Dòng nhạc NGÔ THUỴ MIÊN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dòng nhạc NGÔ THUỴ MIÊN
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh năm 1948 tại Hải Phòng. Ông tốt nghiệp năm 1965 tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963. Tình khúc đầu tiên mà Ngô Thụy Miên đã hoàn tất là bài Chiều Nay Không Có Em (1965), đã được giới sinh viên tại các giảng đường đại học và các hội quán văn nghệ hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau đó, ông đã cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa đề là Tình Khúc Đông Quân do Khắc Hạnh Ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân là bút hiệu đầu tiên của nhạc sĩ Ngô Quang Bình trước khi ông đổi qua bút hiệu mới là Ngô Thụy Miên. Trong tuyển tập Tình Khúc Đông Quân mà ông đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu của tuyển tập là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca: Giáng Ngọc, Mùa Thu Này Cho Em (sau đổi là Mùa Thu Cho Em), Gọi Nắng (sau đổi là Giọt Nắng Hồng), Dấu Vết Tình Yêu (sau đổi là Dấu Tình Sầu), Cho Những Mùa Thu (sau đổi là Thu Trong Mắt Em), Tình Khúc Tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu Vết Tình Yêu), Mây Hồng (sau đổi là Tuổi Mây Hồng), Gọi Tên Em, Ái Xuân, Mùa Thu Về Trong Mắt Em (sau đổi là Mắt Thu) và Ngày Mai Em Đi.
Năm 1971 ông đã cho xuất bản một tuyển tập tình ca thứ nhì, với tựa đề Một Ngày Cho Tình Yêu. Trong tuyển tập nầy có sự góp mặt của các nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, Trần Tú, Vũ Thành An và Vũ Đức Sao Biển, và tập nhạc do Bạn Trẻ xuất bản với phụ bản của họa sĩ Nguyên Khai, in tại nhà in Hiếu Trung Sài Gòn. Trong tuyển tập nầy, gồm tất cả là 15 nhạc khúc của 5 nhạc sĩ. Ngô Thụy Miên với 5 ca khúc đóng góp trong tuyển tập là Tình Khúc Tháng Sáu, Mùa Thu Cho Em, Tình Khúc Mùa Xuân, Chiều Nay Không Có Em và Mắt Biếc.
Cuối năm 1974, ông cùng với một số thân hữu thực hiện cuốn băng nhạc đầu tiên với chủ đề Tình Ca Ngô Thụy Miên, do Thúy Nga độc quyền phát hành, gồm 17 tình khúc đã được sáng tác trong suốt khoảng thời gian từ 1965-1972, và ông đã ra mắt cuốn băng nầy trong đêm tình ca Ngô Thụy Miên, với chủ đề Nhạc Tình Khúc tại Hội Việt-Mỹ Sài Gòn ngày 7.12.1974, do các nam nữ ca sĩ nổi danh trình bày như Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh, Duy Quang, Duy Trác, Thanh Lan, Sơn Ca, Xuân Sơn, Châu Hà, Kim Tuấn, với phần hòa âm của nhạc sĩ Văn Phụng.
Năm 1982, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã thực hiện cuốn băng Tình Ca Ngô Thụy Miên 2, gồm các ca khúc mới mà ông đã sáng tác sau sau này như Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Bản Tình Ca Cho Em (sáng tác đầu tiên tại hải ngoại 1980), Dốc Mơ, Nắng Paris Nắng SàiGòn, Mùa Thu Xa Em…
Trong suốt khoảng 4 thập niên sáng tác, từ 1963-2001, thì nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã hoàn tất và đang đã gởi đến những người yêu say âm nhạc Việt một số lượng tác phẩm rất trân trọng và thật khiêm nhường là 57 ca khúc xoay quanh chủ đề về tình yêu.
Năm 1971 ông đã cho xuất bản một tuyển tập tình ca thứ nhì, với tựa đề Một Ngày Cho Tình Yêu. Trong tuyển tập nầy có sự góp mặt của các nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, Trần Tú, Vũ Thành An và Vũ Đức Sao Biển, và tập nhạc do Bạn Trẻ xuất bản với phụ bản của họa sĩ Nguyên Khai, in tại nhà in Hiếu Trung Sài Gòn. Trong tuyển tập nầy, gồm tất cả là 15 nhạc khúc của 5 nhạc sĩ. Ngô Thụy Miên với 5 ca khúc đóng góp trong tuyển tập là Tình Khúc Tháng Sáu, Mùa Thu Cho Em, Tình Khúc Mùa Xuân, Chiều Nay Không Có Em và Mắt Biếc.
Cuối năm 1974, ông cùng với một số thân hữu thực hiện cuốn băng nhạc đầu tiên với chủ đề Tình Ca Ngô Thụy Miên, do Thúy Nga độc quyền phát hành, gồm 17 tình khúc đã được sáng tác trong suốt khoảng thời gian từ 1965-1972, và ông đã ra mắt cuốn băng nầy trong đêm tình ca Ngô Thụy Miên, với chủ đề Nhạc Tình Khúc tại Hội Việt-Mỹ Sài Gòn ngày 7.12.1974, do các nam nữ ca sĩ nổi danh trình bày như Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh, Duy Quang, Duy Trác, Thanh Lan, Sơn Ca, Xuân Sơn, Châu Hà, Kim Tuấn, với phần hòa âm của nhạc sĩ Văn Phụng.
Năm 1982, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã thực hiện cuốn băng Tình Ca Ngô Thụy Miên 2, gồm các ca khúc mới mà ông đã sáng tác sau sau này như Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Bản Tình Ca Cho Em (sáng tác đầu tiên tại hải ngoại 1980), Dốc Mơ, Nắng Paris Nắng SàiGòn, Mùa Thu Xa Em…
Trong suốt khoảng 4 thập niên sáng tác, từ 1963-2001, thì nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã hoàn tất và đang đã gởi đến những người yêu say âm nhạc Việt một số lượng tác phẩm rất trân trọng và thật khiêm nhường là 57 ca khúc xoay quanh chủ đề về tình yêu.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
LUỴ KHÚC Ngô Thuỵ Miên
Âm nhạc tự nó đã gắn bó thiết tha với đời sống, với những vui buồn vây quanh.
Người yêu nhạc chới với chỉ Gợi Giấc Mơ Xưa của Lê Hoàng Long đã trở thành một tình khúc bất tử. Không biết, hãy nghe sẽ biết. Không thấm, hãy nghe nhiều lần để thấy cõi tình dằng dặc muôn vết chân đau phiền muộn. Nỗi thở than chót vót tận cùng của âm vực.
Tôi biết nữa kìa: Văn Phụng với Suối Tóc để tặng riêng cho Châu Hà, người yêu trong mộng của ông. Còn nữa, như Nguyễn văn Khánh với Nỗi Lòng, gởi người-không-yêu-lại-mình. Nhạc ông quằn quại đau đớn, lẻ loi lạ kỳ. Người con gái phố Hàng Đào năm xưa cũng đã đi vào dòng nhạc Tô Vũ với tác phẩm bất hủ Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa với cái quay quắt tự hỏi lòng:
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em chìm trong ngàn xanh
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
Và quên đường về...
Âm-nhạc-hôm-nay với tình yêu thánh hóa qua Lời Buồn Thánh của Trịnh Công Sơn. Những Bài Không Tên trong tình-yêu-dấu-mặt của Vũ Thành An. Gần nhất là cuộc tình nát tan, bít lối của Từ Công Phụng gửi Từ Dung qua Mắt Lệ Cho Người:
Đời nhau đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn
Như cánh chim khuất ngàn
Còn mong, còn ngóng chi ngày yêu dấu
Thời nào đã hết trái tim buồn
Lời nào đã hết trái tim buồn
Xin giữ trong mắt lệ
Xin giữ trong mắt lệ
Nhòa theo từng bước chân người trông vời...
Nhưng với tôi, Ngô Thụy Miên mới chính là người viết những lụy khúc ngày hôm nay. Bản thân, ông là một nhạc sĩ sử dụng vĩ cầm tài hoa. Một phần, ông được đào tạo ở môi trường thuận lợi mà bốn vách tường được đan bằng cung bậc, mái vươn cao lên đỉnh bình yêu quấn quýt ánh tơ trời. Thầy trò quên hết. Quên mình. Quên đời. Tất cả dành cho nét đắm say của nghệ thuật.
Hồn nhạc nơi ông, do đó, lãng đãng, mênh mang trải dài. Dịu dàng, êm ả của đôi tay tình ái. Thanh thoát vượt qua sự ầm ĩ thường hằng. Hơn thế, âm nhạc Ngô Thụy Miên là chất mật quấn chặt tình yêu, tô thắm lên môi nụ cười. Tình yêu hôm nay thành giọt lệ ngày mai. Tình yêu chỉ còn là tiếng thở than trầm buồn, trải dài nghiệt ngã trên những thang âm réo rắt, thích hợp với tiếng vĩ cầm vốn là sở trường của ông.
Tôi thích thứ lụy khúc nồng nàn, tiếng thở than trong hoan lạc hòa vào chăn nệm ấm êm: đó, Niệm Khúc Cuối đó! Hãy nghe, hãy hát, hãy đàn, sẽ thấy đôi vai nhẹ bớt gánh đời. Tuyệt vời lắm bạn ạ!
Đó là biểu tượng của sự độc đáo qua âm-nhạc-giao-thoa cùng xác thịt nồng-cháy-uyên-ương đã đưa tên tuổi ông ngự trị trong thứ lụy khúc ông viết tiếp theo sau này:
Xin cho tôi, tôi như con ngủ. Ru em, đưa em một lần, ru em vào mộng, đưa em vào đời, một thời yêu đương. Cho tôi xin em như gối mộng. Cho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng...
Ở một tình khúc khác viết trong cung thứ, điệu Slow rải buồn, lụy khúc tìm lại những dấu chân xưa đan bằng kỷ niệm. Đó là Dấu Tình Sầu của những lần hò hẹn bên nhau. Anh có em là anh có tất cả. Ông thầm khổ đau cũng phải méo miệng ngậm tăm. Thần chết xa xa vẫy tay chào thua, chìm khuất. Bóng vĩnh cửu như làn mây trắng về trời. Ở đó có tình yêu của chúng ta thăng hoa như từng mảng nuột nà của trời xanh bát ngát. Niềm hoan lạc chói lòa ngất ngây.
Anh có em là anh có tất cả. Ngọc dát ở dưới chân. Trăng kề bên gối mộng. Da thịt em thơm hương hoàng lan khiến anh chao đảo thành cánh bướm tình si.
Sao hôm nay em chẳng còn là của anh?
Cái báu vật anh ôm, anh giữ, trộn lẫn trong hơi thở, thôi rồi chẳng còn! Anh mất em là anh mất tất cả. Hạnh phúc xa bay. Nỗi chết cận kề. Anh đang gọi em thảng thốt khi bóng chiều tà bủa cháy từng lỗ chân lông để anh thành thể xác trơn trụi.
Có phải em hiện hình là Dấu Tình Sầu trải nhớ nhung đan bằng kỷ niệm, để anh thấy cuộc đời chỉ đáng sống khi anh còn hiện hữu, lân la trong niềm nhức nhối thân yêu đó?
Chiều còn vương nắng để gió đi tìm
Vết bước chân xưa qua bao nhiêu lần
Lời ru đan ngón tay buồn
Ngàn năm cho giá băng sầu
Giận hờn xin ngập lối đi...
Ngô Thụy Miên oán trách cả mùa thu sao vẫn chưa phai để ông cố quên đi những lần “chung bước yêu đương” trên con đường tình:
Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo sau thu tàn
Người về đây xin tròn giấc mơ
(*Mắt Thu)
Những lụy khúc của Ngô Thụy Miên là nỗi dằn vặt khôn nguôi. Giòng âm thanh bay bổng, xuống trầm một cách kỳ diệu, xoáy vào lòng người những cảm giác lâng lâng mịt mờ. Ông là số rất ít các nhạc sĩ thành danh ngày hôm nay. Nhạc ông có một sắc thái độc đáo, cao sang. Lời ca ông viết bằng nhịp đập trái tim bão nổi. Đôi khi chan hòa, đôi lúc cuồng nhiệt như mạch nước vỡ bờ.
Người viết không đủ khả năng phân tích cặn kẽ những lụy khúc mang mang, dàn trải trong hầu hết những nhạc phẩm ông viết cho đời, cho người, cho cuộc tình không lối thoát...
Ông giống Trịnh Công Sơn mang chất thơ quyện trong lời nhạc. Ông không trăn trở, dằn vặt, thống trách tình yêu... như những Bài Không Tên của Vũ Thành An.
Ông cũng không thể như Từ Công Phụng gieo nhân, hái quả trên Ngọn Tình Sầu để biến tình yêu thành Giọt Lệ Cho Ngàn Sau.
Ở khía cạnh thơ phổ nhạc, nhắc đến Phạm Duy, Phạm Đình Chương... không thể không nhắc đến Ngô Thụy Miên.
Tên ông đã gắn bó với những vần thơ thoát khuôn sáo, nhưng đầy diễm ảo của Nguyên Sa. Hai nhạc sĩ mang họ Phạm đã sừng sững như bóng núi cản lối những tài năng muốn phổ-thơ-thành-ca-khúc. Điều rất khó nuốt và hiếm hoi. Hãy thử đếm trên mười đầu ngón tay rồi xem!
Họ Trịnh với Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu phổ thơ Trịnh Cung tuyệt đấy, nhưng là thứ con so. Từ quân với Trên Ngọn Tình Sầu, Ơn Em... bắt cái tài hoa từ thơ Du Tử Lê vào chất nhạc rạt rào của mình vẫn chỉ là cơn nắng ửng hồng sớm mai, nhưng lịm dần trong thứ nắng quái chiều hôm.
Phạm Duy, ôi vô số kể. Ông đã là ông vua không ngai từ lâu mất rồi. Ngậm Ngùi, dòng lục bát của Huy Cận phổ thành ca khúc nghe hoài không chán. Và còn nữa. Và dài dài theo nhịp rung cảm bất tận của ông. Lại nữa như Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng của nhà-thơ-phá-giới Phạm Thiên Thư đấy. Đó là kết quả của sự chọn lựa từng câu thơ trong nguyên cả một tập thật bắt ý. Tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên qua nhạc Phạm Duy đã trở thành bất tử.
Ngoài Phạm Duy, chúng ta không thể quên Phạm Đình Chương, cũng đã để lại cho đời những bài thơ phổ nhạc tuyệt vời: Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng là một điển hình. Và còn nữa như: Khi Cuộc Tình Đã Chết, thơ Du Tử Lê, Dạ Tâm Khúc, Đêm Màu Hồng, thơ Thanh Tâm Tuyền, Đôi Mắt Người Sơn Tây, thơ Quang Dũng...
Đó là những tài năng điển hình đã tô điểm một cách hài hòa độc đáo giữa hai yếu tố THƠ-NHẠC. Người ta thường nhận xét qua thơ đã có nhạc điệu tiềm ẩn trong đó. Không phải bàn tay phù thủy khó phổ thành một ca khúc thoát hẳn khuôn sáo của thơ. Có nhiều nhạc sĩ phổ thơ, nhưng mấy ai thành công?
Với Ngô Thụy Miên, ông đã đem thơ Nguyên Sa vào trong âm điệu một cách biến hóa tài tình. Dưới cái nhìn của ông, thơ Nguyên Sa nói riêng, đầy nhạc tính, như đã xóa nhòa biên giới giữa thơ và nhạc. Ông có công đổi-mới ngôn-ngữ tình-yêu-hôm-nay. Ngô Thụy Miên rất tài hoa đã đem thứ ngôn ngữ đó giao hoan, dập vùi, nhún nhảy... thành những tấu khúc hài hòa lạ thường.
Thơ Nguyên Sa của tuổi trẻ mới biết yêu. Những cô nàng thích ô-mai. Những anh chàng như con gà trống vừa đủ lông cánh. Cô nàng ngậm ô-mai nhăn nhó, xuýt xoa, nhưng vẫn thích của độc. Anh chàng gà tồ nhắm mắt gáy líu lo, nhưng cũng biết dụ khị những nàng gà tơ bằng một thứ-mồi-tình-yêu vớ vẩn...
Cái độc đáo, mật ngọt của thơ Nguyên Sa là ở chỗ “nhân gian có thể đặt chân tới đó” tha hồ vung vít, yêu nhau, đấu hót tưng bừng!
Nhạc Ngô Thụy Miên là nỗi réo than của sự trở về. Là nét nồng nàn của đêm sâu ân ái. Là cái buồn vời vợi theo sự xoay vần của con tạo. Là nỗi đau thương vô bờ của tình-yêu lấp-lối.
Thơ đó, nhạc đó, quyện vào nhau chỉ biết à ới mà thôi! Vừa đủ cho các đôi tình nhân hát mãi bên nhau không chán! Những vòng tay ôm, ôm mãi không vừa! Những nụ hôn đắm đuối, nồng nàn không thưa!
Những Aó Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba, Paris Có Gì Lạ Không Em?... là những bến bờ neo tình để rồi ngày mai lại lênh đênh trên giòng năm tháng phiền muộn không bến đỗ.
Cám ơn Ngô Thụy Miên đã viết dâng đời những giòng nhạc châu báu, ngời sáng mãi trong mỗi trái tim biết thổn thức, quằn quại bằng hương vị của nước-mắt-tình-yêu...
Người yêu nhạc chới với chỉ Gợi Giấc Mơ Xưa của Lê Hoàng Long đã trở thành một tình khúc bất tử. Không biết, hãy nghe sẽ biết. Không thấm, hãy nghe nhiều lần để thấy cõi tình dằng dặc muôn vết chân đau phiền muộn. Nỗi thở than chót vót tận cùng của âm vực.
Tôi biết nữa kìa: Văn Phụng với Suối Tóc để tặng riêng cho Châu Hà, người yêu trong mộng của ông. Còn nữa, như Nguyễn văn Khánh với Nỗi Lòng, gởi người-không-yêu-lại-mình. Nhạc ông quằn quại đau đớn, lẻ loi lạ kỳ. Người con gái phố Hàng Đào năm xưa cũng đã đi vào dòng nhạc Tô Vũ với tác phẩm bất hủ Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa với cái quay quắt tự hỏi lòng:
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em chìm trong ngàn xanh
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
Và quên đường về...
Âm-nhạc-hôm-nay với tình yêu thánh hóa qua Lời Buồn Thánh của Trịnh Công Sơn. Những Bài Không Tên trong tình-yêu-dấu-mặt của Vũ Thành An. Gần nhất là cuộc tình nát tan, bít lối của Từ Công Phụng gửi Từ Dung qua Mắt Lệ Cho Người:
Đời nhau đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn
Như cánh chim khuất ngàn
Còn mong, còn ngóng chi ngày yêu dấu
Thời nào đã hết trái tim buồn
Lời nào đã hết trái tim buồn
Xin giữ trong mắt lệ
Xin giữ trong mắt lệ
Nhòa theo từng bước chân người trông vời...
Nhưng với tôi, Ngô Thụy Miên mới chính là người viết những lụy khúc ngày hôm nay. Bản thân, ông là một nhạc sĩ sử dụng vĩ cầm tài hoa. Một phần, ông được đào tạo ở môi trường thuận lợi mà bốn vách tường được đan bằng cung bậc, mái vươn cao lên đỉnh bình yêu quấn quýt ánh tơ trời. Thầy trò quên hết. Quên mình. Quên đời. Tất cả dành cho nét đắm say của nghệ thuật.
Hồn nhạc nơi ông, do đó, lãng đãng, mênh mang trải dài. Dịu dàng, êm ả của đôi tay tình ái. Thanh thoát vượt qua sự ầm ĩ thường hằng. Hơn thế, âm nhạc Ngô Thụy Miên là chất mật quấn chặt tình yêu, tô thắm lên môi nụ cười. Tình yêu hôm nay thành giọt lệ ngày mai. Tình yêu chỉ còn là tiếng thở than trầm buồn, trải dài nghiệt ngã trên những thang âm réo rắt, thích hợp với tiếng vĩ cầm vốn là sở trường của ông.
Tôi thích thứ lụy khúc nồng nàn, tiếng thở than trong hoan lạc hòa vào chăn nệm ấm êm: đó, Niệm Khúc Cuối đó! Hãy nghe, hãy hát, hãy đàn, sẽ thấy đôi vai nhẹ bớt gánh đời. Tuyệt vời lắm bạn ạ!
Đó là biểu tượng của sự độc đáo qua âm-nhạc-giao-thoa cùng xác thịt nồng-cháy-uyên-ương đã đưa tên tuổi ông ngự trị trong thứ lụy khúc ông viết tiếp theo sau này:
Xin cho tôi, tôi như con ngủ. Ru em, đưa em một lần, ru em vào mộng, đưa em vào đời, một thời yêu đương. Cho tôi xin em như gối mộng. Cho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng...
Ở một tình khúc khác viết trong cung thứ, điệu Slow rải buồn, lụy khúc tìm lại những dấu chân xưa đan bằng kỷ niệm. Đó là Dấu Tình Sầu của những lần hò hẹn bên nhau. Anh có em là anh có tất cả. Ông thầm khổ đau cũng phải méo miệng ngậm tăm. Thần chết xa xa vẫy tay chào thua, chìm khuất. Bóng vĩnh cửu như làn mây trắng về trời. Ở đó có tình yêu của chúng ta thăng hoa như từng mảng nuột nà của trời xanh bát ngát. Niềm hoan lạc chói lòa ngất ngây.
Anh có em là anh có tất cả. Ngọc dát ở dưới chân. Trăng kề bên gối mộng. Da thịt em thơm hương hoàng lan khiến anh chao đảo thành cánh bướm tình si.
Sao hôm nay em chẳng còn là của anh?
Cái báu vật anh ôm, anh giữ, trộn lẫn trong hơi thở, thôi rồi chẳng còn! Anh mất em là anh mất tất cả. Hạnh phúc xa bay. Nỗi chết cận kề. Anh đang gọi em thảng thốt khi bóng chiều tà bủa cháy từng lỗ chân lông để anh thành thể xác trơn trụi.
Có phải em hiện hình là Dấu Tình Sầu trải nhớ nhung đan bằng kỷ niệm, để anh thấy cuộc đời chỉ đáng sống khi anh còn hiện hữu, lân la trong niềm nhức nhối thân yêu đó?
Chiều còn vương nắng để gió đi tìm
Vết bước chân xưa qua bao nhiêu lần
Lời ru đan ngón tay buồn
Ngàn năm cho giá băng sầu
Giận hờn xin ngập lối đi...
Ngô Thụy Miên oán trách cả mùa thu sao vẫn chưa phai để ông cố quên đi những lần “chung bước yêu đương” trên con đường tình:
Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo sau thu tàn
Người về đây xin tròn giấc mơ
(*Mắt Thu)
Những lụy khúc của Ngô Thụy Miên là nỗi dằn vặt khôn nguôi. Giòng âm thanh bay bổng, xuống trầm một cách kỳ diệu, xoáy vào lòng người những cảm giác lâng lâng mịt mờ. Ông là số rất ít các nhạc sĩ thành danh ngày hôm nay. Nhạc ông có một sắc thái độc đáo, cao sang. Lời ca ông viết bằng nhịp đập trái tim bão nổi. Đôi khi chan hòa, đôi lúc cuồng nhiệt như mạch nước vỡ bờ.
Người viết không đủ khả năng phân tích cặn kẽ những lụy khúc mang mang, dàn trải trong hầu hết những nhạc phẩm ông viết cho đời, cho người, cho cuộc tình không lối thoát...
Ông giống Trịnh Công Sơn mang chất thơ quyện trong lời nhạc. Ông không trăn trở, dằn vặt, thống trách tình yêu... như những Bài Không Tên của Vũ Thành An.
Ông cũng không thể như Từ Công Phụng gieo nhân, hái quả trên Ngọn Tình Sầu để biến tình yêu thành Giọt Lệ Cho Ngàn Sau.
Ở khía cạnh thơ phổ nhạc, nhắc đến Phạm Duy, Phạm Đình Chương... không thể không nhắc đến Ngô Thụy Miên.
Tên ông đã gắn bó với những vần thơ thoát khuôn sáo, nhưng đầy diễm ảo của Nguyên Sa. Hai nhạc sĩ mang họ Phạm đã sừng sững như bóng núi cản lối những tài năng muốn phổ-thơ-thành-ca-khúc. Điều rất khó nuốt và hiếm hoi. Hãy thử đếm trên mười đầu ngón tay rồi xem!
Họ Trịnh với Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu phổ thơ Trịnh Cung tuyệt đấy, nhưng là thứ con so. Từ quân với Trên Ngọn Tình Sầu, Ơn Em... bắt cái tài hoa từ thơ Du Tử Lê vào chất nhạc rạt rào của mình vẫn chỉ là cơn nắng ửng hồng sớm mai, nhưng lịm dần trong thứ nắng quái chiều hôm.
Phạm Duy, ôi vô số kể. Ông đã là ông vua không ngai từ lâu mất rồi. Ngậm Ngùi, dòng lục bát của Huy Cận phổ thành ca khúc nghe hoài không chán. Và còn nữa. Và dài dài theo nhịp rung cảm bất tận của ông. Lại nữa như Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng của nhà-thơ-phá-giới Phạm Thiên Thư đấy. Đó là kết quả của sự chọn lựa từng câu thơ trong nguyên cả một tập thật bắt ý. Tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên qua nhạc Phạm Duy đã trở thành bất tử.
Ngoài Phạm Duy, chúng ta không thể quên Phạm Đình Chương, cũng đã để lại cho đời những bài thơ phổ nhạc tuyệt vời: Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng là một điển hình. Và còn nữa như: Khi Cuộc Tình Đã Chết, thơ Du Tử Lê, Dạ Tâm Khúc, Đêm Màu Hồng, thơ Thanh Tâm Tuyền, Đôi Mắt Người Sơn Tây, thơ Quang Dũng...
Đó là những tài năng điển hình đã tô điểm một cách hài hòa độc đáo giữa hai yếu tố THƠ-NHẠC. Người ta thường nhận xét qua thơ đã có nhạc điệu tiềm ẩn trong đó. Không phải bàn tay phù thủy khó phổ thành một ca khúc thoát hẳn khuôn sáo của thơ. Có nhiều nhạc sĩ phổ thơ, nhưng mấy ai thành công?
Với Ngô Thụy Miên, ông đã đem thơ Nguyên Sa vào trong âm điệu một cách biến hóa tài tình. Dưới cái nhìn của ông, thơ Nguyên Sa nói riêng, đầy nhạc tính, như đã xóa nhòa biên giới giữa thơ và nhạc. Ông có công đổi-mới ngôn-ngữ tình-yêu-hôm-nay. Ngô Thụy Miên rất tài hoa đã đem thứ ngôn ngữ đó giao hoan, dập vùi, nhún nhảy... thành những tấu khúc hài hòa lạ thường.
Thơ Nguyên Sa của tuổi trẻ mới biết yêu. Những cô nàng thích ô-mai. Những anh chàng như con gà trống vừa đủ lông cánh. Cô nàng ngậm ô-mai nhăn nhó, xuýt xoa, nhưng vẫn thích của độc. Anh chàng gà tồ nhắm mắt gáy líu lo, nhưng cũng biết dụ khị những nàng gà tơ bằng một thứ-mồi-tình-yêu vớ vẩn...
Cái độc đáo, mật ngọt của thơ Nguyên Sa là ở chỗ “nhân gian có thể đặt chân tới đó” tha hồ vung vít, yêu nhau, đấu hót tưng bừng!
Nhạc Ngô Thụy Miên là nỗi réo than của sự trở về. Là nét nồng nàn của đêm sâu ân ái. Là cái buồn vời vợi theo sự xoay vần của con tạo. Là nỗi đau thương vô bờ của tình-yêu lấp-lối.
Thơ đó, nhạc đó, quyện vào nhau chỉ biết à ới mà thôi! Vừa đủ cho các đôi tình nhân hát mãi bên nhau không chán! Những vòng tay ôm, ôm mãi không vừa! Những nụ hôn đắm đuối, nồng nàn không thưa!
Những Aó Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba, Paris Có Gì Lạ Không Em?... là những bến bờ neo tình để rồi ngày mai lại lênh đênh trên giòng năm tháng phiền muộn không bến đỗ.
Cám ơn Ngô Thụy Miên đã viết dâng đời những giòng nhạc châu báu, ngời sáng mãi trong mỗi trái tim biết thổn thức, quằn quại bằng hương vị của nước-mắt-tình-yêu...
Phạm Quang Ngọc
Nguồn: Dactrung
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Similar topics
» TÌNH KHÚC MÙA XUÂN - Ngô Thuỵ Miên
» Kỳ bí con suối ngược dòng ở miền gái đẹp
» Dòng nhạc VĂN PHỤNG
» Dòng nhạc VŨ THÀNH AN
» Dòng nhạc TỪ CÔNG PHỤNG
» Kỳ bí con suối ngược dòng ở miền gái đẹp
» Dòng nhạc VĂN PHỤNG
» Dòng nhạc VŨ THÀNH AN
» Dòng nhạc TỪ CÔNG PHỤNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết