngục bắt tôi biểu diễn. Nhờ vậy, tấm thân đỡ cơ cực hơn”, Tòng Sơn nói ông chưa bao giờ kể đoạn đời này, tính sống để bụng, chết mang theo.
Còn lần thứ 2 cũng nhờ cây kèn mà Tòng Sơn “khỏe tấm thân”. Đó là thời điểm Sài Gòn được giải phóng, nghệ sĩ miền Nam cũng phải đi học tập ngắn ngày để đả thông tư tưởng, anh cán bộ quản giáo người Sài Gòn nhận ngay ra ông nên “ưu ái”, chỉ cho ông làm việc nhẹ để dành sức… thổi kèn.
Làm từ thiện dù sống lang bạt
“Ngày xưa lượm được cây kèn mày mò học để lấy le bạn gái. Vậy mà nhờ nó tôi thành danh, được khán giả yêu thích đến tận hôm nay”, ông tự nhận. Ngoài tiếng kèn độc đáo mấy mươi năm qua, Tòng Sơn còn nổi tiếng với nhiều trò “độc” như: vừa ăn chuối, uống bia vừa thổi kèn bằng mũi, thổi một lúc 2 kèn với 2 tông nhạc khác nhau…
Ông chỉ buồn một điều là dù đã dạy cho hàng trăm học trò nhưng chẳng ai nối nghiệp ông, thổi khẩu cầm đạt đến trình độ quốc tế. “Cuộc đời nhiều lúc oái oăm lắm. Muốn truyền nghề lại không tìm ra trò. Cũng như tôi từng này tuổi, vẫn ở nhà mướn mà thường xuyên biểu diễn từ thiện gây quỹ giúp người nghèo xây nhà”.
Tòng Sơn năm nay đã 83 tuổi nhưng trông ông trẻ thật, cứ như ngoài 50. Ông bảo nhờ mình yêu đời, yêu nghề, sống vui khỏe nên tuổi già cứ mãi quay lưng. Ông lập gia đình năm 1961, có đến 10 người con, chia tay vợ năm 1993 và sống đơn côi từ ngày đó đến nay. “Đêm diễn về, tôi lủi thủi một mình nhiều lúc cũng thấy buồn nhưng cuộc đời mình đã chọn như thế thì đành chịu. Tôi từng được chính phủ Mỹ cấp thẻ ID nhưng sang đó chỉ để biểu diễn, thăm gia đình chứ xa mảnh đất Sài Gòn tôi nhớ lắm”, ông cho biết.
67 năm thủy chung với cây kèn. Từng bôn ba khắp đất nước, nhiều lần sang nước ngoài, lên cả hàng không mẫu hạm USS Enterprise năm 1965 biểu diễn, nghệ sĩ Tòng Sơn nói ông hoàn toàn mãn nguyện với những gì cuộc đời đã dành cho mình.
“Được diễn, được khán giả mến mộ là hạnh phúc lớn nhất. Còn lại, danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nghệ sĩ nhân dân tôi chẳng mong đợi gì dù đã ở tuổi gần đất xa trời. Đời nghệ sĩ sau cùng là đem lại niềm vui cho công chúng. Với tôi thế là đủ”. Ông thổ lộ cả đời lang bạt quá nên giờ chẳng có căn nhà. “Cát sê chỉ vài trăm ngàn, đủ đắp đổi qua ngày, làm sao có dư. Mà thôi, vậy cũng vui. Còn sức khỏe, tôi còn thổi kèn. Tiếng kèn đã gắn chặt đời tôi với mảnh đất này từ rất lâu rồi”.
Còn lần thứ 2 cũng nhờ cây kèn mà Tòng Sơn “khỏe tấm thân”. Đó là thời điểm Sài Gòn được giải phóng, nghệ sĩ miền Nam cũng phải đi học tập ngắn ngày để đả thông tư tưởng, anh cán bộ quản giáo người Sài Gòn nhận ngay ra ông nên “ưu ái”, chỉ cho ông làm việc nhẹ để dành sức… thổi kèn.
Làm từ thiện dù sống lang bạt
“Ngày xưa lượm được cây kèn mày mò học để lấy le bạn gái. Vậy mà nhờ nó tôi thành danh, được khán giả yêu thích đến tận hôm nay”, ông tự nhận. Ngoài tiếng kèn độc đáo mấy mươi năm qua, Tòng Sơn còn nổi tiếng với nhiều trò “độc” như: vừa ăn chuối, uống bia vừa thổi kèn bằng mũi, thổi một lúc 2 kèn với 2 tông nhạc khác nhau…
Ông chỉ buồn một điều là dù đã dạy cho hàng trăm học trò nhưng chẳng ai nối nghiệp ông, thổi khẩu cầm đạt đến trình độ quốc tế. “Cuộc đời nhiều lúc oái oăm lắm. Muốn truyền nghề lại không tìm ra trò. Cũng như tôi từng này tuổi, vẫn ở nhà mướn mà thường xuyên biểu diễn từ thiện gây quỹ giúp người nghèo xây nhà”.
Tòng Sơn năm nay đã 83 tuổi nhưng trông ông trẻ thật, cứ như ngoài 50. Ông bảo nhờ mình yêu đời, yêu nghề, sống vui khỏe nên tuổi già cứ mãi quay lưng. Ông lập gia đình năm 1961, có đến 10 người con, chia tay vợ năm 1993 và sống đơn côi từ ngày đó đến nay. “Đêm diễn về, tôi lủi thủi một mình nhiều lúc cũng thấy buồn nhưng cuộc đời mình đã chọn như thế thì đành chịu. Tôi từng được chính phủ Mỹ cấp thẻ ID nhưng sang đó chỉ để biểu diễn, thăm gia đình chứ xa mảnh đất Sài Gòn tôi nhớ lắm”, ông cho biết.
67 năm thủy chung với cây kèn. Từng bôn ba khắp đất nước, nhiều lần sang nước ngoài, lên cả hàng không mẫu hạm USS Enterprise năm 1965 biểu diễn, nghệ sĩ Tòng Sơn nói ông hoàn toàn mãn nguyện với những gì cuộc đời đã dành cho mình.
“Được diễn, được khán giả mến mộ là hạnh phúc lớn nhất. Còn lại, danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nghệ sĩ nhân dân tôi chẳng mong đợi gì dù đã ở tuổi gần đất xa trời. Đời nghệ sĩ sau cùng là đem lại niềm vui cho công chúng. Với tôi thế là đủ”. Ông thổ lộ cả đời lang bạt quá nên giờ chẳng có căn nhà. “Cát sê chỉ vài trăm ngàn, đủ đắp đổi qua ngày, làm sao có dư. Mà thôi, vậy cũng vui. Còn sức khỏe, tôi còn thổi kèn. Tiếng kèn đã gắn chặt đời tôi với mảnh đất này từ rất lâu rồi”.
Đỗ Tuấn
*Nghệ sĩ Tòng Sơn từng nhận kỷ lục Người có phong cách biểu diễn khẩu cầm độc đáo nhất VN do Trung tâm sách kỷ lục VN trao năm 2005, danh hiệu Nghệ sĩ biểu diễn harmonica ấn tượng nhất (2006) do Đài truyền hình VN tặng. Ông đã phát hành 4 CD với đĩa mới nhất mang tên Vì đó là em (2012).
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Nhà “chợ học”
13/07/2012 3:10
Là người duy nhất ở VN chụp gần hết các ngôi chợ trên mảnh đất hình chữ S, ông Hồ Đại Phước nói chẳng biết tự bao giờ bỗng thấy mê chợ quê nhà.
Ông Hồ Đại Phước và 5 bức ảnh chụp 5 ngôi chợ tiêu biểu của đất nước: Lũng Cú, Đồng Xuân, Đông Ba, Bến Thành và Đất Mũi - Ảnh: Đ.T
Ông Hồ Đại Phước được Trung tâm sách kỷ lục VN trao danh hiệu Người chụp ảnh các ngôi chợ có tên nhiều nhất VN năm 2005. Ông sở hữu bộ sưu tập ảnh hơn 100 album chứa trên 18.000 bức ảnh chụp chợ và những nơi ông đã đi qua từ nam chí bắc trong 20 năm qua.
13/07/2012 3:10
Là người duy nhất ở VN chụp gần hết các ngôi chợ trên mảnh đất hình chữ S, ông Hồ Đại Phước nói chẳng biết tự bao giờ bỗng thấy mê chợ quê nhà.
Ông Hồ Đại Phước và 5 bức ảnh chụp 5 ngôi chợ tiêu biểu của đất nước: Lũng Cú, Đồng Xuân, Đông Ba, Bến Thành và Đất Mũi - Ảnh: Đ.T
Ông Hồ Đại Phước được Trung tâm sách kỷ lục VN trao danh hiệu Người chụp ảnh các ngôi chợ có tên nhiều nhất VN năm 2005. Ông sở hữu bộ sưu tập ảnh hơn 100 album chứa trên 18.000 bức ảnh chụp chợ và những nơi ông đã đi qua từ nam chí bắc trong 20 năm qua.
20 năm trước, trong một lần chở vợ con đi chợ Bến Thành, ông chợt muốn lưu giữ lại hình ảnh của ngôi chợ là biểu tượng của TP. Nói là làm, ông sắm ngay chiếc máy ảnh cơ, mua ít cuộn phim về tự học chụp ảnh và bắt đầu rong ruổi khắp Sài Gòn từ nội đô ra tận ngoại thành chỉ để chụp ảnh… chợ. Trên chiếc Dream cũ, ông đèo vợ đến tận hang cùng ngõ hẻm, nghe ai chỉ có chợ là tìm đến.
Chỉ còn thiếu… 5 cái chợ
“Tôi chụp gần như toàn bộ chợ ở Sài thành. Một tài liệu ghi TP.HCM có khoảng 210 cái chợ, đến hôm nay tôi đã chụp được tổng cộng 205 cái, còn 5 cái nữa mà tìm hoài hổng ra! Nhưng con số 210 chợ chính xác đến đâu thì không thấy cơ quan nào thống kê hết”, ông nói bằng giọng nuối tiếc.
“Đến năm 2012, tôi chụp được 1.863 chợ trên toàn cõi Việt Nam. Có nhiều cái giờ đã mất, bị phá bỏ như chợ Bình Đăng ở P.6, Q.8 tôi chụp năm 2003, năm 2007 chợ bị thay bằng dãy nhà mới. Tôi quý những bức ảnh chụp chợ bị mất lắm vì đã giữ được chút gì đó của quá khứ”. Ông thổ lộ mình còn nhiều bức ảnh chụp chợ đã biến mất ở Sài Gòn như: Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh (Q.1), Xóm Củi (Q., Mai Xuân Thưởng (Q.6), Cây Quéo (Bình Thạnh), Cây Thị (Gò Vấp)...
Không chỉ chụp ảnh, ông Phước còn am hiểu về những ngôi chợ mình đã đến, đã chụp. Ông có thể ngồi say sưa kể lại lịch sử, năm xây dựng, hàng hóa bán ở chợ, rồi phân loại chợ đầu mối, bán lẻ bán sỉ rất chi tiết. Chưa hết, ông còn đưa tôi xem cả tập sách phân loại chợ theo vần abc. “Nhờ đó tôi mới biết được ở nước ta có bao nhiêu chợ trùng tên. Đơn cử chợ An Hòa có 5 cái ở Huế, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ. Chợ Hòa Bình có 4 cái ở TP.HCM, Hải Phòng, Tây Ninh, Bạc Liêu”, ông khẳng định. Rồi ông nói thêm, tên chợ cũng rất thú vị. Chợ mang tên Ông có chợ Ông Hưng (Tiền Giang), Ông Tạo (Bến Tre), Ông Trang (Cà Mau), Ông Trịnh (Bà Rịa-Vũng Tàu), Ông Văn (Tiền Giang), Ông Nhơn (Quảng Nam). Còn chợ tên Bà thì không ít: chợ Bà Lát, Bà Điểm, Bà Chiểu, Bà Hom, Bà Bầu (TP.HCM), Bà Rén (Quảng Nam), Bà Rịa (Vũng Tàu), Bà Tồn (Tiền Giang), Bà Vệ (An Giang)... Chợ Chàng và Nàng cũng có như chợ Chàng Riệc (Tây Ninh), chợ Nàng Mau (Hậu Giang).
Gắn bó với đất Sài Gòn
Ở tuổi 67, ông Hồ Đại Phước vẫn còn rất khỏe. Tự tay ông lái chiếc xe hơi Matiz bé tí đi hàng mấy ngàn cây số lên tận Hà Giang, rồi Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, về miền Trung và xuôi tận đất mũi Cà Mau để đến từng cái chợ.
Gia đình hai bên nội ngoại của ông đều là dân Sài Gòn. “Nhà nội thuộc khu chợ Nancy, nay ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo. Còn bên ngoại ngay Bến xe Lê Hồng Phong (cũ) gần chợ An Đông. Lúc nhỏ tôi ở đường Thành Thái giờ là An Dương Vương. Con đường này thời đó còn đất đỏ, hai bên có những hàng me tây cao vút, xanh rì”.
Năm lên 6 tuổi, ông theo gia đình về sống tại Xóm Giá, Q.6, học Trường tiểu học Phú Lâm. [
i]“Năm 1948, cha bị Pháp bắt vì gia nhập tổ chức hoạt động cách mạng trong nội thành. Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt ông thêm một lần nữa. Sau vài tháng giam cầm thì ông qua đời. Tôi là anh cả. Em trai thứ hai Hồ Đại Đức đi du kích, hy sinh tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) năm 1966. Nghe tin em mất, tôi nằng nặc xin má vào chiến khu nhưng bà già không cho đi vì sợ mất thêm đứa con trai nữa. Tôi đành về đất dòng tộc ở ấp Phú Trung 2, xã Phú Thọ Hòa, tỉnh Gia Định nay là P.10, Q.Tân Bình mở lớp dạy học”[/i], ông Phước nhớ lại.
Ngày hòa bình, ông làm việc tại Ban văn hóa - thông tin P.10, Q.Tân Bình. Năm 1985, ông lập gia đình có hai con, một trai một gái giờ đã nên vợ nên chồng. “Có lẽ do nét văn hóa về chợ ăn sâu vào máu nên nói đến nơi này, tôi thích lắm. Sài Gòn là đất có số lượng chợ nhiều nhất VN, đa sắc văn hóa nhất từ kiến trúc Pháp đến truyền thống Việt rồi hiện đại như ngày nay đều đủ cả. TP ngày càng văn minh, chắc rằng siêu thị sẽ thay thế dần một số chợ nhỏ nhưng tôi tin những ngôi chợ đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn sẽ mãi trường tồn như chợ Bến Thành, chợ Lớn Mới, chợ Tân Định, chợ Bà Chiểu”, ông nhận định.
“Đi nhiều, ông thấy điều gì cần thay đổi ở các ngôi chợ?”, tôi hỏi. “Rất nhiều chợ ở Việt Nam không có bảng tên. Tôi chẳng hiểu do ban quản lý không để ý hay chợ không có tên nhưng như vậy sẽ mất đi nét văn hóa của vùng đó”.
Ông Phước cho biết không bao giờ chụp những chợ tự phát, chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán, bởi: “Nơi đó làm xấu đi nét văn hóa của Sài Gòn. Với tôi, chợ không còn là điểm trao đổi, mua bán hàng hóa, mà hơn thế, nó thể hiện bề dày lịch sử, ghi đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình với nền văn minh lúa nước tồn tại hàng ngàn năm qua. Chợ là nơi cất giữ nhiều kỷ niệm của mỗi con người. Ai mà không nhớ ngày còn bé theo mẹ, theo bà đi chợ, mua từng cái bánh, món đồ chơi. Chợ mãi sống trong lòng người Việt mình là vì thế”.
Đỗ TuấnChỉ còn thiếu… 5 cái chợ
“Tôi chụp gần như toàn bộ chợ ở Sài thành. Một tài liệu ghi TP.HCM có khoảng 210 cái chợ, đến hôm nay tôi đã chụp được tổng cộng 205 cái, còn 5 cái nữa mà tìm hoài hổng ra! Nhưng con số 210 chợ chính xác đến đâu thì không thấy cơ quan nào thống kê hết”, ông nói bằng giọng nuối tiếc.
“Đến năm 2012, tôi chụp được 1.863 chợ trên toàn cõi Việt Nam. Có nhiều cái giờ đã mất, bị phá bỏ như chợ Bình Đăng ở P.6, Q.8 tôi chụp năm 2003, năm 2007 chợ bị thay bằng dãy nhà mới. Tôi quý những bức ảnh chụp chợ bị mất lắm vì đã giữ được chút gì đó của quá khứ”. Ông thổ lộ mình còn nhiều bức ảnh chụp chợ đã biến mất ở Sài Gòn như: Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh (Q.1), Xóm Củi (Q., Mai Xuân Thưởng (Q.6), Cây Quéo (Bình Thạnh), Cây Thị (Gò Vấp)...
Không chỉ chụp ảnh, ông Phước còn am hiểu về những ngôi chợ mình đã đến, đã chụp. Ông có thể ngồi say sưa kể lại lịch sử, năm xây dựng, hàng hóa bán ở chợ, rồi phân loại chợ đầu mối, bán lẻ bán sỉ rất chi tiết. Chưa hết, ông còn đưa tôi xem cả tập sách phân loại chợ theo vần abc. “Nhờ đó tôi mới biết được ở nước ta có bao nhiêu chợ trùng tên. Đơn cử chợ An Hòa có 5 cái ở Huế, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ. Chợ Hòa Bình có 4 cái ở TP.HCM, Hải Phòng, Tây Ninh, Bạc Liêu”, ông khẳng định. Rồi ông nói thêm, tên chợ cũng rất thú vị. Chợ mang tên Ông có chợ Ông Hưng (Tiền Giang), Ông Tạo (Bến Tre), Ông Trang (Cà Mau), Ông Trịnh (Bà Rịa-Vũng Tàu), Ông Văn (Tiền Giang), Ông Nhơn (Quảng Nam). Còn chợ tên Bà thì không ít: chợ Bà Lát, Bà Điểm, Bà Chiểu, Bà Hom, Bà Bầu (TP.HCM), Bà Rén (Quảng Nam), Bà Rịa (Vũng Tàu), Bà Tồn (Tiền Giang), Bà Vệ (An Giang)... Chợ Chàng và Nàng cũng có như chợ Chàng Riệc (Tây Ninh), chợ Nàng Mau (Hậu Giang).
Gắn bó với đất Sài Gòn
Ở tuổi 67, ông Hồ Đại Phước vẫn còn rất khỏe. Tự tay ông lái chiếc xe hơi Matiz bé tí đi hàng mấy ngàn cây số lên tận Hà Giang, rồi Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, về miền Trung và xuôi tận đất mũi Cà Mau để đến từng cái chợ.
Gia đình hai bên nội ngoại của ông đều là dân Sài Gòn. “Nhà nội thuộc khu chợ Nancy, nay ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo. Còn bên ngoại ngay Bến xe Lê Hồng Phong (cũ) gần chợ An Đông. Lúc nhỏ tôi ở đường Thành Thái giờ là An Dương Vương. Con đường này thời đó còn đất đỏ, hai bên có những hàng me tây cao vút, xanh rì”.
Năm lên 6 tuổi, ông theo gia đình về sống tại Xóm Giá, Q.6, học Trường tiểu học Phú Lâm. [
i]“Năm 1948, cha bị Pháp bắt vì gia nhập tổ chức hoạt động cách mạng trong nội thành. Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt ông thêm một lần nữa. Sau vài tháng giam cầm thì ông qua đời. Tôi là anh cả. Em trai thứ hai Hồ Đại Đức đi du kích, hy sinh tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) năm 1966. Nghe tin em mất, tôi nằng nặc xin má vào chiến khu nhưng bà già không cho đi vì sợ mất thêm đứa con trai nữa. Tôi đành về đất dòng tộc ở ấp Phú Trung 2, xã Phú Thọ Hòa, tỉnh Gia Định nay là P.10, Q.Tân Bình mở lớp dạy học”[/i], ông Phước nhớ lại.
Ngày hòa bình, ông làm việc tại Ban văn hóa - thông tin P.10, Q.Tân Bình. Năm 1985, ông lập gia đình có hai con, một trai một gái giờ đã nên vợ nên chồng. “Có lẽ do nét văn hóa về chợ ăn sâu vào máu nên nói đến nơi này, tôi thích lắm. Sài Gòn là đất có số lượng chợ nhiều nhất VN, đa sắc văn hóa nhất từ kiến trúc Pháp đến truyền thống Việt rồi hiện đại như ngày nay đều đủ cả. TP ngày càng văn minh, chắc rằng siêu thị sẽ thay thế dần một số chợ nhỏ nhưng tôi tin những ngôi chợ đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn sẽ mãi trường tồn như chợ Bến Thành, chợ Lớn Mới, chợ Tân Định, chợ Bà Chiểu”, ông nhận định.
“Đi nhiều, ông thấy điều gì cần thay đổi ở các ngôi chợ?”, tôi hỏi. “Rất nhiều chợ ở Việt Nam không có bảng tên. Tôi chẳng hiểu do ban quản lý không để ý hay chợ không có tên nhưng như vậy sẽ mất đi nét văn hóa của vùng đó”.
Ông Phước cho biết không bao giờ chụp những chợ tự phát, chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán, bởi: “Nơi đó làm xấu đi nét văn hóa của Sài Gòn. Với tôi, chợ không còn là điểm trao đổi, mua bán hàng hóa, mà hơn thế, nó thể hiện bề dày lịch sử, ghi đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình với nền văn minh lúa nước tồn tại hàng ngàn năm qua. Chợ là nơi cất giữ nhiều kỷ niệm của mỗi con người. Ai mà không nhớ ngày còn bé theo mẹ, theo bà đi chợ, mua từng cái bánh, món đồ chơi. Chợ mãi sống trong lòng người Việt mình là vì thế”.
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Nhà báo trăm tuổi
14/07/2012 3:05
Ngày nắng cũng như mưa, nhà báo - cư sĩ Tống Hồ Cầm vẫn lặng thầm đến tòa soạn tuần báo Giác Ngộ làm việc. Chỉ vài năm nữa thôi, ông chạm tuổi 100.
Chứng nhân lịch sử
Nhà báo lão thành Tống Hồ Cầm - ẢNH: Đ.T
Nhà báo Tống Hồ Cầm (giữa) và bạn bè tại chùa Từ Đàm - Huế thập niên 1950 - Ảnh: NV cung cấp
Đỗ Tuấn
14/07/2012 3:05
Ngày nắng cũng như mưa, nhà báo - cư sĩ Tống Hồ Cầm vẫn lặng thầm đến tòa soạn tuần báo Giác Ngộ làm việc. Chỉ vài năm nữa thôi, ông chạm tuổi 100.
Chứng nhân lịch sử
Tuổi 95 vẫn không làm ông mất đi sự nhạy bén, am hiểu về nghề của một người đã có hơn 70 năm theo nghiệp báo chí. Từ năm 1940, ông là phóng viên cho tờ An Nam Phật Học có trụ sở đặt tại Huế, do cư sĩ Lê Đình Thám chủ biên. Đây là tờ báo có nhiều bài viết liên quan đến Phật giáo và khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân nên bị Pháp tìm mọi cách đình bản. Với bút danh Tống Anh Nghị, ông cũng viết bài cho nhiều báo và tạp chí khác như: Viên Âm, Phật giáo vân tập, Phương tiện… Đặc biệt, năm 1951, ông đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký tòa soạn tờ Từ Quang của Tổng hội Phật học Nam Việt từ thập niên 1950-1960 đến ngày hòa bình tháng 4.1975.
Nhà báo lão thành Tống Hồ Cầm - ẢNH: Đ.T
Nhà báo Tống Hồ Cầm sinh tại làng Hương Cần, huyện Hương Trà, Thừa Thiên-Huế. “Cha tôi lúc đó làm trong Sở Kiểm soát Tài chính Đông Dương của Pháp nên mới có tiền cho tôi ra Hà Nội học hành. Năm 1937, tôi theo học trường Thăng Long, thầy dạy môn sử chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Đặng Thai Mai dạy môn văn”, ông Hồ Cầm vẫn còn nhớ kỷ niệm về thời thanh niên.
Cuối thập niên 1940, ông quy y, lấy pháp danh Tâm Bửu. Tại Đại hội đại biểu Hội VN Phật học Thừa Thiên-Huế, ông giữ trách nhiệm Chánh thư ký. Sau đó, năm 1951, ông là Phó tổng thư ký Tổng hội Phật giáo VN.
Những năm 1940-1950, nhà báo - cư sĩ Tống Hồ Cầm từng nhiều lần vào tù ra khám do tham gia hoạt động cách mạng. Chính quyền Pháp liên tục theo dõi và bắt bớ ông. Năm 1953, ông đưa gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Trước đó, vào năm 1950, ông tham dự sự kiện thành lập Hội Phật học Nam Việt tại Sài Gòn, sau này hội đã xây chùa Xá Lợi vào năm 1956 làm trụ sở chính.
Ngày 1.1.1976, khi tuần báo Giác Ngộ ra số đầu tiên, nhà báo Tống Hồ Cầm làm tổng trị sự, rồi phó tổng biên tập đến hôm nay. Gặp ông tại văn phòng làm việc, tôi quá bất ngờ và ngạc nhiên khi trò chuyện với nhà báo lão thành của làng báo VN bởi ông vẫn còn nhớ như in từng giai đoạn lịch sử của đất nước, đặc biệt những năm tháng nhân dân Sài Gòn, đặc biệt là tăng ni Phật tử sục sôi đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm. Sau sự kiện nhiều tăng ni Phật tử bị cảnh sát lùng bắt đêm 20.8.1963, ông bị chính quyền Sài Gòn đẩy vào ngục.
Lương tâm thanh thản
Hơn 60 năm làm việc và sinh sống cùng gia đình tại Sài Gòn, ông nói bằng giọng rặt Nam bộ rằng mình đã là dân phương nam từ lâu. “Tôi yêu mảnh đất đầy khí phách này. Con người nơi đây khẳng khái, bộc trực nhưng không thiếu lòng nhân ái. Chỉ cần chén trà, chung rượu có thể trở thành bạn tâm giao. Tôi từng đến nhà bạn, nghèo lắm nhưng vẫn sang hàng xóm, bà con mượn tiền mua rượu, mua con gà về đãi bạn”.
Cuối thập niên 1940, ông quy y, lấy pháp danh Tâm Bửu. Tại Đại hội đại biểu Hội VN Phật học Thừa Thiên-Huế, ông giữ trách nhiệm Chánh thư ký. Sau đó, năm 1951, ông là Phó tổng thư ký Tổng hội Phật giáo VN.
Những năm 1940-1950, nhà báo - cư sĩ Tống Hồ Cầm từng nhiều lần vào tù ra khám do tham gia hoạt động cách mạng. Chính quyền Pháp liên tục theo dõi và bắt bớ ông. Năm 1953, ông đưa gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Trước đó, vào năm 1950, ông tham dự sự kiện thành lập Hội Phật học Nam Việt tại Sài Gòn, sau này hội đã xây chùa Xá Lợi vào năm 1956 làm trụ sở chính.
Ngày 1.1.1976, khi tuần báo Giác Ngộ ra số đầu tiên, nhà báo Tống Hồ Cầm làm tổng trị sự, rồi phó tổng biên tập đến hôm nay. Gặp ông tại văn phòng làm việc, tôi quá bất ngờ và ngạc nhiên khi trò chuyện với nhà báo lão thành của làng báo VN bởi ông vẫn còn nhớ như in từng giai đoạn lịch sử của đất nước, đặc biệt những năm tháng nhân dân Sài Gòn, đặc biệt là tăng ni Phật tử sục sôi đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm. Sau sự kiện nhiều tăng ni Phật tử bị cảnh sát lùng bắt đêm 20.8.1963, ông bị chính quyền Sài Gòn đẩy vào ngục.
Lương tâm thanh thản
Hơn 60 năm làm việc và sinh sống cùng gia đình tại Sài Gòn, ông nói bằng giọng rặt Nam bộ rằng mình đã là dân phương nam từ lâu. “Tôi yêu mảnh đất đầy khí phách này. Con người nơi đây khẳng khái, bộc trực nhưng không thiếu lòng nhân ái. Chỉ cần chén trà, chung rượu có thể trở thành bạn tâm giao. Tôi từng đến nhà bạn, nghèo lắm nhưng vẫn sang hàng xóm, bà con mượn tiền mua rượu, mua con gà về đãi bạn”.
Nhà báo Tống Hồ Cầm (giữa) và bạn bè tại chùa Từ Đàm - Huế thập niên 1950 - Ảnh: NV cung cấp
20 năm làm Hội thẩm nhân dân tại Tòa án nhân dân TP.HCM kể từ 1975, ông đã cứu rất nhiều trường hợp mà theo ông có lẽ nhờ thế mình mới sống lâu, sống khỏe và lương tâm thanh thản đến hôm nay. “Tôi còn nhớ có trường hợp một nhân viên giữ kho lấy cắp 2 hộp sữa bị bắt và đưa ra tòa. Tìm hiểu hoàn cảnh được biết anh này vì quá nghèo, vợ mất sữa trong khi con đói đành làm liều. Tôi đưa ý kiến tòa nên xét xử phải có tình có lý. Cuối cùng người giữ kho được giảm nhẹ hình phạt rất nhiều”.
Nhà báo Tống Hồ Cầm từng đảm nhiệm nhiều trọng trách khác như Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN và TP.HCM, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trong thời gian dài. Thành ủy TP.HCM đã xếp ông là nhân sĩ yêu nước và đã nhận rất nhiều huân, huy chương do nhà nước trao tặng.
Mấy mươi năm dài phụng sự đất nước, ông nói đó là bổn phận và trách nhiệm của một công dân. Lập gia đình từ 70 năm trước, có 11 người con, nhà báo lão thành cho rằng cuộc đời mình quá đủ đầy. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thanh Hương qua đời gần 10 năm là mất mát lớn về tinh thần. “Năm nay tôi vừa lo tang ma cho con trai lớn 70 tuổi - Việt kiều Mỹ. Thật đau lòng nhưng được niềm an ủi là nó nằm xuống nơi đất Mẹ. Giờ các con vẫn thay phiên nhau chăm lo cho tôi. Như thế mãn nguyện lắm rồi. Tuổi này tôi còn làm việc, còn cống hiến cho xã hội là niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng có được. Tôi muốn nhắn nhủ đến các nhà báo trẻ - đồng nghiệp của tôi rằng khi đã chọn nghề này thì phải có cái tâm thật sáng. Trung thực, chính xác là kỹ năng hàng đầu mà một nhà báo cần có”.
Mỗi tuần, ông vẫn đều đặn đi bơi, không rượu chè, thuốc lá, thỉnh thoảng làm thơ. Ông nói mình phải sống qua tuổi bách niên để còn cơ hội nhìn thấy đất Sài Gòn ngày một thay da đổi thịt.
Nhà báo Tống Hồ Cầm từng đảm nhiệm nhiều trọng trách khác như Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN và TP.HCM, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trong thời gian dài. Thành ủy TP.HCM đã xếp ông là nhân sĩ yêu nước và đã nhận rất nhiều huân, huy chương do nhà nước trao tặng.
Mấy mươi năm dài phụng sự đất nước, ông nói đó là bổn phận và trách nhiệm của một công dân. Lập gia đình từ 70 năm trước, có 11 người con, nhà báo lão thành cho rằng cuộc đời mình quá đủ đầy. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thanh Hương qua đời gần 10 năm là mất mát lớn về tinh thần. “Năm nay tôi vừa lo tang ma cho con trai lớn 70 tuổi - Việt kiều Mỹ. Thật đau lòng nhưng được niềm an ủi là nó nằm xuống nơi đất Mẹ. Giờ các con vẫn thay phiên nhau chăm lo cho tôi. Như thế mãn nguyện lắm rồi. Tuổi này tôi còn làm việc, còn cống hiến cho xã hội là niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng có được. Tôi muốn nhắn nhủ đến các nhà báo trẻ - đồng nghiệp của tôi rằng khi đã chọn nghề này thì phải có cái tâm thật sáng. Trung thực, chính xác là kỹ năng hàng đầu mà một nhà báo cần có”.
Mỗi tuần, ông vẫn đều đặn đi bơi, không rượu chè, thuốc lá, thỉnh thoảng làm thơ. Ông nói mình phải sống qua tuổi bách niên để còn cơ hội nhìn thấy đất Sài Gòn ngày một thay da đổi thịt.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Những người làm trang phục tuồng
16/07/2012 1:50
20 năm tận tụy với nghề đủ thấy tình yêu của vợ chồng nghệ sĩ Công Minh dành cho trang phục tuồng là quá lớn.
Con nhà nòi
Nghệ sĩ Công Minh và cặp lông chim trĩ - Ảnh: Đ.T
Chí Bảo, Thanh Tòng, Linh Châu và Công Minh trong vở Lưu Quan Trương với trang phục do Công Minh thiết kế - Ảnh: NV cung cấp
Đỗ Tuấn
16/07/2012 1:50
20 năm tận tụy với nghề đủ thấy tình yêu của vợ chồng nghệ sĩ Công Minh dành cho trang phục tuồng là quá lớn.
Con nhà nòi
Trong con hẻm nhỏ trên đường Bạch Vân, Q.5, nghệ sĩ Công Minh tiếp tôi bằng vẻ chân tình, xởi lởi của người Nam bộ. Anh là con thứ 9 của nghệ sĩ Minh Tơ, em ruột của những tên tuổi trên sân khấu Sài Gòn trước giải phóng như: Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Xuân Thu. Mẹ Công Minh, nghệ sĩ Bảy Sự, là cô đào hát bội tài sắc Sài Gòn xưa kia. Dượng bảy là nghệ sĩ Thành Tôn (cha của Bạch Lê, Thành Lộc), chú bảy là Khánh Hồng, cha của nghệ sĩ Chí Bảo, cô dượng tám là Bạch Cúc, Hoàng Nuôi - mẹ cha của đạo diễn Phượng Hoàng... Thế hệ con cháu của dòng họ nay là những nghệ sĩ thành danh như Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương.
Nghệ sĩ Công Minh và cặp lông chim trĩ - Ảnh: Đ.T
Sinh năm 1955 tại Sài Gòn, Công Minh còn nhớ nhiều kỷ niệm với người cha, kép hát bội lừng danh Minh Tơ. “Ngày xưa, nhìn cha và các cô chú diễn, tôi ngấm vào máu cách thiết kế đồ tuồng lúc nào không biết. Năm 10 tuổi, tôi phụ cha đi diễn ở khu Ngã năm Chuồng Chó (Q.Gò Vấp). Diễn xong, ông chở tôi ngồi sau chiếc xe Suzuki cà tàng, phun khói mù mịt về nhà dưới cơn mưa tầm tã. Tôi ngồi co ro ôm quần áo, đạo cụ, lạnh run người. Về nhà, kiểm lại mới hay tôi đã đánh mất bộ râu dài đen nhánh mà ông dùng hóa trang nhân vật Quan Công. Đây là bộ râu ông rất quý. Tôi bị mắng một trận tơi bời”.
Ông nội Công Minh là kép Hai Thắng, người Sài Gòn sống ở thập niên 1940 - 1950 đều biết. Nghệ sĩ Minh Tơ nối nghiệp bằng hàng loạt vai diễn tuồng cổ để đời: Lữ Bố, Dương Tôn Bảo, Quan Công, Cao Hoài Đức, Hoàng Phi Hổ, Bá Lý Hề... Suốt vài thập niên, cho đến tận ngày giải phóng miền Nam, Minh Tơ luôn được khán giả Sài Gòn bình chọn là kép hát bội xuất sắc nhất.
Gìn giữ nghệ thuật bằng nghề may
Công Minh thú nhận, hơn 30 năm trước, lúc còn đi hát anh đã thấy thích trang phục tuồng. Năm 1992, trong một lần thực hiện trang phục cho vở Dương Quý Phi để Saigon Video ghi băng với diễn xuất của nghệ sĩ Lệ Thủy, Công Minh được đánh giá cao. Sau đó, anh làm tiếp phục trang và đạo cụ vở Xử án Bạch Quý Phi do anh Thanh Tòng thực hiện cho Đài truyền hình Cần Thơ. “Đây là thời điểm nhiều video cải lương ra đời nhưng trang phục lại hết sức lòe loẹt, diêm dúa, không theo đúng truyền thống nên tôi “nóng máu” quá, nhảy ra làm. Ở nhà tôi còn đầy đủ từ mũ mão đến trang phục quan văn võ, giáp lính, hia, cả cặp lông chim trĩ, chim bản do cha để lại. Tôi dựa trên nền tảng đó để thiết kế sao cho phù hợp với nhân vật”.
Anh cho biết, ngày trước cha anh phải mua trang phục những vở Hồ Quảng tận tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Riêng cải lương thì xuống tận Tiền Giang đặt các nghệ nhân làng nghề thực hiện phần phục trang. “Đó là nghề gia truyền của đất Nam bộ nhưng rồi dần dần bị thất truyền. Tôi phải tự mày mò thực hiện từng mẫu trang phục tuồng cổ, sử dụng dây tim đèn dầu hỏa, nhuộm màu rồi uốn lượn thành hoa văn trên áo. Vải thì dùng phi bóng, ka tê. Tôi thiết kế mẫu, pha màu nhuộm vải còn ông già vợ và nghệ sĩ Chí Tiên (em ruột NSƯT Bảo Quốc) lo phần may. Thập niên 1940-1950, phục trang cải lương ở Sài Gòn đều do bác Tám Trống cùng Năm Thịt (cha nghệ sĩ Bảo Ly) làm. Sau này, tôi kết thêm kim sa, vẽ kim tuyến lên bộ quần áo để lấp lánh hơn dưới ánh đèn sân khấu”, Công Minh thổ lộ.
Ông nội Công Minh là kép Hai Thắng, người Sài Gòn sống ở thập niên 1940 - 1950 đều biết. Nghệ sĩ Minh Tơ nối nghiệp bằng hàng loạt vai diễn tuồng cổ để đời: Lữ Bố, Dương Tôn Bảo, Quan Công, Cao Hoài Đức, Hoàng Phi Hổ, Bá Lý Hề... Suốt vài thập niên, cho đến tận ngày giải phóng miền Nam, Minh Tơ luôn được khán giả Sài Gòn bình chọn là kép hát bội xuất sắc nhất.
Gìn giữ nghệ thuật bằng nghề may
Công Minh thú nhận, hơn 30 năm trước, lúc còn đi hát anh đã thấy thích trang phục tuồng. Năm 1992, trong một lần thực hiện trang phục cho vở Dương Quý Phi để Saigon Video ghi băng với diễn xuất của nghệ sĩ Lệ Thủy, Công Minh được đánh giá cao. Sau đó, anh làm tiếp phục trang và đạo cụ vở Xử án Bạch Quý Phi do anh Thanh Tòng thực hiện cho Đài truyền hình Cần Thơ. “Đây là thời điểm nhiều video cải lương ra đời nhưng trang phục lại hết sức lòe loẹt, diêm dúa, không theo đúng truyền thống nên tôi “nóng máu” quá, nhảy ra làm. Ở nhà tôi còn đầy đủ từ mũ mão đến trang phục quan văn võ, giáp lính, hia, cả cặp lông chim trĩ, chim bản do cha để lại. Tôi dựa trên nền tảng đó để thiết kế sao cho phù hợp với nhân vật”.
Anh cho biết, ngày trước cha anh phải mua trang phục những vở Hồ Quảng tận tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Riêng cải lương thì xuống tận Tiền Giang đặt các nghệ nhân làng nghề thực hiện phần phục trang. “Đó là nghề gia truyền của đất Nam bộ nhưng rồi dần dần bị thất truyền. Tôi phải tự mày mò thực hiện từng mẫu trang phục tuồng cổ, sử dụng dây tim đèn dầu hỏa, nhuộm màu rồi uốn lượn thành hoa văn trên áo. Vải thì dùng phi bóng, ka tê. Tôi thiết kế mẫu, pha màu nhuộm vải còn ông già vợ và nghệ sĩ Chí Tiên (em ruột NSƯT Bảo Quốc) lo phần may. Thập niên 1940-1950, phục trang cải lương ở Sài Gòn đều do bác Tám Trống cùng Năm Thịt (cha nghệ sĩ Bảo Ly) làm. Sau này, tôi kết thêm kim sa, vẽ kim tuyến lên bộ quần áo để lấp lánh hơn dưới ánh đèn sân khấu”, Công Minh thổ lộ.
Chí Bảo, Thanh Tòng, Linh Châu và Công Minh trong vở Lưu Quan Trương với trang phục do Công Minh thiết kế - Ảnh: NV cung cấp
Hiện cả gia đình Công Minh đều làm phục trang sân khấu. Anh thiết kế, vẽ mẫu, vợ anh - chị Yến Phương may. Hai con gái và các cháu cũng phụ may, kết cườm. “Tôi và vợ đang truyền nghề lại cho thế hệ sau. Tôi không muốn nghề này bị mai một bởi đó không chỉ là may mặc bình thường mà giữ cả cái hồn, nét văn hóa của dân tộc. Cha ông đã để lại cho cháu con di sản đồ sộ về cải lương, về tuồng cổ, mình và thế hệ sau mà không gìn giữ là có tội với tiền bối”.
Ngoài phục vụ trong nước, anh còn xuất rất nhiều bộ trang phục tuồng sang Mỹ, Pháp, Úc, Canada... để nghệ sĩ Việt kiều biểu diễn. “Đó cũng là cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình”, anh nói. Một bộ trang phục tuồng cổ Công Minh thực hiện chỉ có giá từ 700.000 đồng đến 1,5 hay 2 triệu đồng là tối đa, không đắt nếu so với công sức đã bỏ ra. Rồi anh khoe với tôi 2 bộ lông chim trĩ, chim bản của cha để lại, giờ cực khó kiếm: “Muốn làm trang phục tuồng cổ, hát bội bắt buộc phải có lông chim này đính lên mão”.
Gia đình có đến 5 đời làm nghệ thuật, nổi danh Sài Gòn xưa và nay nhưng Công Minh không khỏi ngậm ngùi khi cải lương, hát bội dần ít được giới trẻ quan tâm. “Thôi, còn giữ được cái gì thì cố giữ. Sài Gòn mà mất đi cải lương thì khó mà hình dung ra nét văn hóa của vùng đất này”, anh tâm sự.
Phải gắn với lịch sử
Công Minh nói, nếu anh không làm, nghề này chắc chắn sẽ mất đi. Anh còn dành tặng nhiều bộ trang phục tuồng đẹp nhất cho Bảo tàng TP.HCM với mong muốn: “Con cháu mình sẽ nhìn vào đó để hiểu thêm về lịch sử sân khấu VN cách đây vài thập kỷ cho đến tận hôm nay. Tôi từng phá vỡ hình ảnh Hai Bà Trưng mặc áo dài khăn đóng, cưỡi voi xông trận, hay tướng Tô Định của Tàu kết tóc đuôi sam như trên một số tuồng trước đây đã làm. Thời Hai Bà Trưng làm gì có áo dài khăn đóng và tóc đuôi sam chỉ đến đời nhà Thanh thế kỷ 17 mới xuất hiện. Trang phục tuồng cổ phải gắn liền với lịch sử. Làm sai lệch sẽ bị khán giả phát hiện ra ngay”.
Ngoài phục vụ trong nước, anh còn xuất rất nhiều bộ trang phục tuồng sang Mỹ, Pháp, Úc, Canada... để nghệ sĩ Việt kiều biểu diễn. “Đó cũng là cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình”, anh nói. Một bộ trang phục tuồng cổ Công Minh thực hiện chỉ có giá từ 700.000 đồng đến 1,5 hay 2 triệu đồng là tối đa, không đắt nếu so với công sức đã bỏ ra. Rồi anh khoe với tôi 2 bộ lông chim trĩ, chim bản của cha để lại, giờ cực khó kiếm: “Muốn làm trang phục tuồng cổ, hát bội bắt buộc phải có lông chim này đính lên mão”.
Gia đình có đến 5 đời làm nghệ thuật, nổi danh Sài Gòn xưa và nay nhưng Công Minh không khỏi ngậm ngùi khi cải lương, hát bội dần ít được giới trẻ quan tâm. “Thôi, còn giữ được cái gì thì cố giữ. Sài Gòn mà mất đi cải lương thì khó mà hình dung ra nét văn hóa của vùng đất này”, anh tâm sự.
Phải gắn với lịch sử
Công Minh nói, nếu anh không làm, nghề này chắc chắn sẽ mất đi. Anh còn dành tặng nhiều bộ trang phục tuồng đẹp nhất cho Bảo tàng TP.HCM với mong muốn: “Con cháu mình sẽ nhìn vào đó để hiểu thêm về lịch sử sân khấu VN cách đây vài thập kỷ cho đến tận hôm nay. Tôi từng phá vỡ hình ảnh Hai Bà Trưng mặc áo dài khăn đóng, cưỡi voi xông trận, hay tướng Tô Định của Tàu kết tóc đuôi sam như trên một số tuồng trước đây đã làm. Thời Hai Bà Trưng làm gì có áo dài khăn đóng và tóc đuôi sam chỉ đến đời nhà Thanh thế kỷ 17 mới xuất hiện. Trang phục tuồng cổ phải gắn liền với lịch sử. Làm sai lệch sẽ bị khán giả phát hiện ra ngay”.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Re: SÀI GÒN KỲ NHÂN - KỲ SỰ ( Đỗ Tuấn)
Nửa thế kỷ thiết kế sân khấu
17/07/2012 3:26
Họa sĩ Trịnh Thiên Tài không ngờ cái tên cha đặt đúng như mong muốn của gia đình. Ông có đến gần 50 năm làm họa sĩ thiết kế mỹ thuật.
Họa sĩ khiêm nhường
Họa sĩ Thiên Tài - Ảnh: Đ.T
Nghệ sĩ Thanh Tòng và Hà Phương trong một vở cải lương do họa sĩ Thiên Tài thiết kế sân khấu - Ảnh: NV cung cấp
Đỗ Tuấn
17/07/2012 3:26
Họa sĩ Trịnh Thiên Tài không ngờ cái tên cha đặt đúng như mong muốn của gia đình. Ông có đến gần 50 năm làm họa sĩ thiết kế mỹ thuật.
Họa sĩ khiêm nhường
Ông cười nói rõ nếu lấy nghệ danh Thiên Tài sợ người ta nói mình “lối” nên phải thêm vào họ Trịnh như tên trong khai sinh luôn. “Sau này đi vẽ pa nô, bảng hiệu sân khấu, tôi chỉ lấy biệt danh T3, tức Trịnh Thiên Tài và chỉ những người trong giới biết thôi”.
Cha của họa sĩ Thiên Tài là soạn giả, nhà giáo nổi tiếng của Nam kỳ: Trịnh Thiên Tư, người từng viết sách Cổ nhạc Nam phần, Ca nhạc cổ điển điệu Bạc Liêu từ những năm đầu thập niên 1960.
Cha của họa sĩ Thiên Tài là soạn giả, nhà giáo nổi tiếng của Nam kỳ: Trịnh Thiên Tư, người từng viết sách Cổ nhạc Nam phần, Ca nhạc cổ điển điệu Bạc Liêu từ những năm đầu thập niên 1960.
Họa sĩ Thiên Tài - Ảnh: Đ.T
“Ngày nhạc sĩ Cao Văn Lầu qua đời, cha tôi kêu gọi anh em nghệ sĩ ở Sài Gòn giúp đỡ cho gia đình nhạc sĩ. Ông gặp ký giả Bảy Cao, nói báo phải có một bài rất xúc động về cuộc đời người đã đặt nền móng cho vọng cổ miền Nam với bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng. Ký giả Bảy Cao sau đó đã viết bài rồi mang tiền của nghệ sĩ đến gia đình nhạc sĩ tận Bạc Liêu - cũng là quê tôi. Hậu tổ - nhạc sư Hai Khị (thầy của nhạc sĩ Cao Văn Lầu) là anh ruột của bà nội tôi, cũng là người góp phần làm nên khúc vọng cổ xưa. Nhà sư Thích Thường Chiếu rất am tường nhạc lễ, ông có công hỗ trợ lời ca, tiếng hát cho ca cổ Bạc Liêu nói riêng và miền Nam nói chung. Năm 1935, cha tôi đặt tên bài Dạ cổ hoài lang thuộc thể loại “vọng cổ” với ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”. Bài vọng cổ xuất phát từ Bạc Liêu là như thế”, họa sĩ Thiên Tài cho biết. Ông nói thêm, giờ đây tên hậu tổ Hai Khị, sư Thích Thường Chiếu, ông Trịnh Thiên Tư đều được đặt tên đường ở thị xã Bạc Liêu để tưởng nhớ công ơn những người hợp cùng nhạc sĩ Cao Văn Lầu tạo ra bài vọng cổ ban đầu chỉ 2 nhịp. Sau này, bài vọng cổ được nhiều nhạc sĩ miền Nam chuyển thành 4, 8 nhịp, rồi 16 nhịp để bây giờ đến 32, 64 nhịp.
Năm 1960, họa sĩ Trịnh Thiên Tài lên Sài Gòn học tại Trường Sư Vạn Hạnh và nộp đơn thi vào Trường Mỹ thuật Gia Định. Ông đậu ngành điêu khắc rồi làm nghề vẽ tranh, vẽ pa nô, nặn tượng sau khi tốt nghiệp. Trước 1975, ông từng đoạt nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật. Đến năm 1981, ông chính thức gắn bó với sân khấu, phim ảnh bằng nghề họa sĩ trang trí mỹ thuật.
Thủy chung với nghề nghiệp
Ngày hòa bình, Trịnh Thiên Tài đưa vợ con đi kinh tế mới tận Tân Hòa Tây, Cai Lậy, Tiền Giang. “Chịu không nổi, được 5 năm tôi phải mò về Sài Gòn kiếm sống. Tôi chỉ biết cầm cọ mà lúc đó phải cầm cuốc, cầm cày làm sao nuôi vợ con được. Về thành phố, không nhà, tiền mua chiếc xe đạp đi làm còn không có, tôi phải cuốc bộ”, ông nhớ lại.
Vậy mà ông vẫn kiên trì nhận từng tấm pa nô quảng cáo về nhà trọ ngồi vẽ. Lâu dần, thấy biệt tài của ông, nhiều ông bầu gánh cải lương bắt đầu tìm đến. “Tôi vẽ quảng cáo cho các đoàn huyện đến tỉnh, rồi Sài Gòn như Kim Giác, Bảo Long, đoàn của bầu Tấn, Thanh Tú - Trang Bích Liễu, Trọng Nhân, bà bầu Thắm… rồi đoàn cải lương Sài Gòn 2, Sài Gòn 3, Trần Hữu Trang. Nhờ thế mà đời sống đỡ dần lên, con cái có tiền đi học. Tôi ra tận Q.Tân Phú bây giờ mua miếng đất, lúc đó xung quanh chỉ là ruộng lúa, ao rau muống, dựng tạm cái nhà lá để ở. Bây giờ vùng này sầm uất, nhà cửa san sát, đường sá chằng chịt”.
Tính đến nay, họa sĩ Trịnh Thiên Tài đã thiết kế mỹ thuật cho hơn 200 phim cải lương tuồng cổ. Ông là người đầu tiên vẽ hình nghệ sĩ cải lương lên băng rôn treo trước rạp hát và dọc các con đường ở Sài Gòn. “Trước tôi, nhiều họa sĩ vẽ quảng cáo bảng hiệu chỉ viết tên vở diễn kèm tên nghệ sĩ thôi. Tôi mạnh dạn vẽ gương mặt Bạch Tuyết, Kim Thoa, Ngọc Huyền… lên băng rôn. Ai nhìn cũng khen đẹp và thích lắm. Từ đó, ở Sài Gòn mới có phong trào vẽ hình nghệ sĩ lên bảng quảng cáo. Ban đầu tôi vẽ bột màu pha a dao trên vải bố. Sau đến sơn nước, rồi sơn dầu phủ dạ quang, dùng vải may quần tây loại dày để vẽ, chống ánh sáng xuyên qua”, họa sĩ say sưa nói.
Năm 1960, họa sĩ Trịnh Thiên Tài lên Sài Gòn học tại Trường Sư Vạn Hạnh và nộp đơn thi vào Trường Mỹ thuật Gia Định. Ông đậu ngành điêu khắc rồi làm nghề vẽ tranh, vẽ pa nô, nặn tượng sau khi tốt nghiệp. Trước 1975, ông từng đoạt nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật. Đến năm 1981, ông chính thức gắn bó với sân khấu, phim ảnh bằng nghề họa sĩ trang trí mỹ thuật.
Thủy chung với nghề nghiệp
Ngày hòa bình, Trịnh Thiên Tài đưa vợ con đi kinh tế mới tận Tân Hòa Tây, Cai Lậy, Tiền Giang. “Chịu không nổi, được 5 năm tôi phải mò về Sài Gòn kiếm sống. Tôi chỉ biết cầm cọ mà lúc đó phải cầm cuốc, cầm cày làm sao nuôi vợ con được. Về thành phố, không nhà, tiền mua chiếc xe đạp đi làm còn không có, tôi phải cuốc bộ”, ông nhớ lại.
Vậy mà ông vẫn kiên trì nhận từng tấm pa nô quảng cáo về nhà trọ ngồi vẽ. Lâu dần, thấy biệt tài của ông, nhiều ông bầu gánh cải lương bắt đầu tìm đến. “Tôi vẽ quảng cáo cho các đoàn huyện đến tỉnh, rồi Sài Gòn như Kim Giác, Bảo Long, đoàn của bầu Tấn, Thanh Tú - Trang Bích Liễu, Trọng Nhân, bà bầu Thắm… rồi đoàn cải lương Sài Gòn 2, Sài Gòn 3, Trần Hữu Trang. Nhờ thế mà đời sống đỡ dần lên, con cái có tiền đi học. Tôi ra tận Q.Tân Phú bây giờ mua miếng đất, lúc đó xung quanh chỉ là ruộng lúa, ao rau muống, dựng tạm cái nhà lá để ở. Bây giờ vùng này sầm uất, nhà cửa san sát, đường sá chằng chịt”.
Tính đến nay, họa sĩ Trịnh Thiên Tài đã thiết kế mỹ thuật cho hơn 200 phim cải lương tuồng cổ. Ông là người đầu tiên vẽ hình nghệ sĩ cải lương lên băng rôn treo trước rạp hát và dọc các con đường ở Sài Gòn. “Trước tôi, nhiều họa sĩ vẽ quảng cáo bảng hiệu chỉ viết tên vở diễn kèm tên nghệ sĩ thôi. Tôi mạnh dạn vẽ gương mặt Bạch Tuyết, Kim Thoa, Ngọc Huyền… lên băng rôn. Ai nhìn cũng khen đẹp và thích lắm. Từ đó, ở Sài Gòn mới có phong trào vẽ hình nghệ sĩ lên bảng quảng cáo. Ban đầu tôi vẽ bột màu pha a dao trên vải bố. Sau đến sơn nước, rồi sơn dầu phủ dạ quang, dùng vải may quần tây loại dày để vẽ, chống ánh sáng xuyên qua”, họa sĩ say sưa nói.
Nghệ sĩ Thanh Tòng và Hà Phương trong một vở cải lương do họa sĩ Thiên Tài thiết kế sân khấu - Ảnh: NV cung cấp
Nổi tiếng trong giới sân khấu, họa sĩ Thiên Tài được nhiều đoàn phim mời về cộng tác. Ông làm thiết kế mỹ thuật phim truyền hình đầu tay là Công tử Bạc Liêu, rồi Cuộc phiêu lưu kỳ thú, Trái tim mùa đông, Kính vạn hoa, Cha dượng, Hương cỏ dại... Chưa hết, ông còn vào vai phụ trong một số phim như Kính vạn hoa, Hương cỏ dại, Cổ tích VN… Vì có tài điêu khắc nên họa sĩ Thiên Tài được giới tổ chức chương trình đặt cho biệt danh là “vua mốp” bởi ông có thể cắt gọt ra đủ thứ từ cái bàn, cái ghế đến ô tô, thậm chí máy bay trực thăng. “Live show Đan Trường cách đây hơn 10 năm tôi đã làm một chiếc trực thằng bằng mốp có chong chóng quay hẳn hoi, bay trên Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, khán giả thích lắm. Tôi còn thiết kế sân khấu, đạo cụ nhiều live show cho Kim Tử Long và nhiều nghệ sĩ khác nữa”, ông cười.
Tài hoa nhưng không vì thế mà làm ra vẻ ngôi sao để nâng giá, họa sĩ Thiên Tài được nhiều người trong giới quý mến là vì thế. Ông làm việc rất có trách nhiệm. “Không bao giờ tôi nhận hợp đồng rồi giao cho đệ tử làm. Chính tay tôi vẽ từng tấm bảng hiệu, chế tác từng món đạo cụ. Mình làm việc ngoài chuyện kiếm tiền còn uy tín, danh dự nữa”.
Tuổi 71 đến với ông giữa bộn bề công việc. “Tôi đang làm thiết kế mỹ thuật cho phim Khúc Nam Ai, dài 30 tập, do Hồ Ngọc Xum đạo diễn. Tuổi này còn bận rộn như thế là vui rồi, tôi không mong gì hơn”.
Họa sĩ Thiên Tài có 6 người con cả trai lẫn gái. Tất cả đều theo nghề của cha, người là họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho phim, người theo con đường hội họa và một con gái theo đoàn phim, trang điểm, hóa trang cho diễn viên. “Tôi chỉ mong nước mình có được một phim trường đúng nghĩa với cây cối, sông suối, ao hồ… để họa sĩ thiết kế mỹ thuật làm việc, chứ không phải dùng nhà kho cũ chứa đạo cụ gọi là phim trường như hiện nay. Sài Gòn là vùng đất lành. Người Sài Gòn tốt bụng lắm, lấy nghĩa tình mà sống với nhau. Dù cải lương xuất phát từ miền Tây Nam bộ nhưng Sài Gòn mới là nơi làm cho nó thăng hoa. Mong sao cải lương vẫn còn mãi trong lòng người Việt và người Sài Gòn”.
Tài hoa nhưng không vì thế mà làm ra vẻ ngôi sao để nâng giá, họa sĩ Thiên Tài được nhiều người trong giới quý mến là vì thế. Ông làm việc rất có trách nhiệm. “Không bao giờ tôi nhận hợp đồng rồi giao cho đệ tử làm. Chính tay tôi vẽ từng tấm bảng hiệu, chế tác từng món đạo cụ. Mình làm việc ngoài chuyện kiếm tiền còn uy tín, danh dự nữa”.
Tuổi 71 đến với ông giữa bộn bề công việc. “Tôi đang làm thiết kế mỹ thuật cho phim Khúc Nam Ai, dài 30 tập, do Hồ Ngọc Xum đạo diễn. Tuổi này còn bận rộn như thế là vui rồi, tôi không mong gì hơn”.
Họa sĩ Thiên Tài có 6 người con cả trai lẫn gái. Tất cả đều theo nghề của cha, người là họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho phim, người theo con đường hội họa và một con gái theo đoàn phim, trang điểm, hóa trang cho diễn viên. “Tôi chỉ mong nước mình có được một phim trường đúng nghĩa với cây cối, sông suối, ao hồ… để họa sĩ thiết kế mỹ thuật làm việc, chứ không phải dùng nhà kho cũ chứa đạo cụ gọi là phim trường như hiện nay. Sài Gòn là vùng đất lành. Người Sài Gòn tốt bụng lắm, lấy nghĩa tình mà sống với nhau. Dù cải lương xuất phát từ miền Tây Nam bộ nhưng Sài Gòn mới là nơi làm cho nó thăng hoa. Mong sao cải lương vẫn còn mãi trong lòng người Việt và người Sài Gòn”.
Đỗ Tuấn
friend- Chạy bàn
- Tổng số bài gửi : 243
Join date : 08/06/2012
Similar topics
» DUYÊN CỚ LÀM SAO?
» CHIẾC NHẪN CỎ - Lưu Thu Hương.
» DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN
» DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN
» THÁNG SÁU - Thèm nhãn Hưng Yên
» CHIẾC NHẪN CỎ - Lưu Thu Hương.
» DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN
» DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN
» THÁNG SÁU - Thèm nhãn Hưng Yên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết