9 lời khuyên để đọc cuốn sách này cho có lợi nhiều hơn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
9 lời khuyên để đọc cuốn sách này cho có lợi nhiều hơn
1. Nếu bạn muốn đọc cuốn này cho có lợi nhiều nhất, bạn phải có một điều kiện cốt yếu vô cùng quan trọng hơn hết thảy các quy tắc. Nếu không có điều kiện cần thiết ấy thì dù có biết cả ngàn quy tắc cũng không có ít lợi gì. Còn như có nó, bạn có thể thành công một cách lạ lùng, không cần đọc những lời khuyên này. Vậy điều kiện mầu nhiệm đó là gì? Là một lòng khao khát và hăng hái học hỏi, một ý chí cương quyết quẳng gánh lo đi để bắt đầu một đời sống vui vẻ. Làm sao luyện được chí đó? Bằng cách luôn tự nhắc nhở rằng những nguyên tắc trong cuốn này đối với bạn quan trọng vô cùng. Bạn tin rằng đời bạn sẽ phong phú hơn, sung sướng hơn, nếu biết dùng những nguyên tắc ấy. Tự nhắc đi nhắc lại: “Sự bình tĩnh trong tâm hồn, hạnh phúc, sức khoẻ của tôi và có lẽ cả lợi tức của tôi nữa, một phần lớn sẽ do tôi áp dụng hay không chân lý cũ kỹ nhưng vĩnh viễn hiển nhiên dạy trong cuốn này”.
2. Đọc mỗi chương để biết đại ý. Đọc xong rồi, chắc bạn muốn nhảy qua chương sau liền. Nhưng xin đừng, trừ phi bạn muốn đọc để tiêu khiển. Nếu bạn muốn diệt ưu tư và bắt đầu một đời sống mới thì xin bạn đọc kỹ lại chương đó đã, đừng bỏ một hàng nào. Dần dần bạn sẽ thấy như vậy không tốn thời giờ mà được nhiều kết quả.
3. Thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ. Tự hỏi: trong trường hợp nào có thể áp dụng mỗi lời khuyên trong sách được và áp dụng các nào? Lối đọc sách đó giúp bạn nhiều hơn là đọc nghiến ngấu cho mau hết.
4. Cần một cây viết chì hoặc viết mực trong tay và khi gặp một lời khuyên mà bạn có thể thực hành được thì gạch một đường ở ngoài lề để đánh dấu. Nếu lời khuyên rất quan trọng thì gạch dưới cả đoạn hoặc đánh dấu như vầy: xxxxx. Một cuốn sách có đánh dấu ta thấy hay hơn và đọc lại mau hơn, dễ hơn.
5. Tôi quen một người làm giám đốc một công ty bảo hiểm lớn trong 15 năm. Mỗi tháng ông đọc lại một lần tất cả các giao kèo của công ty. Cũng là những tờ giao kèo đó mà ông đọc đi đọc lại tháng này qua tháng khác. Tại sao? Tại kinh nghiệm chỉ cho ông rằng chỉ theo cách đó mới nhớ rõ được những điều lệ trong giao kèo thôi. Có một hồi tôi bỏ gần hai năm để viết hộ một cuốn sách về nghệ thuật nói trước công chúng, vậy mà tôi vẫn phải thỉnh thoảng coi lại để nhớ kỹ trong đó tôi đã viết những gì. Óc của loài mau quên một cách kỳ lạ. Vậy nếu bạn đọc cuốn sách này mà muốn có ích lợi chắc chắn, lâu bền, thì bạn đừng nên tưởng rằng đọc qua một lần là đủ. Sau khi đọc nó kỹ lưỡng rồi, mỗi tháng bạn lại phải bỏ ra vài giờ để coi lại. Mỗi ngày bạn để nó trên bàn viết, ngay trước mặt. Thỉnh thoảng ngó tới nó. Luôn luôn tự nhắc nhở rằng trong cuốn ấy hãy còn nhiều lời khuyên giúp ta cải thiện đời ta được nữa. Nên nhớ rằng chỉ có cách luôn luôn coi lại và thực hành để tấn công mạnh mẽ những ưu tư, mới cho ta một tập quán in sâu trong tiềm thức của ta được. Ngoài ra không còn cách nào khác.
6. Có lần Bernard Shaw nói: “Dạy người ta thì người ta không bao giờ đọc hết”. Ông có lý. Học là hoạt động. Chúng ta học bằng cách hành. Vậy nếu bạn muốn thấu rõ được những quy tắc ấy trong cuốn này thì bạn phải thực hành những quy tắc ấy trong mỗi cơ hội. Nếu không sẽ mau quên lắm. Chỉ những điều nào học rồi mà dùng tới thường mới khắc sâu vào óc ta thôi. Vậy phải đọc lại cuốn này thường thường. Coi nó như một cuốn sổ tay luôn luôn mang theo trong khi làm việc, để thắng ưu tư và khi đứng trước một nỗi khó khăn nào đừng nóng nảy. Đừng xử sự theo lối thông thường, theo xúc động của bạn. Như vậy là rất hay hỏng. Phải mở cuốn này ra, coi lại những đoạn bạn đã đánh dấu. Rồi tìm một cách hành động mới và bạn sẽ thấy kết quả thần diệu.
7. Mỗi lần bà nhà bắt được bạn không theo đúng những quy tắc trong cuốn này thì bạn để bà phạt 10 đồng.
8. Xin bạn đọc xem lại cụ Ben Franklin và ông H. P. Howell, giám đốc một ngân hàng ở Wall Street, tự sửa lỗi ra sao. Sao bạn không theo phương pháp của hai ông đó trong khi thi hành những quy tắc chỉ trong cuốn này? Nếu theo đúng, bạn sẽ có hai kết quả sau đây: Trước hết, bạn thấy mình tập được một phương pháp giáo dục vừa lý thú vừa quý vô giá. Sau nữa, bạn sẽ thấy khả năng diệt ưu tư và bắt đầu một đời sống mới của bạn phát triển mạnh mẽ như măng mùa hè vậy.
9. Xin bạn ghi vào nhật ký những thắng lợi của bạn trong khi áp dụng những nguyên tắc đã chỉ. Phải rõ ràng, biên đủ tên họ, ngày tháng và kết quả. Nhật ký chép như vậy sẽ khuyến khích bạn cố gắng mãi lên, và sau này một buổi tối nào vô tình đọc lại những trang ấy, bạn sẽ thấy lý thú biết bao!
TÓM TẮT 2. Đọc mỗi chương để biết đại ý. Đọc xong rồi, chắc bạn muốn nhảy qua chương sau liền. Nhưng xin đừng, trừ phi bạn muốn đọc để tiêu khiển. Nếu bạn muốn diệt ưu tư và bắt đầu một đời sống mới thì xin bạn đọc kỹ lại chương đó đã, đừng bỏ một hàng nào. Dần dần bạn sẽ thấy như vậy không tốn thời giờ mà được nhiều kết quả.
3. Thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ. Tự hỏi: trong trường hợp nào có thể áp dụng mỗi lời khuyên trong sách được và áp dụng các nào? Lối đọc sách đó giúp bạn nhiều hơn là đọc nghiến ngấu cho mau hết.
4. Cần một cây viết chì hoặc viết mực trong tay và khi gặp một lời khuyên mà bạn có thể thực hành được thì gạch một đường ở ngoài lề để đánh dấu. Nếu lời khuyên rất quan trọng thì gạch dưới cả đoạn hoặc đánh dấu như vầy: xxxxx. Một cuốn sách có đánh dấu ta thấy hay hơn và đọc lại mau hơn, dễ hơn.
5. Tôi quen một người làm giám đốc một công ty bảo hiểm lớn trong 15 năm. Mỗi tháng ông đọc lại một lần tất cả các giao kèo của công ty. Cũng là những tờ giao kèo đó mà ông đọc đi đọc lại tháng này qua tháng khác. Tại sao? Tại kinh nghiệm chỉ cho ông rằng chỉ theo cách đó mới nhớ rõ được những điều lệ trong giao kèo thôi. Có một hồi tôi bỏ gần hai năm để viết hộ một cuốn sách về nghệ thuật nói trước công chúng, vậy mà tôi vẫn phải thỉnh thoảng coi lại để nhớ kỹ trong đó tôi đã viết những gì. Óc của loài mau quên một cách kỳ lạ. Vậy nếu bạn đọc cuốn sách này mà muốn có ích lợi chắc chắn, lâu bền, thì bạn đừng nên tưởng rằng đọc qua một lần là đủ. Sau khi đọc nó kỹ lưỡng rồi, mỗi tháng bạn lại phải bỏ ra vài giờ để coi lại. Mỗi ngày bạn để nó trên bàn viết, ngay trước mặt. Thỉnh thoảng ngó tới nó. Luôn luôn tự nhắc nhở rằng trong cuốn ấy hãy còn nhiều lời khuyên giúp ta cải thiện đời ta được nữa. Nên nhớ rằng chỉ có cách luôn luôn coi lại và thực hành để tấn công mạnh mẽ những ưu tư, mới cho ta một tập quán in sâu trong tiềm thức của ta được. Ngoài ra không còn cách nào khác.
6. Có lần Bernard Shaw nói: “Dạy người ta thì người ta không bao giờ đọc hết”. Ông có lý. Học là hoạt động. Chúng ta học bằng cách hành. Vậy nếu bạn muốn thấu rõ được những quy tắc ấy trong cuốn này thì bạn phải thực hành những quy tắc ấy trong mỗi cơ hội. Nếu không sẽ mau quên lắm. Chỉ những điều nào học rồi mà dùng tới thường mới khắc sâu vào óc ta thôi. Vậy phải đọc lại cuốn này thường thường. Coi nó như một cuốn sổ tay luôn luôn mang theo trong khi làm việc, để thắng ưu tư và khi đứng trước một nỗi khó khăn nào đừng nóng nảy. Đừng xử sự theo lối thông thường, theo xúc động của bạn. Như vậy là rất hay hỏng. Phải mở cuốn này ra, coi lại những đoạn bạn đã đánh dấu. Rồi tìm một cách hành động mới và bạn sẽ thấy kết quả thần diệu.
7. Mỗi lần bà nhà bắt được bạn không theo đúng những quy tắc trong cuốn này thì bạn để bà phạt 10 đồng.
8. Xin bạn đọc xem lại cụ Ben Franklin và ông H. P. Howell, giám đốc một ngân hàng ở Wall Street, tự sửa lỗi ra sao. Sao bạn không theo phương pháp của hai ông đó trong khi thi hành những quy tắc chỉ trong cuốn này? Nếu theo đúng, bạn sẽ có hai kết quả sau đây: Trước hết, bạn thấy mình tập được một phương pháp giáo dục vừa lý thú vừa quý vô giá. Sau nữa, bạn sẽ thấy khả năng diệt ưu tư và bắt đầu một đời sống mới của bạn phát triển mạnh mẽ như măng mùa hè vậy.
9. Xin bạn ghi vào nhật ký những thắng lợi của bạn trong khi áp dụng những nguyên tắc đã chỉ. Phải rõ ràng, biên đủ tên họ, ngày tháng và kết quả. Nhật ký chép như vậy sẽ khuyến khích bạn cố gắng mãi lên, và sau này một buổi tối nào vô tình đọc lại những trang ấy, bạn sẽ thấy lý thú biết bao!
1. Luyện cho có một lòng ham sâu xa, nhiệt liệt, muốn hiểu rõ những quy tắc thắng ưu tư.
2. Đọc mỗi chương hai lần rồi hãy qua chương sau.
3. Trong khi đọc thường ngừng lại và tự hỏi xem nên áp dụng mỗi quy tắc cách nào?
4. Gạch dưới mỗi ý quan trọng.
5. Mỗi tháng ôn lại cuốn sách một lần.
6. Áp dụng những quy tắc trong mỗi cơ hội. Coi cuốn này như một cuốn sổ tay trong khi làm việc; dùng nó để giải quyết áp dụng những nỗi khó khăn hàng ngày.
7. Đặt ra lệ: hễ bạn nào bắt gặp ta không theo đúng những quy tắc trong sách thì phải nộp người đó 10 đồng.
8. Ghi lại những tấn bộ của ta trong mỗi tuần. Tự hỏi: ta đã lầm lẫn chỗ nào? Ta đã cải thiện được ở chỗ nào? Đã học thêm được bài gì?
9. Có một tập nhật ký ghi rõ ràng ngày nào ta đã áp dụng những quy tắc trong cuốn này và áp dụng ra sao?
2. Đọc mỗi chương hai lần rồi hãy qua chương sau.
3. Trong khi đọc thường ngừng lại và tự hỏi xem nên áp dụng mỗi quy tắc cách nào?
4. Gạch dưới mỗi ý quan trọng.
5. Mỗi tháng ôn lại cuốn sách một lần.
6. Áp dụng những quy tắc trong mỗi cơ hội. Coi cuốn này như một cuốn sổ tay trong khi làm việc; dùng nó để giải quyết áp dụng những nỗi khó khăn hàng ngày.
7. Đặt ra lệ: hễ bạn nào bắt gặp ta không theo đúng những quy tắc trong sách thì phải nộp người đó 10 đồng.
8. Ghi lại những tấn bộ của ta trong mỗi tuần. Tự hỏi: ta đã lầm lẫn chỗ nào? Ta đã cải thiện được ở chỗ nào? Đã học thêm được bài gì?
9. Có một tập nhật ký ghi rõ ràng ngày nào ta đã áp dụng những quy tắc trong cuốn này và áp dụng ra sao?
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Similar topics
» Chương VIII - Một định lệ diệt được nhiều lo lắng
» Chương VI - Khuyên ai chớ có ngồi rồi
» Bức ảnh gây nhiều tranh cãi
» GIỚI THIỆU SÁCH HAY
» Những Quyển Sách Cũ
» Chương VI - Khuyên ai chớ có ngồi rồi
» Bức ảnh gây nhiều tranh cãi
» GIỚI THIỆU SÁCH HAY
» Những Quyển Sách Cũ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết