GIỚI THIỆU SÁCH HAY
Trang 1 trong tổng số 1 trang
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
Cùng quý khách!
Trong góc quán nầy, chủ quán tôi muốn giới thiệu đến các vị những tác phẩm có giá trị trong mọi thời đại, nó góp phần làm đẹp tâm hồn và cuộc sống của con người!
Đầu tiên xin mời các vị đọc lại quyển "Quẳng gánh lo đi và vui sống" của Dale Carnegie qua ngòi bút của dịch giả Nguyễn Hiến Lê. Tác phẩm nầy rất xưa nhưng giá trị của nó với cuộc sống vẫn nguyên vẹn.
Bây giờ thì chúng ta quen đọc trên mạng những bài viết ngắn, vì thế nên tôi sẽ post lên từng Chương cho các vị đọc đở ngán và thích đọc chương nào thì cứ việc đừng lo là không hiểu nổi vì mỗi chương trong quyển sách nầy như một cuộc chuyện trò thú vị với tác giả về vấn đề của "nổi lo và cách thế ta đối diện với nó"
Hy vọng rằng quý khách sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trong tác phẩm cho mình
Trong góc quán nầy, chủ quán tôi muốn giới thiệu đến các vị những tác phẩm có giá trị trong mọi thời đại, nó góp phần làm đẹp tâm hồn và cuộc sống của con người!
Đầu tiên xin mời các vị đọc lại quyển "Quẳng gánh lo đi và vui sống" của Dale Carnegie qua ngòi bút của dịch giả Nguyễn Hiến Lê. Tác phẩm nầy rất xưa nhưng giá trị của nó với cuộc sống vẫn nguyên vẹn.
Bây giờ thì chúng ta quen đọc trên mạng những bài viết ngắn, vì thế nên tôi sẽ post lên từng Chương cho các vị đọc đở ngán và thích đọc chương nào thì cứ việc đừng lo là không hiểu nổi vì mỗi chương trong quyển sách nầy như một cuộc chuyện trò thú vị với tác giả về vấn đề của "nổi lo và cách thế ta đối diện với nó"
Hy vọng rằng quý khách sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trong tác phẩm cho mình
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: GIỚI THIỆU SÁCH HAY
....
Nhà văn Triệu Xuân ca ngợi: Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: "Sắp sang thế kỷ XXI rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào?". Tôi trả lời ngay: "Một trong những cuốn tôi mang theo là "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng!…
Nhà văn Triệu Xuân ca ngợi: Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: "Sắp sang thế kỷ XXI rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào?". Tôi trả lời ngay: "Một trong những cuốn tôi mang theo là "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng!…
Kỳ nầy chủ quán xin được giới thiệu cùng quý khách tác phẩm
THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI của nhà văn VŨ BẰNG.
Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng, sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.
Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.
Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).
Đôi dòng về tác phẩm:
.... "Thương nhớ mười hai" ông viết về 12 tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của miền Bắc. Ông đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết. Tác giả đã mất mười một năm ròng rã để hoàn thành tập sách. Mười một năm chỉ để viết về nỗi nhớ trong một năm - đủ để thấy nỗi nhớ đó khắc khoải đến nhường nào. “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng là một tập tản văn được viết trong hoàn cảnh tác giả đang sống ở Sài Gòn, nhớ về miền Bắc - Hà Nội và người vợ thân yêu của mình. Tập tản văn được chia thành mười hai đoạn, mỗi đoạn tương ứng cho một tháng âm lịch của một năm. Qua đó nét văn hoá, những phong tục tập quán, những thói quen, những mảnh tâm hồn của mảnh đất Hà Nội nói riêng và của vùng đất Bắc Bộ nói chung hiện lên rất rõ nét....*
*trích Vũ Bằng với niềm yêu tuyệt vọng ,tác giả Thu Hương [Bản tin ĐHQG Hà Nội - 237]Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.
Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).
Đôi dòng về tác phẩm:
.... "Thương nhớ mười hai" ông viết về 12 tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của miền Bắc. Ông đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết. Tác giả đã mất mười một năm ròng rã để hoàn thành tập sách. Mười một năm chỉ để viết về nỗi nhớ trong một năm - đủ để thấy nỗi nhớ đó khắc khoải đến nhường nào. “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng là một tập tản văn được viết trong hoàn cảnh tác giả đang sống ở Sài Gòn, nhớ về miền Bắc - Hà Nội và người vợ thân yêu của mình. Tập tản văn được chia thành mười hai đoạn, mỗi đoạn tương ứng cho một tháng âm lịch của một năm. Qua đó nét văn hoá, những phong tục tập quán, những thói quen, những mảnh tâm hồn của mảnh đất Hà Nội nói riêng và của vùng đất Bắc Bộ nói chung hiện lên rất rõ nét....*
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: GIỚI THIỆU SÁCH HAY
Quý khách đã theo chân Vũ Bằng qua "Thương Nhớ Mười Hai" đi vào những cõi miền đất Bắc. Giờ đây xin mời quý khách vào đất phương Nam cùng với nhà văn Sơn Nam qua những câu chuyện trong tập truyện ngắn " Hương Rừng Cà Mau".
Đôi dòng về nhà văn Sơn Nam.
1926 - 2008
Đôi dòng về nhà văn Sơn Nam.
1926 - 2008
Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.
Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này.
Bút danh Sơn Nam là để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam)
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962.
Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp.
Nhà văn Sơn Nam tâm sự:
- Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế.
Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này.
Bút danh Sơn Nam là để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam)
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962.
Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp.
Nhà văn Sơn Nam tâm sự:
- Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: GIỚI THIỆU SÁCH HAY
Chủ quán tôi rất mê những tác phẩm viết về cuộc sống miền quê Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam & Bình Nguyên Lộc, gần đây lại có thêm một cây bút rất trẻ viết về chủ đề nầy, đó là nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư.
Lần nầy xin được giới thiệu một truyện vừa gắn liền với tên tuổi của cô, đó là tác phẩm :"Cánh Đồng Bất Tận".
Lần nầy xin được giới thiệu một truyện vừa gắn liền với tên tuổi của cô, đó là tác phẩm :"Cánh Đồng Bất Tận".
Nguyễn Ngọc Tư
sinh năm 1976.
Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Hiện sống và làm việc tại Cà Mau.
Năm 2000, tập truyện đầu tay Ngọn Đèn Không Tắt của cô được giải Sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Hội Nhà văn TP HCM, và năm 2003 tập truyện Giao Thừa của cô cũng được một giải thưởng của Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra cô còn là một khuôn mặt quen thuộc trên các tạp chí qua nhiều tạp văn, tạp bút.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: GIỚI THIỆU SÁCH HAY
Xin được giới thiệu cùng quý khách một quyển sách mà các vị ở tuổi sắp "già" nên đọc. Quyển sách có tựa rất thơ " Gió Heo May Đã Về" tác giả là một bác sĩ và cũng là một nhà thơ mà tôi đã từng giới thiệu trong trang Thơ của quán. Đó là nhà thơ Đỗ Nghê tức bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông tốt nghiệp tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Sài Gòn năm 1969.
Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm với nhiều chủ đề như viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, tùy bút, tạp văn, thơ… Nhiều tác phẩm của ông được công chúng yêu thích như: Già ơi chào bạn, Gió heo may đã về, Thư gửi người bận rộn…
Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm với nhiều chủ đề như viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, tùy bút, tạp văn, thơ… Nhiều tác phẩm của ông được công chúng yêu thích như: Già ơi chào bạn, Gió heo may đã về, Thư gửi người bận rộn…
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Re: GIỚI THIỆU SÁCH HAY
Mời quý khách đi về xứ Bắc qua những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân trong tập truyện ngắn : VANG BÓNG MỘT THỜI.
NGUYỄN TUÂN
Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quậnThanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG - Hermann Hesse
tác giả : Hermann Hesse : 1877-1962
giải Nobel Văn chương 1946
Quyển “Câu chuyện dòng sông” dịch từ truyện “Siddhartha” trong tập “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse.
Hermann Hesse là một nhà văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E. VI Salomon.
Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác giả nhiều tập thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenianl (1904), Demian (1919), Der Steppenwol (1927), Narziss und Goldmun (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phận làm người.
Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống, là lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
“Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”
Und allem Weh zum Trotze beib ich.
Verliebt in die verrucki Welt.
Khi viết dòng thơ trên phải chăng Hermann Hesse đã muốn nói lên tất cả ý nghĩa của sự nghiệp văn chương ông giữa cơn biến động phũ phàng của thời đại? Ý nghĩa thâm trầm ấy cũng bàng bạc trong quyển “Câu chuyện dòng sông”
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật.
“Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
Hermann Hesse là một nhà văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E. VI Salomon.
Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác giả nhiều tập thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenianl (1904), Demian (1919), Der Steppenwol (1927), Narziss und Goldmun (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phận làm người.
Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống, là lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
“Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”
Und allem Weh zum Trotze beib ich.
Verliebt in die verrucki Welt.
Khi viết dòng thơ trên phải chăng Hermann Hesse đã muốn nói lên tất cả ý nghĩa của sự nghiệp văn chương ông giữa cơn biến động phũ phàng của thời đại? Ý nghĩa thâm trầm ấy cũng bàng bạc trong quyển “Câu chuyện dòng sông”
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật.
“Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
Phùng Khánh, Phùng Thăng.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
VÍ DỤ TA YÊU NHAU - Nguyễn Thanh Trịnh
Thời mới lớn, thế hệ của tôi không nhiều thì ít cũng có những người mê đọc những tác phẩm viết về tình yêu của tuổi học trò. Trong số các nhà văn chuyên viết về thể loại đó như : Duyên Anh, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện thì Nguyễn Thanh Trịnh là người xuất hiện muộn màng hơn cả, nhưng với cái tựa cho tập truyện ngắn của anh " Ví Dụ Ta Yêu Nhau" đã gợi cho những độc giả tuổi ô mai biết bao sự tò mò về nôi dung của truyện.
Tình yêu của những cô cậu mới lớn thời đó về hình thức cũng như nội dung khác hẵn tình yêu của tuổi trẻ bây giờ.Nó nhẹ nhàng trong sáng và ít phàm tục hơn.( điều nầy có lẽ do khi xưa tuổi trẻ chỉ tìm biết qua sách vỡ chứ không như ngày nay tràn đầy trên mạng internet đủ mọi thứ thông tin).
Thôi dong dài bấy nhiêu cũng đủ, xin mời quý khách trở về thời xưa đó qua những truyện ngắn trong tập truyện " Ví Dụ Ta Yêu Nhau" của Nguyễn Thanh Trịnh, biết thấy hình bóng của mình hoặc người ấy qua các truyện kể của anh.
Nguyễn Thanh Trịnh ( Đoàn Thạch Biền)
Nhà văn Nguyễn Thanh Trịnh sau nầy còn có bút danh Đoàn Thạch Biền , tên khai sinh là Phạm Đức Thịnh, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Nam Định.
Anh dạy học, làm báo và viết văn tại miền Nam từ trước năm 1975, nguyên phóng viên báo Người Lao Động, Thư ký toà soạn báo Du Lịch Thành phố HCM ; sáng lập và thực hiện tập san Áo Trắng, đỡ đầu cho nhiều cây bút trẻ mới vào nghề.
Đoàn Thạch Biền là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, hiện là Uỷ viên Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TP.HCM
Tác phẩm đã xuất bản:
- Tập truyện ngắn: Ví dụ ta yêu nhau, Bất ngờ phía trái tim, Phượng yêu, Đừng đốt cháy bông hồng, Tôi thương mà em đâu có hay, Tôi hay mà em đâu có thương.
- Truyện vừa: Tình nhỏ làm sao quên, Mùa hè khắc nghiệt.
- Truyện dài: Những ngày tươi đẹp.
- Tập kịch ngắn: Đêm của cỏ.
Tình yêu của những cô cậu mới lớn thời đó về hình thức cũng như nội dung khác hẵn tình yêu của tuổi trẻ bây giờ.Nó nhẹ nhàng trong sáng và ít phàm tục hơn.( điều nầy có lẽ do khi xưa tuổi trẻ chỉ tìm biết qua sách vỡ chứ không như ngày nay tràn đầy trên mạng internet đủ mọi thứ thông tin).
Thôi dong dài bấy nhiêu cũng đủ, xin mời quý khách trở về thời xưa đó qua những truyện ngắn trong tập truyện " Ví Dụ Ta Yêu Nhau" của Nguyễn Thanh Trịnh, biết thấy hình bóng của mình hoặc người ấy qua các truyện kể của anh.
Nguyễn Thanh Trịnh ( Đoàn Thạch Biền)
Nhà văn Nguyễn Thanh Trịnh sau nầy còn có bút danh Đoàn Thạch Biền , tên khai sinh là Phạm Đức Thịnh, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Nam Định.
Anh dạy học, làm báo và viết văn tại miền Nam từ trước năm 1975, nguyên phóng viên báo Người Lao Động, Thư ký toà soạn báo Du Lịch Thành phố HCM ; sáng lập và thực hiện tập san Áo Trắng, đỡ đầu cho nhiều cây bút trẻ mới vào nghề.
Đoàn Thạch Biền là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, hiện là Uỷ viên Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TP.HCM
Tác phẩm đã xuất bản:
- Tập truyện ngắn: Ví dụ ta yêu nhau, Bất ngờ phía trái tim, Phượng yêu, Đừng đốt cháy bông hồng, Tôi thương mà em đâu có hay, Tôi hay mà em đâu có thương.
- Truyện vừa: Tình nhỏ làm sao quên, Mùa hè khắc nghiệt.
- Truyện dài: Những ngày tươi đẹp.
- Tập kịch ngắn: Đêm của cỏ.
minhthanh- Admin
- Tổng số bài gửi : 969
Join date : 30/05/2012
Similar topics
» Giới Thiệu Thành Viên Mới.
» Nghệ sĩ origami VN được giới thiệu trên báo Mỹ
» Những Quyển Sách Cũ
» 9 lời khuyên để đọc cuốn sách này cho có lợi nhiều hơn
» Lái Thiêu với người SaiGon xưa.
» Nghệ sĩ origami VN được giới thiệu trên báo Mỹ
» Những Quyển Sách Cũ
» 9 lời khuyên để đọc cuốn sách này cho có lợi nhiều hơn
» Lái Thiêu với người SaiGon xưa.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết