Dòng nhạc TỪ CÔNG PHỤNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dòng nhạc TỪ CÔNG PHỤNG
Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) là một nhạc sĩ người Chăm Việt Nam nổi tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Trên ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yên,...
Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960.
Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ.
Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960.
Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ.
Theo Wikipedia
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
PHỎNG VẤN NHẠC SĨ TỪ CÔNG PHỤNG
Nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhạc sĩ mà dòng nhạc trữ tình trong ông tuôn chảy như dòng suối mượt mà. Dòng nhạc đó đã đến với khách thưởng ngoạn từ những năm '60. Khán thính giả yêu mến dòng nhạc Từ Công Phụng trong và ngoài nước không phải là số nhỏ. Tôi hân hạnh có dịp được tiếp xúc với người nhạc sĩ tài ba này. Mời bạn đến với những tâm sự, suy nghĩ, và hoài bão của người nhạc sĩ mà ta yêu mến.
Nguyễn Thanh Trúc (NTT): Nếu có một ai đó hỏi cảm nghĩ của chú về vùng đất Ninh Thuận, chú sẽ trả lời họ thế nào?
Từ Công Phụng (TCP): Khi cô đặt ra câu hỏi này, có nghĩa là cô muốn tôi khẳng định một điều: Có phải tôi đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cằn cỗi đầy nắng và gió cát này không. Vâng, đây là mảnh đất đã để lại trong ký ức tôi đầy ắp một khung trời hanh nắng trên những cánh đồng mùa Đông trơ những gốc rạ mà tuổi thơ tôi đã rong chơi với những cánh diều lộng gió, đầy ắp những bãi cát trắng ngần bên bờ biển xanh và khung trời trong vắt không gợn một áng mây. Đây là miền đất đã chuyên chở một dòng tuổi thơ tôi cho đến lúc tôi rời khỏi mái trường trung học để phiêu lưu ở miền đất khác trong các trường đại học và từ đó bắt nhận được những rung động nồng nàn của tình yêu trong tuổi thanh xuân.
NTT: Một cử nhân Luật, và một nhạc sĩ sáng tác những dòng nhạc trữ tình mượt mà … dường như là hai mẫu người khác nhau. Thế nhưng cả hai người đó đều là chú. Cơ duyên nào đã đưa chú đến với nghệ thuật âm nhạc?
TCP: Tôi nghĩ con người là một sinh vật siêu đẳng mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho được một khả năng chứa đựng được nhiều sinh hoạt khác biệt trong một cơ thể cũng như có khả năng học hỏi và suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống trong cùng một não bộ. Nhưng riêng tâm hồn và sự rung động thì mỗi người có một mức độ chuyên biệt khác nhau. Có gì lạ khi Tổng Thống Clinton lại là một người thổi kèn saxo rất hay. Và có ai cấm một người viết nhạc như tôi không có được bằng cử nhân luật. Đối với tôi bằng cấp chỉ là phương tiện giúp chúng ta tạo dựng đời sống vật chất tạm gọi là căn bản để chúng ta có thể thực hiện cứu cánh của tâm hồn là nghệ thuật.
NTT: Thập niên 60, có khoảng 12 ca khúc được chú sáng tác như: Bây Giờ Tháng Mấy, Mùa Thu Mây Ngàn, Lời Cuối, Tuổi Xa Người, Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên, … Bài nào chú ưng ý nhất?
TCP: Đây là một câu hỏi mà tôi thường bị hạch nhất! Làm thế nào trả lời được khi những bài hát ấy luôn luôn được viết ra từ những rung động của trái tim, từ những xúc động của tâm hồn? Bởi vậy chúng đều là những đứa con yêu. Mỗi đứa một vẻ làm sao có thể yêu đứa này hơn đứa kia, phải không?
NTT: Tác phẩm Bây Giờ Tháng Mấy đã được phổ biến rộng rãi và gắn liền với tên tuổi của chú. Chú nghĩ vì lý do nào? Vào hoàn cảnh nào chú đã sáng tác bài hát bất hủ này?
TCP: Như tôi đã đề cập ở câu hỏi trên, Bây Giờ Tháng Mấy được ra đời bởi sự thôi thúc của một tâm hồn lãng mạn thời son trẻ, mê đọc tiểu thuyết lãng mạn, và thấy bàng hoàng ngây ngất khi nghe được một khúc nhạc réo rắt của Chopin ở đâu đó từ một chiếc dương cầm. Hồi đó tôi 18 tuổi.
NTT: Giọt Lên Cho Ngàn Sau được sáng tác vào khoảng thời gian nào thưa chú?
TCP: Giọt Lệ Cho Ngàn Sau là bài hát viết cho cuộc tình vô vọng ở năm 1969, như một lời tạ lỗi dành cho kẻ tình nhân đã để lại trong đời tôi nhiều giọt nước mắt.
Nguyễn Thanh Trúc (NTT): Nếu có một ai đó hỏi cảm nghĩ của chú về vùng đất Ninh Thuận, chú sẽ trả lời họ thế nào?
Từ Công Phụng (TCP): Khi cô đặt ra câu hỏi này, có nghĩa là cô muốn tôi khẳng định một điều: Có phải tôi đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cằn cỗi đầy nắng và gió cát này không. Vâng, đây là mảnh đất đã để lại trong ký ức tôi đầy ắp một khung trời hanh nắng trên những cánh đồng mùa Đông trơ những gốc rạ mà tuổi thơ tôi đã rong chơi với những cánh diều lộng gió, đầy ắp những bãi cát trắng ngần bên bờ biển xanh và khung trời trong vắt không gợn một áng mây. Đây là miền đất đã chuyên chở một dòng tuổi thơ tôi cho đến lúc tôi rời khỏi mái trường trung học để phiêu lưu ở miền đất khác trong các trường đại học và từ đó bắt nhận được những rung động nồng nàn của tình yêu trong tuổi thanh xuân.
NTT: Một cử nhân Luật, và một nhạc sĩ sáng tác những dòng nhạc trữ tình mượt mà … dường như là hai mẫu người khác nhau. Thế nhưng cả hai người đó đều là chú. Cơ duyên nào đã đưa chú đến với nghệ thuật âm nhạc?
TCP: Tôi nghĩ con người là một sinh vật siêu đẳng mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho được một khả năng chứa đựng được nhiều sinh hoạt khác biệt trong một cơ thể cũng như có khả năng học hỏi và suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống trong cùng một não bộ. Nhưng riêng tâm hồn và sự rung động thì mỗi người có một mức độ chuyên biệt khác nhau. Có gì lạ khi Tổng Thống Clinton lại là một người thổi kèn saxo rất hay. Và có ai cấm một người viết nhạc như tôi không có được bằng cử nhân luật. Đối với tôi bằng cấp chỉ là phương tiện giúp chúng ta tạo dựng đời sống vật chất tạm gọi là căn bản để chúng ta có thể thực hiện cứu cánh của tâm hồn là nghệ thuật.
NTT: Thập niên 60, có khoảng 12 ca khúc được chú sáng tác như: Bây Giờ Tháng Mấy, Mùa Thu Mây Ngàn, Lời Cuối, Tuổi Xa Người, Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên, … Bài nào chú ưng ý nhất?
TCP: Đây là một câu hỏi mà tôi thường bị hạch nhất! Làm thế nào trả lời được khi những bài hát ấy luôn luôn được viết ra từ những rung động của trái tim, từ những xúc động của tâm hồn? Bởi vậy chúng đều là những đứa con yêu. Mỗi đứa một vẻ làm sao có thể yêu đứa này hơn đứa kia, phải không?
NTT: Tác phẩm Bây Giờ Tháng Mấy đã được phổ biến rộng rãi và gắn liền với tên tuổi của chú. Chú nghĩ vì lý do nào? Vào hoàn cảnh nào chú đã sáng tác bài hát bất hủ này?
TCP: Như tôi đã đề cập ở câu hỏi trên, Bây Giờ Tháng Mấy được ra đời bởi sự thôi thúc của một tâm hồn lãng mạn thời son trẻ, mê đọc tiểu thuyết lãng mạn, và thấy bàng hoàng ngây ngất khi nghe được một khúc nhạc réo rắt của Chopin ở đâu đó từ một chiếc dương cầm. Hồi đó tôi 18 tuổi.
NTT: Giọt Lên Cho Ngàn Sau được sáng tác vào khoảng thời gian nào thưa chú?
TCP: Giọt Lệ Cho Ngàn Sau là bài hát viết cho cuộc tình vô vọng ở năm 1969, như một lời tạ lỗi dành cho kẻ tình nhân đã để lại trong đời tôi nhiều giọt nước mắt.
NGUYỄN THANH TRÚC thực hiện
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Similar topics
» Dòng nhạc VĂN PHỤNG
» MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN - Từ Công Phụng
» Dòng nhạc VŨ THÀNH AN
» Dòng Nhạc CUNG TIẾN
» Dòng nhạc NGÔ THUỴ MIÊN
» MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN - Từ Công Phụng
» Dòng nhạc VŨ THÀNH AN
» Dòng Nhạc CUNG TIẾN
» Dòng nhạc NGÔ THUỴ MIÊN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết